« Home « Kết quả tìm kiếm

Tình hình bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong mô hình nuôi cá lóc (Channa striata) ở An Giang và Trà Vinh


Tóm tắt Xem thử

- TÌNH HÌNH BỆNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC (Channa striata) Ở AN GIANG VÀ TRÀ VINH.
- Status of diseases, drugs and chemicals use in snakehead (Channa striata) culture in An Giang and Tra Vinh provinces Từ khóa:.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi thâm canh cá lóc (Channa striata) ở tỉnh An Giang, Trà Vinh.
- Tổng cộng có 94 hộ nuôi được phỏng vấn về diện tích nuôi, mật độ cá thả, các bệnh xuất hiện, các loại thuốc và hóa chất được sử dụng.
- Kết quả khảo sát cho thấy các bệnh thường xuất hiện trên cá lóc là bệnh đốm trắng nội tạng với 82 - 88%, bệnh trắng mình với 40 - 71% và ghẻ lở với 60 - 75%.
- Hầu hết các hộ nuôi không biết về kháng sinh đồ trong điều trị bệnh cá.
- Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là florfenicol (21 - 76.
- Hai loại hóa chất (gồm enrofloxacin và malachite green) thuộc danh mục thuốc cấm của Bộ NN&PTNT vẫn được sử dụng.
- Người nuôi cá cần được tập huấn về quản lý dịch bệnh hiệu quả cũng như sử dụng thuốc và hóa chất hợp lý..
- Tình hình bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong mô hình nuôi cá lóc (Channa striata) ở An Giang và Trà Vinh.
- Trong các loài cá nước ngọt tiềm năng được nuôi thương phẩm tại ĐBSCL, cá lóc là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao đã được nuôi ở mức độ thâm canh hóa như cá tra (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009).
- Trong các tỉnh ở ĐBSCL, hai tỉnh có diện tích nuôi khá lớn là An Giang (3300 ha) và Trà Vinh (32.500 ha) (Tổng cục thống kê, 2019).
- Ước tính thiệt hại của người nuôi trung bình là 24,2 tr.đ/ha/năm ở tỉnh An Giang và 29,2 triệu đồng/ha/năm ở tỉnh Trà Vinh (Trần Hoàng Tuân và ctv., 2014).
- Do đó, thông tin về kỹ thuật nuôi, các bệnh thường xuất hiện cũng như thói quen sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi cá lóc thâm canh cần được xác định nhằm góp phần cải thiện hiệu quả mô hình nuôi cá lóc thương phẩm..
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2019, thông qua phỏng vấn 94 hộ nuôi thuộc 2 tỉnh An Giang và Trà Vinh bằng phiếu điều tra soạn sẵn..
- Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 94 hộ nuôi cá lóc thâm canh ở 2 tỉnh, trong đó 44 hộ nuôi ở tỉnh An Giang và 50 hộ ở tỉnh Trà Vinh.
- Nội dung phỏng vấn bao gồm khía cạnh kỹ thuật nuôi, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và thảo dược, tình hình dịch bệnh, phương thức sử dụng thuốc và hóa chất của mô hình nuôi cá lóc thâm canh..
- Số liệu thứ cấp: các thông tin về biến động số lượng hộ nuôi, thay đổi môi trường nuôi, tình hình bệnh và sử dụng thuốc hoá chất được thu thập từ các các báo cáo tổng kết của các cơ quan quản lý nông.
- nghiệp, Chi cục Thủy sản ở tỉnh An Giang và Trà Vinh..
- được sử dụng để mô tả các biến chủ yếu thu được từ quá trình phỏng vấn..
- 3.1 Thông tin về hiện trạng nuôi thâm canh cá lóc ở tỉnh Ang Giang và Trà Vinh.
- Kết quả khảo sát cho thấy diện tích ao nuôi cá và mật độ thả cá nuôi có sự biến động lớn giữa các hộ nuôi và giữa hai tỉnh An Giang và Trà Vinh (Bảng 1).
- Mỗi hộ nuôi trung bình 2±1 ao với diện tích ao nuôi là 1078±614 m 2 .
- Về việc kiểm tra kháng sinh khi thu hoạch, các hộ nuôi đều không có thực hiện, việc này ảnh hưởng đến lượng tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng..
- Về kinh nghiệm nuôi, các hộ dân nuôi cá lóc tại 2 tỉnh có kinh nghiệm nuôi trung bình là 7±4 năm, trong đó có 27% số hộ có kinh nghiệm nuôi trên 10 năm, hộ lâu nhất là 20 năm.
- Trong số các hộ nuôi phỏng vấn, có 1 hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi là 1 năm.
- Theo kết quả khảo sát, tất cả hộ nuôi đều cải tạo ao nuôi bằng hóa chất như vôi (xử lý đất bờ ao và đáy ao), hóa chất xử lý nước (chlorine, iodine, muối) trước khi thả nuôi.
- Nhìn chung, các hộ nuôi xử lý môi trường nuôi theo kinh nghiệm và tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh, môi trường của vụ trước.
- Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ nuôi sử dụng con giống nhân tạo, ưu điểm của giống nhân tạo là chủ động được nguồn giống, có thể mua với số lượng lớn.
- Bảng 1: Thông tin kỹ thuật ao nuôi thâm canh cá lóc.
- Chỉ tiêu An Giang Trà Vinh (n=50).
- kháng sinh.
- Kết quả cho thấy trọng lượng cá lóc lúc thu hoạch ở tỉnh Trà Vinh (1004±140g/con) cao hơn so với ở An Giang (675±343 g/con), có thể do mật độ nuôi cá lóc ở Trà Vinh thấp hơn.
- (2014) ghi nhận kích cỡ cá thu hoạch ở An Giang là 525 g/con và ở Trà Vinh là 602 g/con, và cho rằng mật độ nuôi cao sẽ làm giảm trọng lượng cá khi thu hoạch.
- Nguyên nhân có thể do kỹ thuật nuôi cá lóc đã được nâng cao theo thời gian và các hộ nuôi cá đều sử dụng thức ăn viên trong suốt thời gian nuôi..
- 3.2 Tình hình dịch bệnh trên cá lóc ở tỉnh An Giang và Trà Vinh.
- Kết quả về tình hình bệnh trên cá lóc nuôi ở địa bàn 2 tỉnh được thể hiện ở Bảng 2.
- Cá lóc nuôi tại 2 tỉnh An Giang và Trà Vinh xuất hiện 9 biểu hiện bệnh, trong đó bệnh đốm trắng nội tạng có tần suất xuất hiện cao nhất (82 - 88.
- trên cá lóc nuôi thâm canh tại tỉnh An Giang và Trà Vinh (theo mô tả của người nuôi) Loại bệnh An Giang.
- Trà Vinh (n=50).
- Tương tự, kết quả khảo sát bệnh trên cá lóc của Phạm Minh Đức và ctv.
- (2012) ghi nhận bệnh vi nấm trên cá lóc chỉ xuất hiện từ khi thả giống đến tháng thứ ba của chu kỳ nuôi.
- Bệnh trắng mang và trắng mình xuất hiện trên cá lóc nuôi ở tỉnh An Giang và Trà Vinh từ cuối năm 2013.
- Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy bệnh trắng mình vẫn xuất hiện với tần suất khá cao lên đến 70,8% ở An Giang và 40% ở Trà Vinh.
- Theo người nuôi, cá lóc đã bị nhiễm bệnh trắng mình thường diễn biến bệnh nhanh chóng.
- Trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và cá lóc có trọng lượng lớn, biện pháp giải quyết tốt nhất là thu hoạch sớm để giảm thiệt hại.
- Những nghiên cứu về bệnh trắng mình ở cá lóc cũng chỉ vừa bắt đầu nên đây là loại bệnh nguy hiểm nhất trên cá lóc nuôi thương phẩm, cần có sự thông báo kịp thời nếu phát hiện có ao trong khu vực nhiễm bệnh trắng mình để các hộ nuôi khác có biện pháp phòng bệnh cụ thể, hiệu quả..
- 3.3 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi thâm canh cá lóc ở tỉnh An Giang và Trà Vinh.
- 3.3.1 Kháng sinh.
- Theo kết quả khảo sát trên địa bàn nuôi ở tỉnh An Giang cho thấy có 5 loại thuốc kháng sinh và 2 sản phẩm hỗn hợp được hộ nuôi cá lóc sử dụng để điều trị bệnh cho cá nuôi (Bảng 3).
- Kháng sinh được các hộ nuôi sử dụng nhiều nhất là oxytetracyline (38.
- Ở Trà Vinh, có 6 loại thuốc, 1 loại hóa chất và 2 sản phẩm dạng kết hợp được người nuôi sử dụng..
- Trong đó, kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là florfenicol (76.
- Liều lượng kháng sinh sử dụng tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, một vài người nuôi cũng cho biết đã tăng liều do nghi ngờ về chất lượng của kháng sinh không đủ và kéo dài thời gian điều trị lên đến 5-7 ngày..
- Bảng 3: Các loại kháng sinh được người nuôi cá lóc sử dụng.
- hộ nuôi).
- Các loại kháng sinh và.
- hóa chất An Giang.
- Nhìn chung, trên địa bàn 2 tỉnh khảo sát tất cả người nuôi đều sử dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng và chữa trị bệnh cho cá lóc.
- Số loại thuốc kháng sinh trong 1 vụ nuôi được sử dụng nhiều nhất là tỉnh Trà Vinh.
- Nguyên nhân có thể là do khác nhau về địa bàn khảo sát, thêm vào đó người nuôi không biết nguyên nhân gây ra bệnh nên sử dụng nhiều loại kháng sinh để chữa trị cho cá (có thể nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh).
- Khi các loại thuốc kháng sinh này không hiệu quả, người nuôi tiếp tục sử dụng các loại kháng sinh khác để trị bệnh cho cá dẫn đến số loại kháng sinh dùng trị bệnh tăng..
- Kết quả trao đổi với cán bộ Chi cục Thủy sản địa phương cho biết, phương pháp kháng sinh đồ trên vi khuẩn gây bệnh trên cá bệnh đã được thực hiện.
- Tuy nhiên, các kết quả này người nuôi cá thường không biết đến..
- Trong số các loại thuốc và kháng sinh mà các hộ nuôi cá lóc sử dụng, malachite green và enrofloxacin nằm trong danh mục thuốc cấm của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.
- Enrofloxacin được sử dụng ở cả 2 vùng khảo sát, enrofloxacin đã được đưa vào danh mục kháng sinh cấm sử dụng từ năm 2012 (Bộ NN&PTNT, 2012).
- Malachite green được người nuôi ở Trà Vinh sử dụng, đây là hóa chất nguy hiểm và đã bị cấm sử dụng từ năm 2009 (Bộ NN&PTNT, 2009).
- Các loại thuốc kháng sinh người nuôi sử dụng phổ biến là các loại bị hạn chế về liều lượng sử dụng cho nên cần nghiên cứu về sự tồn lưu của các loại này để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng..
- 3.3.2 Hóa chất diệt khuẩn, men vi sinh và các loại hóa chất khác.
- Hóa chất diệt khuẩn và trị bệnh ngoại ký sinh được sử dụng trong nuôi cá lóc chủ yếu gồm có 8 loại (Bảng 4).
- Ở An Giang, hóa chất diệt khuẩn được.
- sử dụng phổ biến rộng rãi là đồng sulfate chiếm 58%.
- Ngoài ra, vôi, muối, Yucca hay iodine được người nuôi sử dụng ít hơn.
- Ở Trà Vinh, hóa chất diệt khuẩn được sử dụng nhiều nhất là vôi chiếm 74% số hộ khảo sát..
- Kết quả khảo sát trên địa bàn 2 tỉnh về thuốc trị nội kí sinh gồm: Praziquantel được sử dụng nhiều ở tỉnh An Giang (100%) hơn Trà Vinh (60.
- Ngoài ra, người nuôi ở Trà Vinh còn sử dụng thêm loại thuốc khác như Mebendazole.
- Chế phẩm sinh học và các sản phẩm dinh dưỡng (khoáng, vitamin) được trộn hằng ngày cũng được sử dụng với tần suất 70 – 84% ở cả 2 vùng nuôi nhằm đảm bảo sức khỏe cho cá (Bảng 4)..
- Bảng 4: Hóa chất diệt khuẩn, chế phẩm sinh học và các loại hóa chất khác.
- An Giang (n=44).
- Trà Vinh (n=50) Hóa chất diệt khuẩn, cải thiện chất lượng nước và trị bệnh ngoại ký sinh.
- 3.3.3 Sử dụng thảo dược trong nuôi thâm canh cá lóc ở tỉnh An Giang và Trà Vinh.
- Một trong các kết quả mới thu được trong nghiên cứu này là người dân có sử dụng thảo dược trong nuôi cá lóc ở cả hai địa bàn khảo sát.
- Thảo dược và các sản phẩm chứa chất chiết xuất từ thực vật được người nuôi cá lóc hướng đến sử dụng nhằm thay thế một số loại kháng sinh trị bệnh cho cá nuôi, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi..
- Kết quả khảo sát hộ nuôi cho thấy, tỏi (16 - 17%.
- số hộ nuôi sử dụng) được sử dụng như một loại kháng sinh để trị bệnh cho cá.
- Ngoài ra, các hộ nuôi còn dùng thêm một số loại thảo dược khác như cỏ mực (Eclipta alba Hass), diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria L) để tăng cường chức năng gan cho cá và dầu trâm bầu (Combretum quadrangulare Kurz)..
- Việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thực vật có thể làm giảm chi phí điều trị và thân thiện với môi trường với xu hướng phân hủy sinh học, sự đa dạng cao của các hợp chất chiết xuất từ thực vật đã làm ký sinh trùng ít có khả năng kháng thuốc (Blumenthal et al., 2000.
- Bảng 5: Sử dụng thảo dược ở các hộ nuôi cá lóc.
- Thảo dược tự nhiên An Giang.
- Các bệnh thường xuất hiện trên cá lóc nuôi bao gồm đốm trắng nội tạng (82 - 88.
- Hầu hết các hộ nuôi không biết về kháng sinh đồ trong điều trị bệnh cá.
- Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là florfenicol (21 - 76.
- Có hai loại hóa chất (gồm enrofloxacin và malachite green) thuộc danh mục thuốc cấm của Bộ NN&PTNT vẫn được sử dụng..
- Cần tăng cường tổ chức tập huấn cho người nuôi về quản lý dịch bệnh hiệu quả cũng như sử dụng thuốc và hóa chất hợp lý..
- Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và trong thú y..
- Thông tư số 03/2012/TT- BNNPTNT, Sửa đổi, bổ sung thông tư số 15/2009/TT- BNN ngày 17/3/2009 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng..
- Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009, Ban hành danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng..
- Sử dụng tỏi trong trị bệnh nhiễm khuẩn cho động vật thủy sản.
- Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc (Channa micropeltes và Channa striatus) ở đồng bằng sông Cửu Long..
- Khảo sát mầm bệnh trên cá lóc (Channa striata) nuôi ao thâm canh ở An Giang và Đồng Tháp.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất và tác động của thay đổi thời tiết đến nuôi cá lóc (Channa striata) trong ao ở tỉnh An Giang và Trà Vinh