« Home « Kết quả tìm kiếm

TOÀN CẦU HOÁ VĂN HOÁ ĐA TUYẾN


Tóm tắt Xem thử

- Toàn cầu hoá và toàn cầu hoá văn hoá.
- Vấn đề toàn cầu hoá mà nội dung cơ bản của nó là toàn cầu hoá kinh tế là một điều hiển nhiên không phải bàn cãi và nhiều học giả đã đưa ra các quan niệm khác nhau.
- Chẳng hạn, theo Wikipedia: “Toàn cầu hoá là khái niệm về quá trình đa dạng, phức tạp của những thay đổi về kinh tế, xã hội, công nghệ và văn hoá, được xem như sự phụ thuộc lẫn nhau, sự hội nhập và tương tác ngày càng tăng giữa người dân và các doanh nghiệp ở những vị trí khá xa nhau trên thế giới” 1 .
- Hay một định nghĩa khác của Uỷ ban châu Âu mang sắc thái kinh tế hơn: Toàn cầu hoá “là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ” 2.
- Theo quan niệm của Wikipedia, thì trong toàn cầu hoá, ngoài yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ còn có cả văn hoá nữa.
- Nói như thế cũng có nghĩa, văn hoá là một nhân tố hữu cơ cấu thành toàn cầu hoá.
- Tuy nhiên ngày nay, ngoài khái niệm về toàn cầu hoá nói chung, mà thực chất là toàn cầu hoá về kinh tế, còn có toàn cầu hoá văn hoá.
- Nếu như toàn cầu hoá về kinh tế là điều hiển nhiên, được nhiều người thừa nhận thì về khái niệm toàn cầu hoá văn hoá hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau.
- Nếu một số người thừa nhận có toàn cầu hoá văn hoá, thì cũng không ít người phủ nhận sự tồn tại của toàn cầu hoá văn hoá.
- Đấy là chưa kể người ta bàn bạc nhiều đến tác hại của toàn cầu hoá văn hoá, phải chăng nó sẽ làm mất đi tính đa dạng, làm thui chột bản sắc, tính đặc thù văn hoá của các quốc gia, các dân tộc..
- Như vậy là trên phương diện lý luận, có cái gọi là toàn cầu hoá nói chung, trong đó có văn hoá, như là Wikipedia quan niệm hay là có một thứ toàn cầu hoá văn hoá bên cạnh toàn cầu hoá kinh tế? Theo chúng tôi, không thể phủ nhận yếu tố.
- Viện Nghiên cứu Văn hoá..
- văn hoá trong khái niệm toàn cầu hoá kinh tế, tất nhiên trong đó yếu tố động lực và chủ đạo là kinh tế và công nghệ.
- Tuy nhiên, do tính đặc thù và tính độc lập tương đối của văn hoá, nên cùng với quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hoá kinh tế thì vẫn có quá trình toàn cầu hoá văn hoá.
- Toàn cầu hoá văn hoá diễn ra gần như song song với toàn cầu hoá nói chung, trên cơ sở sự tăng cường toàn cầu hoá về kinh tế, trên cơ sở sự tăng cường mạnh mẽ của các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là giao thông và viễn thông, sự tăng cường giao lưu ảnh hưởng và xích lại gần nhau giữa các dân tộc, các quốc gia, khiến văn hoá các dân tộc có nhiều cơ hội giao lưu ảnh hưởng, cọ xát, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau.
- Trong quá trình đó, một mặt văn hoá các dân tộc vừa phong phú, đa dạng hơn, mặt khác cũng không loại trừ sự mất mát, thui chột của các nền văn hoá, các yếu tố văn hoá đã lỗi thời, không còn sức sống cạnh tranh..
- Như vậy, cũng như toàn cầu hoá nói chung, mà cốt lõi của nó là toàn cầu hoá kinh tế, thì toàn cầu hoá văn hoá cũng là điều hiện hữu.
- Vấn đề chỉ còn là toàn cầu hoá văn hoá như thế nào, theo kiểu nào, mức độ nào mà thôi..
- Từ “khu vực hoá” đến “quốc tế hoá” và “toàn cầu hoá”.
- “khu vực hoá”, “quốc tế hoá” với “toàn cầu hoá”.
- Friedman, cho rằng toàn cầu hoá chia thành ba thời kỳ: toàn cầu hoá 1.0 từ 1492, khi Côlômbô tìm ra châu Mỹ, toàn cầu hoá 2.0 gắn với cách mạng công nghiệp và toàn cầu hoá 3.0, từ 2000 đến nay 3 .
- Có người còn đẩy toàn cầu hoá sớm hơn 100 năm bằng việc hình thành con đường tơ lụa giữa phương Đông và phương Tây trên bộ và trên biển 4.
- Theo chúng tôi, giữa “khu vực hoá”, “quốc tế hoá” và “toàn cầu hoá” tuy có mối quan hệ gắn kết, nhưng giữa chúng cũng có sự khác nhau.
- Nhìn toàn cầu hoá với tư cách là một quá trình lâu dài như vậy, cũng có nghĩa trong nó đã bao gồm cả quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá, coi khu vực hoá và quốc tế hoá là giai đoạn mở đầu, giai đoạn phát triển thấp của quá trình toàn cầu hoá.
- Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, giữa chúng cũng có sự khác biệt về chất, nhất là giữa khu vực hoá và quốc tế hoá với toàn cầu hoá, trong đó toàn cầu hoá không chỉ là quá trình lôi cuốn cả nhân loại, hành tinh vào quá trình liên hệ và giao lưu mạnh mẽ, mà còn là quá trình phát triển về chất, đặc biệt là sự hình thành của các tập đoàn kinh tế khổng lồ xuyên quốc gia, xuyên đại lục và ngày càng có vai trò chi phối kinh tế quốc tế.
- Nó chính là sản phẩm của nhân loại khi bước vào giai đoạn hiện đại hoá và hậu hiện đại..
- Như vậy, dù quan niệm toàn cầu hoá theo nghĩa nào thì bản chất của toàn cầu hoá là một quá trình phát triển mang bản chất của việc xây dựng xã hội hiện đại hoá hay hậu hiện đại.
- Do vậy, khi xem xét toàn cầu hoá như là một xu hướng.
- phát triển thì không thể không quan tâm tới thực chất của xã hội hiện đại và hậu hiện đại..
- Hiện đại hoá là gì? Từ hiện đại hoá đơn tuyến đến hiện đại hoá đa tuyến Đúng như nhận xét của M.
- Knauft trong công trình Critically Modern 5 đã quan niệm hiện đại hoá và tính hiện đại là “những ý tưởng, các thiết chế gắn liền với sự tiến bộ và phát triển theo lối phương Tây”.
- Người ta cho rằng, lúc đầu khái niệm “hiện đại” như một thứ “mốt”, để chỉ khát vọng trở nên “thời thượng”, “cập nhật”, khiến cho một số cộng đồng sẵn sàng từ bỏ các giá trị truyền thống của mình, mà trong quan niệm, những cái đó đối lập với cái gọi là “truyền thống”, để được xếp, hay tự mình xếp vào loại “hiện đại”.
- Cũng có bộ phận cư dân bị lôi kéo vào quá trình “hiện đại hoá” một cách không tự nguyện, thông qua các dự án phát triển do các tổ chức quốc tế hay các công ty xuyên quốc gia tài trợ, do sức hấp dẫn của chủ nghĩa tiêu thụ.
- Về sau, quá trình hiện đại hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, với chủ nghĩa cá nhân, sự thành đạt và lối suy nghĩ theo kiểu duy lý phương Tây tư bản chủ nghĩa.
- Và cũng giống như quan niệm phát triển, “hiện đại hoá”, “tính hiện đại” (Modernity, dùng theo số ít) hàm chứa nội dung “vật chất”, “kỹ thuật” và “kinh tế”, gắn với thiết chế xã hội mang nặng tính quan liêu.
- Kết quả của quá trình này là các nước càng hiện đại hoá, xã hội càng mang tính hiện đại bao nhiều thì lại càng phụ thuộc vào các nước công nghiệp hiện đại Âu - Mỹ bấy nhiêu..
- Trong xu hướng hiện đại hoá theo mô hình “kinh tế”, “kỹ thuật” phương Tây như vậy, thì về phương diện quan niệm, người ta thường đối lập giữa “cái truyền thống” với “cái hiện đại”, khiến cho quá trình phát triển của một xã hội là sự lựa chọn giữa truyền thống hay hiện đại.
- Cũng không ít trường hợp như ở nước ta, trong quan niệm xã hội có sự đồng nhất “hiện đại hoá” với “phương Tây hoá”..
- “hiện đại hoá”, “tính hiện đại” ít nhất trên hai phương diện.
- Thứ nhất, quá trình hiện đại hoá hay “tính hiện đại” của một xã hội không chỉ bị hạn hẹp trên bình diện kinh tế, kỹ thuật hay nặng về kinh tế, kỹ thuật, mà nó còn bao gồm cả khía cạnh con người, xã hội và văn hoá, tức là khía cạnh chủ thể của quá trình hiện đại hoá.
- Ai thực hiện quá trình hiện đại hoá và hiện đại hoá cho ai? Từ đó cũng dẫn đến phương diện thứ hai, đó là có nhiều quá trình hiện đại hoá, có nhiều tính hiện đại (Modernities, dùng theo số nhiều) chứ không phải chỉ có một mô hình hiện đại hoá, chỉ có một tính hiện đại theo mô thức phương Tây.
- Cùng với nó, trên bình diện quan niệm, truyền thống và hiện đại hay “tính truyền thống” và “tính hiện đại”.
- không phải là các thực thể tách rời, mà nó quyện lẫn vào nhau và thể hiện trong mỗi hiện tượng xã hội, văn hoá đương đại..
- Trong sự thay đổi mang tính bước ngoặt ấy của quan niệm “hiện đại hoá” và.
- “tính hiện đại”, chúng ta thấy dần hiện lên cái nền tảng văn hoá của hiện đại hoá, của tính hiện đại.
- Từ chỗ coi quá trình “hiện đại hoá” mang nặng tính khách thể, tức coi trọng khía cạnh phương tiện vật chất, kỹ thuật và kinh tế, mà thường là xuất phát từ mô thức phương Tây tư bản chủ nghĩa, nhiều khi mang tính áp đặt, “đồng hoá cưỡng bức”, người ta càng ngày càng nhận rõ vai trò của chủ thể của hiện đại hoá, đó là vai trò của con người, của xã hội, mà con người và xã hội ở đây không phải là con người và xã hội chung chung, mà là con người và xã hội thuộc về các dân tộc, các quốc gia, các địa phương với những truyền thống, những điểm mạnh và yếu khác nhau.
- Chính xuất phát từ góc độ chủ thể hay nói cách khác, từ góc độ con người và văn hoá của hiện đại hoá mà mô hình và quá trình hiện đại hoá cũng mang tính đa dạng, cũng như tính hiện đại của một xã hội cũng mang tính đa dạng.
- Người ta đã dần chuyển khái niệm “hiện đại hoá”, “tính hiện đại” từ dạng số ít (Modernity) sang số nhiều (Modernities)..
- Từ việc phân tích các quá trình hiện đại hoá và tính hiện đại theo hướng đa dạng hoá, các nhà nghiên cứu cũng càng ngày càng nhận ra vai trò của những đặc thù dân tộc, quốc gia, đặc thù địa phương đối với sự phát triển nói chung và quá trình hiện đại hoá nói riêng.
- Hai xu hướng này đều coi nhẹ tính đặc thù xã hội và văn hoá trong phát triển và hiện đại hoá, do vậy hiệu quả của quá trình này đều bị hạn chế, thậm chí thất bại..
- Thực ra, trong phát triển nói chung và hiện đại hoá nói riêng, việc tìm ra xu hướng, quy luật là rất cần thiết, nó đảm bảo cho sự phát triển ấy hợp quy luật, không ra ngoài quỹ đạo phát triển nhân loại.
- Tuy nhiên, phát triển như thế nào, bằng cách nào thì lại phụ thuộc nhiều vào tính đặc thù của từng quốc gia, địa phương và dân tộc.
- Từ đó tất yếu dẫn đến nhiều mô hình phát triển, nhiều mô hình hiện đại hoá, phù hợp với đặc thù của từng nước, từng dân tộc, địa phương, khắc phục tình trạng đơn tuyến, nhất loạt và áp đặt như vừa qua 6.
- Từ hiện đại hoá đa tuyến đến toàn cầu hoá đa tuyến.
- Một thuộc tính cơ bản của văn hoá là khả năng tự chia sẻ, học hỏi, giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cộng đồng.
- Chính vì lẽ đó, giao lưu ảnh hưởng văn hoá từ xa xưa đã đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển không chỉ của bản thân văn hoá mà còn của cả xã hội nữa.
- Quá trình giao lưu ảnh hưởng đó phát triển dần dần trong phạm vi khu vực, rồi mở rộng ra giữa các khu vực và ngày nay, trong môi trường công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ đã tạo cơ hội cho quá trình giao lưu ảnh hưởng văn hoá trên phạm vi toàn cầu.
- Cũng giống như làn sóng hiện đại hoá trước những năm 80 của thế kỷ XX, đây là quá trình toàn cầu hoá đơn tuyến, mà không ít người đã bóc trần bộ mặt thật của xu hướng này là Mỹ hoá hay Âu - Mỹ hoá, một thứ “chủ nghĩa thực dân mới” của các nước giàu có muốn bóc lột, đồng hoá các nước kém phát triển hay đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh nhằm biến các nước, các dân tộc này trở thành “cái sân sau”, thành khu vực chịu sự phụ thuộc vào các quốc gia lớn Âu - Mỹ.
- Chính vì thấy được bộ mặt thật đó, nhiều phong trào đấu tranh phản đối toàn cầu hoá đã và đang nổ ra ở ngay trung tâm của các nước phát triển nhất, nơi đang đóng vai trò khống chế và lợi dụng quá trình toàn cầu hoá này..
- Ở đây nảy sinh một nghịch lý là, một bên, quá trình toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của con đường phát triển nhân loại, sẽ tạo cơ hội phát triển cho các quốc gia, dân tộc, còn bên kia là các nước tư bản, các tập đoàn xuyên quốc gia đang lợi dụng xu hướng toàn cầu hoá để làm giàu bằng sự bóc lột các nước thế giới thứ ba kém phát triển.
- Trước nghịch lý đó, vấn đề không phải là chống lại toàn cầu hoá, mà là chống lại toàn cầu hoá đơn tuyến, tức quá trình Âu - Mỹ hoá thế giới..
- Muốn vậy phải thực hiện toàn cầu hoá đa tuyến..
- Vậy toàn cầu hoá đa tuyến là gì ? Đó là quá trình của những thay đổi kinh tế, xã hội, công nghệ và văn hoá diễn ra trong mối quan hệ đa chiều, hội nhập và tương tác lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc ở các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, tạo nên động lực và thời cơ thúc đẩy sự phát triển của tất cả các nước và các dân tộc.
- Toàn cầu hoá đa tuyến còn là một cuộc đấu tranh giữa một bên là những kẻ, những thế lực lợi dụng toàn cầu hoá để mưu lợi riêng và bóc lột các dân tộc, còn một bên là sự hội nhập, tương tác thực sự vì lợi ích của mỗi dân tộc và sự bình đẳng chung.
- Tất nhiên, toàn cầu hoá văn hoá đa tuyến phụ thuộc nhiều vào toàn cầu hoá kinh tế, tuy nhiên, văn hoá vẫn có nét đặc thù và có con đường đi riêng của mình..
- Đó là quá trình giao lưu ảnh hưởng văn hoá mạnh mẽ giữa các dân tộc, các quốc gia trên cơ sở bảo tồn những bản sắc văn hoá riêng của mình.
- Toàn cầu hoá văn hoá đa tuyến thực chất là quá trình quốc tế hoá đời sống văn hoá các dân tộc và dân tộc hoá đời sống văn hoá quốc tế.
- Toàn cầu hoá văn hoá đa tuyến chống lại quá trình lợi dụng toàn cầu hoá để đồng hoá văn hoá thế giới của văn hoá Âu - Mỹ, nhất là văn hoá Mỹ.
- Toàn cầu hoá văn hoá đa tuyến phải là quá trình giao lưu ảnh hưởng văn hoá đa phương, đa chiều, trong đó, một mặt, mỗi dân tộc tiếp thu đời sống văn hoá của các nước, các dân tộc khác để làm giàu cho văn hoá của mình.
- và mặt khác, đóng góp những nét văn hoá độc đáo của mình vào kho tàng tài sản chung của nhân loại.
- Hai quá trình đó diễn ra song song và tương tác lẫn nhau, cái nọ làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cái kia..
- Lịch sử phát triển văn hoá nhân loại cho thấy, một khi xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ đe doạ sự sống còn của văn hoá dân tộc, thì đối trọng lại là quá trình gìn giữ bản sắc dân tộc một cách mạnh mẽ hơn.
- Với lại, văn hoá là quá trình phát triển không ngừng nghỉ, toàn cầu hoá có thể san bằng, làm mất đi nhiều nét đặc thù của dân tộc, địa phương, nhưng trên cái nền chung mới sẽ nảy sinh tính đa dạng mới..
- Văn hoá không bao giờ chỉ là cái đơn nhất, cái đồng nhất, mà mỗi quốc gia, dân tộc, địa phương sẽ biết làm giàu, làm đa dạng văn hoá của mình trên cái nền chung của nhân loại.
- Bởi vì suy cho cùng, cái đa dạng mới là bản chất của văn hoá, còn văn hoá thì còn đa dạng, thế giới văn hoá không bao giờ là “thế giới phẳng”..
- Văn hoá của mỗi dân tộc, quốc gia vừa rất đa dạng về màu sắc vừa nhiều tầng bậc.
- Thực tế cho thấy, hiện tượng toàn cầu hoá văn hoá hiện nay diễn ra trên một số lĩnh vực của đời sống, như hệ tư tưởng, đời sống tôn giáo, nhiều tôn giáo, như Kitô giáo (Tin Lành, Công giáo), Phật giáo, Hồi giáo đều có xu hướng vươn lên thành tôn giáo mang tính toàn cầu.
- Đặc biệt, toàn cầu hoá diễn ra sôi động trên các lĩnh vực truyền thông (báo chí, internet, truyền hình, phát thanh.
- Trong các tầng lớp văn hoá chịu ảnh hưởng của toàn cầu hoá sớm nhất và mạnh mẽ nhất là văn hoá đại chúng, liên quan tới truyền thông, lối sống, vui chơi giải trí, du lịch, trò chơi, ẩm thực, ăn mặc.
- Như vậy là quá trình toàn cầu hoá văn hoá không phải là đều khắp, nhất loạt.
- Đấy là chưa kể, xu hướng toàn cầu hoá văn hoá lại được các khu vực, các quốc gia, dân tộc tuỳ theo truyền thống văn hoá của mình mà tiếp nhận theo những cách khác nhau, thậm chí không loại trừ sự tẩy chay, chống lại toàn cầu hoá đã và đang diễn ra ở một số nơi, trong một số tầng lớp xã hội..
- Con người là bình đẳng, các nền văn hoá là bình đẳng, không có văn hoá cao hay thấp, siêu đẳng hay thấp hèn, tuy nhiên, như đã từng diễn ra hàng mấy nghìn năm nay, các nền văn hoá trên hành tinh không phải bao giờ cũng đóng vai trò như nhau.
- Ngày nay, với sự hình thành các nền văn minh hiện đại và hậu hiện đại, thì các trung tâm văn minh hiện đại như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang là các đa cực trong thế giới hiện đại và cũng đóng vai trò chủ lưu của quá trình toàn cầu hoá nói chung và toàn cầu hoá văn hoá nói riêng.
- Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các trung tâm này có thể áp đặt lên toàn bộ thế giới các mô hình văn hoá của mình.
- Chính trên các dòng chủ lưu đó cùng với các phần còn lại của nhân loại sẽ tạo nên sự thống nhất và đa dạng mới của văn hoá toàn cầu hoá..
- Việt Nam mới hội nhập với quốc tế từ thập niên 90 tới nay, tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập vào quá trình “khu vực hoá”, “quốc tế hoá” từ rất lâu đời..
- Từ sau CN, giống như nhiều quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á, các quốc gia cổ đại nước ta (Văn Lang - Âu Lạc, Chămpa, Phù Nam) tham gia vào quá trình hội nhập khu vực, một bên với văn hoá Đông Á mà văn minh Trung Hoa là trung tâm, một bên là văn hoá Ấn Độ.
- Quá trình hội nhập khu vực này đã là nhân tố ngoại sinh rất quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các nền văn minh ở Việt Nam và Đông Nam Á..
- Từ thế kỷ XVI, với quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây, hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Từ đây, về phương diện kinh tế, xã hội và văn hoá diễn ra quá trình giao lưu văn hoá Đông - Tây, một quá trình mang tính “quốc tế hoá” sâu sắc… Với quá trình quốc tế hoá này, Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cùng với nó là sự thắng lợi của phong trào dân tộc, xây dựng các nhà nước dân tộc hiện đại.
- Đối với Việt Nam, giai đoạn từ 1945 đến 1975, với tư cách là thành viên của các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa, quá trình quốc tế hoá tiếp tục diễn ra với tính chất và quy mô khác với giai đoạn trước..
- Qua hai lần hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế như vậy, con người và văn hoá Việt Nam, tuy trong một hoàn cảnh bất lợi, bị mất độc lập, nhưng đã chủ động hội nhập và tự cường nền văn hoá của mình, tôi luyện bản sắc và bản lĩnh văn hoá, để sau mỗi lần hội nhập, nền văn hoá Việt Nam không những không bị đồng hoá mà lại càng phong phú, giàu bản sắc hơn, từ đó vươn lên khôi phục lại nền độc lập của dân tộc mình..
- Lần này, trong làn sóng toàn cầu hoá, dù có sự khác biệt về chất so với hai lần hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, nhưng bù lại, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có vị thế trên trường quốc tế.
- Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng đất nước ta sẽ vững vàng và chủ động hội nhập trong xu hướng toàn cầu hoá, nền văn hoá Việt Nam sẽ phát triển và đậm đà bản sắc hơn..
- 1 Wikipedia, Toàn cầu hoá..
- 2 Trích qua: Nguyễn Văn Dân (Chủ biên), Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001..
- 4 Nguyễn Quang A, Việt Nam và toàn cầu hoá, in trong Lao động cuối tuần .
- 6 Ngô Đức Thịnh, Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.
- Sắc thái văn hoá địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
- Vai trò của văn hoá địa phương với sự phát triển xã hội, in trong “Văn hoá truyền thống các tỉnh bắc Trung Bộ”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.