« Home « Kết quả tìm kiếm

Tính toán phát thải mê-tan từ rác thải sinh hoạt khu vực nội ô Thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH TOÁN PHÁT THẢI MÊ-TAN TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT KHU VỰC NỘI Ô THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
- Bãi chôn lấp rác, phát thải CH 4 , rác thải sinh hoạt, thành phố Cần Thơ Keywords:.
- Nghiên cứu này tập trung vào xác định lượng phát thải CH 4 từ rác thải sinh hoạt của thành phố Cần Thơ.
- Trước tiên rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình cư ngụ tại hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy thuộc thành phố Cần Thơ được thu gom, phân loại để xác định thành phần rác thải.
- Dựa vào định hướng phát triển của thành phố Cần Thơ đến năm 2020, ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.
- dựa vào thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong rác thải.
- Lượng khí CH 4 phát sinh từ rác thải sinh hoạt trong năm 2020 ở thành phố Cần Thơ là 3170,75 tấn tương ứng với 79268,68 tấn CO 2 /năm.
- Lượng phát thải này gia tăng theo tỷ lệ gia tăng dân số và sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người của cư dân thành phố..
- Là thành phố trực thuộc trung ương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ là một trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của cả vùng.
- Thống kê cho thấy lượng phát sinh rác thải sinh hoạt của hai quận nội thành thành phố Cần Thơ tăng trung bình trong vòng 5 năm qua là 7,2%/năm.
- Trong khi hiện nay thành phố Cần Thơ hoàn toàn chưa có bãi chứa chất thải rắn hay nhà máy xử lý chất thải rắn hợp quy định (Sở Tài.
- mà lượng rác thải phát sinh chủ yếu được chôn lấp tại bãi rác Tân Long nằm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Do đó việc tính toán lượng phát thải CH 4 từ rác thải sinh hoạt của thành phố Cần Thơ có thể giúp cho những người làm công tác quản lý chất thải có cái nhìn tổng quan về tiềm năng thu hồi khí CH và nguồn năng.
- Tiến hành khảo sát thực tế lượng phát sinh chất thải sinh hoạt khu vực nội ô thành phố Cần Thơ tại 70 hộ gia đình ở quận Ninh Kiều (các phường An Hòa, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An Hội, An Cư, Tân.
- Các hộ này được chọn ngẫu nhiên dựa theo số liệu điều tra của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ năm 2010 với 8 hộ giàu, 75 hộ khá, 9 hộ trung bình và 8 hộ nghèo..
- Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ (trái) và khu vực nghiên cứu (phải) Đề nghị chủ hộ ghi nhật ký thải rác theo mẫu đã.
- Song song đó tiến hành thu gom lượng rác hằng ngày trong 1 tuần để xác định tổng lượng rác thải.
- Với tổng lượng rác thải thu gom được từ tất cả các hộ gia đình khảo sát của từng quận, tiến hành phân loại thành phần của rác thải, đồng thời khảo sát thành phần có thể tái chế trong dòng thải..
- Dựa vào tốc độ gia tăng dân số (cơ học và di dân) và lượng rác thải bình quân hằng ngày (có tính đến mức độ phát thải của cư dân đô thị), dự báo lượng rác phát sinh đến năm 2020.
- Từ đó tính toán lượng khí CH 4 thoát ra từ rác thải sinh hoạt theo công thức đề nghị bởi IPCC (1995):.
- WT: Tổng lượng rác phát sinh (tấn/năm) WT: Phần trăm lượng rác đưa đến bãi chôn lấp MCF: Giá trị mặc định của tham số methane (0,6).
- DOC: Phần trăm DOC trong rác thải.
- 3.1.1 Tổng lượng rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình.
- Tổng lượng rác sinh hoạt thải ra từ các hộ gia đình liên tục trong một tuần tại hai quận được khảo sát trong Hình 2.
- Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh có khối lượng lớn nhất vào cuối tuần, đặc biệt vào chủ nhật.
- Hơn nữa, sau khi đi chợ một số hộ gia đình cũng sơ chế thực phẩm của họ và chuẩn bị thức ăn cho những ngày trong tuần, do đó hầu như rác thải phát sinh vào cuối tuần.
- Lý do thứ hai là các thành viên trong gia đình thường ở nhà vào cuối tuần nên số lượng người tăng lên và thậm chí số lượng bữa ăn sẽ được tăng lên dẫn đến lượng rác thải được thải bỏ sẽ tăng lên..
- Rác thải bỏ: thu gom hằng ngày từ lượng.
- STT Thành phần Đơn vị Lượng rác thải bỏ Lượng rác phế liệu.
- Mặc dù, người dân đã có ý thức trong việc thu gom các thành phần rác thải có thể tái chế để bán phế liệu nhưng vẫn còn một phần lớn được thải bỏ theo rác thải sinh hoạt hằng ngày, trong đó giấy chiếm 29%, nhựa cao su chiếm 77%, kim loại chiếm 44%, thủy tinh chiếm 33% trong tổng khối lượng được thải bỏ..
- 3.1.2 Mức độ quan tâm của người dân về rác thải phế liệu.
- Để đánh giá thái độ của người dân về các thành phần tái chế như kim loại, giấy, thủy tinh, nhựa phát sinh tại các hộ gia đình, cách thức hộ dân xử lý các loại rác thải này đã được khảo sát.
- Kết quả điều tra thực tế cho thấy, 81% hộ dân giữ lại để bán ve chai, 19% sẽ bỏ đi cùng với rác thải sinh hoạt và một số ít gia đình sẽ sử dụng lại những thành phần như: chai, lọ bằng nhựa để làm vật dụng chứa nước uống trong gia đình hoặc dùng vào một số việc riêng khác..
- Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần các hộ dân có ý thức tiết kiệm, họ thu gom những loại rác thải có thể tái chế để bán phế liệu.
- Trong số các hộ phỏng vấn, có 11% hộ giàu, 77% hộ khá, 100% hộ trung bình, 100% hộ nghèo là thu gom rác thải để bán phế liệu..
- Đối với các hộ không thu gom rác thải có thể tái chế mà thải bỏ theo rác thải sinh hoạt hằng ngày có 89% hộ giàu và 23% hộ khá.
- Do kinh tế của những hộ này có mức thu nhập cao nên họ cho rằng tiền bán được từ những rác thải phế liệu cũng không được bao nhiêu mà phải mất thời gian trong việc phân loại..
- Tuy nhiên, trong bài viết này, rác thải sinh hoạt được phân loại định hướng theo hướng dẫn tính toán lượng carbon hữu cơ có thể phân hủy của IPCC (1995).
- Kết quả thu gom và phân loại rác thải của các hộ dân khảo sát liên tục trong một tuần được kết quả như Bảng 2..
- So sánh với kết quả phân loại rác thải của Trung tâm Quan trắc Môi trường thành phố Cần Thơ năm 2010 cho thấy, rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn quận Ninh Kiều và Bình Thủy không có sự khác biệt, trừ nhóm rác thực phẩm.
- Nguyên nhân của sự khác biệt trong lượng rác thực phẩm giữa kết quả phân loại thực tế và kết quả của Trung tâm quan trắc là do Trung tâm quan trắc phân loại đối với rác tổng hợp từ nhiều nguồn thải khác nhau như hộ gia đình, rác công sở, công viên, rác xây dựng, rác đường phố… trong khi nghiên cứu này chỉ tập trung vào rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình..
- Bảng 2: Kết quả phân loại thành phần rác thải sinh hoạt.
- giá trị tham khảo từ kết quả phân loại rác thải của Trung tâm Quan trắc Môi trường thành phố Cần Thơ năm 2010 3.2 Dự báo khối lượng rác sinh hoạt đến.
- Một cách tổng quát khối lượng rác thải phát sinh tại một khu vực được dự báo dựa trên 2 phương pháp sau:.
- Trong nghiên cứu này, lượng rác thải tính trên.
- Vì vậy, lượng phát sinh chất thải rắn tại thành phố Cần Thơ đến năm 2020 được dự báo theo phương pháp dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số..
- Theo số liệu cung cấp từ Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, dân số dự báo của quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy đến năm 2020 như sau:.
- Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2010.
- 3.2.2 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người.
- Trong tương lai, việc dự báo lượng rác bình quân của một người thải ra trong ngày sẽ dựa vào thu nhập bình quân trên đầu người của thành phố Cần Thơ.
- Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố đã đề ra (theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 20/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ) thì thu nhập bình quân trên đầu người sẽ tăng và bằng thành phố Hồ Chí Minh trong vài năm tới..
- Với xu hướng phát triển như vậy, tương lai lượng rác thải phát sinh của thành phố Cần Thơ sẽ giống với thành phố Hồ Chí Minh.
- Do đó, thành phố Hồ Chí Minh được chọn để so sánh và tính toán dự báo lượng rác bình quân của một người thải ra trong ngày của thành phố Cần Thơ cho tương lai..
- Đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của UBND thành phố Cần Thơ đề xuất mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân hằng năm 16%.
- Kết quả dự báo thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Cần Thơ đến năm 2020 dựa vào đề án quy hoạch như sau:.
- Bảng 4: Dự báo thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Cần Thơ đến năm 2020 Năm Tốc độ tăng.
- Qua kết quả dự báo trên cho thấy thu nhập bình quân trên đầu người của thành phố Cần Thơ đến năm 2013 sẽ đạt 2.752 USD/năm và gần tương đương với thu nhập bình quân đầu người của thành.
- Với sự so sánh trên, phương pháp tính toán lượng rác bình quân của một người thải ra trong ngày trong tương lai của thành phố Cần Thơ như sau:.
- Trong năm 2010 ở thành phố Hồ Chí Minh thu nhập bình quân trên đầu người là 2.800 USD và lượng rác thải sinh hoạt bình quân 0,74 kg/người*ngày -1.
- Theo Trung tâm Quan trắc Môi trường thành phố Cần Thơ năm 2010 khối lượng rác thải sinh hoạt bình quân là 0,68 kg/người*ngày -1 .
- Kết quả dự báo đến năm 2013 thu nhập bình quân trên đầu người của thành phố Cần Thơ sẽ đạt 2.752 USD/năm tức 3 năm sau sẽ gần bằng với thu nhập bình quân của thành phố Hồ Chí Minh.
- Vậy 3 năm sau, lượng rác bình quân của một người thải ra trong ngày của thành phố Cần Thơ sẽ gần bằng với thành phố Hồ Chí Minh..
- Lượng rác bình quân của một người thải ra của thành phố Cần Thơ tăng bình quân 1 năm là kg/người*ngày -1 .
- Kết quả dự báo khối lượng rác cho thấy khối lượng rác thải hằng năm càng tăng lên cùng với sự phát triển của xã hội.
- Do đó, đòi hỏi phải có cái nhìn khác về rác thải và sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp chính quyền..
- Bảng 5: Dự báo lượng rác bình quân của một người thải ra trong một ngày của hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy đến năm 2020 Năm.
- Khối lượng rác bình quân (kg/người*ngày -1.
- Bảng 6: Dự báo tốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt hộ gia đình của hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy đến năm 2020.
- (kg/người/ngày) Khối lượng rác phát sinh.
- 3.3 Tính toán mức độ giảm phát thải khí nhà kính trong điều kiện chôn lấp rác thải sinh hoạt ở thành phố Cần Thơ.
- Từ kết quả phân loại trung bình các thành phần chất thải của rác thải sinh hoạt cùng với rác thải phế liệu của 100 hộ dân thải ra tại khu vực nội ô thành phố Cần Thơ, thay các giá trị thực tế vào công thức, kết quả tính toán lượng carbon hữu cơ có thể phân hủy trong rác thải sinh hoạt thành phố Cần Thơ DOC = 13,99%..
- 3.3.2 Tính lượng khí CH 4 thoát ra từ rác thải sinh hoạt thành phố Cần Thơ.
- Lượng khí CH 4 có thể thu hồi tính toán dựa trên tổng lượng rác thải sinh hoạt đưa vào bãi chôn lấp..
- Do chất thải sinh hoạt của dân cư thành phố Cần Thơ đưa đến bãi chôn lấp chưa được phân loại, chọn giá trị MCF = 0,6..
- Căn cứ vào số liệu cung cấp từ Công ty Công trình Đô thị thành phố Cần Thơ, tỷ lệ thu gom rác.
- thải sinh hoạt hiện nay là 85%.
- DOC = 13,99: lượng carbon hữu cơ có thể phân hủy trong rác thải.
- Kết quả tính toán lượng khí CH 4 thoát ra từ rác thải sinh hoạt của hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy từ nay đến năm 2020 và kết quả quy đổi sang lượng phát thải CO 2.
- Bảng 7: Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt và giá trị tương quan của tham số CH 4.
- Quá trình xử lý rác thải tạo ra lượng phát thải CH 4 là loại khí có khả năng ấm lên toàn cầu.
- Và lượng phát thải này tăng tỉ lệ thuận với lượng rác thải cũng gia tăng hằng năm.
- Hình 3: Lượng khí CH 4 thoát ra từ rác thải sinh hoạt của dân cư hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy và lượng CO 2 tương đương.
- Nghiên cứu đã xác định được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hộ dân cư trên địa bàn hai quận nội ô (Ninh Kiều và Bình Thủy) của thành phố Cần Thơ.
- tiến hành phân loại và xác định thành phần dòng thải của rác thải sinh hoạt của 100 hộ dân trên địa bàn.
- đồng thời ước tính lượng CH 4 thoát ra trong trường hợp chôn lấp rác thải vào bãi chôn lấp như hiện nay..
- Khối lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình khu vực nội ô thành phố Cần Thơ năm 2013 là 184,9 tấn/ngày và dự báo đến năm 2020 là 260,9 tấn/ngày.
- Thành phần của rác thải sinh hoạt đa phần là rác thực phẩm chiếm trên 80% và các thành phần có khả năng tái chế chiếm trên 12%..
- Lượng khí CH 4 phát sinh từ rác thải sinh hoạt hộ gia đình năm 2013 ở nội ô thành phố Cần Thơ là 2247,11 tấn/năm (tương đương 56177,76 tấn CO 2 /năm), đến năm 2020 là 3170,75 tấn/năm (tương đương 79268,68 tấn CO 2 /năm)..
- phát sinh từ rác thải sinh hoạt của cư dân nội ô thành phố Cần Thơ, việc đề xuất các giải pháp để cắt giảm hoặc thu hồi lượng khí này là rất cần thiết..
- Nếu thành phố Cần Thơ đầu tư công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt theo mô hình ủ phân compost các thành phần hữu cơ dễ phân hủy, lượng CO 2.
- Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2010..
- Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ 2009.
- UBND thành phố Cần Thơ..
- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, 2009.
- Báo cáo năm 2009 công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Trung tâm Quan trắc Môi trường thành phố Cần Thơ, 2010.
- Kết quả quan trắc chất thải rắn thành phố Cần Thơ 2010.
- UBND thành phố Cần Thơ, 2013.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.