« Home « Kết quả tìm kiếm

Tính cách việt trong truyện ngắn Thạch Lam


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH CÁCH VIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM Hồ Thị Xuân Quỳnh.
- Lòng yêu nước, phẩm chất, sự khoan dung, tính cách Keywords:.
- Bài viết làm rõ tính cách Việt trong truyện ngắn Thạch Lam.
- Thạch Lam đã có nhiều sáng tạo nghệ thuật để khắc họa những nét tính cách mang đậm bản sắc con người Việt Nam trong truyện ngắn của ông..
- Tính cách Việt trong truyện ngắn Thạch Lam.
- Truyện ngắn Thạch Lam thoáng mà đọng.
- Truyện ngắn Thạch Lam là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo trong việc khám phá thế giới tâm hồn và thể hiện đậm nét tính cách con người Việt Nam.
- Tính cách Việt trong truyện ngắn Thạch Lam được thể hiện bằng những.
- 2 NHỮNG KHÁM PHÁ NGHỆ THUẬT VỀ TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM.
- Dù mỗi truyện ngắn của Thạch Lam đề cập đến một mặt, một khía cạnh hay một khoảnh khắc khác nhau của đời sống tinh thần, nhưng ở bất cứ truyện nào, nhà văn cũng chú ý khắc họa những nét tính cách.
- Việt của nhân vật.
- Điều này chứng tỏ tính cách Việt đã trở thành ý thức thường trực và cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật của Thạch Lam..
- 2.1 Những giới thuyết về tính cách.
- Theo các tác giả Từ điển tiếng Việt thì tính cách là: “Tổng thể nói chung, những đặc điểm tâm lý ổn định, trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những hoàn cảnh điển hình” (Hoàng Phê, 2009).
- Tác giả Nguyễn Lân (2007) xác định tính cách là “nét riêng biệt của mỗi người thể hiện trong phong cách cư xử và trong thái độ đối với sự vật”.
- Học giả Đào Duy Anh (1951) lại định nghĩa tính cách là “cái hình thức nhất định của nhân tính”.
- Từ những giới thuyết trên về tính cách, ta có thể tìm ra ý nghĩa chung của tính cách.
- Tính cách là những giá trị tinh thần, những đức tính thuộc bản tính, chân tính của mỗi cá nhân con người được thể hiện bằng thái độ đối nhân xử thế trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với gia đình và bản thân..
- Khi tính cách riêng của mỗi cá nhân con người Việt Nam mang bản tính chung của cộng đồng dân tộc thì nó biểu hiện tính cách chung của cả một dân tộc và trở thành tính cách Việt.
- Tính cách Việt được thể hiện ở các đức tính: lòng yêu quê hương, đất nước, lòng bác ái, vị tha, cần cù và sáng tạo trong lao động, dũng cảm và thông minh trong chiến đấu, thủy chung trong tình bạn và tình yêu, trọng giá trị tinh thần hơn vật chất, trung hậu, hiếu thảo, kiên cường, bất khuất trước mọi thử thách, hiểm nguy..
- Những tính cách ấy đã làm nên những giá trị tinh thần truyền thống bền vững trong suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Trong gian khổ đau thương của những cuộc chiến tranh do kẻ thù gây nên, tính cách Việt lại càng ngời lên như những ngọn đuốc bừng sáng ánh lửa của lương tâm và phẩm giá của con người Việt Nam, soi sáng hướng đi lên cho các thế hệ tiếp bước.
- Trong thời đại ngày nay, tính cách Việt đã làm cho Việt Nam không chỉ là Việt Nam của Việt Nam mà đã trở thành Việt Nam của thế giới: “Có một nhân dân như nhân dân Việt Nam thật vinh dự biết bao cho gia đình nhân loại” và.
- Bàn về tính cách người Việt, trong công trình nghiên cứu Tính cách người Việt (Nghiên cứu nhân học Văn hóa), tác giả Nguyễn Văn Chiến đã luận giải tính cách người Việt từ ba góc nhìn.
- Khi xem xét tính cách người Việt Nam qua các vùng miền, tác giả lại đặt nó trong không gian của từng vùng miền để chỉ ra sự chi phối của từng không gian vùng đất đến tính cách của con người Việt Nam..
- Khi bàn đến tính cách dân tộc Việt cũng cần có sự phân biệt với phẩm chất con người Việt.
- Tuy tính cách là một thành tố của phẩm chất, nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt.
- Nếu như tính cách là bản tính, là chân tính của con người trong thái độ đối nhân xử thế thì phẩm chất là thước đo, là tiêu chuẩn định giá của con người và mọi sự vật..
- Một điểm dị biệt khác giữa tính cách và phẩm chất: phẩm chất có hai mặt đối cực: tốt- xấu, thiện- ác, đúng- sai, còn tính cách chỉ có một mặt là tốt, là thiện, là đúng bởi tính cách của con người là “một cái lẽ chân chính trời bẩm phú cho người”.
- Lòng yêu quê hương là một đức tính tốt, thuộc phạm trù tính cách và nó góp phần làm nên phẩm chất người Việt khi nó là một thành tố của phẩm chất con người..
- 2.2 Biểu hiện tính cách Việt trong truyện ngắn Thạch Lam.
- Bằng những cảm quan thẩm mỹ tinh tế và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, Thạch Lam đã khắc họa khá nổi bật tính cách Việt trong truyện ngắn của ông..
- Những truyện ngắn của Thạch Lam, một truyện như một chương liên kết lại thành một bản trường ca ca ngợi vẻ đẹp của tính cách Việt Nam trong cuộc sống thường ngày.
- Tính cách Việt là một chỉnh thể tinh thần cao đẹp và thuần khiết.
- Thạch Lam đã khắc họa khá nổi bật tính cách Việt trong sự phong phú và đa dạng của nó thông qua hệ thống các nhân vật trong truyện ngắn.
- Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam đều là hiện thân cho một nét đẹp của tính cách Việt Nam..
- Nét đẹp của tính cách Việt trong truyện ngắn Thạch Lam được thể hiện trước hết là lòng yêu quê hương đất nước.
- Thông qua hình tượng một số nhân vật trong truyện, Thạch Lam đã làm nổi bật tính cách này.
- Lòng yêu quê hương của các nhân vật có trong cảnh quê và tình quê đã được nhà văn khắc họa đậm nét.
- Nhờ vậy, tính cách được thể hiện một cách khách quan và kín đáo.
- Cũng như nhân vật Tâm, hai chị em Liên và An (trong truyện Hai đứa trẻ) cảm nhận những âm thanh của phố huyện nghèo bằng cả tình yêu quê hương.
- Yếu tố thời gian đã tạo nên độ sâu cho tâm trạng của nhân vật..
- Tính cách Việt trong tình yêu quê hương xứ sở của các nhân vật không chỉ được thể hiện ở sự giao cảm với âm thanh- tiếng quê mà còn được bộc lộ ở sự cảm nhận mùi vị- quê hương của đất quê.
- Tuy mỗi truyện là một khoảng khắc, một mảnh đời khác nhau, nhưng ở truyện nào cũng thấm đượm tình người mang tính cách Việt.
- tính cách Việt có trong trái tim của mỗi người mẹ Việt Nam..
- Tính cách Việt trong truyện ngắn Thạch Lam không chỉ được thể hiện ở những người mẹ như nhân vật mẹ Lê mà còn được thể hiện ở những đứa con như nhân vật cô Tâm (trong truyện Cô hàng xén)..
- Nhờ vậy tính cách của nhân vật được thể hiện thực sự có chiều sâu và có tính khách quan, chân thực:.
- Lời của nhân vật Tâm là tiếng lòng của tính cách Việt trong tâm hồn của những người phụ nữ Việt Nam rất mực thuần phác và đôn hậu..
- Ngòi bút của Thạch Lam như len lách vào chốn thâm sâu, trắc ẩn trong tâm hồn con người để tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp của tính cách Việt.
- “Gió lạnh đầu mùa” hoặc một “Đêm sáng trăng”, một “Buổi sớm”, một “Tiếng sáo” hay một “Bóng người xưa”… Thông qua những cái nhỏ bé ấy, Thạch Lam đã làm nổi bật cái lớn lao, cao cả mà cái lớn lao, cao cả ấy chính là tính cách Việt.
- Thể hiện tính cách Việt là một khát vọng của Thạch Lam trong sáng tạo nghệ thuật.
- Trong “tâm hồn An Nam” và “tâm hồn của chúng ta” mà Thạch Lam nói tới hai lần, có tính cách Việt.
- Ở truyện ngắn Sợi tóc, Thạch Lam đã khéo léo tạo dựng biểu tượng nghệ thuật để triết lý về cái ranh giới mỏng manh, nhỏ bé giữa tốt và xấu, giữa lương thiện và gian dối, để từ đó làm nổi bật sự chiến thắng của tính cách Việt.
- Quyết định của Thành theo xu hướng hướng thiện mà xu hướng hướng thiện lại thuộc về tính cách Việt.
- Tính cách Việt luôn ở dạng tiềm ẩn trong từng đường gân thớ thịt của mỗi con người Việt Nam.
- Trước một hoàn cảnh nào đó, tính cách Việt trổi dậy thành tiềm lực giúp cho mỗi con người Việt Nam tỉnh táo sáng suốt và có sức mạnh để vượt qua mọi cái xấu xa gian dối và tàn ác.
- Quyết định nhanh chóng của Thành là sự chiến thắng của tinh thần hướng thiện đậm đà tính cách Việt..
- Âm thanh chiêm chiếp nhỏ bé tưởng như tiếng chim giữa một đêm mưa gió lạnh lẽo cuối năm được hai nhân vật anh và em trong truyện Tiếng chim kêu cảm nhận bằng cảm giác từ một trái tim đa sầu đa cảm đầy lòng trắc ẩn, từ bi bác ái mang tính cách Việt.
- Lòng từ bi, bác ái cũng là một biểu hiện đậm nét của tính cách Việt.
- Hai nhân vật anh và em (trong Tiếng chim kêu) không có tên riêng nên có tính khái quát cao và trở thành biểu tượng nghệ thuật của tính cách Việt.
- Với một trái tim dạt dào tình nhân ái, hai nhân vật anh và em đã nhanh chóng sống với cảm giác mang tính cách Việt “thương người như thể thương thân”: “Chúng tôi nghĩ đến, rồi thương hại những người lữ khách vào giờ này hay còn đi trên con đường vắng, ướt như chuột lột và run như cầy sấy, đi vội vàng để tìm một chỗ trú chân.
- mang tính cách Việt rất đậm nét.
- Tình cảm của hai nhân vật anh và em (trong truyện Tiếng chim kêu) và hai nhân vật chị Lan và em Sơn (trong truyện Gió lạnh đầu mùa) đều vượt lên trên ranh giới phân lập giai tầng trong xã hội.
- Tình thương yêu đoàn kết dân tộc cũng là biểu hiện của tính cách Việt với truyền thống “lá lành đùm lá rách”.
- Như trên đã nói, ở hai nhân vật anh và em trong Tiếng chim kêu còn có lòng từ bi rộng mở.
- Có thể nói, trong Tiếng chim kêu, hai nhân vật anh và em không nghe tiếng chim bằng thính giác mà đã nghe bằng trái tim mang nặng tình cảm từ bi, bác ái của tính cách Việt.
- Đây là tiếng lòng của trẻ thơ sớm có tính cách Việt ngay trong dòng máu từ thuở sơ sinh.
- Lòng từ bi, bác ái trong tính cách Việt không hề có sự giới hạn theo từng thế hệ mà nó được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, như một dòng chảy liên tục để nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần cho cả dân tộc.
- Sự tưởng lầm của hai nhân vật anh và em không hề gây nên một hậu quả đáng tiếc nào bởi.
- đây là sự tưởng lầm của lòng từ bi, bác ái trong tính cách Việt, nên là sự tưởng lầm hồn nhiên, trong trắng, ngây thơ mà cao quý đáng thương..
- Tính cách Việt giúp cho mỗi con người Việt Nam có được sự cân bằng trong ứng xử.
- Sự cân bằng trong ứng xử là một biểu hiện của lòng bác ái, nhân từ trong tính cách Việt.
- Nhân vật chính trong truyện ngắn Người đầm là một phụ nữ người Pháp dưới thời thực dân Pháp còn đô hộ nước ta, trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Người trần thuật câu chuyện là nhân vật “tôi”.
- Nhưng đây là thời gian của thi pháp học liên quan đến cách thể hiện cái nhìn của nhân vật.
- Vậy yếu tố nào quan trọng tạo nên cái nhìn bên trong của nhân vật “tôi”?.
- Những nét khác biệt về cử chỉ, thái độ và ngoại hình của người phụ nữ Pháp được cảm nhận bằng một cái nhìn của nhân vật “tôi”.
- Nhân vật “tôi” trong Người đầm cũng có cái nhìn ấy.
- Cái nhìn của nhân vật “tôi” đối với người đầm xuất phát từ một tấm lòng bác ái, nhân hậu của tính cách Việt.
- Lòng bác ái, nhân hậu của tính cách Việt cao đẹp biết bao nhiêu khi nó vượt lên trên giới hạn của biên giới quốc gia, dân tộc..
- Lòng chung thủy, trước sau như một cũng là một nét nổi bật của tính cách Việt.
- Biểu hiện tâm lý của nhân vật Vân như thế là một lẽ tự nhiên.
- Điều này càng chứng tỏ rằng việc Vân lấy Mai làm vợ sau cảnh ngộ của Mai là một biểu hiện của lòng chung thủy- một trong những nét đẹp của tính cách Việt.
- Có đặt Sinh và Mai trong cảnh huống đó thì mới thấy việc làm của Mai là một sự hy sinh xuất phát từ tình cảm thủy chung trong tính cách Việt.
- Trong văn bản tác phẩm, nhà văn đã tạo dựng thủ pháp tương phản để làm bật nổi sự thiêng liêng của tính cách Việt trong tâm hồn của hai cô gái Liên và Huệ.
- Tối ba mươi là một hoạt cảnh đậm đà tính cách Việt.
- Tính cách Việt như là một sức sống thiêng liêng tiềm ẩn trong trái tim của Liên và Huệ, rồi vào tối ba mươi- đêm cuối năm- tính cách Việt mới trổi dậy trong lòng hai cô gái.
- Lòng thành kính đó là một biểu hiện sâu sắc của tính cách Việt..
- Những nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam được kết nối bởi những sợi tơ lòng óng chuốt và bền chặt của tình người.
- Bất kỳ nhân vật nào trong truyện ngắn của Thạch Lam cũng thể hiện tính cách Việt khá nổi bật.
- Điều này chứng tỏ rằng tính cách Việt đã thực sự là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật của Thạch Lam ở.
- Tính cách Việt còn là động lực thẩm mỹ của nhà văn trong khám phá nghệ thuật..
- Tuy hầu hết truyện ngắn Thạch Lam đều tập trung thể hiện tính cách Việt nhưng ở mỗi văn bản tác phẩm và mỗi nhân vật lại có những vẻ đẹp khác nhau.
- Tính cách Việt trong truyện ngắn của Thạch Lam thể hiện sự khám phá đa chiều của nhà văn về vẻ đẹp nhiều sắc màu của tâm hồn Việt.
- Tính cách Việt là cái tứ, là hồn văn của truyện ngắn Thạch Lam.
- Truyện ngắn Thạch Lam đã trở thành “bảo tàng” lưu giữ vẻ đẹp của tính cách Việt trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam yêu nước và yêu dân tộc, nên cũng đậm đà bản sắc dân tộc..
- Tính cách người Việt từ góc nhìn lịch sử.
- Tính cách người Việt (Nghiên cứu Nhân học Văn hóa), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.
- Thạch Lam - Truyện ngắn.
- Trong: Thạch Lam