« Home « Kết quả tìm kiếm

Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh)


Tóm tắt Xem thử

- Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực.
- Luận văn ThS ngành: Luật hình sự.
- Keywords: Tội chống người thi hành công vụ.
- Luật hình sự.
- Pháp luật Việt Nam.
- Nền kinh tế phát triển, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự du nhập của các nền văn hóa mới, luồng tư tưởng mới, lối sống mới đã và đang là điều kiện làm gia tăng các loại tội phạm trên địa bàn nước ta.
- Tình hình tội phạm trên địa bàn nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp và tinh vi hơn về thủ đoạn và hình thức.
- Song song với thực trạng đó thì luật pháp _ cán cân công lý luôn bám sát tình hình tội phạm và có những quy định, những sửa đổi phù hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng chống, ngăn ngừa và trừng trị thích đáng.
- Hỗ trợ và đưa pháp luật đi vào đời sống một cách nhanh chóng và công bằng nhất là đội ngũ những người thực thi pháp luật hay còn gọi là người thi hành công vụ, nhưng tại một thời điểm nào đó, chính những “người thi hành công vụ” cũng là đối tượng hướng đến của tội phạm.
- Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999, là một trong những chế tài hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thi hành công vụ cũng như răn đe và trừng phạt những hành vi chống người thi hành công vụ..
- Nếu như những năm trước đây Tội chống người thi hành công vụ chỉ xảy ra ở những thành phố lớn trên một số lĩnh vực, với tính chất đơn giản, mức độ nguy hiểm thấp, thì hiện nay loại tội phạm này xảy ra ở hầu hết các địa phương, xâm hại đến người thi hành công vụ trên nhiều lĩnh vực, với mức độ nguy hiểm ngày càng cao, để lại những hậu quả nghiêm trọng..
- Hà Tĩnh là địa bàn có tình hình tội phạm khá phức tạp với nhiều thành phần dân cư, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật của người dân chưa cao lại là một tỉnh nghèo đang trên đà phát triển, tất cả những yếu tố đó tạo tiền đề cho các loại tội phạm ngày càng gia tăng mà đặc biệt là Tội chống người thi hành công vụ.
- Trong những năm gần đây Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng tăng lên với tính chất ngày càng phức tạp và mức độ nguy hiểm ngày càng cao.
- Lựa chọn đề tài luận văn về Tội chống người thi hành công vụ gắn liền với thực tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tác giả muốn góp một phần tiếng nói nhằm ngăn chặn và đẩy lùi Tội chống người thi hành công vụ trên quê hương mình..
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung thực trạng Tội chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng và trở thành một hiện tượng khá phố biến.
- Lựa chọn “Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh)” làm đề tài luận văn, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài dưới góc độ khoa học Luật hình sự tác giả mong muốn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của Tội chống người thi hành công vụ từ đó đưa ra được cái nhìn tổng quát về nguyên nhân, điều kiện, thực trạng của Tội chống người thi hành công vụ cũng như có những phương hướng, giải pháp, kiến nghị đóng góp vào công cuộc hoàn thiện pháp luật đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và địa bàn cả nước nói chung..
- Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Chương XX Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999.
- Từ trước tới nay, xét về mặt pháp lý và phạm vi nghiên cứu rộng trên địa bàn cả nước đã có khá nhiều các bài viết và các công trình nghiên cứu về tội phạm này như:.
- Luận văn thạc sỹ: Tội chống người thi hành công vụ trong Luật Hình Sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này (năm 2006) của tác giả Vũ Văn Kiệm..
- 2.Thực trạng, nguyên nhân Tội chống người thi hành công vụ và các biện pháp phòng ngừa (năm 1993) của tác giả Tác giả Bùi Hữu Hùng _ Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao..
- Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm _ tập VIII _ Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
- Về mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự năm 1999 của tác giả Nguyễn Hữu Minh, Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân đăng trên Tạp chí Tòa Án Nhân Dân số 24 tháng 12 năm 2005..
- Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ nơi công cộng của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Trường Đại học Luật Hà Nội đăng trên Tạp chí Tòa Án Nhân Dân số7 tháng 4 năm 2005..
- Các bài viết, công trình nghiên cứu trên phần lớn đều tập trung vào nghiên cứu Tội chống người thi hành công vụ dưới góc độ tội phạm học hoặc nhìn nhận, phân tích một khía cạnh nào đó của Tội chống người thi hành công vụ.
- Chính vì vậy với luận văn thạc sỹ liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ lần này tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu tổng thể Tội chống người thi hành công vụ dưới góc độ pháp luật hình sự, cũng như tìm hiểu về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh_.
- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn 3.1.
- Mục đích của luận văn.
- Luận văn có mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề về mặt lý luận cũng như các yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam.
- Đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm pháp lý hình sự, các dấu hiệu cấu thành của loại tội phạm này cũng như thực tế áp dụng pháp luật vào đời sống.
- Để từ đó có cái nhìn chính xác hơn về Tội chống người thi hành công vụ và thông qua đó có thể đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả xét xử cũng như đấu tranh, ngăn chặn Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung..
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
- Về mặt lý luận: Tìm hiểu những quy định về Tội chống người thi hành công vụ trong lịch sử và trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Chương XX Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính..
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân, điều kiện và thực trạng của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến năm 2012, trên cơ sở đó luận văn sẽ đưa ra được cái nhìn đúng đắn nhất về Tội chống người thi hành công vụ và đưa ra được những phương hướng hoàn thiện pháp luật và phương hướng đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn.
- Luận văn nghiên cứu về một số vấn đề lý luận về Tội chống người thi hành công vụ.
- Thực trạng của tội phạm này trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cũng như việc áp dụng những quy định của Luật hình sự trong thực tiễn xét xử Tội chống người thi hành công vụ.
- Đồng thời qua đó góp phần đấu tranh, phòng, chống Tội chống người thi hành công vụ trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và địa bàn cả nước nói chung..
- Phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn.
- Phạm vi: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Chương XX Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và dưới góc pháp luật hình sự.
- Bên cạnh đó để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về tội phạm này luận văn cũng đã đề cập tới một số Thông tư, Nghị quyết liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu mà luận văn đã nêu..
- Thời gian nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy phạm của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Luận văn được nghiên cứu trên nền tảng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác_ LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói riêng..
- Luận văn là sự học hỏi và kế thừa những thành công của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Tội phạm học, Xã hội học, Luật hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, cũng như các bài viết, những bình luận khoa học của các nhà khoa học được đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành, các văn bản pháp luật liên quan do Nhà nước ban hành….
- Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.
- Luận văn nghiên cứu tương đối cụ thể và có hệ thống một số vấn đề lý luận về Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam cũng như thực trạng và một số giải pháp đấu tranh phòng, chống, nân cao hiệu quả trong công tác xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh..
- Trong luận văn tác giả giải quyết về mặt lý luận một số vấn đề sau:.
- Từ góc độ Luật hình sự, luận văn đã phân tích một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về Tội chống người thi hành công vụ như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội, hình phạt….
- Nhìn nhận Tội chống người thi hành công vụ một cách rõ nét hơn qua việc phân tích nguyên nhân, điều kiện, thực trạng và thực tiễn xét xử Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012.
- Từ đó chỉ ra được những tồn tại, vướng mắc của pháp luật cũng như những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung..
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp, đóng góp ý kiến nhằm mục đích hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ cũng như ngăn ngừa và đấu tranh, phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng như trên cả nước trong giai đoạn hiện nay..
- Ngoài việc nhìn nhận đánh giá Tội chống người thi hành công vụ dưới góc độ pháp luật hình sự luận văn còn đề cập tới những khía cạnh tiêu cực, những hệ lụy và hậu quả của loại tội phạm này gây nên..
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Về mặt lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối cụ thể và có hệ thống về Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam, thực tiễn của tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ, ngăn ngừa và đẩy lùi tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng như trong phạm vi cả nước..
- Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ đưa lại một cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển của Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam, phân biệt tội phạm và những vi phạm hành chính có liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ.
- Với nhiệm vụ chính là phân tích và nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự về Tội chống người thi hành công vụ và tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, luận văn sẽ đề xuất những biện pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao việc đấu tranh phòng, chống tội phạm này một cách có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung..
- Bố cục của luận văn.
- Những vấn đề chung về Tội chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự Việt Nam..
- Tội chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng..
- Những giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự về Tội chống người thi hành công vụ..
- Ban chỉ đạo thi hành Bộ luật Hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật Hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội..
- Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật Hình sự tập 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Lê Cảm (2001), Lý luận cấu thành tội phạm trong khoa học luật hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Lê Văn Cảm (2005), Sách Chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự phần chung, NXB Đại Học Quốc gia, Hà Nội..
- Chính phủ (2008), Nghị định số 128/2008/ NĐ-CP ngày 16/12 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2008, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chăn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, Hà Nội..
- Đỗ Đức Hồng Hà (2005), “Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ nơi công cộng”, Tạp chí Tòa Án Nhân Dân (7)..
- Đỗ Đức Hồng Hà (2003), “Quy định về tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước Bộ luật Hình sự năm 1985”, Tạp chí Luật học (05)..
- Phạm Hồng Hải (2000), Tội phạm học Việt Nam -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trần Quốc Hải (2005), “Hoàn thiện thể chế công vụ và công chức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia,(6), tr.33- 36..
- Nguyễn Ngọc Hòa Luật Hình sự Việt Nam, sự phát triển trong 20 năm đổi mới và các định hướng hoàn thiện", Tạp chí Luật học (1)..
- Hồ Thế Hòe Đấu tranh với tội phạm chống người thi hành công vụ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp", Tạp chí Nhà nước và pháp luật,(7)..
- Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết 04/HĐTP ngày của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985, Hà Nội..
- Trần Minh Hưởng (2010), Tìm hiểu Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Lao Động, Hà Nội..
- Vũ Văn Kiệm (2006), Tội chống người thi hành công vụ trong Luật Hình Sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia, Hà Nội..
- Phạm Văn Lợi (2006), Đề tài cấp bộ: Một số vấn đề về Chính sách hình sự trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Tư Pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Hữu Minh (2005), “Về mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự năm Tạp chí Tòa án nhân dân,(24)..
- Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm.
- Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm.
- Tập 6, Các tội phạm trật tự quản lý kinh tế, NXB TP.
- Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm tập VIII_ Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, NXB Tổng Hợp, TP.HCM..
- Quốc Hội, Bộ luật Hình sự năm 1985 của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1985), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc Hội, Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Tập thể các tác giả (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình Sự năm 1999, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội..
- Võ Tề (2011), “Lã Văn Ba phạm tội Chống người thi hành công vụ hay Cố ý gây thương tích để cản trở người thi hành công vụ.
- Lê Thế Tiệm (1994), Đấu tranh phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ, NXB Trường đại học Luật Hà Nội..
- Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả (1994), Tội phạm ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhan và giải pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trần Quang Tiệp (2002), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội..
- Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội..
- Trần Anh Tuấn, Bàn về khái niệm công vụ trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân,www.caicachhanhchinh.gov.vn.
- Nguyễn Đình Thắm, “Bàn về dự thảo Nghị định quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ do Bộ Công an đề xuất”, Cổng thông tin điện tử.
- Nguyễn Anh Thu (2012), Dấu hiệu “Chống người thi hành công vụ” trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật Học, Khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2006) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Trượng (2012), “Bàn về việc áp dụng tình tiết phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân trong một số điều của Bộ luật hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân,(5), tr.11 – 14..
- Đào Trí Úc (2000), “Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 những đặc điểm và nội dung cơ bản”, Tạp chí nhà nước và Pháp luật, (2), Tr.3-12..
- Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trịnh Tiến Việt (2002), “Từ vụ án Lã Văn Ba - Bàn thêm về điểm k khoản 1 Điều 104 và Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999”, Tạp chí Khoa học pháp lý (7)..
- Trịnh Tiến Việt (2006), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nhà Luật, (4)..
- Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Xuân Yêm (2005), Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Công An nhân dân, Hà Nội.