« Home « Kết quả tìm kiếm

TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) SINH THÁI Ở CÀ MAU


Tóm tắt Xem thử

- TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) SINH THÁI Ở CÀ MAU.
- Bài viết này tập trung phân tích và so sánh các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cũng như nhận thức của người nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Cà Mau – tỉnh sản xuất tôm lớn nhất của Việt Nam, bao gồm cả tôm sú nuôi theo kỹ thuật thông thường và tôm sinh thái.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm sú sinh thái có những lợi thế như: hiệu quả kinh tế cao, giúp đa dạng sản phẩm thủy sản và ít rủi ro hơn cũng như không gây tác động xấu tới môi trường so với các mô hình nuôi tôm thông thường.
- Đồng thời, nuôi tôm sinh thái có tác động tích cực tới nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Ngành hàng tôm sinh thái có cơ hội phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
- Nuôi tôm sú (Penaneus.
- Nuôi tôm sú đặc biệt được quan tâm ở Đồng bằng sông Cửu Long nơi thường xuyên chiếm khoảng 85%.
- Vì vậy, hình thức nuôi tôm sinh thái gần đây được quan tâm phát triển ở Việt Nam, đi đầu trong loại hình nuôi này là tỉnh Cà Mau với gần 4.000 ha nuôi.
- Năm 2000, Việt Nam phối hợp với Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO) xây dựng và triển khai thực hiện chương trình nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau và kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2005.
- Với diện tích 3.593 ha và 1.261 hộ nuôi tôm tham gia, sản lượng tôm sinh thái thu hoạch trong 2006 và 2007 là 675 tấn và 1.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 2,656 và 4,668 triệu USD (Sở Thủy sản Cà Mau, 2005 và 2007)..
- Những người nghèo thường ít có cơ hội để sử dụng nguồn thực phẩm này và năng suất nuôi tôm sinh thái trên thế giới đạt thấp (200-300 kg/ha/năm) cũng là một hạn chế rất lớn (Thiều Lư, 2004)..
- Nghiên cứu này thực hiện việc phân tích kinh tế-kỹ thuật và nhận thức của các nhóm hộ nuôi tôm sú bao gồm cả tôm sú nuôi theo kỹ thuật thông thường và tôm sinh thái ở Cà Mau, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển ngành hàng tôm sú nói chung và tôm sinh thái nói riêng một cách hợp lý hơn, qua đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội cũng như bảo vệ và phát triển hệ sinh thái.
- Sản xuất giống → Nuôi tôm thịt → Thu mua tôm nguyên liệu → Chế biến xuất khẩu..
- Số liệu sơ cấp được thu đầy đủ từ các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng, nhưng trong bài viết này chỉ tập trung phân tích các vấn đề có liên quan tới các hộ nuôi tôm sú, bao gồm: (1) 50 hộ nuôi tôm sinh thái, (2) 30 hộ ngừng nuôi tôm sinh thái, (3) 30 hộ chưa nuôi tôm sinh thái trong vùng dự án nuôi tôm sinh thái, và (4) 50 hộ nuôi theo kỹ thuật thông thường (tôm-rừng và chuyên tôm, nằm ngoài vùng dự án)..
- 3.1 Thông tin chung về các hộ nuôi tôm sú.
- Nuôi theo kỹ thuật thông thường đã xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long từ cuối những năm 1980, nhưng kinh nghiệm nuôi tôm sinh thái chỉ mới bắt đầu khoảng 3 đến 4 năm.
- Nuôi tôm sú hầu hết thuộc sở hữu tư nhân và hộ gia đình.
- Hộ nuôi tôm nhìn chung không mướn thêm lao động và họ tiếp cận các thông tin kinh tế-kỹ thuật từ rất nhiều nguồn.
- Ngoài ra, có 58,2% số hộ nuôi tôm coi trọng việc trao đổi kinh nghiệm với nông dân khác.
- Tất cả các hộ trong khu vực dự án nuôi tôm sinh thái nắm bắt được thông tin về tôm sinh thái, nhưng chỉ có 62,5% số hộ đang áp dụng.
- Điều kiện bắt buộc đối với các hộ nuôi khi tham gia nuôi tôm sinh thái được các hộ khảo sát cho biết bao gồm: (i) tổ chức nuôi theo quy trình nuôi tôm sinh thái (100% số hộ).
- Các hộ nuôi tôm sinh thái cho biết các lý do họ tham gia ngành hàng tôm sinh thái vì những lý do sau:.
- Giá tôm sinh thái ổn định, dễ tiêu thụ (57,1% số hộ);.
- Lợi nhuận được tăng thêm do tôm sinh thái mang lại (49,0%);.
- Đáp ứng được điều kiện nuôi tôm sinh thái (49,0%);.
- Được tập huấn kỹ thuật theo quy trình nuôi tôm sinh thái (6,1%)..
- Lý do để một số hộ đã chấm dứt hợp đồng nuôi tôm sinh thái gồm có:.
- Tỷ lệ rừng không đủ điều kiện nuôi tôm sinh thái (55,6%);.
- Vi phạm hợp đồng nuôi tôm sinh thái (51,9%);.
- Không đáp ứng được các yêu cầu khác của nuôi tôm sinh thái (22,2.
- và - Nuôi theo quy trình tôm sinh thái không đạt hiệu quả (3,7%)..
- Hình 1: Mô hình nuôi tôm sú kết hợp trong rừng theo dạng thông thường.
- Hình 2: Mô hình nuôi tôm sú sinh thái ở Lâm trường 184, tỉnh Cà Mau.
- Những hộ nuôi tôm sinh thái đều phải ký kết hợp đồng với Lâm trường.
- Các hộ nuôi theo kỹ thuật thông thường nêu lý do để họ không tham gia nuôi tôm sinh thái là do: (i) quy trình nuôi tôm sinh thái khó áp dụng (28,0% số hộ).
- 3.2 Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của những hộ nuôi tôm sú.
- Tổng diện tích đất trung bình của hộ nuôi tôm sinh thái khoảng 5,9 ha, trong đó tỷ lệ mương chiếm khoảng 49,8%, còn lại là tỷ lệ rừng 50,2%, với độ sâu mực nước trong mương khoảng 1,1 m.
- Các hộ ngừng nuôi tôm sinh thái có diện tích nuôi trung bình 5,2 ha và tỷ lệ mương 52,7 % với tỷ lệ rừng 47,3%.
- Như vậy, hầu hết các hộ đang hay đã ngưng nuôi tôm sinh thái và đang nuôi theo kỹ thuật thông thường không đáp ứng được qui định về tỷ lệ rừng cho nuôi tôm sinh thái.
- Cần có chính sách khuyến khích nhằm tăng tỷ lệ rừng hoặc phải có sự điều chỉnh quy định về tỷ lệ rừng trong nuôi tôm sinh thái cho phù hợp với điều kiện ở những vùng được quy hoạch nuôi tôm sinh thái..
- Nhìn chung, các hộ nuôi tôm sên vét 1 lần/năm (65,6% số hộ) tập trung theo quy định trong vòng 1 tháng cụ thể, thường là tháng 7 âm lịch (70,5% số hộ trong nhóm sên 1 lần/năm), số còn lại sên vét 2 lần trong năm với việc sên vét lần đầu vào tháng 1-2 âm lịch (90,7% số hộ của nhóm này), và 91,0% sên vét lần 2 vào tháng 7-8 âm lịch.
- Đa số các hộ nuôi tôm đều đổ sình bùn trên bờ khi sên vét (87,2%) và số còn lại có bao bờ cho một khu xử lý sình bùn riêng (với tôm sinh thái tương ứng là 76% và 24.
- Như vậy, ý thức của người nuôi tôm tại địa bàn đã có thay đổi đáng kể so với năm 2004, khi đó 20% số hộ nuôi tôm xả sình bùn khi sên vét ao mương trực tiếp ra sông rạch (Lê Xuân Sinh et al., 2005).
- Giống tôm sinh thái chỉ được sản xuất trong tỉnh Cà Mau và chỉ được nhóm hộ nuôi tôm sinh thái ở đây chọn mua để thả nuôi.
- Kiểm dịch tôm sú giống (xét nghiệm) được hầu hết các nhóm hộ nuôi nhận thức là quan trọng và được thực hiện với tỷ lệ rất cao như nhóm các hộ nuôi tôm sinh thái (98,0% số hộ), nhóm các hộ ngừng nuôi tôm sinh thái: 90,0% và nhóm các hộ nuôi theo kỹ thuật thông thường: 84,0%.
- thấp nhất là ở nhóm hộ đã ngừng nuôi tôm sinh thái (8,6 con/m 2 /năm và 2,2 con/m 2 /lần).
- Để tăng thu nhập và có thêm thực phẩm, các hộ nuôi tôm thường thả thêm cua hoặc cá với mật độ thấp nên chi phí giống bổ sung chiếm tỷ lệ thấp hơn (12,4%)..
- Việc xây dựng công trình nuôi của hầu hết các hộ nuôi tôm tại địa bàn khảo sát còn chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật, họ thường sử dụng chung một kênh cho cả cấp và thoát nước (93,1% số hộ).
- Hầu hết các hộ nuôi tôm chưa chú ý nhiều tới việc quản lý nguồn nước.
- Nước cho nuôi tôm sú được lấy trực tiếp từ sông rạch chiếm tỷ lệ rất cao (98,1% số hộ) và chỉ có 1,9% số hộ có sử dụng ao lắng cho nuôi tôm.
- Thay nước nhiều lần trong tháng sẽ làm cho chuỗi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi phát triển chậm, bất lợi cho nuôi tôm (DANIDA - Bộ Thuỷ sản, 2003).
- Nước thải từ các trại sản xuất tôm giống được các hộ nuôi tôm xác nhận là một nguồn gây ô nhiễm hàng đầu (chiếm tỷ lệ 45,7% số hộ nuôi tôm), kế đến là ô nhiễm các từ vựa thu mua tôm (15,7.
- Kế đó là bệnh đen mang chỉ xảy ra với 17,9% số hộ nuôi tôm sinh thái và 28,6% số hộ nuôi theo kỹ thuật thông thường trong vùng dự án.
- Điều này phản ảnh ý nghĩa của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi tôm và nhận thức tốt hơn của các hộ nông dân để ngày càng hạn chế việc sử dụng thuốc/hoá chất.
- Không sử dụng hoá chất là một tiêu chí quan trọng trong nuôi tôm sinh thái (Bộ Thủy sản, 2003)..
- Tổng chi phí bình quân /ha/năm của các hộ nuôi tôm sú khoảng 10,5 triệu đồng, trong đó chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ cao hơn chi phí cố định (63,3% so với 36,7.
- Nhóm hộ nuôi tôm sinh thái có số lần thả giống/năm cao hơn các nhóm khác và chủ yếu sên vét cải tạo 2 lần/năm, đồng thời họ cũng thả bổ sung giống cua và cá nhiều hơn.
- Mô hình tương quan đa biến về tổng chi phí biến đổi cho nuôi tôm (dạng Semi- log) cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đồng thời có ý nghĩa thống kê lên tổng chi phí biến đổi/ha/năm của các hộ nuôi tôm là: (i) tổng diện tích của mô hình nuôi.
- (iii) nuôi tôm sinh thái hay theo kỹ thuật thông thường.
- Đặc điểm của mô hình nuôi tôm rừng là kích cỡ tôm thu hoạch lớn, trung bình 21,5 con/kg (±3,2) nhưng sự chênh lệch về kích cỡ thu hoạch giữa các hộ và giữa các hộ nuôi tôm sinh thái là rất ít, thường dao động từ 20 đến 24 con/kg.
- Điều này thể hiện phần nào môi trường nuôi tôm sinh thái thuận lợi cho tôm phát triển hơn so với các mô hình khác..
- Nếu tính theo diện tích mặt nước thực nuôi thì năng suất tôm nuôi/ha mặt nước/năm bình quân của tất cả các nhóm hộ nuôi tôm trong nghiên cứu này là 182,8 kg, trong đó năng suất nuôi tôm sinh thái là cao nhất (218,3 kg) và thấp nhất là nhóm ngừng nuôi tôm sinh thái (120,5 kg).
- Trong các mô hình nuôi tôm rừng, ngoài nguồn thu nhập chính là từ tôm sú nuôi, các hộ nuôi còn thu nhập thêm từ cua cá thả nuôi bổ sung và một số loài thủy sản tự nhiên khác.
- Hệ thống các vựa (đại lý) thu mua tôm đã phát triển và thỏa thuận tại chỗ là hình thức tiêu thụ chủ yếu ở các hộ nuôi tôm được trên 80% số hộ nuôi tôm của các nhóm áp dụng.
- Hình thức tiêu thụ theo hợp đồng chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có với 18,0% số hộ nuôi tôm sinh thái và 6,7% số hộ nuôi theo kỹ thuật thông thường trong vùng dự án (6,7%)..
- Hình 4: Cơ cấu thu nhập của các hộ nuôi tôm sú tại địa bàn nghiên cứu, năng suất tôm sú bình quân 182,8 kg/ha/năm.
- Lợi nhuận bình quân /ha mô hình/năm của các hộ nuôi tôm là 7,65 triệu đồng và có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm và các hộ cùng nhóm.
- Trong đó, các hộ nuôi tôm sinh thái có lợi nhuận cao nhất (11,78 triệu đồng) và thấp nhất là nhóm hộ đã ngừng nuôi tôm sinh thái (2,49 triệu đồng).
- Nguyên nhân là do các hộ nuôi tôm sinh thái bán được tôm nuôi với giá cao hơn 20% so với kỹ thuật thông thường, đồng thời chi phí và năng suất có chiều hướng thuận lợi hơn cho người nuôi tôm sinh thái..
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân chung của các hộ nuôi tôm là 31,2%/năm và dao động khá lớn (±30,1) với tỷ lệ bị thua lỗ chiếm 15,0% tổng số hộ khảo sát.
- Kết quả này cao hơn kết quả thống kê của Sở Thủy sản Cà Mau năm 2007 (với mô hình tôm rừng năm 2007 là 10%) nhưng khả quan hơn so với bình quân chung của nghề nuôi tôm biển ở Đồng bằng sông Cửu Long (bình quân hằng năm có 25-30% số hộ nuôi tôm bị lỗ.
- Tỷ lệ thua lỗ của các hộ ngừng nuôi tôm sinh thái là cao nhất (26,7% số hộ của nhóm), nhưng các hộ nuôi tôm sinh thái tiếp tục có lợi thế của mình với chỉ 4,0% số hộ của nhóm bị thua lỗ..
- Kết quả phân tích tương quan đơn biến dựa trên các biến tác động có ý nghĩa thống kê trong mô hình đa biến về năng suất và chi phí giúp đề xuất một số khuyến cáo quan trọng góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của các hộ nuôi tôm sú (năng suất cao hơn, chi phí hợp lý và lợi nhuận tốt hơn).
- Nuôi tôm sinh thái tốt hơn nuôi theo kỹ thuật thông thường;.
- Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu của các mô hình nuôi tôm sú được khảo sát (2008) Khoản mục Đvt Nuôi TST Ngừng nuôi.
- Tỷ lệ số hộ nuôi tôm có lãi (lời).
- Tác động về mặt xã hội: Những người nuôi tôm cho rằng ngành hàng tôm sú có động khá lớn về xã hội.
- Khi nhiều người nuôi tôm thành công và thành công qua nhiều vụ thì thu nhập của các hộ nuôi tôm gia tăng và kinh tế địa phương đều phát triển ảnh hưởng tốt tới các vấn đề xã hội khác.
- Tác động về môi trường: Nguồn gây ô nhiễm cho ao nuôi từ các trại sản xuất tôm giống được các hộ nuôi tôm xác nhận chiếm tỷ lệ rất cao (45,7% số hộ), kế đến là từ vựa thu mua tôm (15,7.
- Có tới 70% số người nuôi tôm cho rằng việc xử lý sình bùn khi sên vét, nước thải và sử dụng hóa chất/thuốc trong sản xuất cần được quan tâm hơn nữa, nhất là đối với nhóm kỹ thuật thông thường.
- thất bại trong nuôi tôm làm tăng mức độ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở vùng ven biển và rừng ngập mặn có nguy cơ bị tàn phá nhiều hơn.
- Ngành hàng tôm sinh thái ở Cà Mau được nhận định là sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới với sự ủng hộ của 41,3% số hộ hiện nuôi tôm.
- Diện tích đất rừng sẵn có trong các mô hình rừng-tôm nên rất dễ chuyển qua nuôi tôm sinh thái;.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích nuôi tôm sinh thái, nông dân được các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hỗ trợ về kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
- Nuôi tôm sinh thái có chi phí thấp, dễ chăm sóc, ít rủi ro và môi trường trong ao nuôi ổn định..
- Có 62,5% số hộ nuôi tôm sinh thái sẽ tiếp tục nuôi tôm sinh thái, nhưng cũng có tới 33,8% số hộ muốn chấm dứt hợp đồng do không đảm bảo tỷ lệ rừng theo quy định..
- Có 3,8% số hộ trước đây chấm dứt hợp đồng nuôi tôm sinh thái nay muốn quay lại ký kết hợp đồng để tiếp tục nuôi tôm sinh thái do họ đã trồng lại rừng đúng quy định..
- Lý do các nhóm hộ nuôi tôm đưa ra để tiếp tục hoặc sẽ tham gia ngành hàng tôm sinh thái trong thời gian tới là:.
- Tiếp tục được hưởng tỷ lệ tăng giá do tôm sinh thái mang lại (55,7%);.
- Diện tích đất rừng và tỷ lệ rừng thích hợp cho nuôi tôm sinh thái (25,7%);.
- Khoảng 20,9% số hộ nuôi tôm sinh thái lo ngại thu nhập bị giảm do việc người thu mua chỉ quan tâm TST có kích cỡ lớn nhưng không mua tôm sú có kích cỡ nhỏ và các loại tôm khác trong cùng mô hình theo giá sản phẩm sinh thái;.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất giống và nuôi tôm sinh thái;.
- Nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ rừng - tôm phù hợp cho mô hình nuôi tôm sinh thái;.
- Quy hoạch lại vùng nuôi tôm sinh thái hợp lý hơn để thuận lợi trong đầu tư và giảm được những tác động bất lợi từ các vùng nuôi lân cận;.
- Ở mức độ các hộ nuôi tôm sinh thái, những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn của hộ nuôi tôm sinh thái gồm có:.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi theo quy trình nuôi tôm sinh thái (15,4%);.
- Các kết quả từ nghiên cứu này cho thấy các tác nhân tham gia sản xuất, nuôi và mua bán tôm sú sinh thái đều có những lợi thế như: hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp đa dạng sản phẩm thủy sản và ít rủi ro hơn cũng như ít gây tác động xấu tới môi trường hơn so với các mô hình nuôi tôm thông thường, nhất là có tác động tích cực tới nguồn lợi thủy sản và rừng ngập mặn.
- Tiêu chí nuôi tôm sinh thái..
- Kết quả điều tra về tình hình nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau..
- Tình hình nuôi tôm sinh thái ở ĐBSCL