« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH


Tóm tắt Xem thử

- TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI TRÀ VINH.
- Trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu đã nghiên cứu về tình hình song ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer diễn ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bài nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào sự khám phá các bối cảnh sử dụng ngôn ngữ của người dân Khmer, khảo sát sự xuất hiện tiếng Việt vào trong các phát ngôn khi giao tiếp (bằng các ghi âm ngẫu nhiên), phân tích các lựa chọn ngôn ngữ trong sinh hoạt, đời sống văn hoá tinh thần của các em thanh thiếu niên Khmer (khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn các em học sinh lớp 10, 11 và 12 ở trường dân tộc nội trú Tỉnh), và những người Khmer trưởng thành với các xuất phát khác nhau về trình độ học vấn, bối cảnh gia đình.
- Bài viết tập trung làm sáng tỏ bức tranh tổng thể về tình hình sử dụng ngôn ngữ Việt - Khmer đang diễn ra tại Trà Vinh, từ đó sẽ hình thành nền tảng cho các nghiên cứu chi tiết tiếp theo về các kết quả thu được từ quá trình song ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ Việt-Khmer phản ánh trên các mặt từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp..
- Từ khóa: Song ngữ, Khmer, Việt, pha trộn ngôn ngữ, Trà Vinh.
- 1.1 Khái quát về dân số Khmer ở Trà Vinh.
- Trà Vinh .
- 1.2 Tiếng Khmer trong cộng đồng người Khmer ở Trà Vinh.
- Các phương tiện nghe nhìn (sách báo, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình) bằng tiếng Khmer khá đa dạng: Ấn phẩm “Tin ảnh dân tộc và miền núi” của TTX VN bằng tiếng Khmer, nhật báo tiếng Khmer 8 trang của 02 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, “báo Trà Vinh” và “báo Sóc Trăng, tạp chí “Vappa-tho Khmer” (Văn hoá Khmer).
- chương trình phát thanh tiếng Khmer của cơ quan thường trú Đài Tiếng Nói VN, các đài phát thanh của các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
- chương trình truyền hình biểu diễn văn nghệ như ca, múa, nhạc kịch bằng tiếng Khmer… Nói chung các chương trình truyền thông đại chúng bằng tiếng Khmer có nội dung phong phú.
- Các độc giả, khán, thính giả người Khmer có thể hiểu những vấn đề chính.
- Tuy nhiên, khi đi sâu vào chi tiết nhất là đối với những từ ngữ vay mượn từ tiếng Pali, Sanskrit, hoặc những từ ngữ dịch từ các thuật ngữ mới của tiếng Việt phổ thông, khả năng tiếp nhận thông tin của các tầng lớp nhân dân có khác nhau.
- Đa số đồng bào Khmer chỉ sử dụng tiếng Khmer với chức năng khẩu ngữ giao tiếp hàng ngày nên các thuật ngữ chính trị, kinh tế-xã hội bằng tiếng Khmer rất xa lạ với họ.
- Đối với giới trí thức am hiểu tiếng Khmer còn nhiều ý kiến tranh luận chưa thật sự thống nhất cho cách dùng từ ngữ, hay cách phiên dịch, biên dịch từ tiếng Việt ra tiếng Khmer trên báo đài..
- Người Khmer sống tập trung ở vùng nông thôn (đặc biệt là vùng Trà Cú).
- Người không biết nói, biết nghe tiếng Việt khoảng 10 % (Đa số người lớn tuổi và người vùng sâu, vùng xa).
- Người chỉ biết nói, biết nghe tiếng Việt ở dạng giao tiếp giản đơn như chào hỏi, mời mọc, mua bán lặt vặt ..khoảng 60%.
- Người biết nói, biết nghe tiếng Việt trong sinh hoạt hàng ngày ở mức độ thông thạo hơn chiếm khoảng 25%.
- Người nói được nghe được tiếng Việt kể cả trên lĩnh vực chính trị, KH-KT ..khoảng 5% (kể cả những người đã và đang hoạt động khu vực Nhà nước)..
- Người Khmer đều biết nói tiếng Khmer.
- Thậm chí các gia đình buôn bán ngay tại thị xã Trà Vinh, mặc dù thời gian tham gia học tập và sinh hoạt hoàn toàn với người Việt nhưng khi vào những dịp lễ, đám tiệc cùng với bà con thân thuộc họ sử dụng tiếng Khmer để giao tiếp.
- Vấn đề ngại nói tiếng Khmer công khai trước đám đông hoàn toàn chỉ trong các trường hợp mang tính chất trang nghiêm, hoặc là do đám đông có nhiều người Việt, còn trong bất kỳ các tình huống thông thường nào, người Khmer cảm thấy “thuận tiện” hơn khi sử dụng tiếng Khmer để nói chuyện với nhau..
- 2.1 Năng lực ngôn ngữ của người dân Khmer ở Trà Vinh.
- Số lượng người Khmer biết nói tiếng Việt khá lớn, nhưng với nhiều mức độ khác nhau.
- 36,4% người Khmer ở độ tuổi <.
- 26 khẳng định mức độ tự tin khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày.
- tuy nhiên những người ở độ tuổi trên 50 rất giỏi tiếng Khmer khá hạn chế khi tự đánh giá mức độ thông thạo tiếng Việt.
- Bảng hỏi khảo sát tập trung vào sự tự khẳng định ở mỗi độ tuổi về khả năng thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Khmer khi giao tiếp.
- Khả năng thông thạo tiếng được biểu hiện bằng sự tự tin khi sử dụng ngôn ngữ (bao gồm cả nói và viết) trong giao tiếp hàng ngày với những người chung quanh..
- Năng lực ngôn ngữ theo độ tuổi.
- dưới 26 từ 26 - 50 trên 51 Tiếng Việt Giỏi Tiếng Khmer Giỏi.
- Hình 2: Biểu đồ năng lực ngôn ngữ theo độ tuổi.
- Xét từ góc độ xã hội nghề nghiệp, năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt của người Khmer cũng có sự khác nhau khá rõ.
- Có thể nói, khả năng sử dụng tiếng Việt để giao tiếp tốt hơn cả là ở những người Khmer (kể cả Nam hoặc Nữ) tham gia hoạt động xã hội (bao gồm những người Khmer hoạt động Cách Mạng) và giảm dần ở những người thuần nông, nhất là ở những người chỉ có công việc ruộng nương và việc nhà..
- 2.2 Sự lựa chọn ngôn ngữ 2.2.1 Trong gia đình.
- Ở các gia đình Khmer, tình hình giao tiếp song ngữ thường xảy ra, tập trung nhiều ở các gia đình trí thức.
- Ở những gia đình công chức hay giáo viên, thường cha mẹ rất nỗ lực trong việc nói tiếng Việt với con em họ, nhằm tạo ra không khí song ngữ.
- Nguyên do chủ yếu là vì tiếng Việt có thể được sử dụng trong những tình huống liên quan đến việc học tập của con cái hay công việc có liên quan đến chính quyền, đoàn thể.
- Tùy theo thói quen, những gia đình Khmer chủ yếu sử dụng tiếng Khmer trong gia đình, nhưng điều này có thể thay đổi khi trong cuộc hội thoại có mặt của người ngoài gia đình là người Việt.
- Tuỳ vào đặc điểm của người này, các thành viên trong gia đình có thể sử dụng dạng song ngữ hay sẽ luân chuyển sử dụng tiếng Việt, tiếng Khmer hay ngược lại..
- (a) Ở người Khmer trẻ có học.
- Lựa chọn ngôn ngữ 100.
- Hình 3: Sự lựa chọn ngôn ngữ của thanh thiếu niên Khmer.
- Tiếng Việt là lựa chọn ưu tiên, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức của các em trong việc quyết định ngôn ngữ để sử dụng cho từng phạm vi họat động.
- Hầu hết các em đều không có ấn tượng mạnh mẽ đến các bài thơ bằng tiếng Khmer.
- Cụ thể về trình độ, nói hoặc giỏi tiếng Việt hay tiếng Khmer không phải là yếu tố ưu tiên khi họ lựa chọn.
- Trước một đám đông chưa quen biết, các em sẽ cảm thấy an toàn và chắc chắn khi chọn ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt.
- Về mặt chức năng, rõ ràng tiếng Việt được đánh giá là ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp chính thức, trang trọng, mang phong cách lịch sự và hiểu biết khi cần thể hiện trước đám đông.
- tiếng Khmer dùng trong sinh hoạt không chính thức như tán gẫu với bạn bè sống chung phòng ký túc xá, bất chợt hát vài một vài đoạn của một bài hát bằng tiếng Khmer..
- Hiện tượng song ngữ ở cộng đồng người Khmer ở Trà Vinh diễn ra hoàn toàn theo tính chất tự nhiên, có chiều hướng hòa nhập với tiếng Việt nhiều hơn.
- Những bài hát, những vần thơ của tiếng Việt đã gây ấn tượng cho các em về một khuynh hướng tốt đẹp trong cuộc đời.
- (b) Ở người Khmer trưởng thành.
- Đối với người trưởng thành với đủ các xuất phát nghề nghiệp, tuổi, trình độ học vấn, tầm quan trọng của tiếng Việt được thể hiện qua tỉ lệ người dân biết sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp với năng lực nghe nói là chính yếu.
- Thậm chí những người lớn tuổi hoàn toàn ít giao lưu với “bên ngoài” khi tiếp xúc với người Việt (lấy trường hợp tôi là người điều tra làm minh chứng) đều cố gắng hết sức (với sự trợ giúp của con cháu, người chung quanh) để có thể nói tiếng Việt cho tôi hiểu..
- Rất khó để xác định các âm tiếng Việt, và thường xuyên các ông và các bà phải pha trộn với tiếng Khmer.
- Có những người lớn tuổi nhưng từng tham gia hoạt động trong các phong trào Cách Mạng, mặc dù năng lực viết và ghi chép bằng tiếng Việt họ không có nhưng khả năng nghe và giao tiếp bằng tiếng Việt với người Việt của họ rất tốt.
- Họ kể về những nguyên do phải giao tiếp được với nhau trong thời kỳ Cách Mạng là vấn đề sống còn vì vậy đòi hỏi họ ngoài tiếng Khmer cần biết thêm tiếng Việt để tiếp xúc với nhau, “để vận động bà con”.
- 100% người Khmer được phỏng vấn đều khẳng định rằng “Khmer là ngôn ngữ gốc” của họ.
- những người này khẳng định sự quan trọng của cả 02 ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày.
- Đây là một hiện tượng tự nhiên cho sự xuất hiện của 02 ngôn ngữ tại vùng này, và hầu như trong mắt mọi người có thoáng chút ngỡ ngàng khi được yêu cầu xác định sự cần thiết của tiếng Việt để giao tiếp trong cộng đồng Khmer..
- 2.3 Các phạm vi sử dụng tiếng và tình hình pha trộn ngôn ngữ của cộng đồng Khmer Trà Vinh.
- 2.3.1 Các phạm vi sử dụng tiếng.
- Tiếng Việt và tiếng Khmer tại địa phương được sử dụng ở những tình huống khác nhau..
- Tiếng Việt chiếm ưu thế khi sử dụng trong các bối cảnh.
- Hầu như người Khmer không sử dụng tiếng Khmer để giao tiếp với người Việt (chỉ ngoại trừ trường hợp.
- người Việt chủ động thể hiện là có thể giao tiếp bằng tiếng Khmer).
- Khi được hỏi tại sao họ cần lựa chọn ngôn ngữ đối với người giao tiếp, thì mọi người đều trả lời rằng “Sợ nói tiếng Khmer người ta không hiểu”.
- Họ chỉ “ưu tiên” tiếng Khmer khi giao tiếp với người Khmer, còn đối với người Việt họ mặc nhiên là phải sử dụng tiếng Việt..
- Bảng 2: Các phạm vi sử dụng tiếng trong cộng đồng Khmer Trà Vinh.
- Phạm vi Nói với người Việt Nói với người Khmer Bằng tiếng.
- Bằng tiếng Khmer.
- Bằng tiếng Việt.
- 2.3.2 Tình hình pha trộn ngôn ngữ trong cộng đồng người Khmer ở Trà Vinh Kết hợp pha trộn 2 ngôn ngữ trong giao tiếp thường xuyên xảy ra.
- Sự pha trộn ngôn ngữ nhằm giúp thuận lợi cho việc giao tiếp thông tin.
- Nhiều người sử dụng song ngữ đã nhận thấy giá trị khi pha trộn 2 ngôn ngữ trong đối thọai thường ngày..
- Bằng cách ghi âm ngẫu nhiên các giao tiếp hàng ngày trong gia đình và trong thôn xóm tại xã Lương Hoà huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh, 82 đoạn ghi âm các trao đổi, nói chuyện thông thường giữa các hộ dân ở trong vùng đã được tổng hợp làm cứ liệu cho nghiên cứu về sự pha trộn ngôn ngữ của người dân Khmer Trà Vinh..
- Đặc biệt, các đối tượng ghi âm rất đa dạng theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ và điều kiện tiếp xúc tiếng Việt.
- Hiện tượng pha trộn ngôn ngữ thường bắt đầu với các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân quen.
- trong trường hợp này pha trộn ngôn ngữ được sử dụng như một dấu hiệu thể hiện thân tình hay đôi khi để bộc lộ các bí mật khó nói.
- Sự pha trộn ngôn ngữ trong giao tiếp của người dân Khmer tại Trà Vinh xuất hiện rất thường xuyên với những phát ngôn trong giao tiếp hàng ngày với người thân quen, bạn bè, và đang dần trở nên phổ biến trong các lĩnh vực đề cập khi giao tiếp:.
- Do đặc điểm khá tương đồng về cấu trúc của 2 ngôn ngữ Việt – Khmer nên các từ thay thế xuất hiện trong các pha trộn ngôn ngữ của người dân Khmer Trà Vinh đều thoả mãn về từ loại thay thế và vị trí, trật tự trong câu, hay cụm từ..
- Trong các phát ngôn này, thứ tự của các từ Khmer hoàn toàn tương tự với thứ tự các từ trong câu tiếng Việt.
- Tiếp theo là động từ hoặc tính từ, phụ thuộc vào ngôn ngữ khi thiết lập cấu trúc để hỏi.
- Trật tự này tương tự như ý tưởng về từ loại đóng hoặc mở trong nghiên cứu về thay đổi của ngôn ngữ: loại mở thường bao gồm danh từ, động từ, và tính từ.
- Các danh từ được dùng phổ biến trong chuyển mã của người Khmer Trà Vinh tập trung vào các sự vật thường sử dụng hàng ngày “máy” (điện thoại), “sóng” (điện thoại di động),.
- Đặc điểm khác nhau nổi bật giữa 2 ngôn ngữ là tiếng Khmer không có thanh điệu..
- Tuy nhiên, các phát ngôn minh hoạ về pha trộn ngôn ngữ của người sử dụng đều thể hiện sự xuất hiện thanh điệu trong từng âm thanh phát ra..
- Mỗi ngôn ngữ có một vai trò khác nhau, và những người dân trong cộng đồng đã ý thức về điều này.
- Họ cân nhắc trong việc lựa chọn ngôn ngữ sử dụng cho phù hợp.
- Vấn đề giáo dục tiếng Khmer, học tiếng Khmer được chính quyền của Tỉnh chú trọng.
- chúng ta cảm nhận cuộc sống ngôn ngữ hàng ngày của người dân nơi đây.
- Bách khoa toàn thư về ngôn ngữ và ngôn ngữ học (The Encyclopedia of Language and Linguistics).
- Về vấn đề ngôn ngữ quốc gia.
- Hội Ngôn ngữ học Việt Nam &.
- Về sự phát triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thế kỉ XX.
- Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử.
- Xã hội – ngôn ngữ học của xã hội (Viện ngôn ngữ học dịch và biên tập), 1995 Sơn Phước Hoan (chủ biên), Sơn Ngọc Sang.
- Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam.
- Viện Ngôn ngữ học.
- Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc