« Home « Kết quả tìm kiếm

Tình hình Quảng Châu sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao


Tóm tắt Xem thử

- Bài viết này khảo sát về một giai đoạn lịch sử chi phối vùng Lĩnh Nam của nhà Tống sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao..
- Do vậy, nhà Tống bình định nước Nam Hán mà không chiếm được miền Bắc Việt Nam.
- Đến thời Tống Nhân Tông, Nùng Trí Cao là một thủ lĩnh thế lực ở châu Quảng Nguyên, tiếp sức với cả nhà Lý lẫn nhà Tống để giữ thế lực riêng.
- Cuối cùng, mặc dù không chiếm được thành Quảng Châu và thua quân Tống do Địch Thanh thống lĩnh, nhưng cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao không chỉ lan rộng khắp vùng Lĩnh Nam mà còn bộc lộ sự yếu kém trong khả năng chi phối Lĩnh Nam của nhà Tống..
- Quảng Châu vừa là trung tâm chi phối Lĩnh Nam, vừa là hải cảng quan trọng nhất của nhà Tống về ngoại thương Nam Hải, và tất cả sản vật vùng Lĩnh Nam tập trung ở đó.
- Nhưng Quảng Châu đã bị quân Nùng Trí Cao phá huỷ một cách nghiêm trọng mặc dù không đánh chiếm được..
- Thành Quảng Châu có rất nhiều truyền thuyết liên quan tới Nùng Trí Cao..
- Trong bài viết này, bằng những truyền thuyết đó, tôi sẽ khảo sát về những đặc điểm trong quá trình khôi phục thành Quảng Châu và quan hệ giữa sự khôi phục Quảng Châu và bang giao Việt – Tống..
- Sự vây thành Quảng Châu và tín ngưỡng Nam Hải thần.
- Ngày Quý Sửu tháng 5 năm 1052, Nùng Trí Cao đem quân từ Ung Châu tiến sang phía đông và chiếm được các thành châu bên sông Úc là châu Hoành, Quý, Củng, Tầm, Đằng, Ngô, Phong, Khang, Đoạn và đến dưới thành Quảng Châu trong vòng 2 tuần.
- Từ ngày Bính Dần, Nùng Trí Cao đã bắt đầu vây đánh thành Quảng Châu.
- Theo các tài liệu Trung Quốc, lý do mà Quảng Châu không bị quân Nùng Trí Cao hạ thành là nhờ Nguỵ Quán, làm Tri châu năm 1045, gia cố thành trì theo sáng kiến của Nhậm Trung Sư, là Tri châu Quảng Châu thời kỳ trước.
- Nhưng khi đó thành Quảng Châu vẫn hẹp, hơn nữa không có la thành.
- Sau khi Nùng Trí Cao rút về, Nguỵ Quán làm tri Quảng Châu lại và Nguyên Giáng là Quảng Đông chuyển vận sứ cùng tu bổ thành trì để chống lại nguy cơ quân Nùng Trí Cao sang lại.
- Sau đó, nhà Tống không chỉ tu bổ thành mà còn tích cực phổ biến tín ngưỡng một vị thần ở Quảng Châu, đó là “Nam Hải Quảng Lợi vương”, tên tắt là “Nam Hải thần”.
- Năm 1053, nhà Tống phong cho vị thần ấy thêm hiệu là “Thiều Thuận”.
- Theo văn khắc Hoàng Hưu ngũ niên điệp (đó là bia kỷ niệm cho phong hiệu thêm đó) chép rằng, Nguyên Giáng nghe những người Quảng Châu nói là do Nùng Trí Cao đến Quảng Châu muộn vì đột ngột bị bão trên đường từ Đoạn Châu đến Quảng Châu nên mới có thời gian chuẩn bị bảo vệ thành.
- Hơn nữa khi Quảng Châu gặp nguy cơ, thiên.
- Nguyên Giáng tin tưởng rằng tất cả linh nghiệm của Nam Hải thần nói trên không những là nhờ tất cả quan viên và nhân dân Quảng Châu cầu khẩn mà còn nhờ Tống Nhân Tông rất quan tâm đến phương Nam, và nài xin triều đình phong cho Nam Hải thần và vợ của Nam Hải thần thêm hiệu 5.
- Các quan viên và nhân dân Quảng Châu cầu nguyện Nam Hải thần là vì đây vừa là vị thần bảo vệ hàng hải gần gũi nhất đối với người Quảng Châu, vừa là vị thần chủ quản an ninh phương Nam đối với các vương triều phong kiến Trung Quốc.
- Năm 1063, miếu Nam Hải thần do Dư Tĩnh là tri Quảng Châu xây dựng lại.
- Như vậy, có thể nói là qua mười năm sau sự kiện Nùng Trí Cao, triều đình Tống và người Quảng Châu vẫn tôn sùng Nam Hải thần để cho khu vực Quảng Đông khôi phục lại và bình yên..
- Tóm lại, do cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, nhà Tống tán dương sự linh nghiệm của Nam Hải thần và xây lại miếu thần để lấy lòng người Quảng Châu..
- Sự phát triển thành Quảng Châu trong thời Hy Ninh.
- Trong thời Hy Ninh nhà Tống tiến hành xây dựng lại ở Quảng Châu.
- Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, nhà Tống lệnh cho tri Quảng Châu xây dựng la thành.
- Nhưng trong nhiều năm các tri châu không xây được la thành vì trong đất của Quảng Châu có nhiều vỏ hến, không thích hợp với việc xây dựng..
- Nhưng ngày 23 tháng 4 năm 1068, Lữ Cư Giản, là tri Quảng Châu trước, đề nghị xây dựng thành mới ở địa thành xưa, liên kết với bên đông “Thành Tử”.
- Sau đó, tháng 10 năm 1072, Trình Sư Mạnh là tri Quảng Châu xây dựng thành mới thứ hai, đó là “Tây Thành”.
- Sự nghiệp đó không chỉ do tri Quảng Châu và Giám ty Quảng Đông cùng làm mà còn do triều đình sai người xây thành giỏi đến trợ giúp 8 .
- Như vậy, có thể nhận xét được là sự nghiệp xây rộng thành Quảng Châu là sự việc quan trọng nhất đối với nhà Tống.
- Thành Quảng Châu được mở rộng quy mô từ cuộc chiến với Nùng Trí Cao, và trở thành một ngôi thành lớn, bao gồm 3 ngôi thành nhỏ (Thành Tử, Đông Thành và Tây Thành)..
- Hơn nữa theo THY chép, Tân Áp Đà La là sứ nộp cống của nước Vật Tuần Đại Thực, muốn hiến tiền bạc để giúp cho sự nghiệp xây lại thành Quảng Châu và xin cho phép làm quan “Phiên Trường”.
- Và triều đình trả lời là không cự tuyệt, việc Tân Áp Đà La hiến tiền còn việc làm Phiên Trường thì tuỳ Quảng Châu xét đoán 9 .
- Như thế, sự nghiệp xây thành không chỉ nhà Tống tích cực tổ chức mà còn nhiều người Phiên ở Quảng Châu cũng rất quan tâm và muốn cùng tham gia..
- Châu học là một trường học quốc lập ở các châu của nhà Tống.
- Châu học Quảng Châu được coi là một trung tâm quan trọng giáo hoá các sỹ phu Quảng Châu nhằm mục đích tăng thêm tiến sỹ và khiến cho văn hoá Nho giáo được phổ biến rộng rãi.
- Vì thế châu học Quảng Châu có quan hệ mật thiết với sự chi phối vùng Lĩnh Nam của nhà Tống..
- Châu học Quảng Châu đầu tiên được thiết lập ở miếu Phu tử, miếu này ở chợ Phiên, phía tây của Thành Tử.
- Năm 1050, Điền Du là tri Quảng Châu chuyển trường sang phía đông nam của Thành Tử.
- Về người Quảng Châu tên Lưu Phú nêu trên, Học điền ký chép rằng, trong khi Trình Sư Mạnh làm Tri châu, Lưu Phú đang làm quan chức Thí tương tác giám chủ bộ.
- Đời nhà Tống đã có kinh nghiệm xây dựng trường học như vậy ở biên giới với nước Tây Hạ.
- Phiên học của Tân Áp Đà La là Phiên học đầu tiên ở Quảng Châu..
- Quán Thiên Khánh tại Quảng Châu ban đầu ở phía tây nam bên ngoài Thành Tử nhưng bị quân Nùng Trí Cao phá huỷ 16 .
- không có phòng bị, đi theo sông đến Phiên Ngung – Quảng Châu – một cách thầm vụng, ở ngoài Thành Tử, ngôi điện quán bị tai nạn và đã hoàn toàn cháy thành tro tàn.
- Địa Hoa Ca La bất ngờ muốn tôn sùng Đạo giáo, đến năm 1067, Địa Hoa Ca La sai sứ đến Quảng Châu và được cho phép, sau đó bắt đầu tiến hành xây dựng lại quán.
- Dù truyện đó là sự thật hay không, sự việc xây dựng quán Thiên Khánh chắc chắn là có ảnh hưởng tốt cho nhà Tống đối với Địa Hoa Ca La.
- Sở dĩ vậy là vì quán Thiên Khánh vốn là di tích tín ngưỡng quan trọng nhất trong thành Quảng Châu đối với nhà Tống.
- Trải qua việc xây lại quán Thiên Khánh, Địa Hoa Ca La chắc chắn tạo được mối quan hệ mật thiết với nhà Tống và được lợi ích nhiều, còn.
- Như đã nói ở trên, dưới thời Hy Ninh, nhà Tống đã cố gắng thực hiện sự nghiệp lớn và kết quả là, Quảng Châu không chỉ chống đỡ được những vết thương do Nùng Trí Cao tấn công, mà còn phát triển mở rộng hơn so với trước..
- Nhưng sự kiện nào cũng đều được những người sống ở Quảng Châu quan tâm đến và tích cực tham gia, còn các quan viên Quảng Châu thì không quan tâm đến nguyện vọng của dân.
- Trước khi làm ba việc đó, nhà Tống đã làm một việc khác là chấn hưng tín ngưỡng Nam Hải thần như đã nói ở trên.
- Đó là một việc rất quan trọng của triều đình nhằm đáp ứng nguyện vọng của người Quảng Châu sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao..
- Còn các sự nghiệp nói trên sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao đều có quan hệ mật thiết với người Quảng Châu về ngoại thương Nam Hải..
- Lý do thứ nhất là Nam Hải thần vốn là vị thần bảo vệ an ninh hàng hải cho người Quảng Châu.
- Cho nên có thể nói là, sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, nhờ những người làm ngoại thương Nam Hải cống hiến lớn cho sự thống trị Quảng Châu, triều đình Tống và Quảng Châu mới tổ chức thuận lợi các sự nghiệp quan trọng và làm cho tình hình ngoại thương Nam Hải ở Quảng Châu trở nên sôi nổi hơn trước..
- Tóm lại, đặc điểm quan trọng nhất trong cuộc khôi phục Quảng Châu là nhà Tống gắn liền sự nghiệp này với ngoại thương Nam Hải, vì ngoại thương Nam Hải là sự nghiệp rất quan trọng đối với nhà Tống ở Quảng Châu..
- Quan hệ giữa chính sách sai sứ sang Chiêm Thành và khôi phục của Quảng Châu Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, nhà Tống nhờ sự nghiệp khôi phục Quảng Châu đã làm cho quan hệ với ngoại thương Nam Hải gắn bó mật thiết.
- Bởi vậy, ngoại thương Nam Hải đã phồn vinh trở lại như trước khi Nùng Trí Cao vây đánh thành Quảng Châu.
- Vậy thì công cuộc khôi phục Quảng Châu có vai trò gì đối với quan hệ Việt – Tống?.
- Do bị Nùng Trí Cao đánh chiếm, nhà Tống mới tích cực chi phối lưu vực Tả Giang và Hữu Giang một cách mạnh mẽ.
- Ví như việc nhà Tống huấn luyện các khê động biên giới, dụ hàng họ và dòng dõi Nùng Trí Cao nội phụ, tên là Nùng Tông Đán, Nùng Thiện Mỹ và Nùng Trí Hội.
- Nhưng năm 1062, Lý Nhật Tôn báo cho nhà Tống rằng, theo Chiêm Thành cho biết, Dư Tĩnh sai sứ đến Chiêm Thành để kêu gọi tấn công vào Giao Chỉ cùng với quân Quảng Nam Tây lộ 19.
- Nhà Tống sau đó sai Quách Quỳ tấn công xâm lược Giao Chỉ.
- Trong cuộc chiến tranh đó, nhà Tống dùng thuỷ quân để tấn công vào Giao Chỉ, và sai sứ đến Chiêm Thành, Chân Lạp để yêu cầu cùng đánh Giao Chỉ..
- Như vậy, nhà Tống thích dùng sách lược sai sứ đến Chiêm Thành để đối xử với Giao Chỉ sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao.
- Vậy nhà Tống đã có tin tức gì về quan hệ giữa Giao Chỉ và Chiêm Thành?.
- Vì thế, nhà Tống và Chiêm Thành, hai nước cũng có thể tránh qua Giao Chỉ và liên lạc trực tiếp với nhau được..
- Từ đầu đời Tống, Chiêm Thành cũng có quan hệ triều cống với nhà Tống như Giao Chỉ.
- Và hầu hết hàng năm Chiêm Thành đều sai sứ đến cống ở Quảng Châu.
- Cho nên nhà Tống do triều cống của hai nước có thể biết được tình trạng của quan hệ giữa Giao Chỉ và Chiêm Thành.
- Năm 981, Lê Hoàn xin cho phép hiến 93 người tù Chiêm Thành cho nhà Tống, nhà Tống cho họ ở Quảng Châu, rồi sau đó trả lại cho Chiêm Thành.
- Vì vậy, nhà Tống đã có tin tức về Giao Chỉ và Chiêm Thành từ khi lập nước thông qua hoạt động của Giao Chỉ.
- Nhưng nhà Tống thụ động chi phối vùng biên giới Lĩnh Nam và không muốn để xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến quan hệ với Giao Chỉ, mặc dù Giao Chỉ mở rộng đến biên giới.
- Cho nên khi đó, nhà Tống đương nhiên không có ý khiến Chiêm Thành kiềm chế Giao Chỉ, nhưng sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao thì nhà Tống đã tích cực đối phó với Giao Chỉ và theo ý kiến của những người có công đánh Nùng Trí Cao như Dư Tĩnh..
- Năm 1061, Dư Tĩnh được cử làm quan ở Quảng Châu sau khi hội đàm với Giao Chỉ.
- Như vậy, nhà Tống uỷ nhiệm cho Dư Tĩnh hầu hết các quyền lực thống trị Quảng Đông về chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại thương..
- Theo người Tống, tàu biển nước ngoài đến Quảng Châu thực sự không nhiều lắm 24 .
- Nhà Tống cho tri Quảng Châu và Quảng Đông chuyển vận sứ cố gắng khuyến khích tàu nước ngoài qua lại.
- Hơn nữa chế độ Quảng Châu thị bách ty cũng ngày càng mục nát.
- Vì vậy, trong khi làm ở Quảng Châu, Dư Tĩnh tích cực cải cách chế độ giao dịch, bãi bỏ quan thuế và cấm các quan viên không được tự do mua hàng hoá ngoại quốc để khuyến khích tàu ngoại thương sang Quảng Châu 25 .
- Cho nên nhà Tống thường tạo quan hệ với nước ngoài nhờ ngoại thương dân gian.
- Vì thế, tình hình phát triển ngoại thương Nam Hải chắc có ảnh hưởng sâu sắc đến bang giao của nhà Tống.
- Vì vậy, nếu nhà Tống muốn thiết lập quan hệ mật thiết với Chiêm Thành để đánh Giao Chỉ, thì không thể không nhờ hoạt động của người buôn Nam Hải được.
- Vì vậy, các tri Quảng Châu như Dư Tĩnh và Trình Sư Mạnh đều tích cực khôi phục Quảng Châu và thu hút các người buôn Nam Hải.
- Khảo sát như thế, sự nghiệp khôi phục Quảng Châu sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao thì không chỉ phát triển thành Quảng Châu mà còn khôi phục tình trạng ngoại thương Nam Hải, do đó nhà Tống mới có chính sách tích cực với Giao Chỉ..
- Tóm lại, cuộc vây thành Quảng Châu của Nùng Trí Cao bắt buộc nhà Tống phải cải tiến chế độ chi phối vùng Lĩnh Nam.
- Quảng Châu là đô thị hải cảng quan trọng nhất của Trung Quốc, nên nhà Tống phải tích cực khôi phục Quảng Châu cũng như chi phối biên giới Quảng Tây mạnh mẽ.
- Như thế, Quảng Châu dần dần trở lại hoạt động ngoại thương thịnh đạt, đóng một vai trò rất quan trọng trong mối bang giao Việt – Tống..
- 3 Tống hội yếu tập cảo (viết tắt là THY), Phương vực 9 – 27, Phần Quảng Châu phủ thành, Hoàng Hựu năm thứ 4 (1052), tháng 10, ngày 29..
- 7 THY, Phương vực 9 – 27, Phần Quảng Châu phủ thành, Hy Ninh năm thứ 1 (1068), tháng 4, ngày 23.
- 8 THY, Phương vực 9 – 27, phần Quảng Châu phủ thành, Hy Ninh năm thứ 5 (1072), tháng 8, ngày 12..
- “Quảng Châu phủ di học ký” và Trình Sư Mạnh, “Học điền ký”..
- 15 THY, Sùng nho 2 – 12, phần Quảng Châu phủ thành, Sùng Ninh năm thứ 4, tháng 8, ngày 28..
- 16 Theo sử tịch Quảng Châu thành phường chí chép, quán Thiên Khánh ở Quảng Châu vốn là một ngôi chùa được đổi tên từ chùa Khai Nguyên mà Đường Huyền Tông ra chiếu xây dựng..
- 18 Thiên hạ quân quốc lợi bệnh thư, phần Tam Phật Tề, Quảng Châu cựu chí..
- Và Lý Nhật Tôn viết thư cho nhà Tống là xem THY, Phiên di 4 – 34, phần Giao Chỉ, Gia Hựu năm thứ 7, tháng Giêng..
- 23 Võ Khê chí, quyển 15, Biểu, “Quảng Châu Tạ Thượng biểu”..
- 24 THY, Chức quan 44 – 4, Thiên Thánh năm thứ 6, tháng 7, ngày 16 chép “Chiếu, Quảng Châu dạo này ít khi tàu phiên đến.
- Theo [Kondo 2001], nhà Tống thiết lập quan hệ với Cao Lệ là nhờ người buôn ở Tuyền Châu.