« Home « Kết quả tìm kiếm

TÍNH NHÂN VĂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH NHÂN VĂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM PGS, TS Vũ Quang Hiển Khoa lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 35 năm đã trôi qua, kể từ tháng 4-1975, cuộc chiến tranh dài ngày nhất trong lịch sử nước Mỹ đã chấm dứt trên đất nước Việt Nam.
- Những người dưới 35-36 tuổi, những người hầu như không có ký ức gì về chiến tranh ở Việt Nam chiếm khoảng 75% dân số của đất nước.
- Nhìn bề ngoài, cuộc sống đã trở lại bình yên sau nhiều thập kỷ chiến tranh tàn khốc.
- Tuy nhiên hậu quả của chiến tranh vẫn còn hiển hiện, trước hết là ở những người nhiễm chất độc màu da cam, những vết thương trên cơ thể những cựu chiến binh và dân thường, sự ly tán trong nhiều gia đình, đến những vùng đất có bom mìn còn sót lại.
- những cánh rừng bị rải chất độc hóa học nhiều lần, tuy màu xanh đã hồi sinh, nhưng thảm thực vật hoàn toàn bị biến dạng.
- Phải giải quyết hậu quả chiến tranh là điều mà tất cả các bên tham chiến đều phải quan tâm, trước hết là cho chính đất nước mình.
- Tạm gác lại trách nhiệm pháp lý của phía gây ra tội ác chiến tranh ở Việt Nam.
- Chỉ nhìn từ trách nhiệm đạo đức, việc khắc phục hậu quả chiến tranh đã và đang đòi hỏi lương tri của tất cả những con người bình thường, của những tổ chức quốc tế, các quốc gia, trước hết là các chính phủ của những nước mang quân đội đến Việt Nam, nhất là Chính phủ Hoa Kỳ.
- Hậu quả của chiến tranh ở Việt Nam hết sức nặng nề, nhất là hậu quả của chiến tranh hóa học Đã có nhiều sự bàn luận về nguyên nhân, tính chất chiến tranh.
- Cũng có không ít những nguồn tin trong và ngoài nước về hậu quả chiến tranh ở Việt Nam.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà những con số cụ thể được đưa ra trong các nguồn tài liệu chưa trùng khớp nhau, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là hậu quả của chiến tranh Việt Nam hết sức nặng nề.
- Không kể những tổn thất vô cùng to lớn về kinh tế, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, chỉ riêng sự tổn thất về con người và môi trường sinh thái đã cho thấy rõ sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh..
- Tùy theo nguồn thông tin, có từ 3 đến 5 triệu người Việt Nam bị chết trong chiến tranh, hàng triệu người khác tàn tật và bị thương.
- Những người sống sót tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế xã hội và môi trường mà cuộc chiến đã gây ra, trong đó tỷ lệ dị dạng bẩm sinh ở Việt Nam là cao nhất thế giới.
- Hiện nay ở Việt Nam có hàng triệu nạn nhân chất độc hóa học.
- Hậu quả của chiến tranh hóa học đối với rừng Việt Nam rất tàn khốc.
- Một nửa diện tích rừng của Việt Nam bị phá hủy.
- Việt Nam đã trở thành đất nước bị ném nhiều bom nhất trong lịch sử thế giới.
- Từ năm 1961 đến năm 1972, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học với quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến tranh.
- Chất độc da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhằm làm rụng lá cây rừng để “vô hiệu hóa sự ngụy trang của Việt Cộng” chứa một trong những chất độc hại nhất đối với sức khỏe của con người, chất dioxin (TCCD).
- Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang được rải xuống 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc màu da cam, với thời gian bán phân huỷ ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
- Số lượng rất lớn chất độc hoá học với nồng độ cao, được rải đi rải lại nhiều lần, không những đã làm chết các loài động, thực vật, mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên.
- Toà án Bertrand Roussel cũng như Hội nghị Paris năm 1970 lần đầu tiên nêu trước dư luận thế giới sự tàn khốc của cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ tại Việt Nam.
- gọi đó là "cuộc chiến tranh huỷ diệt môi trường, huỷ diệt hệ sinh thái và con người".
- Chất độc hoá học còn được rải ở nhiều nơi khác như: khu vực hàng rào điện tử Mắc Namara (thuộc tỉnh Quảng Trị), A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), khu Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và Cà Mau.
- Cho đến ngày nay, bóng ma có tên “Chất độc da cam” vẫn đang lơ lửng và phá hủy cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam.
- Theo Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam (VAVA), hiện có khoảng 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra, do cha mẹ của chúng bị phơi nhiễm chất da cam, chủ yếu là trong thời kỳ chiến tranh.
- Khoảng ba triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm dioxin trong chiến tranh và ít nhất có một triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ chất độc da cam.
- Những người khác thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba.
- Nhiều người trong những nạn nhân này sống ở những vùng lân cận với các căn cứ quân sự của Mỹ trước đây như Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nơi vẫn còn tồn đọng một lượng lớn chất độc da cam.
- Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, Phó chủ tịch VAVA cho biết, “hậu quả do chất độc da cam gây ra tồi tệ hơn nhiều so với tất cả những gì mà người ta nghĩ tới khi chiến tranh kết thúc”.
- Không chỉ người Việt Nam mà rất nhiều binh sĩ Mỹ cũng đã bị nhiễm độc.
- Hiện vẫn còn những đứa trẻ sinh ra bị dị tật do tác động của loại chất độc này.
- Những nạn nhân chất độc da cam đang phải sống đau đớn vì bệnh tật.
- Những người làm cha mẹ vẫn muốn có một mái ấm gia đình và hưởng hạnh phúc có con, những người con tật nguyền phải từng giây, từng phút chống đỡ với dị tật bẩm sinh.
- Việc sử dụng chất độc hóa học đã cướp đi sự sống và quyền sống bình thường của con người.
- Vẫn còn đó những di chứng độc hại ở Việt Nam do chất độc da cam gây ra.
- Đó là thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt và để lại những hậu quả lâu dài.
- Thấm nhuần tính tính nhân văn trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh Nạn nhân chất độc da cam nói riêng, nạn nhân chiến tranh nói chung là những người bị chiến tranh gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và làm đảo lộn cuộc sống yên bình.
- Nhận thức rõ tác hại của chất độc hóa học đối với cuộc sống con người, Công ước Geneva năm 1925 cấm sử dụng tác nhân sinh hóa.
- Ngày tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) các nước trên thế giới đã kí bốn công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh gồm bốn loại đối tượng: 1- Thương binh, bệnh binh thuộc các lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ.
- 2- Thương binh, bệnh binh và những người bị đắm tàu thuộc những lực lượng hải quân.
- Nội dung công ước quy định các bên tham chiến không được dùng con người làm vật thí nghiệm vũ khí, không được giết hại, đối xử tàn bạo đối với những người đã bị loại ra khỏi vòng chiến đấu, với nhân dân trong vùng bị chiếm đóng… Những kẻ phạm tội ác với nạn nhân chiến tranh sẽ bị truy tố và xét xử về tội ác chiến tranh.
- Ở Việt Nam, ngay từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với quan điểm nhân đạo và hòa bình, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách đối với thương binh liệt sĩ, chăm sóc gia đình binh sĩ bị tử nạn, đối xử nhân đạo với tù hàng binh.
- Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong.
- Người nhắc nhở chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đối xử tử tế, nhân đạo với tù binh, khoan dung, độ lượng với những người lầm đường lạc lối.
- Sau 30 năm chiến tranh Việt Nam đã làm hết sức mình để khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đã được thực hiện với những nỗ lực của toàn dân.
- Chính phủ và nhân dân khẩn trương tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ về các nghĩa trang, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, chăm lo nuôi dưỡng nạn nhân chất độc da cam, rà phá, tháo gỡ bom mìn, tìm kiếm người Mỹ mất tích....
- Tuy nhiên, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết những hậu quả chiến tranh nói chung và nạn nhân chất độc da cam nói riêng.
- Nếu như ở Mỹ, khoảng 10.000 cựu binh Mỹ bị phơi nhiễm chất độc da cam được hưởng nhiều khoản trợ cấp gần 1.500 USD một tháng cho các loại bệnh ung thư khác nhau và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác có liên quan đến dioxin, thì ở Việt Nam phần lớn các gia đình bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam chỉ được nhận khoảng 80.000 đồng Việt Nam (hơn 5 USD) một tháng từ khoản hỗ trợ của chính phủ Việt Nam dành cho mỗi con em họ bị nhiễm chất độc da cam.
- Tự bản thân, Việt Nam rất khó giải quyết được mọi vấn đề hậu quả chiến tranh.
- Nỗ lực của nhân dân Việt Nam với mong muốn khép lại quá khứ đau thương đã được sự chia sẻ của nhiều tổ chức và cá nhân, trong đó có cả những người Mỹ, nhưng giảng viên, sinh viên đại học và cả cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.
- Tháng 3-2005, một nhóm sinh viên và cán bộ giảng dạy của trường Đại học Ohio Wesleyan (OWU) đến Việt Nam trong kỳ nghỉ Xuân để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc của mình đối với các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam.
- Về những ấn tượng khi gặp các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam tại Làng Hòa Bình Thanh Xuân, Làng Hữu nghị Vân Canh (Hà Nội.
- Jennie Brundson, nói: Tôi rất vui và hạnh phúc khi được chơi với các em nhỏ tật nguyền, các em là nạn nhân chất độc da cam.
- Scruggs, người sáng lập và là Chủ tịch Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVMF), cho biết, rất nhiều cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam có ý thức hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Nhiều cựu binh Mỹ đã từng trở lại Việt Nam nhiều lần.
- Bản thân ông đã thăm Việt Nam 10 lần.
- Nhiều nhà báo quốc tế đã đến Việt Nam đưa tin về những nạn nhân chất độc da cam.
- Nhà báo Tom Fawthrop của hãng BBC đã đến huyện Củ Chi, tận mắt chứng kiến cảnh nhiều nạn nhân chất độc da cam và viết bài về họ.
- Dưới đầu đề "Hậu quả chiến tranh vẫn bao trùm Việt Nam", báo Thế giới trẻ của Đức ngày 26-9-2010 đã có bài viết nhằm kêu gọi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
- Bài báo nêu rõ hậu quả tức thì khi nhiễm chất độc này là những biểu hiện của ngộ độc, có thể gây tử vong.
- Ngoài ra, chất độc còn gây ra những bệnh về tim, ung thư và thần kinh.
- Bài báo kêu gọi giới chức Mỹ thừa nhận những hậu quả do loại chất độc hại mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam thời chiến tranh này gây ra đối với người dân Việt Nam và bồi thường thích đáng cho các nạn nhân Việt Nam.
- Ngày tại Trụ sở Trung tâm Công nghệ xử lý Bom mìn (BOMICEN), Bộ tư lệnh công binh tại Hà Nội, đại diện BOMICEN và Qũy cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) đã ký kết giai đoạn II dự án "Điều tra, kiểm sát và đánh giá tác động của bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam".
- Đây là một phần của nỗ lực giữa các bên trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Những người lính từ hai chiến tuyến đã cùng bắt tay cam kết, cùng nhau quay trở lại chiến trường xưa nơi họ từng tham chiến, phối hợp "di dời và hủy bỏ những tàn dư của chiến tranh, để đất đai Việt Nam lại có thể được sử dụng, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam".
- Khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương đã yêu cầu Chính phủ Mỹ “thừa nhận trách nhiệm để giúp rà phá mìn và giải độc các căn cứ quân sự trước đây của Mỹ ở Việt Nam và giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”.
- Sáng tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên Môi trường, Đại sứ quán Mỹ và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về chương trình sức khỏe và xử lý môi trường trong vấn đề giải quyết chất độc da cam ở Việt Nam.
- Chính phủ Việt Nam đã không yêu cầu bất cứ một chính phủ nào phải xin lỗi vì đã đưa lực lượng quân sự tới Việt Nam và gây hậu quả chiến tranh nghiêm trọng đối với nhân dân Việt Nam.
- Nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, thiết nghĩ một khi tính tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng, thì với tinh thân nhân văn, với tình thương yêu, quý trọng cuộc sống con người, vấn đề nạn nhân chiến tranh Việt Nam cần sớm được giải quyết một cách tích cực.
- Hiện nay vẫn còn khoảng 350 đến 850 nghìn tấn bom mìn, vật nổ chưa nổ còn sót lại ở Việt Nam bao gồm các loại bom, đạn pháo, cối, tên lửa, nằm rải rác trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nước, gây ô nhiễm nhiều đất đai.
- Số bom Mỹ ném xuống Việt Nam gần gấp 3 tổng số tấn bom sử dụng trong Thế chiến thứ hai, trong cái gọi là chính sách "lunarization" (mặt trăng hóa)