« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌNH HÌNH BỆNH NEWCASTLE TRÊN CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- TÌNH HÌNH BỆNH NEWCASTLE TRÊN CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH HẬU GIANG.
- Nghiên cứu tình hình bệnh Newcastle trên các giống gà thả vườn được thực hiện qua việc khảo sát dấu hiệu lâm sàng, quan sát bệnh tích và xét nghiệm bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) từ 47 đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2011.
- Kết quả cho thấy có 23 đàn gà mắc bệnh Newcastle từ 35 đàn nghi ngờ..
- Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Newcastle là (20,02%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,09%)..
- Tỷ lệ đàn nhiễm bệnh Newcastle cao nhất được ghi nhận ở những đàn gà từ 17 ngày đến 30 ngày tuổi (75,00.
- kế đến là gà từ 31-45 ngày tuổi (61,54%) và thấp nhất là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (34,62.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ đàn nhiễm giữa các giống gà..
- Mặc dù, kiến thức nuôi dưỡng và phòng trị bệnh của người chăn nuôi đã được nâng cao, nhưng dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra gây tổn thất rất lớn, đáng chú ý nhất là bệnh Newcastle..
- Bệnh Newcastle được xem là bệnh nguy hiểm gây tổn thất lớn nhất đối với gia cầm trên hầu hết các quốc gia trên thế giới (Alexander and Senne, 2008) là do tính chất lây lan nhanh, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết rất cao có thể lên đến 100% (Ananth et al., 2008).
- Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích khảo sát tình hình bệnh Newcastle trên gà thuộc các giống thả vườn để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình phòng chống bệnh cho đàn gà thả vườn tại địa phương..
- 47 đàn gà mắc bệnh ở mọi lứa tuổi thuộc 3 giống gà thả vườn là gà tàu chân lùn, gà nòi Bến Tre và gà tam hoàng tại tỉnh Hậu Giang được người chăn nuôi hoặc thú y viên ở địa phương báo cần được chẩn đoán..
- 2.2.1 Điều tra một số đặc điểm dịch tễ cơ bản trên những đàn gà khảo sát.
- Ghi chép những thông tin liên quan đến đàn gà nghiên cứu bao gồm: giống gà, lứa tuổi, có sử dụng vaccine hay không (số lần sử dụng), phương thức chăn nuôi, số gà bệnh, số gà chết,….
- Những gà có triệu chứng và bệnh tích được kết luận là bệnh Newcastle là những gà tiêu chảy phân trắng xanh, xuất huyết ở dạ dày cơ, dạ dày tuyến, hậu môn, hạch manh tràng và ruột..
- Những gà nghi ngờ mắc bệnh Newcastle, sẽ được lấy mẫu để tiếp tục xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, số gà lấy mẫu cho mỗi đàn là 2- 3 gà/đàn.
- phát hiện virus gây ngưng kết hồng cầu trong đó có virus Newcastle, những huyễn dịch bệnh phẩm cho kết quả dương tính với HA sẽ được giám định virus Newcastle bằng phản ứng ƯCNKHC với kháng huyết thanh chuẩn kháng virus Newcastle.
- Qui trình thực hiện và đánh giá kết quả theo Allan và Gough (1974).
- Kết quả dương tính khi có sự kết hợp giữa kháng thể và kháng nguyên gây ngăn trở ngưng kết hồng cầu (hồng cầu lắng xuống đáy giếng)..
- Gà được kết luận là bệnh Newcastle là những gà nghi mắc bệnh Newcastle và có kết quả dương tính với xét nghiệm HI.
- Đàn gà được kết luận là bệnh Newcastle là những đàn gà có gà mắc bệnh Newcastle..
- So sánh tỷ lệ gà mắc bệnh giữa các lứa tuổi, giống, hình thức chăn nuôi bằng phép thử Chi-square của phần mềm Minitab 13.2 (Ryan et al., 2000)..
- 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.
- Kết quả chẩn đoán bệnh Newcastle trên đàn gà khảo sát được thể hiện ở bảng 1..
- Bảng 1: Kết quả chẩn đoán trên đàn gà qua khảo sát và xét nghiệm (n=47) Kết quả chẩn đoán Số đàn Tỷ lệ.
- Bệnh Newcastle 23 48,94.
- Trong tổng số 47 đàn gà bệnh được khảo sát tại tỉnh Hậu Giang, qua chẩn đoán lâm sàng có 35 đàn có triệu chứng và bệnh tích đặc trưng nghi mắc bệnh Newcastle chiếm tỷ lệ 74,47%.
- Sau khi kết hợp chẩn đoán bằng xét nghiệm HI từ 35 đàn gà nghi mắc bệnh có 23 đàn cho kết quả dương tính virus Newcastle chiếm tỷ lệ 48,94% trong tổng số đàn gà bệnh khảo sát..
- Kết quả bảng 1 cho thấy bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm phổ biến trên gà thả vườn ở tỉnh Hậu Giang chiếm tỷ lệ 48,94% đàn gà bệnh được khảo sát.
- Kết quả trên cũng phù hợp với ghi nhận của Nguyễn Vĩnh Phước et at,.
- (1978) là bệnh Newcastle vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi gà của tất cả các nước trên thế giới.
- Một số kết quả nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long cũng cho thấy bệnh Newcastle chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số đàn gà bệnh được khảo sát với tỷ lệ 58,0% ở An Giang (Mai Hoàng Việt (1998) và 47,4% ở Đồng Tháp (Dương Nghĩa Quốc, 2007)..
- Kết quả khảo sát về mức độ thiệt hại do bệnh Newcastle qua tỷ lệ chết được thể hiện ở bảng 2..
- Bảng 2: Tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle so với các bệnh khác.
- Kết quả chẩn đoán Số đàn Số gà khảo sát Số gà chết % P Bệnh Newcastle Bệnh khác .
- Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ gà chết do mắc bệnh Newcastle là 20,02%.
- Tỷ lệ chết ở gà do bệnh Newcastle tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực chủng virus, lứa tuổi, tình trạng miễn dịch và bệnh kế phát (Awan et al., 1994).
- bệnh lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% (Nguyễn Như Thanh et al,..
- Kết quả nghiên cứu của Mai Hoàng Việt (1998) cho thấy tỷ lệ chết ở những đàn gà nhiễm bệnh Newcastle ở An Giang dao động trong khoảng 69,1%.
- Kết quả tỷ lệ chết do bệnh Newcastle ở bảng 2 ở mức thấp (20,02%) vì đây là nghiên cứu cắt ngang, nên chúng tôi chỉ khảo sát được tỷ lệ chết của gà từ lúc phát bệnh đến khi chẩn đoán qua mổ khám.
- Ngay sau khi chẩn đoán, người chăn nuôi sử dụng ngay các biện pháp phòng và trị bệnh đặc hiệu như sử dụng kháng thể kháng virus Newcastle và hoặc tiêm phòng bằng vaccine Newcaste nhược độc nên hạn chế tỷ lệ chết do bệnh.
- Do đó, nếu không có sự can thiệp tỷ lệ chết sẽ rất cao vì qua mổ khám chúng tôi ghi nhận hầu hết gà mắc bệnh ở thể nặng do các chủng virus có độc lực cao.
- Mặc dù, không thể phản ảnh đầy đủ tỷ lệ chết do bệnh Newcastle, nhưng nếu so với tỷ lệ gà chết do các bệnh khác (18,09%) trong cùng khảo sát này thì tỷ lệ chết do bệnh Newcastle gây ra (20,02%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (P=0,002).
- Điều này chứng tỏ bệnh Newcastle là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại lớn đối với đàn gà thả vườn của tỉnh Hậu Giang..
- Mặc dù hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vaccine phòng Newcastle rất hiệu quả nhưng tỷ lệ gà bệnh và chết do bệnh Newcastle vẫn còn ở mức cao có thể do người dân không quan tâm đến việc tiêm phòng, hoặc tiêm phòng không đúng qui trình dẫn đến khả năng bảo hộ đàn gà không cao.
- Kết quả khảo sát về tỷ lệ đàn gà mắc bệnh Newcastle ở các đàn gà có và không tiêm phòng được thể hiện ở bảng 3..
- Bảng 3: Tỷ lệ bệnh Newcastle ở các đàn có và không tiêm vaccine Newcastle.
- Tiêm phòng vaccine Số đàn khảo sát Số đàn bệnh Tỷ lệ.
- Qua bảng 3 ta thấy ở những đàn không tiêm phòng vaccine có tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle cao nhất (75,00.
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P=0,334), do số đàn khảo sát không tiêm phòng và chỉ tiêm phòng 1 lần còn ít..
- Qua kết quả cho thấy việc tiêm vaccine lần 2 đã hạn chế được tỷ lệ gà mắc bệnh..
- Tuy nhiên, với 2 lần tiêm ngừa không đủ giúp bảo hộ hoàn toàn đàn gà.
- Điều này cũng phù hợp với thực tế khảo sát là không ghi nhận trường hợp gà mắc bệnh Newcastle khi được tiêm phòng nhắc lại lần 3..
- Ngoài ra, đàn gà con khi đã được tiêm vaccine theo lịch hướng dẫn mà vẫn xảy ra trường hợp nhiễm bệnh cũng có thể do hiện nay trong nước có khá nhiều loại vaccine được sản xuất từ nhiều nước khác nhau và khả năng tạo đáp ứng miễn dịch cũng khác nhau tùy theo loại vaccine (Banu et al,.
- Bảng 4: Tỷ lệ đàn bệnh Newcastle giữa các hình thức chăn nuôi.
- Kết quả bảng 4 cho thấy gà được nuôi với hình thức thả hoàn toàn có tỷ lệ bệnh cao nhất là 75,0%, kế đến là hình thức nuôi bán chăn thả với tỷ lệ 69,23% và thấp nhất là hình thức nuôi nhốt hoàn toàn với tỷ lệ nhiễm 36,57%.
- Theo điều tra của chúng tôi, các đàn gà nuôi nhốt có số lượng khá lớn, có tính chất hàng hóa, nên được người chăn nuôi quan tâm chủng ngừa vaccine và thực hiện các biện pháp phòng bệnh hạn chế gà tiếp xúc với các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài và động vật mang trùng.
- Ngược lại, ở các đàn gà bán chăn thả và thả lang tỷ lệ mắc bệnh còn cao là do người chăn nuôi vẫn thả cho đàn gà tự kiếm thức ăn, nên có nhiều nguy cơ nhiễm cho mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Gà nuôi thả lang có tỷ lệ bệnh cao nhất (75,0.
- nhưng qua phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa so với hai hình thức còn lại có thể là do số lượng đàn khảo sát còn ít.
- Hình thức Số đàn khảo sát Số đàn bệnh Tỷ lệ.
- cho gia đình nên trong cả 4 đàn gà được nuôi theo hình thức thả hoàn toàn thì 4 đàn gà này đều không được tiêm phòng vaccine Newcastle, điều này giải thích lý do gà nuôi ở hình thức này có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn hai hình thức còn lại.
- Kết quả trên cho thấy tình hình bệnh Newcastle xảy ra trên gà ở mọi hình thức chăn nuôi và biện pháp quan trọng nhất là tiêm phòng vaccine để tạo miễn dịch đặc hiệu để bảo vệ đàn gà..
- Kết quả ghi nhận về tỷ lệ đàn bệnh Newcastle theo 3 giống gà chính được thể hiện qua bảng 5..
- Bảng 5: Tỷ lệ đàn gà bệnh Newcastle giữa các giống gà.
- Kết quả bảng 5 cho thấy tỷ lệ đàn bệnh cao nhất được ghi nhận ở giống gà tam hoàng (60.
- Tuy nhiên, không có sự khác biệt lớn và kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác về tỷ lệ đàn bệnh Newcastle giữa các giống không có ý nghĩa thống kê (P=0,596).
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Brandly (1950) là tất cả các giống gà đều mẫn cảm với bệnh Newcastle..
- Bảng 6: Tỷ lệ đàn gà bệnh Newcastle theo lứa tuổi.
- Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ đàn mắc bệnh cao nhất được ghi nhận ở gà từ 17 – 30 ngày tuổi là 75,00%, kế đến ở gà từ 31-45 ngày tuổi 61,54%, và thấp nhất là ở những đàn trên 45 ngày tuổi (34,62.
- (2009), nếu đàn gà con có kháng thể thụ động từ đàn bố mẹ thì sẽ có đủ khả năng bảo hộ đến 15 ngày tuổi.
- Nếu những đàn này không được tiêm vaccine, sau khi hết kháng thể thụ động thì gà con vẫn mắc bệnh như ở các lứa tuổi khác.
- Kết quả cho thấy các đàn gà thả vườn trên 45 ngày tuổi vẫn chưa an toàn với bệnh Newcastle nên việc tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch giúp bảo hộ các đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi là hoàn toàn cần thiết.
- Như vậy, gà ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh, và gà càng nhỏ thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
- Giống gà Số đàn khảo sát Số đàn bệnh Tỷ lệ.
- Lứa tuổi Số đàn khảo sát Số đàn bệnh Tỷ lệ.
- Kết quả khảo sát triệu chứng từ gà bệnh Newcastle được ghi nhận ở bảng 7..
- Bảng 7: Tần suất triệu chứng bệnh ở gà bệnh Newcastle (n=23.
- Triệu chứng Tần suất Tỷ lệ.
- Kết quả trên cho thấy hai dấu hiệu lâm sàng thường xuyên nhất là triệu chứng bỏ ăn, ủ rũ, xù lông (100%) và là hiện tượng tiêu chảy phân trắng xanh (91,3%) được ghi nhận ở gà bệnh.
- Ngoài những triệu chứng trên, gà có những biểu hiện khác như mũi miệng có dịch nhầy với tỷ lệ 78,26%, thở khó với tỷ lệ 52,17% và mắt sưng chiếm tỷ lệ thấp hơn với 34,78%.
- Kết quả quan sát của chúng tôi phù hợp với nhận định của Bùi Quý Huy (2002), khi gà bị bệnh Newcastle thể cấp tính có triệu chứng: ủ rũ, bỏ ăn, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nước nhớt, mắt sưng, chảy nước mắt, gà tiêu chảy phân trắng xám hoặc trắng xanh có nhiều urat..
- Kết quả quan sát bệnh tích 46 gà mắc bệnh Newcastle được thể hiện ở bảng 8..
- Bảng 8: Tần suất bệnh tích ở gà bệnh Newcastle (n=46).
- Bệnh tích Tần suất Tỷ lệ.
- Dạ dày tuyến xuất huyết 42 91,30.
- Ruột non xuất huyết 33 71,74.
- Hậu môn xuất huyết 20 43,48.
- Khí quản xuất huyết 17 36,96.
- Lách sưng to, xuất huyết có những điểm trắng hoại tử 12 26,09.
- Não xuất huyết 8 17,39.
- Dạ dày cơ xuất huyết 6 13,04.
- Bệnh tích được ghi nhận từ gà được chẩn đoán là bệnh Newcastle thường biểu hiện tập trung ở đường tiêu hóa với tỷ lệ 91,30% gà xuất huyết dạ dày tuyến 71,74% là xuất huyết ruột non, 67,39% là viêm xuất huyết và hoại tử ở hạch manh tràng, 43,48% là xuất huyết hậu môn và 13,04% xuất huyết dạ dày cơ.
- Theo Lê Hồng Mận và Phương Song Liên (1999), khi mổ khám gà bệnh Newcastle chủng độc lực cao thường thấy xuất huyết khí quản, dạ dày tuyến, xuất huyết ở các ống tiết dịch, thường làm thành vệt ở trước ranh giới với thực quản và dạ dày tuyến, xuất huyết ở các niêm mạc ruột, hậu môn ướt và xuất huyết..
- Ngoài đường tiêu hóa, bệnh tích còn xuất hiện ở những cơ quan khác nhưng với tần suất thấp hơn như khí quản xuất huyết (36,96.
- não xuất huyết (17,39.
- (2005), trong trường hợp bệnh kéo dài có thể gây xuất huyết ở não.
- Kết quả triệu chứng và bệnh tích trên chứng tỏ gà mắc bệnh bởi những chủng virus Newcastle có độc lực cao, gây tổn thất lớn (tỷ lệ chết có thể lên đến 100.
- Bệnh Newcastle hiện nay vẫn là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây thiệt hại đáng kể trên đàn gà thả vườn ở tỉnh Hậu Giang.
- “Xác định mức độ độc lực của một số chủng virut Niucatxơn phân lập từ các ổ dịch tự nhiên trên đàn gà nuôi thả ở tỉnh Đồng Tháp”, Tạp Chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y, 10 (2), tr 27-31..
- Khảo sát bước đầu bệnh Newcastle trên đàn gà mắc bệnh tại ba huyện thuộc tỉnh An Giang và thử nghiệm một quy trình phòng bệnh với vaccine Newcastle chịu nhiệt