« Home « Kết quả tìm kiếm

TÍNH CÁCH NGƯỜI NÔNG DÂN NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH CÁCH NGƯỜI NÔNG DÂN NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH.
- Trước Hồ Biểu Chánh, có lẽ chưa có nhà văn miền Nam nào quan tâm đến cuộc sống đời thường để phát hiện và đề cao vẻ đẹp ở tính cách người nông dân Nam bộ.
- Những tính cách này được thể hiện một cách tự nhiên, chân thật và sinh động.
- Đó là nhờ vào các chi tiết rất thực, rất đời thường, nhờ vào ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ.
- Hồ Biểu Chánh đã khéo léo chạm khắc cho mỗi người một dáng vóc riêng.
- Nhưng từ những nét riêng tiêu biểu ấy lại khái quát nên được tính cách chung về người nông dân Nam bộ..
- Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chủ yếu là vùng đất Nam bộ đầu thế kỉ XX.
- Viết về cuộc sống và con người Nam bộ, Hồ Biểu Chánh đặc biệt chú ý đến đối tượng người nông dân.
- Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, lại có sự quan tâm đến quần chúng lao động khốn khó, cho nên dù ở cương vị của một ông Đốc phủ sứ, Hồ Biểu Chánh vẫn luôn thấu hiểu, cảm thông đối với những con người chân lấm tay bùn, quanh năm bám chặt với ruộng đồng.
- Ông không chỉ nhận ra những bất công mà người nông dân đang phải gánh chịu, cũng không chỉ dừng lại ở sự chia sẻ trước những thân phận bé nhỏ chịu nhiều áp bức, khổ đau.
- Hồ Biểu Chánh đã phát hiện và đề cao những nét đẹp từ tính cách của người nông dân Nam bộ.
- Thể hiện thành công tính cách người nông dân Nam Bộ là đóng góp mới của Hồ Biểu Chánh cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở buổi đầu phôi thai..
- Đề cập đến tính cách người nông dân Nam bộ chính là tìm hiểu tính cách chung của một loại nhân vật, nhân vật tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
- Khái niệm tính cách được hiểu là những đặc điểm, những phẩm chất của nhân vật được thể hiện tương đối rõ nét.
- Tính cách thể hiên nét riêng độc đáo của con người cá.
- Tìm hiểu tính cách của người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tất nhiên phải đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh xã hội Nam bộ trước và sau thế chiến lần thứ nhất.
- Chính hoàn cảnh sống là một trong những nhân tố tạo thành tính cách.
- Tính cách của người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh được khẳng định dần trong hoàn cảnh sống cụ thể nói trên..
- Qua tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, hình ảnh người nông dân Nam bộ hiện lên rất rõ nét, với đủ các tính cách vốn có..
- Nông dân Nam bộ vốn là dân “tứ chiếng”.
- Nam bộ đã trở thành vựa thóc lớn của cả nước..
- Phẩm chất cần cù nhẫn nại là một điều kiện phải có và được phát triển dần theo lịch sử khai khẩn và phát triển vùng đất Nam bộ.
- Quan sát tỉ mỉ những sinh hoạt lao động của người nông dân, Hồ Biểu Chánh đã chứng minh phẩm chất cần cù của họ bằng hình ảnh thật sống động, cụ thể: “Lối 11 giờ trưa, trời nắng như đổ lửa, phần thì lặng trang không có một chút gì, phần thì ruộng đã cạn nước hết rồi, bởi vậy người đi đường nóng nực vô cùng, còn nói chi những kẻ gặt hay là cộ lúa, họ lấy làm khổ hết sức” (Con nhà nghèo, trang 66).
- Lối nửa giờ, theo mấy bờ mẫu, thấy người ta đi có hàng, ấy là bọn công gặt đi về, đàn bà chen lộn với đàn ông, người nào cũng vui cười hớn hở.” (Cha con nghĩa nặng) Phải đối mặt với cảnh nghèo khó, lo toan, người nông dân dường như không còn dám mơ ước hay đèo bòng cao sang.
- Vai mang vòng hái, tay xách gói cơm, dở cửa nhè nhẹ bước ra sân mà đi.”(Cha con nghĩa nặng) Quanh năm người nông dân phải tất bật với công việc..
- Hồ Biểu Chánh không diễn giải hay minh hoạ dài dòng.
- lên đúng tính cách của con người vùng đồng bằng sông nước phương Nam.
- Nhờ cần cù mà anh nông dân Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa) từ thân phận đói nghèo đã trở thành một cự phú, còn được phong chức thiên hộ.
- Người nông dân Nam bộ không chỉ biết chịu thương chịu khó mà còn có tính kiên trì và dám làm..
- Nhiều người khẳng định tính hào phóng của con người Nam bộ và quan niệm điều kiện địa lí tự nhiên ở Nam bộ nhiều thuận lợi, do đó tính hào phóng càng có cơ hội để phát triển.
- Cũng vì thế, dân Nam bộ ít có sự nhẫn nại trước thử thách của cuộc sống bằng người dân xứ Trung và Bắc.
- Phóng túng, một chút tự tại, ít lo xa, đó là cá tính dễ tìm thấy ở con người Nam bộ.
- Người nông dân trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thường có suy nghĩ: “Chịu cực khổ sỉ nhục kiếp này, đặng kiếp sau được an nhàn sung sướng.” (Ngọn cỏ gió đùa).
- Mặc cảm “Mình nghèo lo làm ruộng mà ăn” (Ngọn cỏ gió đùa, trang 68) đã kéo người nông dân vào công việc sản xuất.
- Hồ Biểu Chánh là một nhà văn đề cao đạo lí, đạo lí nhân nghĩa ở đời.
- Một kiểu đạo lí rất Nam bộ: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã”.
- Trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh phổ biến kiểu nhân vật “trọng nghĩa khinh tài”.
- Họ là những con người.
- đều là những con người làm việc nghĩa một cách tự nguyện, tự giác, không màng lợi lộc, không đòi hỏi sự đền đáp.
- Người nông dân Nam bộ vốn xuất thân từ nghèo khổ, di cư vào Nam cũng là liều mình đi tìm đất sống.
- Hương sư Cu (Con nhà nghèo) là một thanh niên nghèo mà biết sống vì nghĩa, đã dang tay che chở cho cuộc đời của cô Tư Lựu...Việc nghĩa mà người nông dân trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thường làm là những việc rất bình thường nhưng có nhiều ý nghĩa, không phải ai cũng có thể làm được.
- Cũng có khi đó lại là một việc làm rất cao cả, thể hiện tấm lòng bao dung nhân ái của con người Nam bộ.
- Nông dân Nam bộ thường lấy “đạo nghĩa” làm phương châm sống và hành động..
- Tính cách này có thể nhận thấy nơi Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa), anh ta dũng cảm nhận mình là Lê Văn Đó, tên tù bị truy nã.
- Hành động của nhân vật là phương tiện quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật..
- Hồ Biểu Chánh có sự chú ý miêu tả hành động nhân vật.
- Nhân vật người nông dân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không chỉ hành động theo nghĩa mà còn vì nghĩa.
- Viết về con người Nam bộ, những con người có tính khẳng khái, không chịu cúi lòn, thì không thể thiếu những hành động quyết liệt, tuy có phần hung hăng nhưng minh bạch: đánh gãy tay tên nhà giàu dâm dục, háo sắc (Thủ Nghĩa đánh Tấn Thân – Chúa tàu Kim Qui).
- Đối với người nông dân Nam bộ, chữ “nghĩa” không được hiểu một cách chung chung, trừu tượng, khô cứng như chữ “nghĩa” của Nho giáo, nó được giải thích một cách cụ thể, hàm chứa cái gần gũi, mà cũng được ứng dụng phổ biến.
- Nó có thể toát lên từ tình cảm gắn bó thuỷ chung với xóm làng, mảnh vườn, thửa ruộng hay công việc lao động sản xuất vốn đã quen thuộc đối với người nông dân.
- Người nông dân Nam bộ quen dãi dầu mưa nắng nơi ruộng đồng..
- Những con người “khinh tài” ấy không dễ gì bị cám dỗ trước vật chất xa hoa hay tiện nghi nơi thị thành.
- Không chỉ nặng nghĩa, ta còn có thể nhận thấy nơi đây nét phóng túng của người nông dân Nam bộ: thích sống cuộc đời thanh thản tự do ở ruộng đồng hơn là phải bon chen hơn thua ở chốn đô thị.
- Điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của kinh tế nông nghiệp đã tạo nên tính cách phóng túng ấy.
- Nông dân Nam bộ ít bị câu thúc bởi những thiên kiến nặng nề cổ hủ của tư tưởng phong kiến.
- Nền sản xuất nhỏ, phân tán đã dẫn đến cách làm ăn sinh sống tuỳ tiện, đúng hơn là theo sở thích cá nhân, dần dần đã tạo cho người nông dân cá tính tự do, ghét sự tù túng, ràng buộc chặt chẽ..
- Bộc trực thẳng thắn là tính cách tiêu biểu của con người Nam bộ, nhất là người nông dân Nam bộ.Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ít có diễn biến tâm lý phức tạp hay trăn trở, giằng xé nội tâm.
- Hồ Biểu Chánh chú ý miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, nhất là ngôn ngữ của nhân vật đã thể hiện thành công tính cách bộc trực thẳng thắn của con người Nam bộ.
- Thông qua cách nói hay nội dung lời nói, có thể nhận ra tính cách của con người.
- Nông dân Nam bộ bộc trực thẳng thắn do đó nói năng ít văn chương, rào đón.
- Tính cách bộc trực, thẳng thắn cũng được Hồ Biểu Chánh tập trung thể hiện qua nhân vật Thị Tố trong tác phẩm “Con nhà nghèo”.
- Hồ Biểu Chánh đã khéo léo đặt vào cửa miệng nhân vật những lời nói thật tự nhiên, thể hiện đúng tính cách của người phụ nữ nông dân Nam bộ.
- Sự áp bức nặng nề của kẻ giàu có, nhiều thế lực không thể làm thay đổi tính cách ấy ở người phụ nữ nông dân này.
- Có nhà nghiên cứu cho rằng Nam bộ sông rạch chằng chịt, ruộng đồng bao la, nếu không chịu nổi sự áp bức, thống trị của quan lại hay địa chủ thì người nông dân chỉ cần xuống ghe thuyền đi tìm một miền đất hứa khác.
- Do đó, nông dân Nam bộ sẽ không “chịu trận” như chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
- Cũng vì thế mà nông dân Nam bộ thường có tính khẳng khái, bộc trực, ít chịu luồn cúi và kém thủ đoạn.
- Theo quan niệm của Hồ Biểu Chánh, người nông dân cũng có kẻ vầy người khác..
- Nhân vật Ba Cam đã thể hiện rõ thái độ không chịu cúi đầu truớc thế lực bạo tàn của người nông dân Nam bộ: “Không phải liều mạng..
- Uy quyền của giai cấp thống trị không thể áp đảo nổi tính thẳng thắn của người nông dân.
- Tuy nhiên, bản chất cứng rắn của người nông dân đôi khi bị biến thành một “khí giới yếu” trong những tình huống cần sự dẻo dai, uyển chuyển hay khôn khéo.
- Hồ Biểu Chánh dường như cũng có ý định thể hiện điều này cho nên đã tạo dựng các chi tiết: Thị Tố (Con nhà nghèo) sau khi đến nhà bà Cai Hiếu nói rõ sự thật về chuyện xấu của cậu Hai Nghĩa thì mọi việc đã bị rối tung lên.
- Hồ Biểu Chánh đã để nhân vật nói đúng phần nào thực tế của cuộc sống.
- Đối với một con người như cậu Hai Nghĩa mà Thị Tố đem sự thành thật và thẳng thắn để giãi bày: “Từ hôm nó đẻ đến nay nó trông cậu nó khóc cặp mắt sưng chù vù.
- Cái tinh tế trong cách nhìn về cuộc sống và người đời của Hồ Biểu Chánh là ở đó..
- Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không có sự phê phán hay đề cao từ một phía..
- Người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là những con người mang vẻ “chân quê”.
- Hồ Biểu Chánh tỏ ra có sự quan sát tỉ mỉ về cách ăn nếp ở của người nông dân.
- Nếu là một anh nông dân lam lũ, chăm làm, lại thật thà, quê mùa thì ắt hẳn không thể có loại trang phục nào khác hơn trang.
- “liệu cơm gắp mắm”, người nông dân Nam bộ sống rất bình dị, không cầu kỳ kiểu cách, lại càng không xa hoa.
- Hồ Biểu Chánh đã khéo léo đưa vào tác phẩm những chi tiết rất đời thường, đây là bữa ăn trưa của anh Sửu.
- Nông dân Nam bộ sống bình dị cho nên ít mơ ước cao xa, cũng chẳng có nhu cầu lớn lao cho cuộc sống.
- Sự bình dị ở người nông dân Nam bộ còn được gợi lên ngay từ cái tên gọi: Ba Cam, Cai tuần Bưởi, Lựu, Ba Thời, Sửu, Cu, Mau, Chậm.
- Nông dân Nam bộ thường đối đãi với nhau bằng tình làng nghĩa xóm thật cao đẹp..
- Họ là những con người sống rất chân thật.
- Hổ Biểu Chánh nhận rõ bản tính hiền lành, thật thà của người nông dân Nam bộ..
- Ông đã viết về những con người giàu lòng vị tha, nhiều rộng lượng bao dung, có cốt cách hiền lành.
- Nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là những người ít để lòng chứa đựng sự hận thù cháy bỏng.
- Trong “Chúa tàu Kim Quy”, một tác phẩm được mô phỏng từ truyện của Alexandre Dumas (père) (Le Com te de Monte Cristo), Thủ Nghĩa là nhân vật được Hồ Biểu Chánh phỏng theo nhân vật Dantes nhưng anh nông dân Thủ Nghĩa dù đã chịu nhiều oan ức, đắng cay cũng chỉ phiền muộn, xót xa, chứ không nung nấu chí báo thù trong suốt cả thời gian ngồi tù như Dantes.
- Qua cái nhìn của Hồ Biểu Chánh, có khi người nông dân Nam bộ hiền lành chất phác đến mức quá thiệt thà cho nên, không hiểu rõ lòng dạ kẻ nhà giàu gian ác.
- Dù vô tình hay có chủ đích, khi nhà văn đưa những chi tiết trên vào tác phẩm, sẽ gợi cho người đọc cảm nhận tác giả có phần thương hại trước sự thiệt thà, ngây ngô của người nông dân.
- Ở đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh là người đi tiên phong trong việc đổi mới, đưa tiểu thuyết Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại.
- Ông đã ra sức cày xới, gieo trồng để biến “cánh đồng văn chương chữ quốc ngữ” Nam bộ hãy còn đang “hoang hoá” ấy trở nên xanh tốt, trù phú.
- Có thể nói rằng: đến thời điểm Hồ Biểu Chánh viết tiểu thuyết bằng văn xuôi quốc ngữ, chưa có nhà văn nào quan tâm đến cuộc sống đời thường, để phát hiện ra nhiều vẻ đẹp tính cách ở người nông dân Nam bộ như ông.
- Mặc dù còn hạn chế trong cái nhìn về người nông dân Nam bộ nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn thể hiện được sự yêu thương, cảm thông và có phần trân trọng đối với người nông dân.
- Có thể coi ông là nhà văn của nông dân Nam bộ, của lòng mong muốn xác lập một mặt bằng nhân ái cho cuộc sống hàng ngày.” (8, 10).
- Phải chăng, vì thế mà tác phẩm của Hồ Biểu Chánh tạo được tầm đón nhận rộng rãi và có sức sống lâu bền trong lòng công chúng bình dân..
- Nguyễn Khuê (1974), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Lửa thiêng, Sài Gòn..
- Huỳnh Thị Lan Phương (2006), Đời sống văn hoá nông thôn Nam bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, TC Văn học số 7, tr 36 –44..
- Nguyễn Văn Nở (2005), Môi trường tự nhiên, văn hoá và con người trong thành ngữ, tục ngữ Nam bộ- Tạp chí “Ngôn ngữ &.
- Trần Hữu Tá (1988), Một vài cảm nghĩ nhân đọc lại tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, in trong