« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng hợp tất cả các dạng đề nghị luận văn học hay gặp trong đề thi THPT quốc gia 2018 Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 môn Văn


Tóm tắt Xem thử

- Văn học và những cảm nhận 1 I.
- Các kiểu đề nghị luận văn học thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia.
- Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích (bài thơ, đoạn thơ, tác phẩm văn xuôi, đoạn trích văn xuôi).
- Nghị luận về ý kiến bàn về văn học (ý kiến bàn về văn học sử hoặc lí luận văn học;.
- hai ý kiến bàn về văn học đồng hướng hoặc nghịch hướng.
- Kiểu bài so sánh.
- Cách làm các kiểu bài nghị luân văn học.
- Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm/ trích đoạn (thơ, văn xuôi).
- Đây là kiểu đề khá phổ biến, yêu cầu học sinh nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích cụ thể (có thể cho sẵn hoặc không cho sẵn văn bản/đoạn trích).
- Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dưới đây:.
- Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua đoạn văn bản sau đây:.
- Văn học và những cảm nhận 2 cho đến.
- Với kiểu đề này, chúng ta có thể triển khai dàn ý theo hệ thống gợi ý dưới đây:.
- Giới thiệu tác giả và vấn đề cần nghị luận (tác phẩm/ đoạn trích.
- Giới thiệu vị trí của tác giả trong nền văn học dân tộc..
- Giới thiệu vị trí của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả hoặc trong nền văn học dân tộc..
- Lưu ý: Nếu tác phẩm/ đoạn trích có dung lượng vừa phải, học sinh có thể chép lại.
- Song nếu tác phẩm/ đoạn trích dài quá, thay vì chép lại tất cả, chúng ta có thể trích dẫn dòng thơ đầu tiên và cuối cùng..
- Tố Hữu là một trong những tác gia văn học của văn học Việt Nam hiện đại..
- Việt Bắc là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của đời thơ Tố Hữu..
- Đoạn thơ khắc họa khung cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc..
- Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm/ đoạn trích (thơ/ văn xuôi).
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm/ đoạn trích (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ trong bài thơ, bố cục, kết cấu hình tượng, mạch trữ tình….
- Những thông tin này có thể sẽ giúp người đọc cảm nhận và thể hiện cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm/ đoạn trích đó.
- Chẳng hạn, với trích đoạn Việt Bắc (Tố Hữu) trong SGK Ngữ văn 12, chúng ta cũng cần giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng như bố cục và nét độc đáo trong kết cấu bài thơ này..
- Bàn về giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm/ đoạn trích.
- Học sinh có thể bàn về giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm/ đoạn trích theo những cách khác nhau, tùy vào yêu cầu cụ thể của mỗi câu hỏi mà học sinh sẽ triển khai bài viết theo bố cục thể loại, theo các ý, theo mạch trữ tình.
- Song, dù theo hướng nào, người viết cũng cần làm nổi bật được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm/ đoạn trích đó..
- Ví dụ, ta có thể cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ trong tác phẩm Việt Bắc (Tố Hữu) theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật các khía cạnh sau đây:.
- Văn học và những cảm nhận 3 Về nghệ thuật: Đoạn thơ có một kết cấu độc đáo của một bộ tranh tứ bình với bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, trong đó, ở mỗi cặp lục bát cứ một câu lục diễn tả nỗi nhớ cảnh thì ứng với nó lại là một câu bát diễn tả nỗi nhớ người.
- lựa chọn các hình ảnh đẹp, đặc trưng cho thiên nhiên và con người Việt Bắc....
- Về nội dung: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ da diết của người đi.
- nỗi nhớ, sự khắc ghi của người đi về đất và người Việt Bắc....
- Đánh giá chung về tác phẩm/ trích đoạn (thơ/ văn xuôi).
- Trong bước này, các bạn cần đánh giá khái quát giá trị của tác phẩm/ đoạn trích hay có những lí giải ngắn gọn cho giá trị của tác phẩm/ đoạn trích đó hoặc từ tác phẩm/ đoạn trích, chúng ta khái quát, nâng cao vấn đề lên (khái quát lên phong cách nghệ thuật của tác giả, khái quát lên thành đề tài, chủ đề của cả một giai đoạn/ thời kì/ nền văn học.
- hoặc đặt tác phẩm/ đoạn trích trong dòng chảy của sự kế thừa, tiếp nối, khai mở....
- Ví dụ, với đề bài yêu cầu cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ trong tác phẩm Việt Bắc (Tố Hữu) như đã nêu bên trên, ta có thể đánh giá theo hướng sau:.
- Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất của trích đoạn Việt Bắc nói riêng và toàn bộ bài thơ nói chung..
- Đoạn thơ không chỉ thể hiện soi chiếu vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua nỗi nhớ của người đi mà còn khắc ghi một cách sâu đậm tình cảm thủy chung, sâu sắc của cán bộ cách mạng với đồng bào kháng chiến..
- Kiểu bài nghị luận về một/các ý kiến bàn về văn học.
- Căn cứ vào số lượng ý kiến được nêu trong câu hỏi, có thể tạm chia kiểu bài này thành các kiểu nhỏ hơn như:.
- Kiểu 1: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Kiểu 2: Nghị luận về các ý kiến bàn về văn học.
- Văn học và những cảm nhận 4 Nhưng dẫu là một hay các ý kiến thì đối tượng được yêu cầu nghị luận có thể thuộc về vấn đề văn học sử hay vấn đề lí luận văn học hoặc cũng có khi vấn đề được nghị luận thuộc về tác phẩm văn học.
- Có ý kiến cho rằng: Một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 là “Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”.
- Bằng hiểu biết của anh/chị về các sáng tác văn học đã học trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên..
- (Kiểu 1, ý kiến bàn về vấn đề văn học sử.) Hoặc:.
- (Kiểu 1, ý kiến bàn về vấn đề lí luận văn học.) Hay:.
- Về tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca, có ý kiến cho rằng: Nhà thơ Thanh Thảo đã viết bài thơ bằng tất cả niềm mến yêu, cảm phục dành cho người nghệ sĩ mà ông hằng yêu kính..
- Bằng cảm nhận về thi phẩm, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên..
- (Kiểu 2, hai ý kiến khác nhau về cùng một đối tượng.).
- Với kiểu đề thứ nhất, chúng ta có thể triển khai theo các bước sau:.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu ý kiến).
- Về nguyên tắc, việc giải thích phải xuất phát từ các từ ngữ khó, các khái niệm/thuật ngữ văn học (phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo, cảm hứng nghệ thuật, đề tài, chủ đề, tư tưởng, cốt truyện…) hoặc xuất phát từ các biểu hiện cụ thể của các vấn đề văn học (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tư tưởng yêu nước, hình tượng người phụ nữ, đề tài người lính…)..
- Sau khi đã giải thích được nội hàm ý nghĩa hay nêu được biểu hiện của các vấn đề văn học, chúng ta sẽ chốt lại vấn đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu..
- Văn học và những cảm nhận 5.
- Phân tích/chứng minh/bình luận… ý kiến.
- Ý kiến được đưa ra trong đề bài có thể đúng hoặc sai hay vừa đúng vừa sai.
- Do đó trước hết chúng ta cần xem xét và khẳng định về tính chất đúng - sai của ý kiến..
- Tùy theo yêu cầu của đề bài mà chúng ta sẽ phân tích/chứng minh/bình luận… khía cạnh đúng - sai của ý kiến.
- Nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đối với văn học và đời sống.
- (Lưu ý: Tác động đó có thể tích cực hoặc tiêu cực..
- Với kiểu đề thứ hai, chúng ta có thể triển khai theo các bước sau:.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu các ý kiến).
- Giải thích ngắn gọn các ý kiến (nếu cần thiết).
- Phân tích/chứng minh/bình luận… các ý kiến.
- Đến bước này, tùy theo yêu cầu của đề bài mà chúng ta có thể phân tích/chứng minh/bình luận… từng ý kiến hoặc phân tích/chứng minh/bình luận… đồng thời các ý kiến.
- Nêu ý nghĩa và tác dụng của các ý kiến đối với văn học và đời sống.
- (Lưu ý: Tác động đó có thể tích cực hoặc tiêu cực.).
- Khi đi vào từng đề bài cụ thể, ta hoàn toàn có thể linh hoạt trong cách dựng ý sao cho bài làm hợp lí, thuyết phục, hấp dẫn..
- Văn học và những cảm nhận 6 Dạng đề so sánh thường đặt ra hai đối tượng gần nhau trong cùng đề bài (hai bài thơ/đoạn thơ, hai tác phẩm/đoạn trích văn, hai đề tài/chủ đề, hai chi tiết…) sau đó yêu cầu chúng ta cảm nhận, đối sánh..
- So sánh cảm nhận về đất nước của các tác giả qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)..
- Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ dưới đây:.
- (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, tr.111) Với kiểu bài này, chúng ta có thể triển khai dàn ý theo hướng sau:.
- Văn học và những cảm nhận 7.
- Giới thiệu vài nét tác giả, tác phẩm/đoạn trích Chẳng hạn:.
- Bài thơ Tây Tiến đã khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến với rất đẹp và đậm chất bi tráng..
- Bài thơ Việt Bắc vừa làm sống dậy những kỉ niệm ân tình của đời sống cách mạng và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự thủy chung của con người đối với quá khứ cách mạng..
- Giới thiệu hai đoạn thơ..
- Cảm nhận về từng đối tượng so sánh.
- Việc cảm nhận về từng đối tượng sẽ giúp ta có cơ sở để thực hiện bước so sánh phía sau.
- Tất nhiên, mọi sự cảm nhận cần có định hướng gắn liền với phương diện so sánh, tiêu chí so sánh hai đối tượng..
- Ví dụ, để so sánh hai đoạn thơ trong Tây Tiến và Việt Bắc như đã nêu bên trên, chúng ta có thể cảm nhận về từng phương diện nghệ thuật và nội dung của mỗi đoạn:.
- Về đoạn thơ trong Tây Tiến:.
- Về đoạn thơ trong Việt Bắc:.
- Thể thơ lục bát uyển chuyển, kết cấu đoạn thơ độc đáo, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian, hình ảnh thơ chọn lọc....
- Nỗi nhớ của người đi (ta) về cảnh (hoa) và người Việt Bắc.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc hiện lên qua bộ tranh tứ bình với bốn mùa xuân hạ thu đông, với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc trưng cho mỗi mùa.
- So sánh các đối tượng.
- Trên cơ sở cảm nhận về từng đối tượng so sánh, chúng ta sẽ chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng theo các tiêu chí nhất định..
- Văn học và những cảm nhận 8 Chẳng hạn, với đề bài yêu cầu so sánh cảm nhận về đất nước của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm qua bài thơ Đất nước và trích đoạn Đất Nước, ta có thể chỉ ra:.
- Điểm tương đồng trong cách cảm nhận về đất nước của các tác giả: cùng đề tài, cùng thể hiện những xúc cảm đẹp về đất nước..
- Điểm khác biệt: Mỗi tác giả có cách cảm nhận và thể hiện riêng biệt về đề tài này:.
- Nguyễn Đình Thi trong Đất nước: Tình đất nước gắn với tình cảm cách mạng, với niềm vui giải phóng, với ý thức tự hào của con người làm chủ và quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương đất nước mình..
- Nguyễn Khoa Điềm trong Đất Nước: Trong cuộc đụng độ quyết liệt với đế quốc Mĩ, như tất thảy những người Việt Nam bấy giờ, Nguyễn Khoa Điềm buộc phải suy nghĩ rất dữ về con người Việt Nam, về lịch sử Việt Nam, về văn hóa Việt Nam, lẽ sống Việt Nam, nghĩa là tất cả những gì đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của một dân tộc còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu.
- Đó chính là hướng khai thác đề tài đất nước của nhà thơ.