« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở CHUYÊN MỸ (PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI) ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA NGUỒN TƯ LIỆU ĐỊA BẠ


Tóm tắt Xem thử

- Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ cách trung tâm Hà Nội 35km, thuộc huyện Phú Xuyên, thuộc ô trũng Hà Nam nên đây là vùng đất thấp nhất của Hà Nội.
- Hà Nội nay, Hà Tây xưa vốn là vùng đất có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có Chuyên Mỹ - nổi tiếng bởi nghề khảm trai ốc truyền thống.
- Là một làng nằm ven sông nên địa hình phân bố dân cư của Chuyên Mỹ cũng chạy dọc theo triền sông Nhuệ.
- Nhìn trên bản đồ địa hình cho thấy Chuyên Mỹ có hình dáng giống mai rùa với địa hình cao nhất ở khu vực trung tâm, lan toả ra xung quanh với địa hình thấp hơn.
- Mặt khác, khảo sát sơ bộ các làng Đồng Vinh, Bối Khê, thôn Thượng, Trung, Hạ của xã Chuyên Mỹ cho thấy những làng ở gần sông Nhuệ thì phát triển mạnh nghề thủ công.
- Vài nét về làng nghề Chuyên Mỹ.
- Chuyên Mỹ diện tích tự nhiên 792,83ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 506ha, gồm 7 thôn:.
- Như trên đã nói, khu vực Chuyên Mỹ nằm trong khu vực có cốt đất thấp nhất của huyện Phú Xuyên nên hình thức giải thích của dân gian như trên là có thể chấp nhận được..
- Và từ rất sớm, người dân ở Chuyên Mỹ đã lấy nghề thủ công mỹ nghệ khảm trai ốc làm nghề chính.
- Bởi điều kiện địa hình thấp trũng, mỗi năm chỉ cấy được một vụ, thậm chí có năm không thể cấy được vụ nào nếu năm đó nước sông Nhuệ dâng cao, tràn vào đồng ruộng của Chuyên Mỹ.
- Bởi sự khó khăn của hoạt động nông nghiệp nên người dân Chuyên Mỹ đã lựa chọn cho mình một nghề thủ công phù hợp với điều kiện gần sông nước và thấp trũng..
- Những nguồn tư liệu hiện có cũng không cho phép nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu được sự xuất hiện của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ.
- Vào đầu thế kỷ XIX, xã Chuyên Mỹ hiện nay thuộc huyện Phú Xuyên, trấn Sơn Nam Thượng.
- Ngoài thôn Trung thuộc xã Chuyên Mỹ, Chuyên Mỹ Thượng và Chuyên Mỹ Hạ, thôn Đồng Bông thuộc xã Chuyên Mỹ, thôn Ngọ thuộc xã Chuyên Mỹ thì còn có thêm các thôn Kim Lũng, Nhị Khê, Bối Khê, Giới Đức, phường Thuỷ Cơ thuộc xã Thịnh Đức.
- Như vậy, địa bàn xã Chuyên Mỹ đầu thế kỷ XIX rộng hơn diện tích xã Chuyên Mỹ hiện nay.
- Đầu thế kỷ XX, Chuyên Mỹ thuộc tổng Thịnh Đức Thượng, huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông với các xã Bối Khê, Chuyên Mỹ Ngọ, Chuyên Mỹ Thượng Hạ (Chuôn), Chuyên Mỹ Trung, Đồng Vinh, Kim Lũng, Nhị Khê.
- Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ cũng cho biết Chuyên Mỹ khi đó có các xã như trên 2.
- Tính đến ngày Chuyên Mỹ có 9.150 nhân khẩu, 2.137 hộ, số lao động trong độ tuổi là 5.450 lao động.
- Bối Khê trước đây là một xã nhưng hiện nay chuyển thành một thôn của xã Chuyên Mỹ.
- Chuyên Mỹ là xã khá đa dạng về tôn giáo: thờ thành hoàng, đền thờ tổ nghề, Thiên Chúa giáo, chùa thờ Phật.
- Làng Chuyên Mỹ Trung và Chuyên Mỹ Thượng là hai làng Công giáo toàn tòng.
- Hương ước làng Chuyên Mỹ Trung lập năm 1908 quy định lễ thờ chúa Trời vào hai kỳ xuân và thu.
- Hiện tượng Thiên Chúa giáo ở Chuyên Mỹ Trung khá lý thú.
- Đây là làng Công giáo toàn tòng đầu tiên và cũng là làng có kinh tế phát triển nhất ở xã Chuyên Mỹ.
- Đây cũng là nơi phần lớn thợ lành nghề di cư ra khu vực phía nam hồ Hoàn Kiếm, lập nên một khu vực tụ cư của người Chuyên Mỹ chuyên nghề Khảm trai, gọi là phố Hàng Khảm vào cuối thế kỷ XIX.
- Có thể thấy rằng, người Chuyên Mỹ đã di cư rất nhiều ra Thăng Long để làm ăn sinh sống.
- Tư liệu địa bạ cho biết Chuyên Mỹ Trung tập trung nhiều địa chủ có mức sở hữu ruộng đất rất lớn.
- Liệu có mối liên hệ giữa hai hiện tượng này không? Có thể giả định rằng, người Chuyên Mỹ Trung đã ra Hà Nội làm ăn sinh sống.
- Sở hữu ruộng đất ở Chuyên Mỹ đầu thế kỷ XIX.
- Những tư liệu thành văn minh chứng cho quá trình khai hoang, xây dựng của người dân Chuyên Mỹ trong lịch sử hiện còn không nhiều tại địa phương.
- Theo các phương pháp tiến hành nghiên cứu về địa bạ trước đó 4 , chúng tôi cũng tiến hành xử lý địa bạ Đồng Bông, thôn Ngọ, thôn Trung, xã Bối Khê và xã Chuyên Mỹ theo các cách thức như trên..
- B ảng 1: Phân bố ruộng đất Chuyên Mỹ đầu thế kỷ XIX.
- B ảng 2: Phân bố các loại ruộng ở Chuyên Mỹ đầu thế kỷ XIX.
- Điều dễ dàng nhận thấy là sở hữu tư nhân và ruộng đất chiếm áp đảo so với ruộng công làng xã .
- Tỷ lệ này khi so sánh với sở hữu ruộng đất ở một số huyện khác của Hà Động thì có sự khác biệt..
- Sự khác biệt đầu tiên là tỷ lệ công điền của Chuyên Mỹ thấp hơn nhiều so với các huyện khác ở Hà Đông.
- B ảng 4: Quy mô chủ sở hữu ruộng đất Quy mô s ở hữu Đồng.
- Bảng trên cho thấy sở hữu nhỏ của Chuyên Mỹ chiếm một tỷ lệ đáng kể với 51,4% chủ sở hữu dưới 3 mẫu ruộng.
- Tuy nhiên, trong mức độ này thì nông dân tự canh lại chiếm số lượng lớn (154 chủ sở hữu/381 chủ sở hữu, chiếm 40,4.
- Ngược lại, số chủ sở hữu từ 3 mẫu trở lên lại có số lượng lớn với 185 chủ sở hữu được thống kê trong địa bạ (chiếm 48,6.
- Mức độ sở hữu trên 10 mẫu là cũng lớn với 35 chủ sở hữu.
- Cá biệt, có 2 chủ sở hữu ở thôn Thượng, xã Chuyên Mỹ sở hữu trên 20 mẫu là Vũ Đăng Tiến sở hữu 20 mẫu, 7 sào, 13 thước.
- Vũ Văn Hán sở hữu 23 mẫu 9 sào.
- Chủ sở hữu Vũ Đăng Tiến là người Thạch Hà, Sơn Bằng, phụ canh ở Chuyên Mỹ.
- Mức độ sở hữu lớn như thế rất ít gặp ở Bắc Bộ bởi tính chất manh mún của loại hình ruộng đất ở miền Bắc..
- B ảng 5: Quy mô sở hữu ruộng đất đầu thế kỷ XIX.
- Quy mô s ở hữu Ch ủ sở hữu T ỷ lệ % Di ện tích sở hữu T ỷ lệ.
- Bảng 5 cho thấy tỷ lệ chủ sở hữu dưới 1 mẫu cũng như diện tích sở hữu đều rất nhỏ: 42 chủ sở hữu (chiếm 11%) sở hữu 27 mẫu 5 sào (chiếm 1,75.
- Mức độ sở hữu từ 1 đến 3 mẫu chiếm một tỷ lệ lớn về chủ sở hữu (40,4% tổng số chủ ruộng) nhưng chỉ nắm trong tay hơn 282 mẫu (chiếm 18% tổng số diện tích).
- Thế nhưng, số chủ sở hữu từ 3 đến 5 mẫu chỉ bằng một nửa số chủ ruộng sở hữu 1 đến 3 mẫu.
- Số chủ sở hữu từ 5 đến 10 mẫu chỉ có 70 chủ ruộng (chiếm 18,4%.
- dân số) nhưng có mức độ sở hữu kỷ lục là 497 mẫu (chiếm 31,6.
- Mức sở hữu trên 10 mẫu là 37 người (chiếm 9,7%) sở hữu tới 490 mẫu ruộng.
- Sự phân tích này càng khẳng định tính tập trung ruộng đất tại Chuyên Mỹ vào đầu thế kỷ XIX..
- Khi so sánh mức độ sở hữu tư nhân về ruộng đất ở các xã Đồng Bông, Ngọ, Trung, Bối Khê, Thượng thôn và Hạ thôn của xã Chuyên Mỹ thì quy mô cũng khác nhau.
- Có thể thấy ở Đồng Bông không có sở hữu lớn mà chủ yếu là nông dân tự canh.
- Thống kê từ địa bạ Đồng Bông cho thấy chủ sở hữu trên 5 mẫu ruộng chỉ có 4 người (chiếm 2,3%) trong tổng số 171 chủ sở hữu trong địa bạ, còn lại (97,7%) là sở hữu dưới 5 mẫu.
- Trong khi đó, ở các xã khác như Ngọ, Trung, Bối Khê, Thượng, Hạ, mức sở hữu dưới 1 mẫu có rất ít (6 trường hợp), từ 1 đến 3 mẫu là 42 trường hợp (chiếm 20.
- còn lại là 80% chủ sở hữu có mức độ sở hữu từ 3 mẫu trở lên.
- Trong số 29 chủ sở hữu trên 3 mẫu của thôn Ngọ (chiếm 82,3% chủ sở hữu, trong đó có 12 chủ sở hữu trên 10 mẫu ruộng) đã sở hữu tới 285 mẫu 4 sào 10 thước (chiếm 96,3% số lượng ruộng đất của thôn Ngọ).
- Số lượng tại thôn Thượng cũng tương tự: 26/27 chủ sở hữu từ 3 mẫu trở lên, chiếm 96,3%.
- Chủ sở hữu trên 5 mẫu là 23 người, chiếm 85,2%.
- 23 chủ sở hữu trên 5 mẫu đã nắm trong tay 237 mẫu 6 sào 12 thước 6 tấc trên tổng số 251 mẫu 8 sào của cả thôn, chiếm 94,4% tỷ lệ ruộng đất cả thôn.
- Hiện tượng tích tụ ruộng đất trong tay một số người ở các làng quê có nghề thủ.
- Địa bạ thôn Ngọ được lập năm Gia Long 4 (1805) vẫn cung cấp những thông tin về các chủ sở hữu ruộng đất tại thôn..
- Số chủ sở hữu là nữ cũng rất đáng quan tâm.
- Có 43 chủ sở hữu là nữ, chiếm 11,4% tổng số chủ (43/381 chủ) sở hữu 185 mẫu ruộng, chiếm 10% số lượng ruộng đất được thống kê qua địa bạ.
- Số lượng chủ sở hữu là nữ cũng như số lượng ruộng tích tụ là không nhiều nhưng từ địa bạ nó cũng cho một số thông tin đáng chú ý..
- B ảng 6: Quy mô chủ sở hữu phân theo địa bàn.
- Số lượng chủ sở hữu là nữ ở Bối Khê là nhiều nhất (17 chủ sở hữu).
- Mật độ chủ sở hữu là nữ tập trung chủ yếu ở mức sở hữu từ 1 đến 5 mẫu (chiếm 25 chủ sở hữu).
- Sở hữu từ 5 đến 10 mẫu có 13 chủ.
- Đặc biệt, có 2 chủ sở hữu ở thôn Hạ là Phạm Thị Dục, Nguyễn Thị Duẩn ở thôn Hạ sở hữu 10 mẫu 3 sào và 13 mẫu 5 sào..
- Như vậy, có tới chủ sở hữu ruộng đất ở Chuyên Mỹ là phụ canh.
- Trong số 135 chủ sở hữu là phụ canh thì chỉ có 9 chủ sở hữu là người không thuộc xã Chuyên Mỹ.
- thấy, hiện tượng người các làng của xã Chuyên Mỹ xâm canh ruộng là khá phổ biến.
- Toàn bộ 135 chủ phụ canh sở hữu 515 mẫu 9 sào 7 thước, chiếm 28% tổng ruộng đất của Chuyên Mỹ, trong đó, số chủ sở hữu dưới 1 mẫu là 20 trường hợp, 1 đến 3 mẫu là 51 trường hợp, 3 đến 5 mẫu là 31 trường hợp, 5 đến 10 mẫu là 25 trường hợp, trên 10 mẫu là 8 trường hợp.
- B ảng 7: Quy mô, số lượng và diện tích sở hữu của chủ phụ canh.
- Phần lớn những chủ phụ canh đều tập trung ở mức sở hữu trên 1 mẫu ruộng.
- Quy mô sở hữu nhỏ bị lấn át khi chỉ có 14,8% chủ phụ canh sở hữu 2,6%.
- tổng số ruộng đất phụ canh.
- Chủ sở hữu trên 10 mẫu chỉ có 5,8% nhưng nắm trong tay 21,7% tổng số ruộng đất.
- Điều này tiếp tục phản ánh mức độ tập trung ruộng đất trong tay một số địa chủ lớn, cho thấy tính phức tạp trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là ruộng đất ở Chuyên Mỹ..
- Bức tranh phân bố ruộng đất ở Chuyên Mỹ đầu thế kỷ XIX đã cho thấy những đặc điểm của một làng quê sớm có nghề thủ công phát triển.
- Sự phân hoá và tích tụ ruộng đất ở Chuyên Mỹ cho thấy đây là một địa bàn khá lý thú để.
- Đây là một lý do, theo chúng tôi là chủ yếu để người dân Chuyên Mỹ chăm chú vào nghề khảm trai mà ít chăm chú vào nghề nông như hiện nay.
- Nằm cạnh sông Nhuệ, nơi có rất nhiều trai ốc tự nhiên làm nguyên liệu cho hoạt động chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên Chuyên Mỹ có điều kiện để phát triển làng nghề..
- Đặt Chuyên Mỹ trong bối cảnh của làng nghề huyện Phú Xuyên nói riêng, làng nghề Hà Nội, Bắc Ninh nói chung mới thấy được sự liên thông giữa các làng nghề, đặc biệt là giữa làng nghề sơn mài Hạ Thái (huyện Phú Xuyên) và làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) với Chuyên Mỹ.
- Các sản phẩm sơn mài, đồ gỗ đều được thợ thủ công Chuyên Mỹ tỷ mỷ chạm khắc những bức tranh sống động bằng trai, ốc..
- Sự liên thông giữa các làng nghề tạo nên chất xúc tác cho sự phát triển của nghề thủ công Chuyên Mỹ nói riêng, làng nghề Phú Xuyên nói chung..
- Là làng nghề nằm ở khu vực thấp trũng, ruộng đất xấu, diện tích không nhiều, gần sông nên Chuyên Mỹ sớm phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, khai thác nguyên vật liệu trai ốc ngay tại địa phương.
- Trong bối cảnh như vậy, bức tranh phân bố ruộng đất tại Chuyên Mỹ đầu thế kỷ XIX nổi lên một số hiện tượng đáng lưu ý:.
- Thứ nhất, quá trình tư hữu hóa ruộng đất là một quá trình lâu dài trong lịch sử phản ánh bước phát triển của chế độ tư hữu và trường hợp Chuyên Mỹ cũng không là ngoại lệ.
- Tuy nhiên, so với các làng thuần nông khác tính chất phân hoá và tích tụ ruộng đất của Chuyên Mỹ dường như diễn ra với mức độ cao hơn.
- Thứ hai, sự phát triển đan cài của các loại hình sở hữu (chính canh, phụ canh).
- quy mô sở hữu (nhiều, ít), số chủ sở hữu là nam, nữ.
- đã cho thấy bức tranh sở hữu ruộng đất ở Chuyên Mỹ thật sống động nhưng cũng đầy phức tạp..
- Thứ ba, chất lượng ruộng đất ở Chuyên Mỹ không phải là loại tốt nhưng lại có hiện tượng tích tụ.
- Với bản chất ăn chắc, mặc bền, người thợ thủ công Chuyên Mỹ dùng đồng tiền kiếm được từ nghề thủ công để mua ruộng đất, coi đó là một hình thức đầu tư chắc chắn.
- Và như thế, cái vòng luẩn quẩn: ít ruộng đất nên phải làm nghề thủ công, khi có tiền lại tập trung mua ruộng để làm vốn là bước đi chậm chạp của làng Việt trên bước đường đổi mới, mà Chuyên Mỹ vào đầu thế kỷ XIX là một ví dụ minh họa cho bước phát triển của làng Việt truyền thống.