« Home « Kết quả tìm kiếm

Toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc và tiến trình phát triển văn hóa ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế phụ thuộc vào hai nhân tố có vai trò quyết định, đó là toàn cầu hoá và chủ nghĩa dân tộc..
- Thực tế đó không phải do chúng ta muốn hay không muốn mà là do yêu cầu của thời đại đòi hỏi con người và mỗi quốc gia dân tộc muốn tồn tại và phát triển, không thể không trải qua hai ngưỡng cửa thử thách của toàn cầu hoá và chủ nghĩa dân tộc: Điều này tưởng như mâu thuẫn nhưng thực tế là thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung.
- Mối quan hệ giữa toàn cầu hoá và chủ nghĩa dân tộc cũng như mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, vốn không có mâu thuẫn nếu phù hợp về lợi ích, nhưng sẽ nảy sinh xung đột nếu không cùng mục tiêu và lợi ích.
- Song, như chúng ta biết, toàn cầu hoá hiện nay là toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, trong khi đó chủ nghĩa dân tộc mà Việt Nam xem là ưu việt là chủ nghĩa dân tộc xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, hội nhập quốc tế toàn cầu hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Việt Nam chỉ có thể xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của mình khi tận dụng được thời cơ toàn cầu hoá đồng thời vượt qua được những thách thức của nó, cũng như khi tận dụng được mặt ưu việt của chủ nghĩa dân tộc phù hợp với thời đại đồng thời vượt qua được những tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
- Điều đó cũng có nghĩa là văn hoá Việt Nam phải vượt qua được chính mình, tận dụng thời cơ đồng thời vượt qua thách thức thì nó mới thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội để trở thành mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Muốn vậy, cần phải nhận thức đúng về bản chất của toàn cầu hoá hiện nay và cả về chủ nghĩa dân tộc như hai điều kiện đang chi phối và quyết định hướng.
- phát triển của văn hoá mang tính toàn cầu.
- Là một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã phát huy sức mạnh văn hoá của mình trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, ngày nay nó càng giữ vai trò quyết định trong xây dựng và phát triển xã hội mới.
- Để thấy rõ vị trí của văn hoá trong thời đại hiện nay, cần phải làm rõ bản chất của toàn cầu hoá và cả bản chất của chủ nghĩa dân tộc trước khi nói đến bản chất của tiến trình phát triển nền văn hoá mới, văn hoá tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc..
- Trước hết nói về toàn cầu hoá.
- Mặc dù hiện nay còn nhiều người nghi ngờ một cách chính đáng về toàn cầu hoá, nhưng phải khẳng định rằng toàn cầu hoá là quy luật tự nhiên của tiến hoá nhân loại, của sự phát triển các nền văn minh.
- Các ông không chỉ nói toàn cầu hoá kinh tế mà cả toàn cầu hoá văn hoá như một quy luật tất yếu “do sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế.
- Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc.
- Tính chất chật hẹp và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa.
- và từ những nền văn học dân tộc và địa phương muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở một nền văn học toàn thế giới” 1 .
- Song cần phải thấy toàn cầu hoá hiện nay là toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, “có nghĩa là chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường lan vào hầu hết mọi quốc gia trên thế giới” như Friedman nói trong cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô liu.
- Chính thực trạng đó đang đặt ra cho nhân loại những nhận định khác nhau, thậm chí cả những hoang mang không hiểu nên ủng hộ hay nên phản đối toàn cầu hoá.
- Bên cạnh Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos của những người giàu và nước giàu ca ngợi toàn cầu hoá hết mực lại có Diễn đàn Xã hội thế giới của những người nghèo và nước nghèo bàn luận về một thế giới với những khủng hoảng giàu nghèo và bất bình đẳng ngày càng sâu.
- Như vậy, phải chăng có một thế giới phẳng mang tính toàn cầu cho những người này và một thế giới không phẳng, thậm chí có nhiều vùng lõm cho những người khác trong nhân loại gồm hơn 6 tỷ người của Trái Đất.
- Đó là chưa nói đến thực trạng đối lập giữa toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa với định hướng phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, không chỉ tạo nên bất bình đẳng như nhiều nước khác mà còn tạo nên xung đột tất yếu về định hướng phát triển..
- Khi nói đến tiêu cực của toàn cầu hoá, nhiều người nhắc đến hai hiện tượng nổi bật, đó là hiện tượng làm sâu thêm khoảng cách giàu nghèo và hiện tượng xoá nhoà các bản sắc văn hoá riêng.
- Còn hiện tượng xoá nhoà bản sắc văn hoá riêng của các dân tộc thì cũng đã thấy rõ trong thực tế khi văn hoá thực dụng kiểu Mỹ lan tràn khắp thế giới.
- Chính Friedman đã nói rõ hiện tượng này trong hai cuốn sách nổi tiếng của ông Chiếc Lexus và cây ô liu và Thế giới phẳng khi tác giả cho rằng “toàn cầu hoá là Mỹ hoá” như một quy luật tất yếu của làn sóng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến toàn cầu hoá văn hoá.
- Cho nên, có người cho rằng toàn cầu hoá là nỗi lo thường trực của nhiều quốc gia dân tộc khi nó gặm nhấm giết chết dần những bản sắc văn hoá riêng đã hình thành hàng ngàn năm ở các xã hội truyền thống.
- Với một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc như Việt Nam, chắc chắn không phải là ngoại lệ..
- Trong khi trên thế giới nhiều nước tư bản chủ nghĩa nổi lên làn sóng phản đối toàn cầu hoá thì ở Việt Nam và nhiều nước châu Á khác lại đón nhận toàn cầu hoá một cách hồ hởi như một cơ hội hiếm có cho phát triển.
- Thậm chí có người còn xem toàn cầu hoá là “thời cơ vàng“ ngàn năm có một cho Việt Nam cất cánh theo kịp các nước phát triển trên thế giới.
- Điều đó tưởng như mâu thuẫn nhưng xét kỹ lại thấy rất hợp lôgic với một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội như Việt Nam.
- Hạt nhân hợp lý có thể thấy ở đây là bản chất chủ nghĩa xã hội vốn được xem là kết quả tất yếu của nền văn minh mới mang tính toàn cầu, cho nên việc chúng ta hưởng ứng tích cực toàn cầu hoá cần phải xem như một ứng xử tất nhiên không chỉ hợp với quy luật phát triển của nhân loại mà cũng hợp với lôgic xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Đương nhiên, nó chỉ hợp lôgic phát triển với điều kiện phải thấy cho được mặt trái của toàn cầu hoá để gạt bỏ những yếu tố tiêu cực thuộc bản chất toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa tương tự như cách nói của Max Weber: “Cần phải đuổi kịp chủ nghĩa tư bản đồng thời phải tránh xa nó“.
- Với toàn cầu hoá, có thể nói, cần thấy cơ hội khi tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến, khi học hỏi và tiếp thu những giá trị thành tựu của nền văn minh mới trong thời đại phát triển chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
- Nhưng đồng thời phải cảnh giác và tránh xa những tiêu cực vốn thuộc bản chất của toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa.
- Đó là điều khó hiểu, càng khó thực hiện nếu không đồng thời tìm hiểu và quán triệt quan điểm cơ bản của chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là định hướng phát triển đất nước ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
- Riêng lĩnh vực văn hoá văn nghệ chỉ có thể xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở nhận thức đúng chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước do Hồ Chí Minh phát hiện, đồng thời vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam..
- Khẳng định chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước, Hồ Chí Minh không chỉ tìm thấy động lực cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- mà Người còn cải biến chủ nghĩa dân tộc vốn từ tay giai cấp tư sản thành chủ nghĩa dân tộc mang nội hàm mới - chủ nghĩa dân tộc xã hội chủ nghĩa.
- Có thể nói, đây là điều kỳ diệu nhất trong tìm tòi con đường cứu nước và cả trong xây dựng xã hội mới gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội ở một đất nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam..
- Chủ nghĩa dân tộc là hiện tượng tự nhiên gắn liền với sự ra đời các dân tộc trong lịch sử phát triển của nhân loại.
- Nhưng hiểu chủ nghĩa dân tộc như thế nào thì có rất nhiều khuynh hướng khác nhau gắn liền với quyền lợi mỗi quốc gia dân tộc, nhất là quyền lợi giai cấp đang chiếm vị trí cầm quyền thống trị dân tộc đó..
- Với các nước tư bản phát triển, chủ nghĩa dân tộc thực tế là chủ nghĩa dân tộc tư sản thường là chủ nghĩa dân tộc nước lớn.
- Với các nước đang phát triển, chủ nghĩa dân tộc thường theo hướng hẹp hòi hoặc chịu phụ thuộc các dân tộc lớn.
- Cho nên, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, thế giới đang đứng trước không chỉ ngưỡng cửa thử thách của toàn cầu hoá mà còn một ngưỡng cửa thử thách khác cũng khá quyết liệt là chủ nghĩa dân tộc.
- Không phải ngẫu nhiên Kissinger lại cảnh báo về sự phát triển chủ nghĩa dân tộc đang có nguy cơ đẩy lùi toàn cầu hoá, khiến cho toàn cầu hoá bị ngừng trệ, tạo nên những khủng hoảng mang tính toàn cầu.
- Có điều là ông ta chỉ cảnh báo chủ nghĩa dân tộc phát triển ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển mà không thấy chủ nghĩa dân tộc nước lớn đang ngự trị ở chính nước Mỹ..
- Ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc đã được Hồ Chí Minh đón nhận và cải tạo lại, biến nó thành động lực cách mạng ở các nước kém phát triển như Việt Nam.
- Ngày nay, chủ nghĩa dân tộc đó chỉ tiếp tục phát huy tác dụng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thời kỳ hội nhập quốc tế khi nó được nhận thức đúng về bản chất trong mối quan hệ chặt chẽ với quan niệm đúng về thời đại.
- Đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Cũng có thể nói, đó là chủ thuyết phát triển xoay quanh sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
- Sức mạnh dân tộc chính là nguồn lực chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc tạo nên động lực lớn của đất nước cho chủ nghĩa dân tộc.
- Sức mạnh thời đại, chính là sự tận dụng thời cơ của toàn cầu hoá đồng thời vượt qua những thách thức của nó.
- Đó cũng chính là mặt mạnh thuộc truyền thống văn hoá Việt Nam trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước.
- Do đó, cần phải quán triệt quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa dân tộc.
- theo tư tưởng Hồ Chí Minh như một điều kiện tất yếu của tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế..
- Chủ nghĩa dân tộc là một thực tế hiển nhiên gắn liền với chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.
- Nhưng, cũng như khái niệm dân tộc, chủ nghĩa dân tộc là một phạm trù lịch sử, có quá trình hình thành và phát triển.
- Có chủ nghĩa dân tộc hình thành trong thời đại phong kiến, chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản.
- Tuy nhiên, không phải mọi chủ nghĩa dân tộc đều mang lại sức mạnh.
- Điều đó đã được chứng minh bởi nhiều cuộc cách mạng chịu thất bại do giương cao chủ nghĩa dân tộc không còn phù hợp với thời đại..
- Chủ nghĩa dân tộc do Hồ Chí Minh phất cao là chủ nghĩa dân tộc mang nội hàm mới, khác về chất so với các loại chủ nghĩa dân tộc hình thành trong lịch sử, kể cả chủ nghĩa dân tộc tư sản, vì có sự thống nhất hữu cơ với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Người nói: “Chiến tranh đã làm thay đổi chủ nghĩa dân tộc.
- Chủ nghĩa dân tộc đã hiện đại hoá khi chuyển từ giới thượng lưu này sang giới thượng lưu khác.
- Chính thanh niên An Nam ngày nay đang chỉ đạo nó”...“Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản.
- Từ nhận định đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”, không chỉ tìm thấy động lực cơ bản của cách mạng Việt Nam mà Người còn đối mặt với những quan điểm khác nhau của nhiều người trong phong trào cộng sản quốc tế đương thời.
- Ngày nay, chủ nghĩa dân tộc ấy không đối lập với toàn cầu hoá, trái lại, nó tiếp nhận toàn cầu hoá như tiếp nhận một cơ hội để phát triển, cơ hội để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa mang tính toàn cầu..
- Song, cũng như toàn cầu hoá, trên thế giới vẫn tồn tại những quan điểm và khuynh hướng khác nhau về chủ nghĩa dân tộc.
- Sự khác nhau về quan điểm toàn cầu hoá cũng như về chủ nghĩa dân tộc đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến xu hướng phát triển văn hoá và xây dựng con người.
- Trong thực tế nó đang tạo ra những xu hướng xung đột giữa phát triển văn hoá và xây dựng con người xuất phát từ nguyên nhân nội tại.
- Nhưng cũng có cả xung đột giữa phát triển văn hoá và xây dựng con người xuất phát từ nguyên nhân hội nhập.
- Dù là nguyên nhân nào cũng có nguồn gốc từ cách hiểu không đúng về toàn cầu hoá cũng như về chủ nghĩa dân tộc, dẫn đến quan điểm không đúng về tiến trình phát triển văn hoá nói chung.
- Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng trong thời đại toàn cầu hoá, nhấn mạnh bản sắc dân tộc là “không cần thiết”, “dễ mắc sai lầm”.
- Rõ ràng, đó là quan điểm sai lầm về phát triển văn hoá có nguồn gốc từ sự nhận định không đúng về toàn cầu hoá và về cả chủ nghĩa dân tộc.
- Vượt qua đồng thời dung hoà được cả hai ngưỡng cửa toàn cầu hoá và chủ nghĩa dân tộc, Việt Nam mới có cơ hội phát triển nhanh và bền vững, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, văn hoá Việt Nam mới có cơ hội phát triển theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Còn nếu xây dựng chủ thuyết phát triển trên cơ sở tuyệt đối hoá một phía, hoặc hiểu giản đơn về toàn cầu hoá thì sớm muộn chúng ta dễ đi vào ngõ cụt.
- Vậy làm thế nào để dung hoà, vừa tận dụng được thời cơ toàn cầu hoá và khuynh hướng đúng về chủ nghĩa dân tộc, vừa vượt qua được thách thức, tránh những tiêu cực của cả hai phía? Phải chăng, đó là những giải pháp về tiến trình phát triển văn hoá và xây dựng con người trong thời hội nhập..
- Văn hoá Việt Nam được tôi luyện trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cho nên tiến trình phát triển của nó gắn liền với giao lưu rộng rãi và hội nhập với nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới.
- Bản chất văn hoá Việt Nam có sự kết hợp sâu sắc giữa văn hoá bản địa với văn hoá hội nhập từ nhiều phía.
- Cho nên, trong thời đại toàn cầu hoá nó dễ tiếp nhận những khuynh hướng khác nhau, dễ hội tụ những giá trị của các nền văn hoá khác.
- Những thành tựu đạt được của văn hoá Việt Nam cũng chính là thắng lợi của ý chí hoà bình, hữu nghị, mong muốn hợp tác cùng phát triển.
- Đó là mặt mạnh của nền văn hoá mở, dễ hoà nhập với toàn cầu hoá, nhưng cũng dễ để mất bản sắc văn hoá dân tộc nếu không ý thức đúng về toàn cầu hoá cũng như về chủ nghĩa dân tộc.
- Điều đó đặt ra cho tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam hiện nay phải vượt qua được chính mình, biết tiếp thu mọi giá trị của văn hoá nhân loại trên cơ sở giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, như Hồ Chí Minh đã từng nói dân tộc hoá cao độ chính là thế giới hoá..
- Lịch sử Việt Nam đã thể nghiệm và chứng minh tính đúng đắn của quan điểm coi chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước, đồng thời gắn kết một cách nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc với vấn đề văn hoá, tạo cho cả hai vấn đề một nội hàm kép, chứa đựng trong văn hoá ý nghĩa chính trị và chứa đựng trong chính trị ý nghĩa văn hoá.
- Chính Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 đã chứa đựng nội hàm kép đó, tạo cho chủ nghĩa dân tộc một động lực lớn và tạo cho văn hoá một nguồn lực mới thể hiện bí quyết sức mạnh văn hoá Việt Nam..
- Như vậy, phải chăng tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam thời kỳ hội nhập với quốc tế toàn cầu hoá phải đảm bảo cho được những giải pháp thích hợp với thời đại mới.
- Đó là thời đại các quốc gia dân tộc cùng nhau phát triển trong hoà bình, các mối quan hệ định hướng tư tưởng và nhân sinh quan đan xen nhau, có sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế và cả sự đấu tranh tế nhị nhưng không hề nhân.
- Do vậy, một mặt, phải mạnh dạn tiếp thu những giá trị, thành tựu văn hoá tiên tiến của nhân loại, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài.
- mặt khác, cần tránh và kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hoá của các thế lực thù địch, kể cả về tư tưởng dân chủ và nhân quyền không thích hợp với truyền thống văn hoá dân tộc ta.
- Có thể nói, đây là thời kỳ thử thách quyết liệt trong tiến trình xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, không dễ vượt qua nếu thiếu một bản lĩnh văn hoá đã được rèn luyện trong chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Đừng bao giờ quên lời cảnh báo của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác: “Giai cấp tư sản đang tạo ra cho nó một thế giới theo hình ảnh của nó” trong thời đại toàn cầu hoá.
- Chỉ vượt qua được chính mình, văn hoá Việt Nam mới tạo ra được nội lực cho phát triển đất nước, cũng như cho phát triển văn hoá, xây dựng con người trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn cầu hoá.
- a) Mở rộng giao lưu, đối thoại giữa văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác trong khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững bản lĩnh định hướng phát triển văn hoá tiên tiến theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Điều đó có nghĩa là văn hoá Việt Nam hội nhập với toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa nhưng không theo định hướng phát triển chủ nghĩa tư bản, trái lại tìm cách vượt qua những thách thức của toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến phù hợp với thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội..
- b) Tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam thời kỳ hội nhập, cần được tiến hành năng động, biết tiếp nhận nhiều nguồn, biết tôn trọng những khuynh hướng khác nhau, biết quy tụ và phát triển nhân tài, biết thích nghi và tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ, những giá trị đích thực từ nhiều phía trên cơ sở đảm bảo tính độc lập, tự chủ và bản sắc văn hoá riêng..
- c) Tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam thời kỳ hội nhập cần tăng cường yếu tố dân chủ, mở rộng sự hưởng thụ văn hoá đến mọi tầng lớp nhân dân, không loại trừ một bộ phận nào khỏi việc tiếp nhận những thành tựu của văn hoá mới, của văn minh trong thời đại toàn cầu hoá..
- d) Tiến trình phát triển văn hoá phải đồng bộ, xây đi liền với chống, đảm bảo sự công bằng xã hội, không theo triết lý kẻ mạnh phải thắng mà theo triết lý kẻ yếu phải có cơ hội được cải thiện đời sống, thậm chí làm giàu cho mình và cho cộng đồng, tạo được con người vừa có tài vừa có đức..
- e) Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp đã hình thành hàng ngàn năm của dân tộc, cần kiên quyết ngăn chặn sự thâm nhập những thứ văn hoá xa lạ với lối sống “tôn sư.
- trọng đạo“, với truyền thống văn hoá gia đình Việt Nam, đặc biệt với ý thức cộng đồng coi trọng nghĩa tình, trách nhiệm xã hội vốn đã thành nếp sống lâu đời trong xã hội ta..
- Trên đây chỉ là một số giải pháp mang tính định hướng cơ bản của tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam thời kỳ hội nhập với quốc tế toàn cầu hoá.
- Chắc chắn, trong thời kỳ mới, văn hoá Việt Nam sẽ tiếp cận với nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học của thực tiễn đấu tranh trong một xã hội mới có nhiều diễn biến vô cùng phong phú và phức tạp, có thể có cả những bùng nổ của nhiều phương tiện truyền bá sản phẩm văn hoá, văn nghệ, cả tích cực và tiêu cực khiến chúng ta khó lường hết được.
- Song, cũng chính vì điều đó đặt ra cho văn hoá Việt Nam phải tăng cường nội lực vừa mang tính đề kháng cao, vừa có sức tiếp nhận mạnh mẽ cái mới trong thời đại toàn cầu hoá ngày càng rộng rãi và sâu sắc.