« Home « Kết quả tìm kiếm

Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long


Tóm tắt Xem thử

- TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN GÀ NUÔI CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH VĨNH LONG.
- Gà thịt, cầu trùng gà, tỷ lệ nhiễm, tỉnh Vĩnh Long Keywords:.
- Đề tài “Tình hình cầu trùng trên gà công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng 12/2015 đến tháng 04/2016.
- 2400 mẫu phân gà thu thập từ tuần tuổi đầu tiên đến tuần tuổi thứ 6 được kiểm tra bằng phương pháp phù nổi, rồi tiến hành đo kích thước noãn nang, đếm số lượng noãn nang và theo dõi thời gian sinh bào tử để phân loại theo phương pháp của Eckerk (1995).
- Kết quả kiểm tra cho thấy, những đàn gà nuôi theo kiểu chuồng kín tại các trại chăn nuôi gà công nghiệp tỉnh Vĩnh Long bị nhiễm cầu trùng với tỷ lệ chung là 38,33%.
- Tỷ lệ nhiễm cầu trùng có khuynh hướng tăng nhanh ở tuần thứ 2 (7%) đến tuần thứ 4 (100.
- Ở tuần thứ 5 và 6, tỷ lệ nhiễm ở đàn gà chỉ còn 37% và 35%.
- Gà bị nhiễm cầu trùng có biểu hiện: ủ rũ, ít vận động, uống nhiều nước, gà đi phân có màng nhày, có bọt máu, phân sáp nâu, hậu môn dính đầy phân.
- Sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong các mẫu phân nhuốm máu chiếm tỷ lệ cao nhất (76,79.
- mẫu phân màng nhày (33,52%) và trong những mẫu phân bình thường hiện diện noãn nang cầu trùng chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,35.
- Về thành phần loài, đàn gà nuôi trong kiểu chuồng kín ở Vĩnh Long nhiễm ít nhất 3 loài cầu trùng là Eimeria acervulina, Eimeria tenella và Eimeria maxima.
- Trong đó, 2 loài trên 1 cá thể là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 37,83%, kế đến là nhiễm ghép cả 3 loài chiếm tỷ lệ 27,39% và tỷ lệ gà chỉ nhiễm 1 loài cầu trùng là 34,78%.
- Kết quả khảo sát này là báo cáo đầu tiên về tình hình nhiễm cầu trùng trên gà thịt nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long và cần thiết thực hiện những nghiên cứu tiếp theo để phát triển các biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng có hiệu quả ở những trại chăn nuôi gà thịt trong khu vực..
- Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long.
- Bệnh cầu trùng gà phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, do một số loài thuộc giống Eimeria gây ra.
- Hằng năm ở Mỹ thiệt hại do bệnh cầu trùng trên gà gây ra là 66,2 triệu USD (http/www.thepoultryside.com.
- Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại các trại gà từ 4 – 100%, tùy vào từng cơ sở chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, giống gà, lứa tuổi tỷ lệ chết dao động từ 5 –15% (Nguyễn Hữu Hưng, 2011)..
- Những thiệt hại về kinh tế do cầu trùng gà được biểu hiện: tăng số gà còi trong đàn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cao, tỷ lệ trứng giảm 15 – 30%, tăng tỷ lệ chết và thuốc phòng trị (Lê Văn Năm, 2003).
- Theo Lê Văn Năm (1995), nếu gà mang bệnh cầu trùng cấp tính thì 100% số đàn bệnh đều bị bội nhiễm với E.
- Từ nhu cầu thực tế của tỉnh Vĩnh Long chúng tôi tiến hành đề tài “Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long”..
- Xác định tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng gà tại cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tỉnh Vĩnh Long..
- Xác định loài cầu trùng gây bệnh..
- Xác định biểu hiện bệnh lý trên gà nhiễm cầu trùng..
- Mẫu phân và một số mẫu gà bệnh được bảo quản trong thùng lạnh gửi về phòng thí nghiệm để chẩn đoán cầu trùng..
- Sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong phân gà được xác định bằng phương pháp phù nổi trong dung dịch muối bảo hòa.
- Tính cường độ nhiễm bằng phương pháp đếm noãn nang McMaster cải tiến..
- Đo kích thước noãn nang bằng thước trắc vi thị kính.
- Theo dõi thời gian sinh bào tử noãn nang được nuôi cấy trong dung dịch bicromate kali 2,5%.
- Sử dụng phương pháp phân loại truyền thống dựa theo khóa định danh phân loại Eimeria spp của Eckert (1995) trên các chỉ tiêu: hình dáng, màu sắc, micropyle và nắp, kích thước noãn nang và thời gian sinh bào tử của noãn nang..
- 3.1 Kết quả tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng gà trên gà theo tuần tuổi tại cơ sở chăn nuôi công nghiệp.
- Việc khảo sát 2400 mẫu phân thu thập từ 4 cơ sở chăn nuôi gà thịt trong tỉnh Vĩnh Long để tiến hành kiểm tra sự hiện diện của noãn nang cầu trùng gà.
- Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng ở 4 cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện 920 mẫu/2400 mẫu phân có sự hiện diện của noãn nang cầu trùng, chiếm tỷ lệ 38,33%..
- Điều này phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Kim Loan (2008), nhận xét rằng tùy vào từng cơ sở chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, giống và lứa tuổi mà các đàn gà có tỷ lệ nhiễm cầu trùng nằm trong khoảng 30 - 50%..
- Bảng 1 cho thấy, từ tuần tuổi thứ 2 việc kiểm tra phân gà đã bắt đầu phát hiện thấy noãn nang cầu trùng với tỷ lệ thấp (7,00.
- nhưng sang tuần thứ 3 thì tỷ lệ nhiễm tăng lên (51%) và bùng phát mạnh mẽ khi toàn bộ trại đều nhiễm ở tuần thứ 4 (100.
- Sau đó, tỷ lệ nhiễm giảm dần ở tuần thứ 5 (37%) và tuần thứ 6 (35.
- Trong khảo sát này, chúng tôi không phát hiện thấy sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong phân ở nhóm gà <.
- 2 tuần tuổi.
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà giữa.
- Tuy nhiên, sự sai khác giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 6 không có ý nghĩa thống kê, do trại đã sử dụng thuốc điều trị cầu trùng dẫn đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng giảm.
- Điều này phù hợp với ý kiến của Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002), cho rằng điều kiện chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi ô nhiễm sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài.
- Điều này chứng tỏ có mối liên hệ rất lớn giữa tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng với lứa tuổi gà.
- (1993) cho biết gà nhiễm cầu trùng nặng nhất ở giai đoạn 20 – 56 ngày tuổi, nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%..
- Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng trên gà theo tuần tuổi tại trại cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
- thấy cường độ nhiễm cầu trùng chung trong 6 tuần khảo sát ở mức 2+ là cao nhất (35,22.
- Nhưng mức độ nhiễm biến động theo tuần tuổi, thể hiện rõ ở nhóm gà tuần tuổi thứ 3 và tuần tuổi 5 có tỷ lệ nhiễm cao nhất ở mức 2+.
- trong khi nhóm gà tuần tuổi thứ 4 lại có tỷ lệ nhiễm cao nhất ở mức 4+.
- Các số liệu ở bảng này cũng cho thấy cường độ nhiễm cầu trùng bắt đầu giảm ở tuần 6..
- Điều này tương ứng với thời điểm đàn gà có tỷ lệ nhiễm cao nhất với những biểu hiện triệu chứng cầu trùng bắt đầu ở gà từ giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi và thời điểm bắt đầu sử dụng thuốc chống cầu trùng ở các trại khảo sát.
- 3.2 Kết quả định danh phân loại noãn nang cầu trùng gà.
- 3.2.1 Hình dạng noãn nang.
- Trong quá trình định danh phân loại, chúng tôi tiến hành quan sát hình dạng noãn nang cầu trùng dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 100 – 400 lần..
- Dựa vào những đặc điểm về hình dạng, màu sắc vỏ, cấu tạo noãn nang, chúng tôi nhận thấy có 3 dạng noãn nang khác nhau và đặt những kí hiệu quy định cho từng loại hình dạng này được thể hiện ở Bảng 2..
- Bảng 2: Đặc điểm hình dạng của từng loại noãn nang cầu trùng Kí hiệu loài Hình dạng.
- Ứng với từng hình dạng của noãn nang cầu.
- Bảng 3: Kích thước từng hình dạng noãn nang.
- Từng loại noãn nang cầu trùng được nuôi cấy trong dung dịch bicromate kali 2,5%, mỗi loại 10 mẫu.
- Bảng 4: Thời gian sinh bào tử của từng loài noãn nang.
- Kết quả theo dõi tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từng trạng thái phân của 2400 mẫu phân tìm noãn nang cầu trùng thể hiện ở Bảng 5..
- Phân nhuốm máu Phân bình thường Bảng 5 cho thấy, đàn gà nhiễm cầu trùng với tỷ lệ nhiễm cao nhất được tìm thấy ở những đàn gà có triệu chứng phân nhuốm máu (76,79.
- Nhưng cũng có thể tìm thấy noãn nang cầu trùng ngay cả trong phân gà có biểu hiện bình thường (15,35%).
- 3.2.5 Một số bệnh tích quan sát được khi mổ khám gà bị bệnh cầu trùng.
- 3.2.6 Tổng hợp thành phần loài cầu trùng gây nhiễm.
- So sánh kết quả khảo sát thực tế và lý thuyết về hình dạng, kích thước, thời gian sinh bào tử của noãn nang cầu trùng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể, cho nên chúng tôi có thể kết luận được 3 loại noãn nang cầu trùng kí sinh trên gà tại trại nuôi gà công nghiệp tỉnh Vĩnh Long gồm E..
- Điều này cho thấy rằng, trại đã qua nhiều đợt chăn nuôi nên cầu trùng tồn tại ngoài môi trường ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của đàn gà (tăng tỷ lệ chết, giảm tăng trọng, tiêu tốn thức ăn…) gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi..
- Bảng 6: Tổng hợp thành phần loài cầu trùng gà.
- 3.3 Tình hình nhiễm ghép các loài cầu trùng gà theo tuần tuổi.
- Số liệu ở Bảng 7 cho thấy, tỷ lệ nhiễm ghép 2 loài cầu trùng/cá thể gà là phổ biến nhất (37,83.
- Kết quả một số nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh là gà có khả năng nhiễm nhiều loài noãn nang cầu trùng cùng một lúc, cùng chịu sự tác hại của nhiều loài cầu trùng làm cho gà suy yếu, dễ mắc một số bệnh khác, tang tiêu tốn thức ăn… Do đó, sẽ nguy hiểm cho đàn gà.
- khi bị nhiễm nhiều loài cầu trùng kết hợp lại với nhau.
- Vì khả năng gây bệnh của mỗi loài cầu trùng là độc.
- Vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu của quá trình chăn nuôi, nên quan tâm và có biện pháp phòng bệnh cầu trùng để bảo vệ cho đàn gà nuôi được tốt nhất không bị mắc bệnh cầu trùng..
- Bảng 7: Tỷ lệ nhiễm ghép các loài cầu trùng gà theo tuần tuổi.
- 3.4 Thành phần từng loài noãn nang cầu trùng gà theo các lứa tuổi tại cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
- Bảng 8 cho thấy tỷ lệ nhiễm của 3 loài noãn nang cầu trùng là E.
- tenella chiếm tỷ lệ 27,67%, E..
- Gà ở tuần 1 chưa tìm thấy noãn nang cầu trùng, gà ở tuần tuổi thứ 2 nhiễm 2/3 loài noãn nang cầu trùng đó là E.
- acervulinacó tỷ lệ 6% nhưng là loài gây bệnh thể nhẹ nên ở lứa tuổi này không thấy dấu hiệu bệnh cầu trùng..
- Bảng 8: Tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng gà theo các lứa tuổi.
- Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 gà nhiễm cả 3/3 loài cầu trùng.
- Những nghiên cứu trước đây cho biết nếu nhiễm 10 6 -1,5x10 6 noãn nang sẽ làm giảm tăng trọng, mất sắc tố và có thể chết (Calnek, B.W et al., 1997).
- maxima là loài có động lực gây bệnh trung bình nếu nhiễm nhiều noãn nang sẽ dẫn đến giảm tăng trọng, tiêu phân lỏng và có thể chết, gà biếng ăn, gầy còm, niêm mạc tái, lông xơ xác là do ảnh hưởng của việc hấp thu sắc tố carotene và xanthophylls (Calnek, B.W et al., 1997)..
- Cuối cùng, gà nhiễm tỷ lệ cao nhất là E.
- tenella là loài cầu trùng phổ biến và rộng rãi nhất, noãn nang ở môi trường bên ngoài khá bền vững, trong thời gian dài vẫn giữ được sức sống và khả năng gây bệnh sau khi nằm trong đất lâu năm.
- Trong thực tế lấy mẫu lượng phân sáp và phân máu tăng đàn gà có biểu hiện ủ rũ, ít vận động xả cánh, với tỷ lệ nhiễm E.
- tenella ở tuần tuổi thứ 4 là (82%)..
- Việc khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà thịt nuôi tại cơ sở chăn nuôi công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long theo kiểu chuồng kín cho thấy, tỷ lệ nhiễm cầu trùng chung là 38,33%..
- Không tìm thấy noãn nang cầu trùng gà ở tuần tuổi thứ nhất.
- Đàn gà bắt đầu nhiễm cầu trùng từ tuần tuổi thứ 2 và gà ở tuần tuổi thứ 4 nhiễm với tỷ lệ 100%.
- Qua tuần thứ 5 và 6, tỷ lệ nhiễm giảm còn 37% và 35%.
- Vào thời điểm gà nhiễm noãn nang cầu trùng với tỷ lệ cao, gà thể hiện triệu chứng ủ.
- Các trại chăn nuôi gà công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long đều nhiễm 3 loài cầu trùng E.
- Gà nhiễm noãn nang cầu trùng với nhiều loài trên 1 cá thể chiếm tỷ lệ cao.
- tenella chiếm tỷ lệ cao nhất 27,67%, kế đến là E.
- Cần tiếp tục điều tra tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng gà ở những tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL, xác định thành phần loài, hiện tượng bội nhiễm và những biến đổi bệnh lý đường ruột gà..
- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp sinh học phân tử để xác định chính xác các loài cầu trùng gà hiện diện ở các trại gà trong khu vực..
- Phát triển các quy trình phòng trị cầu trùng đạt hiệu quả cao cho từng loại hình chăn nuôi gà, bao gồm nghiên cứu triển khai áp dụng vacxin và sử dụng thuốc phù hợp..
- Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm (Nguyễn Đình Chí và Trần Xuân Thọ dịch).
- Bệnh cầu trùng ở gia súc – gia cầm.
- Tình hình nhiễm cầu trùng (coccidia) của gà và hiệu lực của.
- Điều tra và điều trị bệnh cầu trùng tại một số trại gà công nghiệp