« Home « Kết quả tìm kiếm

Tình hình sinh kế của cộng đồng ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- TÌNH HÌNH SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG.
- Sinh kế, vùng đệm, Vườn quốc gia, U Minh Thượng.
- Nghiên cứu này nhằm xác định hiện trạng sinh kế của cộng đồng ở vùng đệm Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng để tìm ra giải pháp cải thiện nâng cao thu nhập, góp phần hạn chế khai thác trái phép và bảo vệ sự đa dạng sinh học ở VQG này.
- Nghiên cứu bao gồm: xác định tình hình KTXH và các họat động canh tác, các thuận lợi và khó khăn của cộng đồng, đề xuất các giải pháp đến nhà quản lý để nâng cao thu nhập cho cộng đồng..
- Số liệu và thông tin dựa trên số liệu thứ cấp và khảo sát 100 hộ ở vùng đệm của VQG U Minh Thượng, bao gồm xác định: nguồn thu nhập chính, an sinh xã hội, mức độ hài lòng và kiến nghị từ cộng đồng.
- Kết quả cho thấy canh tác nông nghiệp chiếm 20-80%.
- tổng thu nhập.
- Thu nhập của cộng đồng còn thấp do điều kiện tự nhiên, thiếu vốn và kỹ thuật là tiềm ẩn việc đánh bắt trái phép ảnh hưởng tính đa dạng sinh học trong VQG..
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam là một trong sáu khu vực đóng vai trò quan trọng trong đa dạng sinh học của thế giới, trong đó vườn quốc gia (VQG) U Minh Thượng là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao nhất (Safford et al., 1998), VQG này tọa lạc tại vị trí từ 9°31 đến 9°39' vĩ độ bắc và từ 105°03' đến 105°07' kinh độ đông, thuộc huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (Hình 1), tổng diện tích là 21.107 ha, trong đó vùng lõi là 8.038 ha, vùng đệm là 13.069 ha, nơi có hệ sinh thái nước ngọt rừng tràm trên than bùn đặc trưng.
- VQG U Minh Thượng được công nhận là Vườn di sản ASEAN thứ 5 của Việt Nam năm 2013, là vườn di sản ASEAN đầu tiên về đất than bùn của khu vực, năm 2016 VQG này chính thức được công nhận là khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới (Nguyễn Hằng, 2016)..
- (1998) và Võ Tòng Anh (2013), VQG U Minh Thượng bao gồm các sinh cảnh: vùng trảng sậy.
- Hệ động thực vật tại VQG U Minh Thượng rất đa dạng và phong phú, hơn 243 loài thực vật, 32 loài thú (trong đó có 4 loài được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam năm loài chim, 172 loại côn trùng, 54 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 8 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 7 loại ếch nhái và 66 loài cá, trong đó có 2 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (Trần Văn Thắng, 2016)..
- Trước tình hình suy thoái tài nguyên sinh vật ngày càng nghiêm trọng nhiều nơi như hiện nay, việc bảo vệ, duy trì tính đa dạng sinh học ở VQG U Minh Thượng có vai trò quan trọng không chỉ ở phạm vi ở Việt Nam mà còn mang tính chất toàn cầu.
- nhiên, thì các tác động từ cộng đồng ở vùng đệm (vùng bao quanh vùng lõi) là rất quan trọng.
- Vì sinh kế của cộng đồng này có tác động trực tiếp và gián tiếp đến công tác bảo tồn ở VQG, nghèo đói, thất nghiệp, thu nhập thấp, nhận thức kém của cộng đồng là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác trái phép tài nguyên trong VQG (Safford, et al., 1998)..
- Tuy nhiên, việc cập nhật thông tin về VQG U Minh Thượng gần đây còn hạn chế, đặc biệt là cộng đồng ở vùng đệm.
- Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các hoạt động sinh kế, tình hình sử dụng đất, thuận lợi và khó khăn để tìm ra giải pháp cải thiện thu nhập cho cộng đồng, góp phần hạn chế khai thác trái phép để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở VQG U Minh Thượng.
- (i) xác định tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng ở vùng đệm và (ii) phân tích các thuận lợi và khó khăn của cộng đồng và đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cộng đồng ở vùng đệm..
- Số liệu thứ cấp: Tài liệu những nghiên cứu về VQG U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, các báo cáo khoa học xuất bản có liên quan, các báo cáo của VQG, sở ban ngành quản lý trực tiếp và gián tiếp..
- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn ngẫu nhiên 100 hộ sống trong vùng đệm, xung quanh vùng lõi của VQG U Minh Thượng (Hình 1) từ kênh 1 đến kênh 20 thuộc hai xã Minh Thuận và An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019.
- Các thông tin phiếu phỏng vấn bao gồm tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng như: nguồn thu nhập chính, nghề nghiệp, nhân khẩu, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, mức độ hài lòng của cộng đồng, các yêu cầu và kiến nghị và các vấn đề mà cộng đồng quan tâm..
- Hình 1: Bản đồ vùng nghiên cứu -VQG U Minh Thượng Phương pháp xử lý thống kê: Số liệu được.
- 3.1 Các hoạt động sinh kế của cộng đồng vùng đệm.
- Kết quả khảo sát cho thấy thời gian sinh sống của cộng đồng nơi đây được thể hiện ở Hình 2a, hộ sống lâu nhất là >50 năm, hơn 70% số hộ sống 25 năm và có hộ mới đến từ 2-10 năm trở lại đây (Mackay, 2009), đa số các hộ sống ở đây từ năm 1992, họ thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo không đất sản xuất ở địa phương, nhận khoán đất để định cư và canh tác sản xuất, lúc đầu dân cư còn thưa thớt, đến năm 1999 toàn vùng vẫn còn hơn 60% diện.
- đê bao khép kín, giao thông, tăng cường khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt nên nhiều người đến sinh sống nhiều vùng đệm (Nguyễn Nguyệt Minh, 2012)..
- Hiện nay, cộng đồng này rất đa dạng, bao gồm những hộ nhận khoán đất trước đây đã chia đất cho con cháu, một số hộ bán đất di dời đi nơi khác do điều kiện sống nơi đây không thích hợp, nhiều người từ địa phương khác như ở: Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu và Trà Vinh đến mua đất để canh tác và sinh sống..
- Theo kết quả khảo sát thì các hộ nơi đây gồm 1- 3 thế hệ sinh sống, cơ cấu tuổi của cộng đồng được thể hiện ở Hình 2b, trình độ học vấn ở Hình 2c.
- nghỉ học lao động sớm.Việc hạn chế trình độ học vấn có ảnh hưởng đến nhận thức, khó khăn trong tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhạy bén phân tích và nắm bắt thị trường trong quá trình canh tác và sản xuất..
- tuổi của cộng đồng (b).
- và trình độ học vấn (c) của cộng đồng sống ở vùng đệm của VQG U Minh Thượng.
- Theo Lê Tấn Lợi và Lý Trung Nguyên (2015), ở vùng đệm ở U Minh Thượng có 61 % hộ có 1 - 4 người và 30% hộ có 5 - 8 người..
- Hình 3: Số năm sinh sống (a) và nhân khẩu/hộ (b) của cộng đồng vùng đệm ở VQG U Minh Thượng Hiện có 98% cộng đồng sống vùng đệm có đất.
- canh tác, diện tích canh tác/hộ được trình bày ở Hình 3a, hơn 50% số hộ có diện tích là 4 ha.
- Theo Trần Văn Thắng (2016), mỗi hộ trong vùng đệm nhận 4 ha đất để sản xuất theo mô hình nông hộ Nông-Lâm- Ngư kết hợp.
- 3.1.2 Sinh kế cộng đồng.
- Hiện tại, thành phần cộng đồng nơi đây có nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau, nên sinh kế của họ cũng khác nhau, họ là nông dân, ngư dân, công chức, làm thuê, mua bán nhỏ, giáo viên.
- Tổng thu nhập gia đình bao gồm thu nhập từ canh tác và thu nhập khác từ chuyên môn nghề nghiệp của họ (Hình 4), trong đó canh tác các loại: chuối, lúa, rẫy (rẫy: khoai các loại, gừng, củ lùn, hành lá và rau các loại) và nuôi trồng thủy sản, trong đó nhóm hộ canh tác nhiều đối tượng: chuối - lúa, chuối - rẫy có thu nhập cao hơn nhóm hộ canh tác 1 đối tượng..
- Bảng 1: Thực trạng một số mô hình sinh kế chính ở vùng đệm ở VQG U Minh Thượng.
- STT Mô hình sinh kế Ưu điểm Nhược điểm.
- Là mô hình truyền thống, đất đai sẵn có, ít chi phí, trồng 1 lần thu hoạch được 2-4 năm, ít rủi ro về kỹ thuật, mức độ đầu tư tùy theo khả năng tài chính của từng nông hộ.
- Là nghề truyền thống, dễ làm, ruộng đất sẵn có, lao động tại chỗ, mức độ đầu tư theo khả năng tài chính của từng hộ.
- Nguồn nước khan hiếm mùa khô, nhiễm phèn, xâm nhập mặn ngày càng nhiều, năng suất lúa thấp, sâu bệnh nhiều, chi phí vật tư nông nghiệp cao trong khi giá lúa giá rẻ, nông dân lợi nhuận ít.
- Giá thị trường tiêu thụ biến động, hiện nay năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với sản phẩm từ các địa phương khác, nông dân bỏ trồng khóm.
- Cơ cấu ngành nghề trong các hoạt động canh tác ở vùng đệm.
- Hình 4 cho thấy có 31% hộ canh tác chuối, diện tích chuối là 2,0±1,2 ha/hộ, chi phí đầu tư là triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận là triệu đồng/ha/năm.
- Ngoài ra, có 7% hộ không đầu tư chỉ trồng 1 lần rồi thu hoạch 3-4 năm tiếp theo, so với vùng U Minh Hạ năm 2015 (Lê Tấn Lợi và Lý Trung Nguyên, 2015) thì chi phí đầu tư trồng chuối khoảng 12,2 triệu đồng/ha/năm, thu.
- đây, nhưng giá chuối giảm trong thời gian gần đây, để phát triển cây chuối cho U Minh Thượng, hội nông dân huyện đang xây dựng thương hiệu “Nhãn hiệu tập thể chuối xiêm U Minh Thượng” với diện tích trên 3.500 ha, với mong muốn được mở rộng thị trường, góp phần phát triển kinh tế cho nông dân..
- Hiện nay, nhiều nông dân ở vùng đệm U Minh Thượng chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng chuối kết hợp nuôi cá cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần trồng lúa, do trồng chuối ít chi phí, công chăm sóc và không dùng thuốc trừ sâu..
- Có 16% hộ trồng lúa (Hình 5), diện tích lúa là 2,8±1,8 ha/hộ và năng suất là 5,7±1,0 tấn/ha/vụ, hiện có 5/16 hộ trồng 2 vụ/năm, các hộ còn lại trồng.
- Nhìn chung, năng suất trồng lúa ở vùng U Minh Thượng có năng suất thấp so với các địa phương khác, do vùng này nước phèn, nhiễm mặn, thiếu nước ngọt, nhưng nông dân vẫn duy trì vì là nghề truyền thống, có sẵn ruộng đồng, sử dụng.
- Tuy nhiên, theo chủ trương của huyện U Minh Thượng là canh tác vùng đệm theo hướng kinh tế tổng hợp đa canh như: chuối - cá, lúa - cá, màu - cá, tỉnh đã đầu tư đồng bộ như nạo vét kênh xổ phèn, xây cống ngăn mặn, tăng 624 ha từ lúa 1 vụ lên 2 vụ, tập huấn khoa học kỹ thuật, chọn giống lúa chịu phèn, chịu mặn, năng suất lúa tăng dần từ 4,2 tấn/ha năm 2010 lên 5,4 tấn/ha trong năm 2015 (Bình An, 2016)..
- Hình 4: Sinh kế của cộng đồng vùng đệm VQG U Minh Thượng Trồng rẫy đang phát triển, có 35% hộ tham gia.
- Nhìn chung, sinh kế của cộng đồng ở vùng đệm hiện nay có cải thiện hơn so với trước đây nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, do.
- người dân vùng đệm VQG U Minh Thượng có thu nhập dựa vào sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp..
- Thu nhập trung bình là 33,6 triệu đồng/hộ/năm và 393.000 đồng/người/tháng, mặc dù các hộ nơi đây được cấp đất canh tác nhưng thu nhập còn thấp, do không có phương tiện, thiếu vốn và chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Lê Tấn Lợi và Đồng Ngọc Phượng, 2014)..
- Trong khi đó ở vùng đệm U Minh Hạ (Cà Mau), cộng đồng áp dụng mô hình lúa-cá kết hợp có hiệu quả hơn ở U Minh Thượng, tận dụng nguồn cá giống từ VQG xả nước vào mùa mưa, chủ yếu là cá đồng (cá lóc, cá trê, cá thát lát, cá sặc) để lấy vào đồng ruộng.
- Chủ trương của huyện là phát triển nguồn cá đồng U Minh Thượng, do giá thị trường cá đồng cao và ổn định, hiện nay nhiều hộ bắt đầu nuôi cá đồng ở vùng đệm trong bối cảnh khai thác quá mức bằng ngư cụ có tính hủy diệt cao, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nguồn lợi cá đồng ngày càng suy giảm (Sharon, 2013).
- Cùng với việc tăng dân số, nạn thất nghiệp, đối tượng tham gia khai thác thủy sản là những người không có điều kiện canh tác như: hạn chế diện tích đất, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật (Bình An, 2016), nhóm công đồng này cần có định hướng hỗ trợ để ổn định sinh kế, vì khi tài nguyên cạn kiệt thì việc vi phạm khai thác trong VQG là khó tránh khỏi..
- Số lượng hộ tham gia các hoạt động sinh kế theo nghề nghiệp ở VQG U Minh Thượng Ngoài ra, có 6% hộ nuôi tôm nước lợ (Hình 5),.
- nuôi mỗi năm nuôi 1 vụ vào mùa khô, nguồn nước lợ được bơm từ ngoài đê vào, có hệ thống ao chứa để chủ động, độ mặn từ 2-7 mg/L, nên các hộ nuôi kết hợp tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và cả tôm sú (Penaeus monodon) mô hình này có từ năm 2017, năng suất là 586±246 kg/ha/vụ và giá bán đồng/kg/vụ, việc dẫn nước lợ vào khu vực nước ngọt để nuôi tôm này trái quy định, làm gia tăng quá trình nhiễm mặn vùng đệm ảnh hưởng đến hệ sinh thái cho khu vực và VQG..
- Ở vùng đệm hiện nay còn 1-2% hộ còn trồng tràm, do lợi nhuận từ tràm chỉ còn 23,3±4,7 triệu/ha.
- quy hoạch thành rừng sản xuất, nghĩa là nông dân trồng rừng hay trồng cây khác do chính họ quyết định, miễn sao cây trồng đó bảo đảm độ che phủ đất và đem lại cho họ nguồn thu nhập cho gia đình (Nguyễn Thị Kỳ, 2008).
- Trong thực tế, giá trị sinh thái từ rừng tràm là vô cùng to lớn, là nơi cư trú, bắt mồi cho nhiều loài sinh vật, nhưng bản thân cây tràm không đem lại giá trị kinh tế trực tiếp cho người trồng nó, việc thu hẹp diện tích rừng tràm về lâu dài có ảnh hưởng ít nhiều đến hệ sinh thái.Tuy nhiên, đây là tình hình chung cho khu vực, ở VQG U Minh Hạ cũng tương tự, lợi nhuận từ tràm khoảng 1,9 triệu /ha/năm, do giá tràm xuống thấp trong những năm gần đây, do không có thị trường tiêu thụ (Lê Tấn Lợi và Lý Trung Nguyên, 2015)..
- Tuy nhiên, hiệu quả canh tác từng loại cây trồng cũng có thay đổi theo thời gian, chẳng hạn theo kết quả nghiên cứu này tỷ lệ người tham gia trồng rẫy, trồng chuối, nuôi cá chiếm tỷ lệ cao (Hình 5) từ 13 đến 34%.
- Nhìn chung, do đặc thù điều kiện tự nhiên, vùng này khó dạng đối tượng cây trồng, vẫn là canh tác lúa, mía, khóm và rẫy (Võ Tòng Anh, 2013)..
- Mức độ hài lòng về an sinh xã hội của cộng đồng ở vùng đệm VQG.
- Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của cộng đồng về điều kiện sống nơi đây (Hình 6) cho thấy đa số cộng đồng hài lòng với điều kiện môi trường và an sinh xã hội, tất cả đã được đầu tư và tạo điện kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng, trạm xá và trường học điều nằm trong phạm vi nhỏ hơn 10 km, giao thông thuận tiện, lộ giới được nâng cấp từ 1,5 lên 2,5 m trong năm 2019.
- Tất cả cộng đồng đều được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt chất lượng nước tốt..
- Hình 6: Mức độ hài lòng về điều kiện sống ở cộng đồng vùng đệm ở VQG U Minh Thượng Ngoài ra, kết quả khảo sát trên 95% cộng đồng.
- ở vùng đệm cho rằng mình nghiêm chỉnh chấp hành quy định của VQG không vào rừng để khai thác và.
- Hình 7: Mức độ hài lòng về chợ (nơi mua bán), môi trường canh tác, sinh kế và an ninh ở vùng đệm VQG U Minh Thượng.
- Tỷ lệ hài lòng về điều kện sống và sinh kế của cộng đồng ở mức tốt đến rất tốt chiếm tỷ lệ cao.
- (Hình 6 và Hình 7), mặc dù sinh kế của cộng đồng ở mức thấp, còn nhiều khó khăn phía trước do điều.
- kiện tự nhiên (nhiễm phèn, nhiễm mặn, khan hiếm nước ngọt), nhưng vùng đệm U Minh Thượng từng bước được đầu tư thủy lợi để tăng vụ lúa, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phát triển nuôi cá đồng (Bình An, 2016), xây dựng thương hiệu Chuối U Minh Thượng (Khánh Vy, 2018), thay đổi quy định về trồng tràm để cộng đồng chọn đối tượng canh tác hiệu quả hơn tăng thu nhập, là các giải pháp để tăng sinh kế bền vững cho cộng đồng..
- Ngoài ra, có 40% ý kiến đề nghị ngành chức năng cần xem xét chọn hướng canh tác mới, vì vùng này bị nhiễm phèn nặng khó khắc phục, canh tác nông nghiệp sẽ không hiệu quả, nuôi thủy sản khó quản lý do nước phèn, cộng đồng thiếu kinh nghiệm canh tác, thiếu vốn và phương tiện sản xuất, khả năng và kiến thức rất hạn chế..
- 3.2 Thuận lợi và khó khăn của cộng đồng trong vùng đệm.
- Tất cả cộng đồng sống trong vùng đệm cho cho rằng cơ bản họ được đầu tư thủy lợi, đê bao, giao thông để ổn định chỗ ở, được đầu tư trường học trạm xá, tất cả cộng đồng đều được sử dụng điện lưới quốc gia.
- Mỗi hộ sở hữu diện tích lớn, nên thuận tiện trong nuôi trồng thủy sản, nuôi cá mật độ thưa ít tốn chi phí đầu tư thức ăn, thu tỉa thả bù, ổn định thu nhập..
- Từ kết quả khảo sát, 7 yếu tố làm ảnh hưởng đến sinh kế (Hình 8) chủ yếu là thị trường tiêu thụ nông sản, vốn đầu tư và kỹ thuật, trong khi các yếu tố khác như năng suất, máy móc và chất lượng con giống vẫn được quan tâm nhưng mức độ thấp hơn..
- Hình 8: Những khó khăn trong sinh kế mà cộng đồng vùng đệm VQG U Minh Thượng quan tâm.
- Các hộ trồng lúa lợi nhuận thấp, do thiếu nước ngọt, bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và hạn hán ở mùa khô nên năng suất lúa không cao, trong khi chi phí sản xuất cao như: phân bón, thuốc trừ sâu và lao động, việc bán lúa phải thông qua môi giới trung gian (phải trả huê hồng cho môi giới) làm cho người nông dân bị ảnh hưởng nhiều..
- 3.2.3 Một số đề xuất để tăng sinh kế vùng đệm Từ kết quả khảo sát cho thấy có 3 vấn đề lớn trong sinh kế hiện nay của cộng đồng vùng đệm:.
- Điều kiện tự nhiên hiện nay không còn phù hợp, tình hình môi trường thời tiết diễn biến ngày càng theo hướng cực đoan: xâm nhập mặn ngày càng mở rộng, mùa khô thiếu nước ngọt thường xuyên, gây ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng và canh tác, làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm thấp..
- Ngành chức năng cần giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng và hình thành kênh tiêu thụ nông sản, để hàng hóa ở U Minh Thượng vươn xa đến các vùng miền trong và ngoài nước, vì người nông dân không thể tạo được các kênh phân phối và lưu thông này.
- Cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong tình hình hiện nay, điều này liên quan đến các khâu kỹ thuật và chọn giống, người nông dân rất khó để tự tạo giống tốt chất lượng cao, không thể tự sử dụng kinh nghiệm bản thân để có kỹ thuật cao nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- do thị trường, nhưng nhu cầu vốn đầu tư tăng cao vượt quá khả năng nông hộ, cần có chính sách hỗ trợ từ ngành chức năng để việc canh tác thích ứng tình hình mới.
- Hiện tại thu nhập cộng đồng còn thấp, việc khai thác săn bắt trái phép trong VQG là khó tránh khỏi, việc bảo vệ quản lý VQG sẽ gặp khó khăn hơn..
- Do đó, ngoài việc nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQG, thì ổn định sinh kế cho cộng đồng thông qua các mô hình canh tác là hướng đi bền vững rất quan trọng.
- Khi mọi người đều có việc làm và sinh kế bền vững họ sẽ hạn chế khai thác và săn bắn trái phép ngoài mong muốn trong VQG, lúc đó bảo vệ hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học trong VQG sẽ ổn định bền vững hơn..
- Thu nhập của cộng đồng vùng đệm ở U Minh Thượng thấp, từ canh tác nông nghiệp chiếm 20- 80% kinh tế nông hộ, thu nhập chủ yếu từ canh tác chuối, rẫy, lúa và nuôi thủy sản..
- Vùng này là vùng đất phèn và bị nhiễm mặn vào mùa khô, hệ thống thủy lợi còn hạn chế nên thường xuyên thiếu nước ngọt, vì vậy năng suất và chất lượng cây trồng thấp khó cạnh tranh.
- U Minh Thượng: Phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản, truy cập ngày tại trang website https://www.mard.gov.vn/Pages/u- minh-thuong-phat-huy-tiem-nang-nuoi-trong- thuy-san-32245.aspx.
- Ðánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và đề xuất kiểu sử dụng đất hiệu quả tại vùng đệm xã Minh Thuận, huyện U Minh Thựợng, tỉnh Kiên Giang.
- Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp tỉnh: Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý, khai thác bền vững nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
- và Công nghệ và Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, 193 trang..
- Nghiên cứu các mô hình canh tác có hiệu quả cho vùng đệm Vườn quốc gia U Mnh Hạ, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
- Vườn Quốc gia U Minh Thượng trở thành khu Ramsar thứ 8 của Việt Nam, Tạp chí Môi trường số 2, trang 6(60 trang)..
- Vùng đệm U Minh Thượng:.
- Cải thiện sinh kế cho cộng đồng ven biển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, Cơ chế dựa trên các bài học kinh nghiệm của dự án Bảo tồn và Phát triển khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang, Báo cáo dự án GIZ, Chương trình hợp tác Đức và AID của chính phủ Úc, 42 trang..
- Ðổi thay vùng đệm U Minh Thượng.