« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng quan nghiên cứu về thao túng lợi nhuận công bố bởi các ngân hàng thương mại


Tóm tắt Xem thử

- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THAO TÚNG LỢI NHUẬN CÔNG BỐ BỞI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
- Thao túng/điều tiết lợi nhuận kế toán, ổn định lợi nhuận, các khoản dồn tích, dự phòng rủi ro tín dụng, phân phối của lợi nhuận.
- Các phân tích trong bài đã chỉ ra rằng hoạt động thao túng lợi nhuận ở các ngân hàng thương mại ở nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi vẫn là một khoảng trống nghiên cứu lớn.
- Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra cơ hội để vận dụng các thước đo chất lượng lợi nhuận phổ biến trong các nghiên cứu ở lĩnh vực phi tài chính cho các ngân hàng thương mại..
- Tổng quan nghiên cứu về thao túng lợi nhuận công bố bởi các ngân hàng thương mại.
- Đây cũng chính là lý do mà trong khoảng 3 thập kỷ vừa qua, nghiên cứu đánh giá về mức độ thao túng lợi nhuận báo cáo đã trở thành một trong.
- những chủ đề nghiên cứu rất được quan tâm trong kế toán tài chính.
- Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về thao túng lợi nhuận kế toán đã loại trừ các ngân hàng thương mại (NHTM) khỏi mẫu nghiên cứu..
- Cụ thể, kế thừa các nghiên cứu về chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo, các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng cũng đánh giá mức độ số liệu kế toán bị thao túng thông qua một số các tiêu chí: Chất lượng các khoản dồn tích.
- điều tiết số liệu nhằm đạt được các mục tiêu lợi nhuận.
- Đây là nhóm thông tin được đặc biệt chú ý trong các nghiên cứu về chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các NHTM..
- 1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC KHOẢN DỒN TÍCH (ACCRUALS QUALITY).
- Các nghiên cứu đánh chất lượng thông tin lợi nhuận công bố (earnings quality) trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đi theo 2 hướng chính: xem chất lượng của tổng các khoản hạch toán dồn tích và đánh giá chất lượng các khoản dồn tích cụ thể như dự phòng rủi ro tín dụng hoặc các khoản lãi/lỗ chưa thực hiện từ đầu tư và kinh doanh chứng khoán..
- 1.1 Các nghiên cứu xác định tổng dồn tích và tổng dồn tích bất thường.
- Do đó, hướng tiếp cận này không phổ biến trong nghiên cứu về chất lượng thông tin lợi nhuận công bố trong các NHTM..
- Do khó khăn trong việc xác định tổng dồn tích nên các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng tập trung vào việc đánh giá chất lượng của một số.
- Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản hạch toán lớn và quan trọng nhất của các NHTM và xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu đánh giá về hoạt động điều tiết thu nhập nhằm tránh lỗ, báo cáo lợi nhuận cao hơn và tránh sự trồi sụt quá mức của lợi nhuận trong ngân hàng.
- Các nghiên cứu điển hình có thể kể đến như Ahmed et al.
- Về cơ bản, phần lớn các nghiên cứu đều khẳng định sự tồn tại của các động thái thao túng lợi nhuận báo cáo cho các mục đích khác nhau thông qua dự phòng rủi ro.
- Sự không thống nhất này cũng được tái khẳng định trong tổng kết về các nghiên cứu liên quan đến kế toán dự phòng rủi ro trong các NHTM của Wall &.
- Koch (2000) và tổng quan nghiên cứu kế toán tài chính trong lĩnh vực ngân hàng của Beatty &.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở các ngân hàng Mỹ và Nhật Bản.
- Nói cách khác, chất lượng của các khoản hạch toán dồn tích cụ thể ngoài dự phòng rủi ro tín dụng chưa thực sự được quan tâm thích đáng trong các nghiên cứu khác..
- Nhưng các nghiên cứu.
- Liao (2014) đã tổng kết ít nhất 9 mô hình khác nhau đã được các nhà nghiên cứu trước sử dụng trong đánh giá mức dự phòng bất thường.
- Bảng 1: Biến kiểm soát xác định giá trị dự phòng khách quan (non discrestionary provision) trong các nghiên cứu trước.
- Nghiên cứu Biến kiểm soát (xác định mức dự phòng khách quan) Ghi chú.
- Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước.
- Bảng 1 cho thấy các biến kiểm soát sử dụng rất đa dạng và khác nhau giữa các nghiên cứu.
- Nhóm 1 là nhóm kế thừa trực tiếp mô hình nghiên cứu của Ahmed et al.
- Nhóm hai kế thừa trực tiếp mô hình nghiên cứu do Wahlen (1994), Beaver &.
- Các nghiên cứu này bổ sung thêm các biến về cơ cấu danh mục nợ vay (loan mix) và giá trị xử lý nợ xấu (net loan charge off).
- Nghiên cứu của Chi-Chun &.
- Ryan (2006) phân tích rất kỹ lưỡng tác động của cơ cấu giữa các khoản vay đồng nhất (homogeneous loan) và các khoản vay không đồng nhất (heterogeneous loan) đến hành vi điều tiết dự phòng rủi ro để ổn định lợi nhuận báo cáo.
- Nghiên cứu của DeBoskey.
- Jiang (2012) và El Sood (2012) cũng đưa cơ cấu danh mục cho vay vào mô hình nghiên cứu để xác định dự phòng khách quan.
- Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện với mẫu là các ngân hàng Mỹ.
- Tóm lại, để đánh giá xem các ngân hàng có điều tiết dự phòng rủi ro hay không, các nhà nghiên cứu sẽ xác định mức dự phòng bất thường hay không giải thích được.
- 2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THAO TÚNG SỐ LIỆU ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU LỢI NHUẬN (BENCHMARK BEATING OR TARGET BEATING).
- Kế thừa từ các nghiên cứu trước về chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo, hai mục tiêu chủ yếu mà các nhà quản trị muốn thao túng số liệu để đạt tới là tránh báo cáo lỗ và tránh báo cáo mức lợi nhuận sụt giảm.
- Để đánh giá rõ hơn, một số nhà nghiên cứu có thể so sánh giữa tần suất các khoản lợi nhuận nhỏ với tần suất của các khoản lỗ nhỏ, ví dụ Leuz et al.
- Để nghiên cứu hành vi này, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung xem xét phân phối của chênh lệch giữa lợi nhuận năm báo cáo và năm trước liền kề.
- Phương pháp này được sử dụng với mẫu nghiên cứu là các ngân hàng Mỹ (Beatty et.
- al., 2002), mẫu nghiên cứu đa quốc gia (Shen &.
- Do đó, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các NHTM đã điều chỉnh thước đo lợi nhuận dương nhỏ/lỗ nhỏ cho phù hợp với lĩnh vực tài chính.
- Tuy nhiên, mức tiêu chuẩn để xác định một khoảng lỗ/lãi báo cáo là nhỏ hay không khá đa dạng giữa các nghiên cứu (Bảng 2).
- Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu đều thực hiện với mẫu là các ngân hàng ở các nước phát triển đặc biệt là Mỹ..
- Bảng 2: Tiêu chí xác định mức lãi nhỏ trong các nghiên cứu trước Nghiên cứu Tiêu chuẩn xác định mức lợi nhuận nhỏ.
- Phương pháp này được áp dụng cho các nghiên cứu trên mẫu đa ngành nghề ví dụ Barth et al.
- (2012), cũng như trong các nghiên cứu cho lĩnh vực tài chính ngân hàng (ví dụ Zhou &.
- (2010) xác định mức lợi nhuận nhỏ là mức ROA nằm trong khoảng tức là dưới 0,2% chứ không phải là 1% như trong các nghiên cứu cho lĩnh vực phi tài chính..
- Con số tương ứng trong các nghiên cứu Kanagaretnam et al.
- 3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC THAO TÚNG SỐ LIỆU ĐỂ BÁO CÁO MỨC LỢI NHUẬN ỔN ĐỊNH.
- Điều tiết số liệu để báo cáo một mức lợi nhuận ổn định qua thời gian được xác nhận là một động cơ phổ biến của các nhà quản trị trong rất nhiều nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán nói chung, ví dụ Leuz et al.
- Phần lớn các nghiên cứu thực chứng hiện nay tập trung vào đánh giá khả năng điều chỉnh các khoản hạch toán dồn tích để ổn định lợi nhuận báo cáo thông qua xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận báo cáo và các khoản hạch toán dồn tích..
- Do đó, các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung xem xét mối quan hệ giữa chi phí dự phòng và lợi nhuận trước dự phòng.
- Các nghiên cứu về hành vi thao túng số liệu dự phòng rủi ro tín dụng nhằm ổn định lợi nhuận báo cáo chủ yếu được thực hiện với mẫu là các ngân hàng của Mỹ và kết luận nghiên cứu cũng chưa hoàn toàn thống nhất.
- Đối với hệ thống ngân hàng Mỹ, rất nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định hành vi thao túng số liệu nhằm ổn định lợi nhuận báo cáo, ví dụ Kanagaretnam et al.
- Tuy vậy, vẫn có những nghiên cứu cho kết quả trái ngược.
- các NHTM Mỹ lợi dụng dự phòng rủi ro để ổn định lợi nhuận báo cáo.
- (2012), các NHTM Mỹ thao túng số liệu để báo cáo một mức lợi nhuận ổn định thông qua chứng khoán sẵn sàng để bán.
- tuy nhiên các NHTM niêm yết không sử dụng dự phòng rủi ro để ổn định lợi nhuận..
- Novotny-Farkas (2011) nghiên cứu về tác động của việc áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) đến hành vi thao túng số liệu để báo cáo mức lợi nhuận ổn định của các NHTM thuộc khối EU, và sử dụng các ngân hàng Mỹ là nhóm đối chứng.
- Majnoni (2003) đưa ra bằng chứng thống kê về việc các ngân hàng châu Á (trừ Nhật Bản) không thực hiện hành vi thao túng số liệu dự phòng rủi ro để báo cáo một mức lợi nhuận ổn định hơn.
- (2005) chứng minh rằng các NHTM của Malaysia không thao túng số liệu để báo cáo mức lợi nhuận ổn định hơn..
- tiết lợi nhuận nhiều hơn.
- (2007), tại Australia, các NHTM niêm yết tích cực sử dụng dự phòng để ổn định lợi nhuận báo cáo hơn so với các ngân hàng không niêm yết.
- Tóm lại, các nghiên cứu trước không có câu trả lời thống nhất về việc các NHTM, đặc biệt tại các nước châu Á trong đó có Việt Nam, có thao túng dự phòng rủi ro tín dụng để báo cáo mức lợi nhuận ổn định hay không.
- Bên cạnh đó, một câu hỏi cũng gây tranh cãi trong nghiên cứu về việc điều tiết dự phòng nhằm ổn định lợi nhuận là hoạt động này có thực sự làm suy giảm chất lượng thông tin hay không.
- Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm không cho thấy bằng chứng về những tác động tích cực kể trên của việc thao túng dự phòng rủi ro để ổn định lợi nhuận, ví dụ theo Ahmed et al.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu theo hướng này chưa thực sự phổ biến..
- Kết quả này phần nào khẳng định rõ hơn cơ sở thực tiễn của việc tập trung vào dự phòng rủi ro khi nghiên cứu chất lượng thông tin lợi nhuận công bố nói riêng và chất lượng thông tin kế toán nói chung của các NHTM..
- Thứ nhất, cũng giống như các nghiên cứu về chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo nói chung,.
- các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng chủ yếu dựa trên mẫu nghiên cứu ở các nước phát triển hoặc số liệu đa quốc gia (tập trung trước hết vào các ngân hàng Mỹ, sau đó là các ngân hàng EU)..
- Các nghiên cứu đối với các ngân hàng tại các nước đang phát triển hoặc chuyển đổi chủ yếu xuất hiện khoảng từ 2010 trở lại đây.
- Các nghiên cứu này cũng chỉ tập trung ở một số tác giả và chủ yếu xem xét các ngân hàng tại các nước hồi giáo, ví dụ Ismail et al.
- Do đó, các nghiên cứu trước chưa thực sự cho ta một cái nhìn đầy đủ về mức độ bị thao túng của thông tin lợi nhuận kế toán công bố bởi các NHTM tại các nước đang phát triển..
- Bảng 3: Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán trong các nghiên cứu trước với mẫu là các NHTM tại các nước đang phát triển.
- Nghiên cúu Mẫu nghiên cứu Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố.
- Điều tiết DPRRTD để ổn định lợi nhuận báo cáo.
- Iran và Thổ Nhĩ Kỳ Điều tiết lợi nhuận tránh báo cáo lỗ.
- (2005) Các NHTM Malaysia Điều tiết DPRRTD nhằm báo cáo lợi nhuận ổn định.
- Điều tiết DPRRTD nhằm báo cáo lợi nhuận ổn định.
- (2015) Các NHTM VIệt Nam 2006-2012 Điều tiết DPRRTD Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước.
- Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về chất lượng thông tin kế toán công bố nói chung và chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán báo cáo nói riêng.
- Đối với các nghiên cứu khai thác trực tiếp đề tài chất lượng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng, ví dụ Nguyễn Thị Thanh Hương và ctv.
- Thứ hai, nghiên cứu việc điều tiết DPRRTD để báo cáo mức lợi nhuận ổn định có vai trò lớn trong đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các NHTM.
- Tuy nhiên, kết luận về việc các ngân hàng có hay không điều chỉnh dự phòng để ổn định lợi nhuận báo cáo chưa hoàn toàn nhất quán giữa các nghiên cứu trước, đặc biệt là đối với các quốc gia châu Á.
- Thứ ba, do quá tập trung theo cách tiếp cận đánh giá chất lượng của các khoản dồn tích cụ thể mà điển hình là khoản dự phòng rủi ro tín dụng nên một số tiêu chí rất phổ biến trong nghiên cứu mức độ thao túng lợi nhuận kế toán nói chung đã hầu như không được sử dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Tuy nhiên, như đã chỉ ra ở phần 3, để đánh giá mức độ thao túng số liệu để báo cáo lợi nhuận ổn định, các nghiên cứu trước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chủ yếu xem xét mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro và lợi nhuận trước thuế và dự phòng..
- Hơn nữa, các nghiên cứu trước cũng chưa hoàn toàn nhất quán trong kết luận về việc các NHTM có thao túng dự phòng để ổn định lợi nhuận báo cáo, đặc biệt là tại các nước châu Á.
- Trong khi đó, các nghiên cứu gần đây đã chứng minh để ổn định lợi nhuận báo cáo, các NHTM đang sử dụng rất nhiều các công cụ khác ngoài dự phòng rủi ro, và việc sử dụng các công cụ này có những tác động qua lại lẫn nhau.
- (2012a) đưa ra bằng chứng về việc các NHTM Mỹ đã điều chỉnh các khoản hạch toán dồn tích từ chứng khoán sẵn có để bán (AFS) nhằm ổn định lợi nhuận.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu trong lĩnh vực.
- để đo lường và so sánh độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm ra những thông tin mới về mức độ thao túng số liệu nhằm ổn định lợi nhuận tại các NHTM..
- Thứ tư, các nghiên cứu đánh giá chất lượng các khoản dồn tích cụ thể đặc biệt là khoản dự phòng rủi ro tín dụng là một hướng nghiên cứu lớn trong ngành ngân hàng.
- Kết quả là các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng sử dụng rất nhiều tổ hợp khác nhau của các biến kiểm soát.
- Các nghiên cứu về hành vi thao túng lợi nhuận báo cáo trong lĩnh vực ngân hàng có thể được phân loại thành 4 nhóm lớn là nghiên cứu chất lượng các khoản dồn tích.
- hành vi điều tiết số liệu để đạt được các mục tiêu lợi nhuận.
- thao túng số liệu để ổn định lợi nhuận báo cáo và xem xét những chỉ báo bên ngoài về báo cáo sai.
- Một số hướng nghiên cứu chưa có kết luận thống nhất như việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để ổn định lợi nhuận báo cáo hay cách thức xác định giá trị dự phòng khách quan, cách xác định khoảng cách tổ khi phân tích phân phối thống kê lợi nhuận