« Home « Kết quả tìm kiếm

TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HOÁ VĂN HOÁ


Tóm tắt Xem thử

- Toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hoá văn hoá Toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hoá văn hoá.
- Khái niệm “Toàn cầu hoá” Vào cuối thế kỳ XX, có một khái niệm được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực triết học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học, luật học… đặc biệt quan tâm.
- Đó là khái niệm Toàn cầu hoá (Globalization).
- Rất đông người trong số họ coi toàn cầu hoá như giai đoạn phát triển hiện đại của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện xã hội hậu công nghiệp.
- Chẳng hạn, Martunov B đã gắn khái niệm toàn cầu hoá với quá trình “bành trướng chủ nghĩa tư bản thế giới mà Mỹ đóng vai trò trung tâm.
- thì cho rằng toàn cầu hoá là “sự tái hiện ở cấp độ toàn cầu những gì mà chủ nghĩa tư bản dân tộc đã làm trong suốt thế kỷ XIX tại nhiều nước khác nhau” Còn Kastels M.
- lại coi toàn cầu hoá như “nền kinh tế tư bản mới” đang phát triển thông qua “cấu trúc mạng”..
- Có một số nhà nghiên cứu như Shishkov Iu., Butenko A.P, Shakhnazarov…lại có xu hướng đồng nhất toàn cầu hoá với quốc tế hoá.
- Chẳng hạn, Butenko A.L cho rằng, toàn cầu hoá là hình thức đương đại của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế mà người ta đã nói trong suốt thế kỷ XX.
- Cũng có ý kiến tương tự khi coi toàn cầu hoá là đặc tính không gian của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế nhân loại ở giai đoạn đương đại, đồng thời là sự hội nhập cao nhất hiện nay của chính quá trình quốc tế này.
- Ông phát biểu rằng, không được tuỳ tiện quy toàn cầu hoá về quốc tế hoá thông qua khái niệm “quốc tế hoá đời sống kinh tế” hay “toàn cầu hoá kinh tế”.
- Các nước kém phát triển bị đẩy ra ngoài lề quá trình này xét trong quan hệ sản xuất toàn cầu.
- Do vậy, “quốc tế hoá kinh tê, quốc tế hoá tư bản”…không thể đồng nhất với toàn cầu hoá kinh tế.
- Có một số nhà khoa học như Vatsekin B.P, Munchjan I.A, Ursul A.P…thì đưa ra những biểu hiện đặc trưng của quá trình toàn cầu hoá để nói lên quan niệm của họ.
- Theo những tác giả này thì toàn cầu hoá có những đặc trưng như.
- Là quá trình sinh thành nền kinh tế toàn cầu, hình thành nên những khu vực kinh tế xuyên quốc gia.
- Là hình thức của hệ tư tưởng chủ nghĩa toàn cầu (GlObalism), lợi dụng các xu thế khách quan của sự phát triển thế giới để xây dựng uy tín cho các nước mạnh trong quan hệ quốc tế hiện đại, biện hộ cho chính sách bá quyền trong các vụ việc thế giới.
- Sau khi liệt kê những đặc trưng trên đây, các tác giả đi đến kết luận rằng, hiện vẫn chưa phải là thời điểm có thể tìm ra mẫu số chung cho các quan điểm khoa học về toàn cầu hoá.
- Song, theo các tác giả này thì toàn cầu hoá với tư cách là kết quả xác định của việc kết hợp những quá trình phát triển tự nhiên của thế giới với hoạt động có ý thức mang tính hướng đích của con người đã dẫn đến:.
- Sự chuyển hoá những bộ phận dân tộc đa dạng thành một nền văn minh nhân loại chung, đồng thời chuyển hoá cộng đồng các dân tộc trên thế giới vào một xã hội toàn cầu.
- Hình thành một hệ thống chỉnh thể của trật tự kinh tế và chính trị thế giới v.v..
- về một định nghĩa mở rộng khái niệm toàn cầu hoá.
- Trong định nghĩa này, Proskurin đã xếp lại những dấu hiệu mang tính bản chất của toàn cầu hoá.
- Việc thừa nhận toàn cầu hoá như là một quá trình khách quan dễ đạt được sự nhất trí giữa nhiều người, tức là thừa nhận các tính quy luật và các đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, tinh thần - văn hoá trong sự phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau, các yêu cầu nảy sinh từ nhiều lĩnh vực trong hoạt động sống của nhân loại.
- Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mâu thuẫn giữa những cường quốc đặt ra luật lệ cho toàn cầu hoá và bên kia là những nước đang phát triển.
- Do vậy, với những người này thì toàn cầu hoá như là một xu thế tiến bộ, văn minh, còn với những người khác thì họ lại chống toàn cầu hoá.
- Đến đây, ta thấy xuất hiện “chủ nghĩa chống toàn cầu”, chống lại quá trình toàn cầu hoá với tư cách là quyền lực của tư bản tài chính.
- Vào những năm 90 của thế kỷ XX, chúng ta thấy xuất hiện thuật ngữ “Chủ nghĩa toàn cầu”.
- Thuật ngữ này dùng để chỉ trạng thái khách quan của sự thâm nhập lẫn nhau, sự ràng buộc lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau của các chủ thể xã hội có lý trí trên các phương diện kinh tế, khoa học - kỹ thuật, xã hội - chính trị, văn hoá và những quan hệ khác.
- Trong khi đó, toàn cầu hoá lại là quá trình luôn gắn với hoạt động của các chủ thể nên nó vừa có những hệ quả tích cực, lại vừa có hiệu quả tiêu cực.
- Bởi vậy, các chính trị gia, các nhà khoa học, các cộng đồng xã hội không thể không quan ngại, thậm chí là bức xúc với nhiều vấn đề mà toàn cầu hoá đặt ra.
- Nhiệm vụ hiện nay là phải tận dụng mọi tiềm năng to lớn của toàn cầu hoá, đồng thời phải giảm thiểu những hiểm hoạ đi liền với nó, khắc phục những hậu quả nảy sinh từ việc chưa kiểm soát đầy đủ quá trình này.
- Hành động của chúng ta cần phải hướng đến việc duy trì và nhân bội phúc lợi của toàn cầu hoá, đảm bảo rằng những phúc lợi như vậy là khả dụng đối với tất cả mọi người trên thế giới.
- Chính vì thế, chúng tôi kêu gọi sự hợp tác trong hành động để giải quyết nhiệm vụ này và để hiện thực hoá trọn vẹn các tiềm năng của toàn cầu hoá, đồng thời nâng cao trạng thái phúc lợi và thức đẩy tiến bộ xã hội trong sự quan tâm gìn giữ môi trường xung quanh”..
- Giáo sư Karapechjan L.M, nhà hoạt động khoa học công luận của Cộng hoà Liên bang Nga, có một ý kiến trong bài bàn về các khái niệm “Chủ nghĩa toàn cầu” và “Toàn cầu hoá” mà chúng ta rất cần tham khảo.
- Ông viết: “Trong giai đoạn lịch sử nhân loại hiện nay, các quá trình của toàn cầu hoá vẫn chưa kết thúc.
- và về thực chất, điều này chính là sự đồng tình tham dự vào một cuộc cách mạng huỷ hoại sắp xảy ra, cuộc cách mạng ấy cũng sẽ mang đặc điểm toàn cầu..
- Vấn đề toàn cầu hoá đối với Việt Nam cũng là bức xúc.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn cầu hoá được xem xét như một xu thế khách quan, không thể tránh được.
- Do vậy, trước toàn cầu hoá, chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ những năng lực cần thiết để chủ động hội nhập vào quá trình này.
- Toàn cầu hoá kinh tế..
- Toàn cầu hoá kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở mức độ rất lớn biểu hiện thành thị trường hoá kinh tế toàn cầu.
- Nói cách khác, thị trường hoá kinh tế toàn cầu là một phản ánh về bản chất của toàn cầu hoá kinh tế.
- Làn sóng lớn toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến sự mở rộng kinh tế thị trường toàn cầu.
- Lực lượng thị trường đang chi phối ngày càng nhiều mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.
- Toàn cầu hoá tư bản là hạt nhân của toàn cầu hoá kinh tế, mà toàn cầu hoá tư bản lại là quá trình chứng tỏ ý nghĩa của tính lưu động mạnh mẽ của tư bản.
- Đứng trước sự tiến triển của toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta chú ý đến mấy điểm sau đây.
- Quá trình toàn cầu hoá kinh tế càng phát triển sâu thì tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng gia tăng.
- Kinh tế trở thành tiêu điểm của nhiều mối quan hệ trong nước và quốc tế.
- Lợi ích kinh tế trở nên quan trọng đến mức thị trường bắt đầu chi phối quá trình chính trị.
- quyết sách chính trị phục tùng và chịu sự chế ước của lợi ích kinh tế - Toàn cầu hoá kinh tế có nghĩa là tăng cường tính lưu động xuyên quốc gia của các nguồn lực, kể cả tư bản.
- Mục đích tham gia toàn cầu hoá là thu hút vốn, mà đối với nền kinh tế quốc dân, “toàn cầu hoá kinh tế không phải là một sự lựa chọn, mà là một hiện thực”.
- Nhà nước không có cách nào khống chế, không có khả năng thực hiện chức năng kinh tế khi đặt mình vào tiến trình toàn cầu hoá kinh tế.
- Xét về chức năng kinh tế của nhà nước, kết quả cuối cùng của toàn cầu hoá là làm cho quyền lực kinh tế của nhà nước mất đi.
- Bước vào thể kỷ XXI, xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang làm gia tăng dòng giao lưu toàn cầu về vốn đầu tư, hàng hoá, lao động, dịch vụ ngân hàng, thông tin v.v… Sự thâm nhập lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia đã tạo ra nhiều mối quan hệ xã hội mới, tạo ra những cơ hội cho một số quốc gia này, song lại là thách thức với những quốc gia khác.
- Với mục đích tìm lợi nhuận siêu ngạch và vươn tới những đỉnh cao trong kinh doanh, các công ty xuyên quốc gia nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình trên phạm vi toàn cầu nhằm khai thác những có hội đầu tư.
- Từ góc độ nào đó mà xét thì toàn cầu hoá nền kinh tế là một cuộc cách mạng về phương pháp sản xuất.
- Đứng trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế, hầu như các quốc gia đều phải cấu trúc lại nền kinh tế của mình theo hướng sau đây.
- Các nước đang phát triển cấu trúc lại các ngành kinh tế nhằm lợi dụng làn sóng đổi mới và chuyển giao công nghệ để đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước.
- Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đã đặt ra trước nhiều quốc gia những thách thức lớn.
- b) Các nước phát triển thường lợi dụng toàn cầu hoá trong lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, tài chính, thông tin… để khống chế nền kinh tế thế giới.
- Nền kinh tế của các quốc gia sẽ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào, cho dù là siêu cường kinh tế, lại có thể phát triển một cách biệt lập.
- Thích ứng với xu thế kinh tế toàn cầu hoá, các chính phủ cũng như các tập đoàn kinh tế đều đang tích cực vạch ra chiến lược của mình.
- Việc tiếp cận và thích ứng thể chế chung của xu thế toàn cầu hoá luôn đòi hỏi các chính phủ sự cân nhắc chính trị một cách tỉnh táo và có lập trường kiên định chứ không nên đặt sự cân nhắc kinh tế lên hàng đầu..
- Toàn cầu hoá văn hoá.
- Để trở thành một xã hội văn minh, cần phải có sức mạnh kinh tế và năng lực sáng tạo công nghệ.
- Yếu tố cần thiết ở đây là văn hoá.
- Rơi vào quyết định luận kỹ thuật mà coi nhẹ văn hoá thì không tránh khỏi tình trạng làm mất đi năng lực sáng tạo của quần chúng trong quá trình lao động sản xuất.
- Tuy nhiên, chúng ta cũng không được đi từ việc đả phá quyết định luận kỹ thuật sang thái độ ủng hộ quyết định luận văn hoá.
- Theo quan điểm của UNESCO thì văn hoá là chìa khoá của phát triển, là mục tiêu, động lực và hệ điều tiến của phát triển..
- Bảo vệ và duy trì được tính đa dạng của văn hoá trong quá trình các nước tiến hành công nghiệp hoá là điều kiện rất cơ bản, nhất là ở các nước chọn phương thức “công nghiệp hoá cấp tập”, bởi vì, văn hoá sẽ không ngừng hoàn thiện chất lượng con người, nâng cao khả năng hoạt động sáng tạo của họ..
- Trong khi nói đến vai trò của văn hoá đối với phát triển thì có một vấn đề lớn mà nhân loại chú ý : Hiện tượng mcdonallisation (Mc Donal hoá - ám chỉ quá trình quảng bá văn hoá tiêu dùng của Mỹ).
- Sang đầu thế kỷ XXI, cái gọi là sức mạnh mềm (Soft power) của Mỹ tác động đến các nước khác có nhân tố trung tâm là văn hoá..
- ở cấp độ văn hoá đại chúng, Mỹ không có đối thủ cạnh tranh.
- Rất nhiều quốc gia đang chống lại sự bành trướng của văn hoá Mỹ và tránh ảnh hưởng của lối sống Mỹ.
- trong bài “Văn hoá là nhân tố ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ” đã có một ý rất hay.
- Đấy là tiền đề của đời sống văn hoá đương đại..
- Vấn đề đặt ra ở đây là, sự bành trướng ảnh hưởng văn hoá của quốc gia này đối với quốc gia khác là một hiện tượng diễn ra trong tiến trình phát triển của toàn cầu hoá văn hoá.
- Nó không đồng nhất với toàn cầu hoá văn hoá.
- Để giải quyết vấn đề này, cần nghiên cứu và xác định thế nào là toàn cầu hoá văn hoá.
- Gần đây, hai tác giả Chen Gang và Li Linhe trong bài “Tư duy biện chứng về quan hệ giữa toàn cầu hoá và bản địa hoá văn hoá” đã có mấy ý kiến đáng tham khảo.
- Toàn cầu hoá văn hoá và bản địa hoá văn hoá là một cặp phạm trù thống nhất biện chứng, giữa chúng không có mâu thuẫn căn bản nào.
- Toàn cầu hoá và bản địa hoá văn hoá phát sinh cùng với làn sóng toàn cầu hoá kinh tế.
- Toàn cầu hoá văn hoá là quá trình “văn hoá các dân tộc, thông qua giao lưu, dung hợp, xâm thấu và bổ sung lẫn nhau, không ngừng phá vỡ tính hạn chế về khu vực và về mô hình của văn hoá dân tộc và trong sự bình phán, chọn lọc của loài người ma đạt được tính đồng nhất văn hoá, không ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn hoá dân tộc mình thành các nguồn thụ hưởng chung, sở hữu chung của loài người.
- Nguồn khu vực của văn hoá các dân tộc được loài người cùng hưởng, cùng sở hữu thì không có nghĩa là sự mất đi của các nền văn hoá dân tộc, mà hình thành nên một thứ văn hoá có tính toàn cầu thống nhất, liên thông, phổ quát (Ví dụ : các nước có thể cùng được thưởng thức món ăn Trung Quốc, cùng được xem những cuốn phim hay nhất của Holywood, cùng sử dụng xa lộ thông tin cao tốc…)Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá văn hoá sẽ tiếp tục diễn ra không ngừng và ngày càng sâu sắc..
- Bản địa hoá văn hoá là hiện tượng tôn vinh một hệ thống bao gồm truyền thống, tập quán, lối sống, tín ngưỡng, quan niệm giá trị trong lịch sử dân tộc…trong quá trình hiện đại hoá.
- Bản địa hoá văn hoá cũng là một hiện tượng khách quan.
- Mọi thứ văn hoá dân tộc đều không bao giờ là mẫu mực hoà mỹ hay lý tưởng.
- Do đó, các dân tộc đều phải học hỏi, tham khảo văn hoá của dân tộc khác.
- Trên thế giới, không thể có thứ văn hoá nào là chủ đạo mà từ đó, nó có tác dụng thủ tiêu tính đa dạng của văn hoá.
- Tóm lại, toàn cầu hoá văn hoá tuyệt nhiên không loại trừ sự hưng thịnh của văn hoá dân tộc, ngược lại, sự phồn vinh của văn hoá các dân tộc sẽ thúc đẩy toàn cầu hoá văn hoá.
- Toàn cầu hoá văn hoá lấy tính đa dạng của văn hoá dân tộc làm cơ sở, nó giúp vào việc phục hưng văn hoá bản địa để văn hoá các dân tộc phát triển lành mạnh.
- Mặt khác, toàn cầu hoá văn hoá đòi hỏi các dân tộc trong quá trình phát huy văn hoá của mình phải tham khảo, học tập văn hoá của các dân tộc khác..
- Nếu hiểu toàn cầu hoá văn hoá như vậy thì quan điểm xây dung nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.
- Nền văn hoá đó sẽ giúp dân tộc có đủ bản lĩnh và sức mạnh trong hội nhập kinh tế quốc tế trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế, toàn cầu hoá văn hoá đang gia tăng./.
- Kinh tế thế giới trong hệ thống thế giới.
- Lý Huê Quốc “Sự phát triển khoa học kỹ thuật cao về kinh tế quốc tế đang làm thay đổi thế giới”.
- Phemando Enrike Cardoro “Các hiệu quả xã hội của sự toàn cầu hoá”, Tạp chí “Châu Mỹ la tinh” số 4.1994.
- Uỷ ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá.
- Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá