« Home « Kết quả tìm kiếm

Tính liên ngành trong nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TS.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học - khoa học về những quy luật chính tri.
- xã hội trong sự phát triển lịch sử của nhân loại Hơn một trăm sáu mươi năm nay, nhân loại đã biết đến chủ nghĩa xã hội khoa học (học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội) như một bộ phận cấu thành không thể thiếu của chủ nghĩa Mác, đồng thời, nó cũng là một bộ môn khoa học độc lập với đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.
- Trên cơ sở hiện thực - chủ nghĩa tư bản thế kỷ thứ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen, với thiên tài trí tuệ, học vấn uyên thâm và tinh thần nhân văn sâu sắc đã nghiên cứu các quan hệ chính tri.
- xã hội của xã hội tư bản bằng phương pháp luận của triết học hiện đại - Phép biện chứng duy vật, để xây dựng nên hệ thống các nguyên lý, quy luật và phạm trù của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Quan hệ chính tri.
- xã hội là quan hệ giữa người và người liên quan trực tiếp đến vấn đề quyền lực nhà nước.
- Theo nghĩa đó, chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu các quan hệ chính tri.
- xã hội trong xã hội tư bản như quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, các đảng phái, các nhà nước, dân tộc, tôn giáo… để luận chứng sự phát triển tất yếu của lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, mà ở đó, đặc điểm, tính chất, bản chất của các quan hệ chính tri.
- xã hội đã có sự thay đổi căn bản so với chủ nghĩa tư bản.
- xã hội của xã hội tư bản, quan hệ giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản là cơ bản, được biểu hiện ra bằng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống sự bóc lột của giai cấp tư sản.
- Kết quả là giai cấp công nhân đoạt quyền lực xã hội và nhờ quyền lực đó, biến tư liệu sản xuất xã hội đã thoát khỏi tay giai cấp tư sản, thành sở hữu toàn xã hội, để con người, cuối cùng, làm chủ tồn tại xã hội của chính mình thì cũng do đó làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do.
- Vì vậy, khi nói về nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, Ph.Ăngghen đã viết: “Nghiên cứu những điều kiện lịch sử và thực chất của sự biến đổi ấy, do đó làm cho giai cấp bị áp bức hiện đang có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp ấy hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ, đó là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học”.
- và cũng theo Ph.
- Ăngghen, khi chủ nghĩa xã hội đã trở thành khoa học thì “…vấn đề trước hết là phải nghiên cứu thêm, trong mọi chi tiết và mọi mối liên hệ”.
- Từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đến nay, các nhà khoa học macxit đã đối xử với nó đúng như tinh thần mà Ph.
- Ăngghen đã chỉ dẫn, tức là đã nghiên cứu thêm, trong mọi chi tiết và mọi mối liên hệ, để nó không trở thành một mớ lý luận giáo điều, máy móc, xơ cứng, khô khan.
- Thực tiễn của phong trào công nhân trên thế giới từ giữa thế kỷ XX đến nay chính là cơ sở hiện thực để các nhà khoa học khái quát lý luận và bổ sung vào học thuyết Mác.
- Chủ nghĩa xã hội, với tính cách là một khoa học, thực sự đã sống động không chỉ ở hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây, cả trong thời kỳ hưng thịnh, cao trào và thời kỳ khủng hoảng hiện nay của phong trào công nhân thế giới.
- Ở Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự trải nghiệm thực tiễn của học thuyết Mác trong điều kiện của một nước phong kiến thuộc địa.
- Học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội đã từng bước được cụ thể hóa và sâu sắc thêm bởi hệ thống lý luận về mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với cách mạng vô sản, giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…Sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như vậy là hoàn toàn hợp quy luật, thể hiện rất rõ biện chứng của lịch sử xã hội và tư duy.
- Sự phát triển đó không trái với tâm tư của chính C.Mác và Ph.Ăngghen, khi các ông khẳng định học thuyết của mình không “nhất thành bất biến”, còn V.I.Lênin thì nhận xét rằng: C.Mác và Ph.Ăngghen đã không trói buộc những nhà cách mạng tương lai trong việc vận dụng một cách giáo điều, mà luôn mở ra những chân trời mới cho sự sáng tạo học thuyết và tư tưởng của mình trong sự vận động không ngừng của thực tế khách quan.
- Học thuyết của C.Mác và Ph.
- Ăngghen về chủ nghĩa xã hội là biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất.
- Mối liên hệ giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học với một số lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn C.Mác và Ph.Ăngghen, ngay từ những ngày đầu tham gia vào phong trào công nhân, đã áp dụng triệt để phương pháp biện chứng duy vật để xây dựng hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội.
- Với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến, chủ nghĩa xã hội khoa học có mối quan hệ chặt chẽ, sâu sắc với nhiều lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn, như Triết học, Lịch sử, Kinh tế, Xã hội học, Tôn giáo học, Nhân học… Điều đó được thể hiện thông qua mối liên hệ giữa những quan hệ chính tri.
- xã hội với hệ thống các quan hệ xã hội khác, từ những quan hệ chung nhất, phổ biến nhất đến những quan hệ cụ thể hơn như kinh tế, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, gia đình.
- quan hệ giữa lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học với thực tiễn lịch sử của phong trào công nhân….
- xã hội thì quan hệ kinh tế luôn giữ vai trò quyết định đến quan hệ chính tri.
- xã hội.
- Đặc điểm, xu hướng vận động của quan hệ kinh tế quy định đặc điểm và sự vận động của quan hệ chính tri.
- Cụ thể là, giai cấp, tầng lớp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, sẽ là giai cấp nắm quyền lực về chính trị, thông qua bộ máy nhà nước và các thể chế chính trị khác của giai cấp đó.
- xã hội có tác động trở lại quan hệ kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của quan hệ kinh tế thông qua đường lối chính trị, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của giai cấp cầm quyền và việc tổ chức thực hiện các đường lối chính trị, chủ trương, chính sách đó của bộ máy quản lý nhà nước của giai cấp cầm quyền.
- Mối liên hệ thể hiện rất rõ ngay khi C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng học thuyết lý luận về chủ nghĩa xã hội.
- Các ông đã bắt đầu từ việc phân tích, mổ xẻ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật vào trong quá trình nghiên cứu.
- xã hội trong sự vận động của xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Mác dành riêng tác phẩm chính của mình là bộ “Tư bản”để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, xã hội tư bản chủ nghĩa”.
- Với cách làm như vậy, sau khi đã vạch trần được bản chất quan hệ kinh tế cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là tư nhân tư bản đối với tư liệu sản xuất, là sự chiếm đoạt của nhà tư bản đối với giá trị thặng dư của công nhân làm thuê và mục đích của nền sản xuất tư bản là giá trị thặng dư tối đa… C.Mác có căn cứ để khẳng định bản chất những quan hệ chính tri.
- xã hội trong xã hội tư bản, quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân làm thuê, quan hệ giữa tư sản với tư sản… Trong đó, quan hệ chính trị cơ bản đặc trưng cho bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa là sự đối kháng lợi ích của công nhân với nhà tư bản, để dẫn đến cuộc đấu tranh không thể tránh khỏi giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
- Cũng từ mục đích giá trị thặng dư, nên chính các nhà tư bản cũng cạnh tranh quyết liệt với nhau để dẫn đến thủ tiêu hoặc liên kết giữa các nhà tư bản mà sau này là sự hình thành các tổ chức độc quyền, độc quyền nhà nước, độc quyền xuyên quốc gia và cả những cuộc chiến tranh thế giới giữa các nước đế quốc..
- Tuy nhiên, lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng đã chứng minh, các quan hệ chính tri.
- xã hội đã không ngừng tác động trở lại đến các quan hệ kinh tế trong xã hội tư bản.
- Đó là những đặc trưng kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- xã hội, cho thấy học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học gắn kết chặt chẽ với kinh tế học.
- Không xuất phát từ góc độ kinh tế, sẽ không bao giờ thấy được bản chất khoa học của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội.
- xã hội tới các quan hệ xã hội khác, như quan hệ dân tộc, quan hệ tôn giáo, quan hệ văn hóa… cho thấy chủ nghĩa xã hội khoa học còn có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác, như dân tộc học, tôn giáo học, văn hóa học, xã hội học….
- Tất nhiên, trong mối quan hệ này, chủ nghĩa xã hội khoa học vừa đóng vai trò là cơ sở phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội chuyên ngành, lại vừa là kết quả của sự khái quát các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.
- Trong mối liên hệ giữa lý luận của chủ nghĩa xã hội với thực tiễn lịch sử của phong trào công nhân, thì lịch sử phong trào công nhân cũng như lịch sử của nhân loại là nguồn gốc, là cơ sở hình thành lý luận.
- Cũng chính sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở để học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội ngày càng được phát triển, bổ sung thêm.
- Sự phát triển học thuyết này đồng thời, phản ánh sự phát triển hết sức da dạng và phức tạp của phong trào công nhân thế giới và lịch sử nhân loại.
- xã hội độc lập và những cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp công nhân ở các nước tư bản châu Âu, giữa thế kỷ XIX (cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức, Anh…) là một cơ sở thực tiễn để C.Mác và Ph.
- Ăngghen xây dựng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, được đánh dấu bằng sự ra đời tác phẩm khoa học nổi tiếng “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”(1848).
- Những nội dung cơ bản trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”đã thể hiện sự chín muồi của học thuyết Mác nói chung và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.
- Nó đã trả lời một cách khoa học, câu hỏi của lịch sử đặt ra lúc đó là phải làm gì và làm như thế nào để giải phóng cho quần chúng lao động khỏi sự thống trị của các giai cấp bóc lột.
- Được đề ra vào đêm trước của cách mạng, nó đã được cuộc cách mạng đó thử thách và từ đó bất cứ một Đảng công nhân nào hễ đi chệch cương lĩnh, sách lược đó trong hoạt động của mình đều phải trả giá đắt”.
- Ăngghen, V.I Lênin - Người kế thừa và phát triển sự nghiệp của C.Mác và Ph.
- Ăngghen, đã viết: “Tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt đê.
- chủ nghĩa duy vật này bao quát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội - phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng trong lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản là giai cấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng sản”.
- Tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh”.
- Từ sau năm 1848, sự phát triển của phong trào công nhân và các tổ chức chính trị của nó, qua các sự kiện lịch sử như, cách mạng tháng hai - 1848 ở Pháp, sang Đức và các nước châu Âu khác, hoạt động của Hội liên hiệp công nhân quốc tê.
- Quốc tê cuộc đấu tranh của công nhân Pháp đưa đến sự ra đời của Công xã Pari, hoạt động của Quốc tế 2 - quốc tế xã hội chủ nghĩa.
- là cơ sở để C.
- Mác và Ph.
- Ănghen cụ thể hóa thêm về các vấn đề, như cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản, chính đảng của giai cấp công nhân, liên minh giai cấp giữa công nhân và nông dân… Tiếp theo đó, phong trào công nhân thế giới và phong trào cách mạng ở Nga từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là hiện thực sinh động để V.I.Lênin tiếp tục bảo vệ và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội.
- Điều đó được thể hiện trong rất nhiều nội dung lý luận quan trọng, như lý luận về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, về chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc thuộc địa và giải phóng giai cấp công nhân, về những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, tư tưởng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội… V.I.
- Lênin đã đưa chủ nghĩa xã hội từ “một bóng ma’ ám ảnh châu Âu vào giữa thế kỷ XIX, trở thành một hiện thực sinh động trên thế giới vào đầu thế kỷ XX.
- Bước chuyển hiện thực đó được phản ánh rõ nét trong sự phát triển lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin cho đến ngày hôm nay.
- Do vậy, lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học có sự thống nhất với lịch sử, mà cụ thể là lịch sử phong trào công nhân thế giới cũng như lịch sử nhân loại.
- Không xuất phát từ sự kiện lịch sử, không có cái nhìn của lịch sử, sẽ không nắm bắt được linh hồn của chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng, đồng thời cũng sẽ không thể hiểu được tính cách mạng của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội.
- Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học hiện nay Những biến chuyển về hệ thống chính tri.
- xã hội trên phạm vi toàn thế giới những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng và năng động.
- Có không ít ý kiến cho rằng học thuyết này đã hết vai trò lịch sử, đã “cáo chung”cùng với sự sụp đổ của Liên xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Thách thức lớn nhất là sự xuất hiện nhiều luồng tư tưởng, nhiều lý thuyết phát triển khác nhau cộng với sự phá hoại của các lực lượng đối lập với giai cấp công nhân, nhân dân lao động ngày càng phức tạp và tinh vi.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã vượt xa rất nhiều so với chủ nghĩa tư bản cổ điển thế kỷ XIX, cái mà từ đó C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng học thuyết lý luận của mình…Vấn đề đặt ra là, cần có cái nhìn thật khách quan về học thuyết Mác, xác định được những giá trị và tinh túy khoa học, khẳng định sức sống bền vững không chỉ về phương diện lý luận mà cả thực tiễn trong nội dung của chủ nghĩa xã hội cho đến ngày nay, nội dung nào không còn phù hợp, cần phải vượt qua.
- Để ngày càng có nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung, hiện nay, ở Việt Nam đang hết sức tích cực thực hiện những đổi mới trong nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó bao hàm cả chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Theo suy nghĩ của chúng tôi, việc đổi mới cần phải tuân thủ một nguyên tắc sống còn là, giữ vững bản chất khoa học và cách mạng, giá trị tri thức của nhân loại như sự tồn tại của chính nó.
- Muốn vậy trong nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học cần thực hiện một số vấn đề sau: Thứ nhất, đảm bảo tính khách quan Đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học tức là phản ánh đúng, không đơn giản hóa, cũng không “thêm da, đắp thịt”một cách chủ quan cho nó.
- Những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội được trình bày trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ănghen, VI.Lênin, nên muốn đánh giá một cách khách quan giá trị kinh điển, giá trị khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học, điều đầu tiên khi nghiên cứu, giảng dạy môn khoa học này là phải tiếp cận chính các tác phẩm đó..
- Làm biến dạng học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội, biểu hiện ở hai phương diện.
- Thứ hai, đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể Từ mối liên hệ giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với các lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn, khi nghiên cứu và giảng dạy học thuyết này cần đảm bảo tính thống nhất, tính chỉnh thể của nó.
- Điều này phải trở thành nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận khi nghiên cứu và giảng dạy môn khoa học này.
- Để đảm bảo tính thống nhất, tính chỉnh thể, khi nghiên cứu, giảng dạy về nguyên lý, quy luật, quan điểm, tư tưởng của Chủ nghĩa xã hội phải được tiếp cận trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với các quan điểm, tư tưởng khác trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác, cả trong hệ thống các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân.
- Không đặt vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong lịch sử phát triển của nhân loại sẽ không thấy hết được ý nghĩa lịch sử đặc biệt, trách nhiệm xã hội lớn lao, tính cách mạng triệt để của giai cấp này.
- Mặt khác, trong hệ thống nội dung của chủ nghĩa xã hội khoa học, cần xác định rõ nội dung nào là cơ sở, là chủ đạo.
- Hoặc, tuyệt đối hóa cái tổng thể mà không thấy chi tiết, cụ thể… đều dẫn đến đánh giá không đúng, hiểu sai bản chất khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học, không thấy được vai trò dẫn đường và kim chỉ nam của nó đối với phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân lao động.
- Thứ ba, đảm bảo tính lịch sử-cụ thể Nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học phải đứng vững trên nguyên tắc lịch sử - cụ thể, tức là phải xem xét các quan điểm, tư tưởng trong học thuyết Mác với điều kiện lịch sử cụ thể.
- Chỉ như vậy, mới thấy giá trị của từng luận điểm trong học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội và trong thời đại hiện nay, luận điểm đó còn phù hợp nữa hay không, hoặc phù hợp ở mức độ nào trong điều kiện lịch sử mới.
- Làm như vậy cũng chính là khắc phục chủ nghĩa giáo điều, chủ quan trong vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn.
- Thứ tư, đảm bảo tính thống nhất giữa lý luận với thực tiễn Nghiên cứu và giảng dạy học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội phải gắn lý luận với thực tiễn.
- Lấy thực tiễn làm gốc để lý giải lý luận, lấy thực tiễn làm cơ sở để tiếp tục bổ sung và phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội.
- Việc nghiên cứu và phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội phải lấy thực tiễn phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động hiện nay làm cơ sở và lấy chính phong trào đó làm tiêu chuẩn để kiểm tra lý luận.
- Hiện nay, chúng ta không chỉ dừng lại ở nghiên cứu những nội dung lý luận được đề cập đến trong học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội, mà phải trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu xã hội hiện đại, tổng kết phong trào công nhân quốc tế để tiếp tục bổ sung, phát triển những vấn đề lý luận chưa được làm rõ hoặc chưa đề cập ở học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội.
- Trong nghiên cứu và giảng dạy học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội cũng cần liên hệ chặt chẽ với thực tiễn chính trị -xã hội trên thế giới và trong nước.
- Một vấn đề đáng quan tâm nữa là việc nghiên cứu, giảng dạy học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với thực tiễn cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận hiện nay, phải góp phần đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, bảo vệ học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội, bảo vệ đường lối chính trị của Đảng ta.
- Thách thức đối với việc nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa xã hội ngày càng gay gắt.
- Đổi mới trong cách tiếp cận và truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học là điều cần làm, nhưng không vì thế mà tùy tiện thêm bớt, cắt xén hoặc là kết cấu lại nó.
- Đổi mới phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định, để chủ nghĩa xã hội khoa học không bị biến dạng trong nhận thức của các thế hệ tương lai.
- Bản thân chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ là một học thuyết lý luận cách mạng mà là một khoa học, đã có sức sống bền vững và giá trị trường tồn trong nhiều năm qua.
- C.Mác và Ph.
- 333 � C.Mác và Ph