« Home « Kết quả tìm kiếm

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự.
- Việt Nam.
- Luận văn ThS.
- Trình bày một số vấn đề chung về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Phân tích thực trạng tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện quy định pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy..
- Luật hình sự.
- Ma túy.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tệ nạn ma tuý đã và đang là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá, ma tuý dường như không còn ranh giới quốc gia..
- Cùng với sự lan tràn tệ nạn này là sự gia tăng của tội phạm ma tuý.
- Vì vậy, pháp luật hình sự đã quy định các chế định tội phạm và hình phạt là công cụ sắc bén để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự xã hội và an ninh quốc gia..
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh đối với tội phạm ma tuý nói riêng và tội phạm nói chung.
- Điều này được khẳng định ngay từ đạo luật cơ bản của nhà nước - Hiến pháp năm 1992, quy định tại Điều 61.
- Cụ thể hoá Hiến pháp, Luật hình sự có nhiều quy định nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội nguy hiểm này trong đó có quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được ghi nhận tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 1999..
- Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
- Nghiên cứu trực tiếp số đối tượng sử dụng ma tuý cho thấy đối tượng do bạn bè rủ rê chiếm 75%.
- Tuy nhiên số lượng tội phạm này bị đưa ra xét xử chưa nhiều.
- Lợi dụng đặc điểm “dễ nghiện khó cai” của ma tuý, người phạm tội dễ dàng dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Bên cạnh đó, ma tuý là một mặt hàng siêu lợi nhuận.
- Vì thế mặc dù đã có rất nhiều bản án tử hình dành cho người phạm tội buôn bán trái phép chất.
- ma tuý nhưng không vì thế mà “thị trường buôn bán ma tuý” với quy luật cung cầu giảm đi, các tội phạm ma tuý ngày càng có chiều hướng gia tăng và hoạt động có tổ chức cùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn.
- Nhằm tạo ra nguồn “cầu” cho thị trường ma tuý, hoạt động rủ rê, lôi kéo mọi thành phần xã hội sử dụng ma tuý càng trở nên phổ biến.
- Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, trong những năm qua, đời sống kinh tế xã hội có những thay đổi đáng kể, loại tội phạm này có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển.
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường là lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền, con người sẵn sàng làm bất cứ việc gì kể cả đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- thiếu người chăm sóc dễ bị bọn tội phạm lôi kéo vào con đường nghiện ngập.
- Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong Luật Hình sự Việt Nam..
- Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này để đưa ra những kiến giải lập pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về tội phạm này trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng.
- Đây cũng chính là lý do luận chứng để “Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong luật hình sự Việt Nam” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy dưới góc độ là một đề tài riêng biệt, tách rời các nhóm tội phạm ma túy..
- Có thể kể đến các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Những quy định BLHS đối với các tội phạm ma túy” và “Một số bất cập, kiến nghị đối với các quy định của BLHS về tội phạm ma túy” của T.S Phạm Minh Tuyên đăng trên Tạp chí TAND số 17, số 18 năm 2005.
- Các bài viết này có đề cập đến một số khía cạnh về kỹ thuật lập pháp của các tội phạm ma túy trong đó có tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy..
- Bên cạnh đó, một số công trình khoa học cũng ít nhiều đề cập đến tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Đó là: Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Phạm Minh Tuyên – Viện Nhà nước và pháp luật năm 2006 về “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong Luật hình sự Việt Nam”.
- Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Vũ Quang Vinh - Trường Học viện cảnh sát nhân dân năm 2002 về “Hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân”.
- Một số công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách chuyên khảo như: “TNHS đối với tội phạm về ma túy” của tác giả Trần Văn Luyện, NXB Chính trị quốc gia, năm 1998, “Các tội phạm về ma túy” của tác giả Nguyễn Phong Hòa, NXB Công an nhân dân, năm 1998.
- Tuy nhiên, hầu hết các công trình kể trên nghiên cứu nhóm các tội phạm ma túy nói chung và chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học..
- Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhóm các tội phạm ma túy, trong đó có tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần làm sáng tỏ tội phạm này theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy..
- Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy đang diễn biến phức tạp hiện nay, vấn đề này cần được nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội..
- Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách cụ thể, có hệ thống về mặt lý luận những vấn đề cơ bản liên quan đến tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam và việc xét xử tội phạm này trong thực tiễn.
- Từ đó chỉ ra những vướng mắc và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã trình bày nêu trên, tác giả luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:.
- Về mặt lý luận: Tìm hiểu các khái niệm, các dấu hiệu pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, xem xét vấn đề đường lối xử lý đối với người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Từ đó, làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của tội phạm này theo quy định luật hình sự Việt Nam..
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá việc xét xử trong thực tiễn những vấn đề liên quan đến tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy: Định tội danh, hình phạt.
- đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý luận với thực tiễn áp dụng nhằm luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự đối với tội phạm này trong giai đoạn hiện nay..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 dưới góc độ của luật hình sự.
- Cụ thể là: Nội dung, ý nghĩa, điều kiện áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm ma túy nói chung hay tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999..
- Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.....
- Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.
- Luận văn là công trình khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam.
- Luận văn đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:.
- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như: khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, các dấu hiệu pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, phân biệt tội phạm này với các tội phạm ma túy có liên quan, đường lối xử lý đối với người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy..
- Phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý luận tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thông qua việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
- Từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và xây dựng mô hình lý luận của Bộ luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy..
- Ý nghĩa của luận văn.
- Đây là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo luật Hình sự Việt Nam dưới cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, đồng thời còn góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này..
- Cơ cấu của luận văn.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Chương 2: Thực trạng tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Bộ Công an (1994), Đề tài KX.04.14, Tệ nạn xã hội ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Hà Nội..
- Bộ luật hình sự Việt Nam (1985), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành (2005), NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2002), Văn bản pháp luật hiện hành và công ước quốc tế về phòng, chống ma tuý, NXB Thống kê, Hà Nội..
- Lê Đăng Doanh (1999), Chủ thể của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Văn Đức Duật (2003), “Cần giải quyết kịp thời một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án ma tuý”, Tạp chí Kiểm sát, (3), tr.
- Nguyễn Hải Dũng (2005), “Về việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người trong một số tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Kiểm sát, (2), tr.
- Nguyễn Ngọc Điệp, Đoàn Tấn Minh (1997), Tìm hiểu các tội phạm về tham nhũng, ma tuý và xâm phạm tình dục đối với người chưa thành niên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Minh Đức (2003), “Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án về ma tuý”, Tạp chí Kiểm sát, (2), tr.
- Nguyễn Minh Đức (2003), Hoàn thiện khung pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma tuý ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Phong Hòa (1998), Các tội phạm về ma túy đặc điểm hình sự, dấu hiệu pháp lý, các biện pháp phát hiện và điều tra, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Hoà (1991), Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Hoà, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Hùng (1997), Phòng chống ma tuý trong nhà trường, NXB Gia đình và NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Khoa Luật trường ĐHQG Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Khoa Luật trường ĐHQG Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần các tội phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Trần Văn Luyện (1998), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma tuý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trần Văn Luyện, Nguyễn Xuân Yêm (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Tuyết Mai (2007), Đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Tuyết Mai (2006), “Động cơ và mục đích của người phạm tội về ma tuý ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (9), tr.
- Nguyễn Sơn (2005), “Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS về các tội phạm về ma tuý”, Tạp chí Kiểm sát, (12), tr.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần chung, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt nam Phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trương Anh Tuấn (2005), “Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý do người chưa thành niên thực hiện”, Tạp chí Kiểm sát, (12), tr.
- Phạm Minh Tuyên (2005), “Một số bất cập, kiến nghị đối với quy định của BLHS về tội phạm ma túy, Tạp chí Toà án nhân dân, (18), tr.
- Phạm Minh Tuyên (2006), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Hà Nội..
- Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma tuý Báo cáo thống kê năm Hà Nội..
- Vụ quản lý khoa học và công nghệ - Bộ Công an, Ma tuý trong lứa tuổi chưa thành niên ở Hà Nội