« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌNH HÌNH NHIỄM HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (PRRS) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG LAN TRUYỀN BỆNH GIỮA CÁC ĐÀN HEO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- TÌNH HÌNH NHIỄM HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (PRRS) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG LAN TRUYỀN BỆNH GIỮA CÁC ĐÀN HEO.
- Xét nghiệm 290 mẫu huyết thanh heo chưa tiêm phòng vaccine PRRS bằng phương pháp ELISA cho thấy tỷ lệ nhiễm PRRSV ở heo nuôi tại thành phố Cần Thơ là 16,90%.
- Trong đó, tỷ lệ nhiễm PRRS ở heo của những trại chăn nuôi tập trung cao hơn heo nuôi ở các nông hộ (64,0 % so với 38,12.
- Tỷ lệ nhiễm PRRSV cao nhất được tìm thấy trên heo nái (69,57.
- Xét nghiệm 194 mẫu huyết thanh heo đã tiêm 04 loại vacxin phòng bệnh PRRS cho thấy tỉ lệ heo có kháng thể sau tiêm chủng là 59,79%.
- Sự sai khác về tỉ lệ heo có đáp ứng kháng thể đối với những loại vacxin phòng bệnh PRRS khác nhau là không có ý nghĩa thống kê.
- Phân tích các yếu tố làm lan truyền bệnh PRRS giữa các đàn heo nuôi tại TPCT trong giai đoạn cho thấy nguy cơ cao nhất là không sát trùng chuồng trại hoặc sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/lần hoặc có nhập heo giống mới vào đàn.
- Yếu tố nguy cơ tiếp theo là cơ sở chăn nuôi gần lò giết mổ hoặc gần chợ buôn bán động vật.
- Các yếu tố nguồn nước sử dụng, tiêm vacxin phòng bệnh và gần đường giao thông thì ít ảnh hưởng..
- Từ khóa: PRRS, yếu tố nguy cơ, heo.
- Năm 2007 chỉ có quận Cái Răng xảy ra bệnh tại 6 cơ sở chăn nuôi với 102 heo bệnh nhưng năm 2010 bệnh đã xảy 698 cơ sở chăn nuôi với 9.632 heo bệnh.
- Tình hình trên cho thấy việc phòng chống dịch bệnh chưa thật sự hiệu quả và bệnh PRRS vẫn là mối lo ngại hàng đầu của những người chăn nuôi heo.
- Do vậy việc tìm kiếm những giải pháp phòng chống bệnh PRRS có hiệu quả hơn vẫn được các nhà khoa học và các cơ quan quản lý chuyên ngành theo đuổi..
- Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho các giải pháp phòng chống dịch, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ nhiễm PRRS trên đàn heo nuôi tại TPCT, đán giá một số yếu tố nguy cơ và khả năng tạo đáp ứng miễn dịch của một số loại vacxin phòng PRRS đã được sử dụng trong thời gian qua..
- Khảo sát tình hình dịch bệnh PRRS và tỷ lệ nhiễm PRRSV trên đàn heo ở TPCT Khảo sát đáp ứng kháng thể ở heo sau tiêm chủng một số loại vacxin phòng bệnh PRRS..
- Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch bệnh PRRS tại TPCT..
- Các loại heo nuôi tại các trại chăn nuôi và hộ gia đình tại TPCT.
- Thu thập dữ liệu về dịch bệnh PRRS từ bằng 4 mẫu phiếu điều tra được thiết kế riêng cho từng đối tượng: Mẫu (1) thu thập dữ liệu điều tra tại 10%.
- Trang trại nuôi heo: Thu thập dữ liệu về dịch bệnh PRRS tại tất cả các cơ sở chăn nuôi tập trung, kết hợp lấy 100 mẫu huyết thanh heo nuôi tại 10 trang trại (mỗi trại 10 mẫu huyết thanh) để kiểm tra lưu hành bệnh PRRS..
- Hộ nuôi heo: Thu thập dữ liệu về bệnh PRRS và lấy mẫu dự kiến theo công thức của Thrusfield (1997) với tỉ lệ nhiễm là 50%, độ tin cậy 95%, độ chính xác tuyệt đối 5%.
- Số mẫu thu thập dự kiến sau tính toán là 384 mẫu, phân bố theo tổng đàn heo của từng quận huyện và mẫu được chọn sao cho đại diện các hộ chăn nuôi trong khu vực khảo sát..
- Các yếu tố được xem xét ảnh hưởng đến xảy ra bệnh PRRS là: Chợ có mua bán động vật, lò giết mổ gia súc, đường giao thông chính, tiêu độc sát trùng chuồng trại, nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi.
- Căn cứ vào khả năng mắc bệnh ở từng yếu tố xem xét để tính yếu tố nguy cơ OR (odds ratio) theo công thức.
- với P 1 : Xác suất mắc bệnh của nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.
- 1- P 2 : Xác suất không mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Kết quả điều tra hồi cứu PRRS trên đàn heo TPCT.
- bệnh, đến 2010 đã xảy ra ở nhiều quận, huyện thuộc thành phố với 698 cơ sở chăn nuôi và 9.632 heo bệnh.
- Kết quả này phù hợp với tình hình bệnh PRRS ở nhiều tỉnh, thành trong khu vực và cả nước.
- Bảng 2: Kết quả điều tra hồi cứu PRRS tại các quận, huyện TPCT.
- Sự gia tăng của dịch bệnh PRRS trong thời gian qua được quy cho là do công tác giám sát, phát hiện dịch lúc đầu còn chậm và do nhiều hộ chăn nuôi bán chạy heo mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh…Ngoài ra, ý kiến của một số nhà nghiên cứu còn cho rằng việc phòng chống bệnh PPRS kém hiệu quả là do sự biến đổi di truyền của virus gây bệnh, hiện tượng nhiễm đa chủng trên một cá thể và hiệu quả bảo hộ của vacxin phòng bệnh này không rõ ràng (Nguyễn Ngọc Hải và Võ Khánh Hưng, 2012).
- Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trong năm 2011 giảm một cách đột ngột, riêng tại TPCT chỉ có 3 cơ sở chăn nuôi xảy ra bệnh PRRS với 44 heo bệnh.
- Dù dịch bệnh PRRS năm 2011 giảm nhiều so năm 2010 và các năm trước, nhưng công tác phòng chống dịch bệnh PRRS vẫn luôn được quan tâm đặc biệt của cơ quan thú y và những người chăn nuôi heo do diễn biến phức tạp của bệnh..
- Tình hình lưu hành PRRSV trên đàn heo nuôi tại Tp Cần Thơ được đánh giá qua kết quả xét nghiệm 290 mẫu huyết thanh heo chưa tiêm vacxin phòng bệnh PRRS..
- Kết quả xét nghiệm huyết thanh được trình bày ở bảng 3..
- Kết quả xét nghiệm cho thấy tỉ lệ nhiễm PRRS của đàn heo nuôi tại TPCT là 16,90%, thấp hơn nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.
- Do khảo sát này không lấy mẫu xét nghiệm tại nội ô TPCT nên chúng tôi không đánh giá được diễn biến bệnh PRRS qua điều tra huyết thanh học trên đàn heo TPCT từ năm 2009 đến nay là tăng hay giảm.
- Tuy nhiên, số liệu điều tra hồi cứu năm 2009 cho thấy bệnh PRRS đã xảy ra tại 93 cơ sở nuôi thuộc 6 quận, huyện tại TPCT với 1.825 heo bệnh, nhưng năm 2011 bệnh chỉ xảy ra tại 03 hộ nuôi ở 2.
- Bảng 3: Kết quả xét nghiệm kháng thể PRRS trong huyết thanh lấy từ đàn heo chưa tiêm vacxin PRRS.
- Địa điểm Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ.
- Số liệu điều tra huyết thanh học cho thấy tỉ lệ nhiễm cao nhất trên đàn heo ở quận Bình Thủy (58,33%) và thấp nhất ở huyện Vĩnh Thạnh (6,67.
- Kết quả xét nghiệm này cần được sự quan tâm chú ý của ngành thú y trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh PRRS tại TPCT.
- Bởi vì Bình Thuỷ là một quận trung tâm của thành phố, tuy tổng đàn heo thấp nhưng có điều kiện chăn nuôi tốt và mật độ trại heo tập trung hơn so với huyện Vĩnh Thạnh, là một huyện vùng sâu, có tổng đàn heo lớn hơn 2,5 lần và điều kiện chăn nuôi kém hơn.
- Sự khác biệt này chúng tôi cho là do năm 2010 toàn TPCT có 9.632 heo bệnh PRRS thì riêng ở quận Bình Thuỷ đã có 3.131 heo bệnh, chiếm đến 32,5% tổng số heo mắc bệnh, trong đó một số heo nái bệnh hồi phục vẫn được giữ lại làm giống nên tỉ lệ nhiễm PRRS trên đàn heo vùng trung tâm vẫn ở mức cao.
- 3.3 Tỉ lệ nhiễm virus PRRS trên heo theo loại hình chăn nuôi.
- Phân tích kết quả xét nghiệm huyết thanh heo chưa tiêm vacxin PRRS theo loại hình chăn nuôi để đánh giá tỉ lệ nhiễm theo phương thức chăn nuôi, chúng tôi có kết quả trình bày ở bảng 4..
- Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm PRRSV theo loại hình chăn nuôi Loại hình chăn nuôi Số mẫu xét.
- Tỷ lệ.
- Trại chăn nuôi tập trung .
- P= 0,000 Chăn nuôi gia đình .
- Kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ nhiễm PRRS ở các trại chăn nuôi cao hơn rất nhiều so với các hộ chăn nuôi nhỏ, với tỉ lệ nhiễm tương ứng là 64% và 12,45%..
- Nhận định về kết quả xét nghiệm chúng tôi cho là tỉ lệ nhiễm PRRS ở trại chăn nuôi heo tập trung cao hơn chăn nuôi gia đình do các trại chăn nuôi có nhu cầu nhập con giống thường xuyên và nuôi nhiều nhóm heo trong cùng trại.Vì thế nên tỉ lệ lây nhiễm cao, ngược lại các hộ gia đình nuôi với qui mô nhỏ, phần lớn tự túc.
- Kết quả này tương tự với khảo sát trước đây của La Tấn Cường (2005) cho kết quả tỷ lệ nhiễm PRRSV ở các trại chăn nuôi heo tập trung tại TPCT là 66,86%.
- của Nguyễn Ngọc Hải (2011) khi khảo sát tình trạng nhiễm virus PRRS ở các trại chăn nuôi TPHCM cho thấy tỉ lệ hiện diện của virus trong đàn heo hơn 50%, hay của Trần Thị Bích Liên (2011), khảo sát tình hình bệnh PRRS ở TP.HCM và Đồng cũng nhận thấy heo nuôi ở các trại chăn nuôi công nghiệp nhiễm PRRS nhiều hơn heo nuôi ở các hộ gia đình Tuy nhiên cũng có tác giả công bố số liệu khác biệt, như Phan Trung Nghĩa và Nguyễn Như Thanh (2012) khi tổng hợp dịch bệnh PRRS từ tháng tại Bến Tre thì nhận thấy bệnh xuất hiện nhiều hơn ở hộ chăn nuôi qui mô nhỏ.
- Sự sai khác này, chúng tôi nhận định rằng do đây là đây là kết quả điều tra hồi cứu các ca bệnh lâm sàng tại địa phương, còn khảo sát của chúng tôi dựa trên kết quả của xét nghiệm huyết thanh heo chưa tiêm phòng tại cơ sở nuôi không có bệnh lý lâm sang, do đó sự sai khác có thể xảy ra..
- Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm PRRS theo loại heo Loại.
- tính Tỷ lệ.
- Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm PRRS cao nhất ở nhóm heo nái chiếm tỉ lệ 60,87%, kế đến là heo con 33,33% và thấp nhất là heo thịt (2,26%.
- Chúng tôi không xét nghiệm huyết thanh heo nọc vì có số lượng ít và hầu hết đã được tiêm vacxin phòng bệnh PRRS.
- Về tỉ lệ nhiễm PRRS ở heo nái cao theo chúng tôi là do trong năm 2010, dịch bệnh PRRS xảy ra trên toàn thành phố Cần Thơ, với số heo mắc bệnh 9.632 con, nhưng số heo chết và tiêu hủy chỉ có 1.952 con (Chi cục thú y Cần Thơ, 2010).
- Phan Trung Nghĩa và Nguyễn Như Thanh (2012) khảo sát các trường hợp bệnh PRRS ở Bến Tre cho kết quả heo thịt có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn heo con nhiều lần (69,2% so với 5.
- 3.4 Đáp ứng kháng thể của đàn heo đối với các loại vacxin phòng bệnh PRRS Để đánh giá đáp ứng kháng thể tạo thành sau tiêm chủng một số loại vacxin phòng bệnh PRRS, chúng tôi đã thực hiện xét nghiệm 194 mẫu huyết thanh heo lấy từ các cơ sở chăn nuôi ở TPCT đã được tiêm 4 loại vacxin khác nhau.
- Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 6..
- Kết quả xét nghiệm cho thấy tỉ lệ heo có đáp ứng kháng thể sau khi tiêm vacxin phòng bệnh PRRS là 59,79%, trong đó vacxin Ingelvac-PRRS (virus PRRS dòng.
- JXA1-R (virus PRRS dòng Bắc Mỹ chủng Trung Quốc) là 60% và thấp nhất là BSL-PS (virus PRRS dòng Bắc Mỹ) với tỷ lệ 52,08%.
- Tuy nhiên sự khác biệt giữa tỷ lệ heo có đáp ứng kháng thể sau tiêm chủng 4 loại vacxin trên là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Bảng 6: Tỷ lệ heo có đáp ứng kháng thể sau tiêm chủng vacxin phòng bệnh PRRS.
- Nhìn chung, tỷ lệ heo có đáp ứng kháng thể sau tiêm chủng vacxin chưa cao, chưa đạt yêu cầu mong muốn trong phòng chống dịch bệnh.
- Tuy nhiên, đây chỉ mới là kết quả xét nghiệm trên những heo được lấy mẫu ngẫu nhiên sau tiêm phòng tại các cơ sở nuôi heo.
- Ngoài nhãn hiệu vacxin được nêu ra trong khảo sát này thì một số yếu tố khác như kỹ thuật tiêm, tuổi heo được tiêm phòng lần đầu, tình trạng miễn dịch của heo trước khi tiêm, cách bảo quản vacxin cũng như chăm sóc nuôi dưỡng heo ở các trại chăn nuôi… chưa được xem xét.
- Hơn nữa, từ đáp ứng miễn dịch qua xét nghiệm kháng thể đến khả năng bảo hộ thực tế đối với bệnh PRRS do chủng virus thực địa gây ra còn phải xem xét thêm chủng virus dùng bào chế vacxin có tương đồng với chủng virus gây bệnh thực địa hay không.
- Kovacs và Schagemann (2003) báo cáo rằng vacxin sống Ingelvac- PRRS MLV (chủng Bắc Mỹ) có khả năng bảo hộ chéo khi công cường độc bằng virus PRRS chủng châu Âu hay tài liệu hướng dẫn sử dụng vacxin JXA1-R (Ngô Thanh Long, 2011) cho biết vacxin này (chứa virus Bắc Mỹ biến đổi) có khả năng bảo hộ heo phòng bệnh PRRS do chủng Bắc Mỹ cổ điển gây ra.
- Trong khi đó, thí nghiệm của Kukushkin et al (2009) đánh giá khả năng bảo hộ chéo của các loại vacxin thì cho rằng vacxin PRRSV chủng Bắc Mỹ thích hợp hơn chủng châu Âu khi trong phòng bệnh PRRS do chủng Trung Quốc biến đổi gây ra.
- Nói chung hiệu quả của việc sử dụng vacxin phòng bệnh PRRS cho đàn heo tại từng địa phương cần được tiếp tục nghiên cứu..
- 3.5 Một yếu tố ảnh hưởng đến bệnh PRRS trên heo.
- Kết quả đánh giá một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh qua phân tích số liệu điều tra hồi cứu bệnh PRRS trên heo ở TPCT từ năm được trình bày ở bảng 7..
- Từ kết quả tính toán số liệu thể hiện ở bảng 7 cho thấy:.
- Sát trùng chuồng trại và mua con giống từ bên ngoài là 2 yếu tố quan trọng nhất.
- Kết quả phân tích này cho thấy việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y và an toàn sinh học trong chăn nuôi rất có ý nghĩa trong phòng bệnh PRRS.
- Việc sát trùng định kỳ 1 -2 tuần/lần sẽ tiêu diệt được mầm bệnh trên nền chuồng trại, trong không khí và dụng cụ chăn nuôi làm giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh.
- Bảng 7: Kết quả phân tích một yếu tố nguy cơ trong lan truyền bệnh PRRS.
- Yếu tố xem xét Có bệnh.
- Địa điểm chăn nuôi gần chợ mua bán động vật và gần lò giết mổ gia súc cũng là những yếu tố cần quan tâm trong công tác phòng chống dịch bệnh.
- Kết quả phân tích cho thấy cơ sở nuôi ở gần chợ mua bán động vật và gần lò giết mổ gia súc trong phạm vi bán kính 3km có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các cơ sở nuôi ngoài phạm vi này một cách tương ứng là 1,96 và 1,86 lần..
- Kết quả phân tích này cho thấy dù công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đã được ngành thú y địa phương quan tâm thực hiện nhưng khả năng kiểm soát heo mang trùng khi giết mổ còn rất hạn chế, một số heo mang trùng vẫn được giết mổ và sản phẩm động vật được vận chuyển và buôn bán hợp pháp tại chợ đã làm lây truyền mầm bệnh ra khu vực chung quanh..
- Các yếu tố khác như nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi hay có tiêm vacxin phòng bệnh PRRS hay không thì ít có sự khác biệt trong xảy ra bệnh PRRS.
- Kết quả phân tích tỷ số OR cho thấy việc sử dụng nước sông có nguy cơ xảy ra bệnh PRRS cao hơn sử dụng nước giếng khoan 1,28 lần.
- Nhận xét về kết quả này chúng tôi cho rằng dù trên nguyên tắc nước giếng khoan là nguồn nước sạch sử dụng tốt hơn nước sông trong chăn nuôi, nhưng trong thực tế hầu hết nguồn nước đều không xử lý khử trùng trước khi sử dụng.
- Tương tự như vậy, việc tiêm vacxin phòng bệnh PRRS để tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa dịch bệnh là cần thiết nhưng trong thực tế những cơ sở nuôi đã tiêm vacxin vẫn xảy ra bệnh như những cơ sở nuôi không tiêm vacxin.
- Về vấn đề này, một số tác giả khi nghiên cứu về vai trò của vacxin trong phòng bệnh PRRS đã cho rằng không có một loại vacxin nào thật sự có hiệu quả cao trong phòng chống bệnh PRRS (Nguyễn Ngọc Hải và Võ Khánh Hưng, 2012).
- Nói chung, dù có nhiều yếu tố tác động đến hiệu lực vacxin trong phòng bệnh PRRS, nhưng qua kết quả điều tra huyết thanh học trong khảo sát này thì tỷ lệ heo có đáp ứng kháng thể sau tiêm phòng vacxin thấp (59,79%) cũng là yếu tố góp phần chưa tạo được khả năng bảo hộ cho đàn..
- Tiêu chí chuồng trại chăn nuôi cách xa đường giao thông là điều kiện quan trọng trong chọn địa điểm xây dựng trại nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường và hạn chế dịch bệnh lây nhiễm từ các phương tiện vận chuyển.
- Tuy nhiên, qua số liệu phân tích thì nguy cơ lây nhiễm bệnh của yếu tố này không rõ ràng, những cơ sở nuôi gần và xa đường giao thông đều có tỉ lệ bệnh như nhau..
- Nhận xét về kết quả này chúng tôi cho là do hầu hết các cơ sở nuôi đều không thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp vệ sinh thú y cũng an toàn sinh học như không có hố vôi trước cổng trại và không thực hiện khử trùng phương tiện vận chuyển con giống, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi vào trại… nên nguy cơ nhiễm bệnh của các cơ sở nuôi gần và xa đường giao thông đều như nhau..
- Tỉ lệ nhiễm PRRSV trên đàn heo ở TPCT là 16,90%, trong đó ở các trại chăn nuôi tập trung là 64% và ở heo gia đình là 12,45%.
- Tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở heo thịt (12,16), kế đến là heo con (33,33%) và cao nhất là heo nái (60,87%)..
- Tỉ lệ heo có đáp ứng kháng thể sau tiêm phòng vacxin PRRS tại các cơ sở nuôi là 59,79%, chưa đạt mức yêu cầu trong phòng chống dịch bệnh theo qui định..
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh PRRS ở đàn heo TPCT là trại chăn nuôi xây dựng gần chợ, gần lò giết mổ gia súc, mua con giống từ bên ngoài và sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/lần..
- La Tấn Cường (2005) Sự lưu hành và ảnh hưởng của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS) ở một số trại chăn nuôi tại TPCT.
- Tạp chí HEO- kiến thức chăn nuôi