« Home « Kết quả tìm kiếm

TÍNH TỔN THƯƠNG SINH KẾ NÔNG HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG LŨ TẠI TỈNH AN GIANG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH TỔN THƯƠNG SINH KẾ NÔNG HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG LŨ TẠI TỈNH AN GIANG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ.
- Khi lũ về đã gây ra không ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất của nông dân, đặc biệt là lúa Hè-Thu và các khu vực sản xuất lúa vụ ba.
- Mặt dù, lũ là một hiện tượng thường niên và người dân biết được điều này nhưng theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng ứng phó của người dân nơi đây vẫn còn rất hạn chế và sinh kế nông hộ rất dễ bị tổn thương – đa phần chiến lược sinh kế nông hộ phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên - do tự nhiên quyết định và nó ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tần suất xuất hiện lũ lớn ngày càng nhiều hơn và rất khó dự đoán trước.
- Cũng theo kết quả nghiên cứu chỉ rằng những giải pháp toàn diện và dựa trên cộng đồng được đánh giá rất cao trong quá trình ứng phó và phục hồi sau lũ..
- Phần lớn chiến lược sinh kế của người dân nơi đây là đánh bắt cá tự nhiên (Hiền, 2009) vào mùa lũ, trồng lúa vào mùa khô và một số khác thì di cư lên các thành phố để tìm việc làm.
- Điều đó cho thấy hoạt động sinh kế người dân nơi đây rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong ngữ cảnh biến đổi khí hậu.
- Điều này gây tác động không nhỏ đến đời sống sinh kế nông hộ.
- Thêm vào đó, kiến thức của người dân về ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế (Nhân et al., 2009) trong khi nó có vai trò rất quan trọng để tạo nên chiến lược sinh kế bền vững..
- được xem là chiến lược ứng phó quan trọng trong tình huống lũ, mục tiêu của chiến lược này nhằm sử dụng những lợi ích và hạn chế tối đa những thiệt hại do lũ gây ra để cải thiện sinh kế người dân..
- Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít nghiên cứu nào về tính tổn thương và phục hồi sinh kế của họ một cách toàn diện về mọi mặt (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật thể và vốn xã hội) trước những thay đổi của khí hậu và diễn biến ngày càng phức tạp của lũ để có những giải pháp phù hợp nhằm giảm tính tổn thương sinh kế nông hộ.
- Đó chính là những lý do bài viết được đề xuất nhằm đánh giá toàn diện về tính tổn thương sinh kế của người dân vùng ngập lũ tỉnh An Giang trước bối cảnh biến đổi khí hậu và diễn biến phức tạp của lũ để tạo cơ sở cho đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm cải thiện chiến lược sinh kế của người dân..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cách tiếp cận.
- Đề tài nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia thông qua sử dụng các công cụ của bộ công cụ PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia) (Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant, 2009) và cách tiếp cận khung sinh kế bền vững để hệ thống hóa cũng như đánh giá tính tổn thương sinh kế nông hộ (Hình 1).
- Khung sinh kế bền vững được mô tả như sau: Mỗi nông hộ có năm nguồn vốn sinh kế: con người, tài chính, vật thể, xã hội và tự nhiên.
- Mỗi nông hộ sẽ quyết định chiến lược sinh kế của gia đình dựa vào sự kết hợp các nguồn vốn sinh kế này và môi trường chính sách, thể chế cũng như bối cảnh dễ bị tổn thương, trong trường hợp nghiên cứu này, lũ là yếu tố thuộc bối cảnh dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sinh kế cũng.
- như nguồn vốn nông hộ.
- Khi một nguồn vốn sinh kế yếu kém sẽ dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn vốn sinh kế còn lại..
- Hình 1: Khung sinh kế bền vững Nguồn: Koss Neefjes, 2003.
- Trong phần nghiên cứu này, tổn thương sinh kế được định nghĩa như sự dễ bị ảnh hưởng khi chịu sự tác động hay một xáo trộn xảy ra trong và ngoài nông hộ có liên quan đến sinh kế nông hộ.
- Khả năng ứng phó và phục hồi kém cũng là kết quả của quá trình tổn thương (Võ Văn Tuấn, 2010).
- Cụ thể hơn, trong phần nghiên cứu này tập trung vào phân tích năm nguồn vốn sinh kế nông hộ, tính dễ bị tổn thương của từng nguồn vốn sinh kế và hiệu quả kinh tế của chiến lược sinh kế nông hộ..
- 2.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011 tại hai huyện bị ảnh hưởng lũ của tỉnh An Giang: huyện An Phú là huyện đầu nguồn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ và lũ xuất hiện sớm nhất còn huyện Tri Tôn là huyện có lũ xuất hiện chậm hơn và thiệt hại do lũ ít hơn (Đỗ Vũ Hùng và Phạm Văn Lê .
- Do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên nghiên cứu chỉ được thực hiện tập trung vào tính dễ tổn thương của năm nguồn vốn sinh kế nông hộ mà không xem xét nhiều đến môi trường bên ngoài nông hộ như chính sách và bối cảnh dễ bị tổn thương như trình bày trong khung sinh kế bền vững..
- PRA (phỏng vấn KIP và nhóm) là hai công cụ chính được áp dụng để đánh giá tính tổn thương sinh tế và các giải pháp ứng phó nông hộ.
- Các chiến lược sinh kế.
- Các kết quả sinh kế - Thu nhập nhiều hơn - Cuộc sống đầy đủ hơn - Giảm khả năng tổn thương.
- Vốn sinh kế Con người.
- trung bình đang sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng lũ để nắm được thông tin chung về (1) điều kiện tự nhiên, (2) nhận thức của người dân về lũ và các giải pháp phòng chống lụt bão trong thời gian qua của cả ba cấp độ khác nhau (tỉnh/huyện, xã và cộng đồng) và giữa những nhóm nông hộ khác nhau (khá giàu, trung bình và nghèo) cũng như những kịch bản ứng phó của các nhóm nông hộ trong thời gian tới..
- 2.3.2 Điều tra nông hộ.
- Phương pháp điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động sinh kế nông hộ, nguồn vốn sinh kế, tính tổn thương của năm nguồn vốn sinh kế, những hỗ trợ của chính quyền địa phương và các giải pháp ứng phó với lũ.
- Địa điểm nghiên cứu là hai huyện An Phú (huyện đầu nguồn – chịu ảnh hưởng sớm do lũ) và huyện Tri Tôn (hạ nguồn – chịu ảnh hưởng chậm do lũ).
- Sử dụng các công cụ thống kê mô tả như tần số để hệ thống hóa chiến lược sinh kế, các nguồn vốn sinh kế và tính tổn thương của chiến lược sinh kế này và sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo để so sánh nguồn thu nhập của nông hộ trong mùa khô và mùa lũ.
- Bên cạnh đó, dựa vào các số liệu thứ cấp (PRA và KIP) và kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp ứng phó với lũ cho nông hộ..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Theo kết quả từ hình 2 ta thấy rằng trong thời gian 10 năm từ 2000-2011 có đến bốn trận lũ lớn xuất hiện lần lượt ở các năm và 2011.
- Theo kết quả thực hiện PRA nhóm cộng đồng, họ cho rằng sau một năm lũ “cực” nhỏ thì lại xuất hiện một trận lũ lớn và điều này cũng phù hợp với số liệu được trình bày ở hình 2..
- 3.1.3 Thiệt hại do lũ.
- Thiệt hại về người: Theo kết quả thống kê của Ban PCLB An Giang thì năm 2000 là năm có lũ lớn nhất trong 10 năm qua và đã gây thiệt hại về người nặng nề nhất (134 người chết trong đó 94 là trẻ em).
- Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp: theo kết quả thống kê của Ban PCLB An Giang, hàng năm lũ đã gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh An Giang, chỉ tính riêng năm 2011 có đến hơn 6664 ha lúa bị thiệt hại hoàn toàn do lũ (lúa vụ Thu – Đông), khoảng 484 ha hoa màu bị giảm năng suất và mất trắng và 21 ngàn vật nuôi (heo, bò, gà.
- 3.2 Tính tổn thương sinh kế nông hộ 3.2.1 Tính chất mẫu điều tra.
- Để cho người đọc thấy được một cách tổng quan về địa bàn và mẫu nghiên cứu, một vài chỉ tiêu về năm nguồn vốn sinh kế nông hộ sẽ được trình bày ở bảng 1 sau:.
- Chỉ tiêu Đơn vị Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Quy mô nông hộ Người Lao động chính Người 7 2 1 1 Trình độ học vấn Lớp 12 4 0 3.
- Đất sản xuất Ha 20 1 0 2.
- Thu nhập/năm Triệu .
- Từ kết quả phân tích ở Bảng 1 cho thấy mức độ dao động hay sự phân bố không đồng đều về các nguồn vốn sinh kế giữa những nông hộ với nhau là rất lớn, đặc biệt là diện tích đất sản xuất và tổng thu nhập hàng năm của nông hộ với độ lệch chuẩn lần lượt là 2 và 82..
- Quy mô nông hộ: theo kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi nông hộ trong địa bàn nghiên cứu có 4 thành viên trong đó bao gồm 2 lao động chính và 2 lao động phụ thuộc.
- Điều này cho thấy sự gánh nặng về lao động phụ thuộc trong địa bàn nghiên cứu là khá lớn – một lao động chính chịu trách nhiệm chăm sóc cho một thành viên phụ thuộc.
- Điều này lúc đầu nghe có vẻ như không quá khó khăn nhưng trong thời gian lũ – việc làm thiếu và thu nhấp thấp, không ổn định sẽ gây ra nhiều khó khăn và cản trở cho sự phát triển của chiến lược sinh kế nông hộ..
- Về trình độ học vấn: theo kết quả nghiên cứu có đến gần 60% số thành viên trong nông hộ có trình độ học vấn chỉ ở cấp I, khoảng 23% ở cấp II, 9,5% đạt cấp III và chỉ 0,7% thành viên có trình độ đại học hoặc cao đẳng.
- Từ đây cho thấy rằng với trình độ học vấn thấp cộng thêm áp lực về lao động phụ thuộc sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nông hộ, đặc biệt là tình bền vững chiến lược sinh kế trong tương lai..
- Lực lượng lao động trong mùa lũ: trong tổng 244 hộ được nghiên cứu thì chỉ có 171 hộ có lao động tham gia tạo thu nhập trong mùa lũ, chiếm tỷ lệ khoảng 70%..
- Trong đó số hộ chỉ có 1 thành viên tham gia tạo thu nhập chiếm đến 96 trong 171 (khoảng 56%) và 33.3% nông hộ có 2 lao động tham gia tạo thu nhập.
- Từ đây cho thấy được rõ hơn về tính dễ bị tổn thương sinh kế nông hộ..
- Hoạt động tạo thu nhập: chiến lược sinh kế nông hộ trong địa bàn nghiên cứu rất đa dạng.
- Trong mùa khô các chiến lược sinh kế bao gồm trồng lúa chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng nông hộ cũng như đóng góp trong tổng thu nhập nông hộ kế đến là hoa màu, chăn nuôi, làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp,…vào mùa lũ thì đánh bắt cá là hoạt động phổ biến nhất, đặc biệt là các hộ nghèo không đất sản xuất và không có tiền tích lũy, khai thác nguồn lợi tự nhiên, chăn nuôi, làm thuê phi nông nghiệp,….
- Tính ổn định về nguồn thu nhập: theo kết quả phân tích (Hình 3) cho thấy sản xuất lúa là chiến lược được đánh giá có tính ổn định nhất, kế đến là sản xuất hoa màu và chăn nuôi – những lược sinh kế trong mùa khô.
- Ngược lại, những chiến lược sinh kế trong mùa lũ thì rất không ổn định do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như tình huống lũ, mưa bão,…và trong đó hoạt động đánh bắt cá được đánh giá là kém ổn định nhất trong khi nó lại là hoạt động sinh kế của nhiều nông hộ nhất..
- Hình 3: Tính chất ổn định về nguồn thu nhập của nông hộ (Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, n = 244).
- Thu nhập nông hộ: theo kết quả trình bày ở Bảng 2 ta thấy rằng vào mùa lũ thu nhập của nông hộ là rất thấp, khoảng 98% nông hộ có thu nhập dưới 20 triệu đồng và thu nhập bình quân trong mùa lũ chỉ khoảng 3.5 triệu.
- Ngược lại trong mùa khô thu nhập của nông hộ cao hơn, khoảng 60% nông hộ có thu nhập lớn hơn 20 triệu đồng và trong đó có đến khoảng 12% nông hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng..
- Bảng 2: Thu nhập nông hộ trong mùa khô và mùa lũ.
- Thu nhập (triệu).
- Mùa lũ Tổng .
- Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2011, n=244.
- Diện tích đất bình quân: Đây được xem là nguồn vốn hết sức quan trong của nông hộ và quyết định rất nhiều đến tính tổn thương sinh kế nông hộ vì khi một hộ có nhiều đất sản xuất thì trong mùa khô nguồn thu nhập họ tạo ra rất cao – đủ để dành cho tiêu dùng trong mùa lũ và ngược lại thì những hộ ít đất – nguồn vốn tích trữ rất ít nên tính tổn thương trong mùa lũ khi có biến cố sẽ rất cao.
- Theo kết quả phân tích cho thấy rằng có đến hơn 35% nông hộ trong địa bàn nghiên cứu không đó đất sản xuất và hoạt động sinh kế của họ chủ yếu là làm thuê và đánh bắt thủy sản, 24,3% có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha (Hình 4)..
- Hình 4: Diện tích đất sản xuất nông hộ Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ 2011, n=244.
- Mô hình sản xuất: trồng lúa là chiến lược sinh kế phổ biến nhất của nông hộ trong địa bàn nghiên cứu, chiếm khoảng 90% nông hộ có diện tích đất sản xuất (tính chất ổn định của hoạt động sinh kế này rất cao tuy nhiên những khu vực sản xuất vụ 3 thì nguy cơ tiềm ẩn rất cao do hệ thống đê bao còn nhiều bất cập), một số hộ thì trồng hoa màu như đậu phộng, bắp,…Hoạt động chăn nuôi cũng khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu và được xem là mô hình có hiệu quả giúp tăng thu nhập nông hộ trong mùa lũ (kết quả PRA cấp độ nông hộ) nhưng cản trở lớn nhất là diện tích đất để thực hiện hoạt động sinh kế này và những ảnh hưởng về mặt môi trường sống..
- Về nguồn vốn tự nhiên ta có thể kết luận như sau với phần lớn hộ không có đất sản xuất và quy mô nông hộ tương đối lớn dẫn đến diện tích bình quân trên đầu người thấp gây ra nhiều áp lực hơn cho nông hộ nghèo hoặc ít đất sản xuất, đặc biệt trong thời gian lũ..
- Phương tiện cho sản xuất: theo kết quả phân tích cho thấy đối với những hộ nghèo thì rất thiếu các phương tiện sản xuất, đặc biệt là các phương tiện sản xuất trong mùa lũ như ghe/xuồng chỉ có 56% nông hộ có và 38% hộ có lưới đánh bắt cá.
- Đối với các hộ giàu thì có các phương tiện sản xuất đầy đủ hơn..
- Phương tiện cho sinh hoạt: tương tự như phương tiện cho sản xuất thì các hộ nghèo có ít phương tiện sản xuất hơn so với các hộ giàu.
- Đặc điểm nhà ở: theo kết quả điều tra cho thấy rằng có hơn 105 hộ trong tổng số 244 hộ được nghiên cứu có nhà tạm bợ, chiếm khoảng 47% và khoảng 25% nông.
- Như vậy cho thấy rằng, đặc điểm nhà ở nông hộ trong khu vực nghiên cứu rất dễ bị ảnh hưởng bởi lũ và thiên tai.
- Tuy nhiên, do từ trận lũ lớn năm 2000 nên người dân được Chính quyền địa phương vận động xây dựng nhà cao hơn đỉnh lũ năm này nên theo đánh giá hiện tại thì nhà ở của nông hộ nơi đây rất ít bị ảnh hưởng do lũ..
- Tham gia vào các tổ chức: theo kết quả nghiên cứu thì có khoảng 12% nông hộ trong địa bàn nghiên cứu có thành viên tham gia vào các cơ quan/tổ chức Nhà nước như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ,…Đây được xem là nguồn quan trọng trong phổ biến và tuyên truyền cũng như vận động người dân tham gia vào công tác phòng chống lụt bão..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy bà con/họ hàng là những nguồn giúp đỡ quan trong khi hộ gặp khó khăn.
- Bên cạnh đó Chính quyền địa phương trong địa bàn nghiên cứu cũng thực hiện rất tốt được vai trò này..
- 3.3 Các giải pháp ứng phó với lũ 3.3.1 Các giải pháp ứng phó của nông hộ.
- Trong bối cảnh tình huống lũ ngày càng phức tạp, theo kết quả thực hiện PRA cấp cộng đồng cho thấy đối với nhóm hộ nghèo thì các giải pháp ứng phó là kê và chằng nhà, tiếp tục sử dụng câu lưới đánh bắt cá nhưng về lâu dài sẽ không mang lại hiệu quả.
- 3.3.2 Kịch bản ứng phó lũ của nông hộ.
- Theo kết quả thực hiện PRA tại cấp độ nông hộ thì cho rằng có hai khó khăn chính mà các nông hộ phải đối mặt trong mùa lũ trong thời gian sắp tới đó là lũ ngày càng diễn biến phức tạp và lớn hơn và nguồn lợi thủy sản ngày cạn kiệt.
- Để ứng phó và thích nghi với những thay đổi không mong đợi này, các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu đã chuẩn bị đối phó bằng những giải pháp như nâng cấp nhà ở, vào ở tại các cụm tuyến dân cư, nâng cấp hệ thống thoát nước ra biển Đông để giảm nhẹ thiệt hạ.
- Để hạn chế tác động tiêu cực từ nguồn lợi thủy sản ngày cạn kiệt thì các nông hộ đã có ba giải pháp ứng phó chính đó là cấm tuyệt đối việc khai thác và đánh bắt thủy sản bằng xung diện, đa dạng hóa hoạt động sinh kế vào mùa lũ như chăn nuôi, làm thuê và di cư tạm thời lên các thành phố lớn để tìm việc làm..
- Theo kết quả thực hiện PRA cấp tỉnh và phỏng vấn KIP cho rằng để ứng phó với lũ trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới các cụm tuyến dân cư vượt lũ, tạo công an việc làm tại chỗ cho những hộ nghèo không hoặc ít đất và phương tiện sản xuất để giảm gánh nặng về lao động phụ thuộc, hỗ trợ các phương tiện đánh bắt và khai thác nguồn lợi tự nhiên trong mùa lũ, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về phòng chống lụt bão dựa trên mạng lưới xã hội của cộng đồng sẵn có và phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa lũ để nâng cao thu nhập cho cộng đồng..
- Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít khó khăn và thiệt hại về kinh tế - xã hội..
- Theo kết quả đánh giá về tính tổn thương sinh kế nông hộ cho thấy nguồn vốn con người tuy dồi dào nhưng lực lượng lao động phụ thuộc vẫn còn ở mức cao (2 người/hộ), trình độ học vấn còn thấp (cấp I và II chiếm 83%) nên sinh kế rất dễ bị tổn thương do lũ vì trong thời gian này việc làm ít vì vậy một lượng lớn lao động chính tạo ra thu nhập không đủ cho chi tiêu trong gia đình.
- Về vốn tài chính thì việc làm trong mùa lũ không ổn định và thu nhập thấp nên không đủ để trang trải trong cuộc sống, đặc biệt là các hộ nghèo không hoặc ít đất sản xuất.
- Về vốn tự nhiên, diện tích đất bình quân trên hộ tại địa bàn nghiên cứu là rất thấp, hơn 35%.
- nông hộ không đất sản xuất và khoảng 24% có diện tích dưới 0.5ha.
- Về vốn vật thể, hộ nghèo rất thiếu các phương tiện phục vụ cho sản xuất vào mùa lũ như ghe/xuồng và câu/lưới.
- Về nguồn vốn xã hội, nhìn chung nguồn vốn này tại vùng nghiên cứu khá tốt do tính cộng động cao và sự quan tâm nhiệt tình từ Chính quyền địa phương..
- Về giải pháp ứng phó với lũ thì về lâu dài cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới các cụm tuyến dân cư vượt lũ, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho những hộ nghèo không hoặc ít đất và phương tiện sản xuất để giảm gánh nặng về lao động phụ thuộc, hỗ trợ các phương tiện đánh bắt và khai thác nguồn lợi tự nhiên trong mùa lũ, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về phòng chống lụt bão dựa trên mạng lưới xã hội của cộng đồng sẵn có và phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa lũ để nâng cao thu nhập cho cộng đồng..
- Nghiên cứu về tác động của đập đến kinh tế - xã hội và môi trường ở khu vực đê bao tỉnh An Giang.
- Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở ĐBSCL.
- Môi trường và sinh kế.
- người dân.
- Báo cáo trong Dự án nghiên cứu “Assessment of adaptation capacity to floods in the Mekong Delta” với M-POWER, Thái Lan..
- Rủi ro và tổn thương đến sinh kế cộng đồng do lũ ở ĐBSCL.