« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌNH HÌNH BỆNH GUMBORO TRÊN CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- TÌNH HÌNH BỆNH GUMBORO TRÊN CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH HẬU GIANG.
- Nghiên cứu tình hình bệnh Gumboro trên các giống gà thả vườn được thực hiện qua việc khảo sát dấu hiệu lâm sàng, quan sát bệnh tích và xét nghiệm bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch từ 47 đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2010.
- Kết quả cho thấy có 18 đàn gà mắc bệnh Gumboro từ 22 đàn nghi ngờ.
- Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Gumboro là (22,30%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,62.
- Tỷ lệ đàn nhiễm bệnh Gumboro cao nhất được ghi nhận ở những đàn gà nhỏ hơn 30 ngày tuổi (62,5.
- kế đến là gà từ 30-45 ngày tuổi (53,85%) và thấp nhất là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (23,08.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ đàn nhiễm giữa các giống gà..
- Hiện nay, nghề chăn nuôi các giống gà thả vườn ở tỉnh Hậu Giang đang phát triển mạnh mẽ do gà thả vườn có chất lượng thịt ngon, giá thành cao và gà có sức đề kháng bệnh tốt, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
- Tuy nhiên, do nhu cầu thịt gà thả vườn ngày càng tăng, người chăn nuôi đã phát triển các giống gà này từ hình thức thả lang với qui mô nhỏ sang hình thức nuôi thâm canh qui mô rộng lớn.
- Do việc phát triển chăn nuôi mạnh mẽ nên số lượng đàn gà tăng đáng kể dẫn đến dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây tổn thất rất lớn.
- Với mục đích tìm hiểu về tình hình dịch bệnh trên các giống gà thả vườn làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình phòng bệnh trên gà tại địa phương, chúng tôi thực hiện khảo sát cắt ngang trên các đàn mắc gà bệnh xảy ra tại địa phương, đưa ra kết quả sơ chẩn qua triệu chứng và bệnh tích,.
- Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi chỉ trình bày kết quả ghi nhận về tình hình bệnh Gumboro trong thời gian khảo sát..
- Việc khảo sát được thực hiện trên các đàn gà bệnh trong tỉnh Hậu Giang..
- Tất cả các đàn gà bệnh thuộc giống gà thả vườn (gà tàu vàng, gà nòi và gà tam hoàng) tại tỉnh Hậu Giang được yêu cầu chẩn đoán..
- 2.2.1 Điều tra cắt ngang một số đặc điểm dịch tễ cơ bản trên những đàn gà bệnh Ghi chép những thông tin liên quan đến đàn gà nghiên cứu bao gồm: giống gà, lứa tuổi, có sử dụng vaccine hay không (số lần sử dụng), phương thức chăn nuôi, số gà bệnh, số gà chết,….
- Những gà có triệu chứng và bệnh tích được kết luận là bệnh Gumboro là những gà có túi Fabricius sưng hoặc xuất huyết, cơ ngực hoặc cơ đùi xuất huyết..
- Những gà nghi ngờ mắc bệnh Gumboro, sẽ được lấy mẫu để tiếp tục xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, số gà lấy mẫu cho đàn là 3gà/đàn.
- Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch được sử dụng để phát hiện virus Gumboro trong bệnh phẩm, qui trình thực hiện và đánh giá kết quả theo OIE (2010).
- Kết quả dương tính khi có vạch kết tủa trắng xuất hiện giữa giếng.
- Gà được kết luận là bệnh Gumboro là những gà nghi mắc bệnh Gumboro và có kết quả dương tính với xét nghiệm AGP.
- Đàn gà được kết luận là bệnh Gumboro là những đàn gà có gà mắc bệnh Gumboro..
- So sánh tỷ lệ gà mắc bệnh giữa các lứa tuổi, giống, hình thức chăn nuôi bằng phép thử Chi-square của phần mềm Minitab 15..
- 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.
- Kết quả chẩn đoán bệnh Gumboro trên đàn gà khảo sát được thể hiện ở bảng 1..
- Bảng 1: Kết quả chẩn đoán bệnh Gumboro trên các đàn gà khảo sát (n=47) Kết quả chẩn đoán Số đàn Tỷ lệ.
- Bệnh Gumboro 18 38,30%.
- Trong thời gian nghiên cứu có 47 đàn gà bệnh được người chăn nuôi tại tỉnh Hậu Giang yêu cầu chẩn đoán, qua chẩn đoán lâm sàng có 22 đàn có triệu chứng và bệnh tích nghi mắc bệnh Gumboro chiếm tỷ lệ 46,81%.
- Sau khi kết hợp chẩn đoán bằng phản ứng AGP từ 22 đàn gà nghi mắc bệnh có 18 đàn cho kết quả dương tính với virus Gumboro chiếm tỷ lệ 38,30% trong tổng số đàn gà bệnh khảo sát..
- Tuy chưa có tài liệu trong nước nghiên cứu về khả năng đề kháng của các giống gà thả vườn đối với bệnh Gumboro, nhưng thông thường các giống gà thả vườn ít mắc bệnh hơn so với các giống gà nhập nội, trong đó có bệnh Gumboro, nhận xét trên cũng phù hợp với ghi nhận của Lê Văn Năm (2003) là gà ri thả lang có sức đề kháng tốt đối với bệnh Gumboro.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu trên thế giới cũng chứng minh các giống gà bản địa ít mắc bệnh Gumboro (Aricibasi et al., 2000;.
- Tuy nhiên, kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ đàn bệnh Gumboro chiếm tỷ lệ khá cao (38,29%) trong tổng số các đàn gà thả vườn bệnh được khảo sát, điều này chứng tỏ tính chất dịch tễ của bệnh Gumboro có thay đổi so với trước đây và bệnh Gumboro trở nên phổ biến ở các giống gà thả vườn..
- Kết quả khảo sát về mức độ thiệt hại do bệnh Gumboro qua tỷ lệ chết được thể hiện ở bảng 2..
- Bảng 2: Tỷ lệ gà chết do bệnh Gumboro so với các bệnh khác.
- Kết quả chẩn đoán Số đàn Số gà khảo sát Số gà chết % P Bệnh khác Bệnh Gumboro .
- Qua kết quả ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ gà chết do mắc bệnh Gumboro là 22,30% cao hơn tỷ lệ chết do các bệnh khác (14,54%) có ý nghĩa thống kê (P=0,001)..
- Tỷ lệ chết ở gà do bệnh Gumboro tùy thuộc vào độc lực của chủng virus gây bệnh và sức đề kháng của giống gà (Zeleke 2005).
- Theo ghi nhận của Lukert và Hitchner (1984), đàn mắc bệnh Gumboro có tỷ lệ chết trong khoảng 20-30%,.
- Do đây là nghiên cứu cắt ngang, nên chúng tôi chỉ khảo sát được tỷ lệ chết của gà từ lúc phát bệnh đến khi chẩn đoán.
- Ngay sau khi được biết gà mắc bệnh Gumboro, người chăn nuôi sử dụng các biện pháp phòng và trị bệnh đặc hiệu như sử dụng kháng thể kháng virus Gumboro, cho gà uống chất điện giải và vitamin nên hạn chế được tỷ lệ chết do bệnh..
- Tuy nhiên, kết quả bảng 2 cho thấy trong cùng thời gian khảo sát, số gà chết do bệnh Gumboro là 1.956 con, cao hơn do các bệnh khác là 1.151 con, điều này cho thấy bệnh Gumboro là bệnh gây tổn thất rất lớn trên gà thả vườn tại tỉnh Hậu Giang.
- Ngoài ra, tổn thất kinh tế khác do bệnh Gumboro gây ra khó phát hiện được là hiện tượng suy giảm miễn dịch kéo dài đối với những gà bị nhiễm virus lúc còn quá nhỏ (Enterradossi and Saif, 2008), các gà này không có biểu hiện lâm sàng của bệnh Gumboro, nhưng không đáp ứng miễn dịch đối với vaccine và cảm nhiễm nhiều loại bệnh (Allan et al., 1972.
- Tỷ lệ đàn mắc bệnh và tỷ lệ gà chết cao do bệnh Gumboro cũng có thể do người dân không quan tâm đến việc tiêm vaccine phòng bệnh, hoặc tiêm vaccine không đúng qui trình.
- Kết quả khảo sát về tỷ lệ đàn gà mắc bệnh Gumboro ở các đàn gà có và không tiêm vaccine được thể hiện ở bảng 3..
- Bảng 3: Tỷ lệ bệnh Gumboro ở các đàn có và không tiêm vaccine Gumboro.
- Tiêm phòng vaccine Số đàn khảo sát Số đàn bệnh Tỷ lệ % Không tiêm vaccine 4 3 75,00 Tiêm vaccine 1 lần 8 5 62,50 Có tiêm 2 lần Kết quả bảng 3 cho thấy ở những đàn gà không tiêm phòng vaccine có tỷ lệ bệnh cao nhất (75,0.
- những đàn có tiêm vaccine 1 lần có tỷ lệ bệnh là 62,5%, những đàn được tiêm vaccine 2 lần có tỷ lệ bệnh thấp nhất (28,57.
- Sự sai khác về tỷ lệ bệnh của đàn không có tiêm vaccine, tiêm vaccine 1 lần và những đàn tiêm vaccine 2 lần không có ý nghĩa, có thể do số đàn khảo sát còn ít.
- Nhưng qua kết quả cho thấy việc tiêm vaccine đã hạn chế được tỷ lệ gà mắc bệnh.
- Tuy nhiên, với 2 lần tiêm vaccine không đủ giúp bảo hộ hoàn toàn đàn gà.
- Điều này cũng phù hợp với ghi nhận của (Lê Văn Năm 2003) là ở những nơi bệnh Gumboro xảy ra thường xuyên với những chủng virus độc lực cao đòi hỏi phải tiêm phòng cho đàn gà trên 2-3 lần mới có thể bảo vệ được đàn gà.
- Ngoài ra, một số đàn gà khi đã được tiêm vaccine theo lịch hướng dẫn nhưng bệnh vẫn xảy ra có thể do khả năng bảo hộ của vaccine chưa cao (Lê Văn Năm 2004), sử dụng vaccine không đúng liều lượng hướng dẫn, dung dịch pha vaccine không phù hợp, cách bảo quản và tiêm phòng không đúng yêu cầu về kỹ thuật làm giảm hiệu lực của vaccine..
- một đàn gà cũng không tạo miễn dịch tốt, hậu quả đàn gà được tiêm phòng vaccine nhưng bệnh vẫn xảy ra (Lê Văn Năm 2004)..
- Kết quả khảo sát tỷ lệ đàn bệnh Gumboro theo hình thức chăn nuôi được thể hiện qua bảng 4..
- Bảng 4: Tỷ lệ đàn bệnh Gumboro giữa các hình thức chăn nuôi.
- Hình thức chăn nuôi Số đàn khảo sát Số đàn bệnh Tỷ lệ.
- Kết quả bảng 4 cho thấy gà nuôi với hình thức thả hoàn toàn có tỷ lệ nhiễm cao nhất (75.
- Kết quả khảo sát cho thấy 4 đàn gà được nuôi theo hình thức thả hoàn toàn đều có số lượng ít, nên người chăn nuôi không tiêm vaccine phòng bệnh cho gà.
- Do đó, nhóm gà này có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn hẳn so với hai hình thức còn lại.
- Tuy nhiên, có thể do số đàn khảo sát còn ít nên không thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đàn bệnh giữa các hình thức chăn nuôi.
- Theo Nguyễn Tiến Dũng (1989), Lê Văn Năm (2003) thì những ca bệnh Gumboro hầu như chỉ phát hiện ở những trại nuôi gà tập trung với quy mô đàn lớn và hình thức nuôi nhốt hoàn toàn.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tính chất dịch tễ của bệnh Gumboro có thay đổi và ngày nay bệnh xảy ra cả trên gà nuôi theo thức thả lang hoàn toàn và bán chăn thả..
- Các giống gà thịt được nuôi chủ yếu tại tỉnh Hậu Giang là gà tam hoàng, tàu vàng và gà nòi.
- Kết quả ghi nhận về tỷ lệ đàn bệnh Gumboro theo 3 giống gà chính được thể hiện qua bảng 5..
- Bảng 5: Tỷ lệ đàn gà bệnh Gumboro giữa các giống gà.
- Giống gà Số đàn khảo sát Số đàn bệnh Tỷ lệ.
- Kết quả bảng 5 cho thấy tỷ lệ bệnh cao nhất được ghi nhận ở giống gà tam hoàng (40.
- kế đến là giống gà nòi (39,29%) và thấp nhất là ở giống gà tàu vàng (35,71.
- không có sự sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ bệnh giữa các giống gà.
- Điều này có thể do cả 3 giống gà trên đều là các giống được nuôi rộng rãi và lâu đời ở nước ta (Lê Hồng Mận, 2002), nên khả năng thích nghi với điều kiện sống và chống chọi với dịch bệnh là không có sự khác biệt..
- Bảng 6: Tỷ lệ gà nhiễm bệnh Gumboro giữa các lứa tuổi.
- Lứa tuổi Số đàn khảo sát Số đàn bệnh Tỷ lệ(%).
- Qua kết quả ghi nhận, trong số 18 đàn gà mắc bệnh Gumboro đàn có lứa tuổi nhỏ nhất là 17 ngày tuổi và lớn nhất là 96 ngày.
- Kết quả trên cũng phù hợp với nhận.
- Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ đàn mắc bệnh cao nhất được ghi nhận ở gà dưới 30 ngày tuổi (62,5.
- Sai khác giữa tỷ lệ đàn mắc bệnh ở gà nhỏ hơn 30 ngày tuổi (62,5%) và gà trên 45 ngày tuổi (23,08%) có ý nghĩa (P= 0,037)..
- Kết quả trên cho thấy các đàn gà thả vườn trên 45 ngày tuổi vẫn chưa an toàn với bệnh Gumboro nên việc tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch giúp bảo hộ các đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi là hoàn toàn cần thiết..
- Kết quả khảo sát triệu chứng từ gà bệnh Gumboro được ghi nhận được ở bảng 7..
- Bảng 7: Tần suất triệu chứng bệnh ở gà bệnh Gumboro (n=35).
- Triệu chứng Tần suất Tỷ lệ.
- Gục đầu, sã cánh 22 62,86 Tiêu chảy phân trắng vàng hơi xanh 35 100,00 Tự mổ vào hậu môn 3 17,12 Kết quả trên cho thấy hai dấu hiệu lâm sàng thường xuyên nhất là triệu chứng ủ rũ, xù lông, kém ăn và là hiện tượng tiêu chảy phân trắng vàng hơi xanh được ghi nhận ở 100% gà bệnh.
- Ngoài những triệu chứng trên gà có những biểu hiện khác như gục đầu, sã cánh với tỷ lệ 62,86% và tự mổ vào hậu môn với tỷ lệ 17,14%.
- Kết quả quan sát bệnh tích 36 gà mắc bệnh Gumboro được thể hiện ở bảng 8..
- Bảng 8: Tần suất bệnh tích ở gà bệnh Gumboro (n=36).
- Bệnh tích Tần suất Tỷ lệ.
- Cơ đùi xuất huyết 26 72,72.
- Khí quản xuất huyết 5 13,89.
- Bệnh tích xuất hiện thường xuyên nhất (100%) được ghi nhận từ gà được chẩn đoán là bệnh Gumboro là những biến đổi ở túi Fabricius, khi mới phát bệnh túi Fabricius gà sưng rất to, màu sắc biến đổi sang màu vàng chanh, xung quanh phủ một lớp dịch nhớt, ở một số khác túi Fabricius xuất huyết tùy vào thời điểm khảo sát.
- biến với tỷ lệ xuất huyết ở cơ đùi chiếm 72,72% và xuất huyết cơ ngực (67,67.
- Kết quả trên cũng phù hợp với những khảo sát về cơ chế gây bệnh của virus Gumboro của Ivanyi và Morris (1976) là đồng thời với việc gây tổn thương bệnh lý tại các cơ quan lâm ba, việc xuất hiện các phức hợp miễn dịch bệnh lý do sự kết hợp giữa kháng nguyên, kháng thể và bổ thể gây nên những tổn thương cục bộ các cơ quan lâm ba và nội mô thành huyết quản dẫn đến xuất huyết và thẩm xuất bạch cầu..
- Ngoài túi Fabricius, lách cũng là cơ quan lâm ba thích ứng với sự phát triển của virus, bệnh tích được ghi nhận ở cơ quan này là hiện tượng sưng và hoại tử với tỷ lệ 58,33%.
- Bệnh tích thận sưng, 2 ống dẫn niệu chứa đầy chất urate trắng chiếm tỷ lệ 52, 78%..
- khí quản xuất huyết (13,89.
- nhưng qua những bệnh tích này cho thấy khi bệnh Gumboro xảy ra thường có sự kế phát hoặc ghép với một số bệnh khác..
- Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm phổ biến gây tổn thất đáng kể trên đàn gà thuộc các giống thả vườn tại tỉnh Hậu Giang.
- Tất cả 3 giống gà thả vườn (tàu vàng, nòi và tam hoàng) nuôi dưới mọi hình thức đều mẫn cảm với bệnh.
- Việc tiêm phòng 2 lần giúp bảo vệ đàn gà giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng không thể bảo hộ hoàn toàn đàn gà.
- Do đó, cần nghiên cứu qui trình tiêm phòng và loại vaccine có hiệu quả tốt nhất trong phòng bệnh Gumboro cho gà thả vườn..
- “Giống gà”.
- Chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ.
- Bệnh Gumboro ở gà và biện pháp phòng trị