« Home « Kết quả tìm kiếm

TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ


Tóm tắt Xem thử

- Với tính chất của một báo cáo đề dẫn, bài viết này sẽ không bàn sâu về những vấn đề xã hội cụ thể nào đó, mà chỉ đưa ra một cái nhìn chung (tức tổng quan) về xã hội Việt Nam trong quá trình đổi mới để phát triển và hội nhập với thế giới..
- Xã hội.
- Mọi người đều biết, từ xã hội có cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Theo nghĩa rộng, xã hội là từ dùng để chỉ một hình thái xã hội nhất định với tất cả các yếu tố cấu thành chỉnh thể của nó, bao gồm cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội, kiến trúc thượng tầng chính trị, đời sống văn hoá.
- Còn theo nghĩa hẹp, từ xã hội dùng để chỉ lĩnh vực xã hội trong tương quan với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội tổng thể..
- Với cách hiểu như thế, việc nghiên cứu xã hội Việt Nam một mặt đòi hỏi phải phân biệt nó với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá.
- mặt khác lại phải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng với các lĩnh vực trên, đặc biệt là trong mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và xã hội..
- Phát triển xã hội.
- Phát triển xã hội có thể được hiểu là sự vận động, biến đổi theo hướng tiến bộ, hợp quy luật, thuận lòng người của cơ cấu xã hội, các thiết chế xã hội, việc giải.
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam..
- quyết các nhu cầu của đời sống con người trong xã hội và các mối quan hệ xã hội của con người..
- Tôi cho rằng, hội nhập quốc tế (ở đây là hội nhập trên lĩnh vực xã hội) là tham gia ký kết và thực hiện các công ước quốc tế về xã hội, vận dụng các tiêu chí của quốc tế để đo trình độ phát triển xã hội của mình, mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực phát triển xã hội và đóng góp sáng kiến, kinh nghiệm của mình cho việc giải quyết những vấn đề xã hội chung của cộng đồng quốc tế..
- Nhìn lại tình hình xã hội Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới;.
- Những chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực phát triển xã hội từ năm 1986 đến nay;.
- Một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển và hội nhập ngày càng sâu với thế giới..
- Nhìn lại thời kỳ trước Đổi mới (từ cuối những năm 70 - giữa những năm 80 của thế kỷ trước), do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do những sai lầm mang nặng tính chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình cũ đã lỗi thời, cho nên chỉ mấy năm sau khi hoàn thành thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thì đất nước đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng..
- Tiêu cực xã hội lan rộng.
- Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm đã qua và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển..
- Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô đã gây tác động tiêu cực về nhiều mặt đến tình hình nước ta..
- Thêm vào đó, Mỹ vẫn kéo dài cấm vận về kinh tế chống Việt Nam (cho đến đầu năm 1994), gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển bình thường của đất nước..
- Đặt Việt Nam vào bối cảnh của tình hình trong nước và quốc tế như trên, nhiều người, kể cả những người có thiện chí, đều rất băn khoăn lo lắng: Liệu Việt Nam có khả năng đứng vững và vượt qua những khó khăn, thử thách to lớn đó không?.
- Trên cơ sở tổng kết những sáng kiến của quần chúng nhân dân trong nước, đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tham khảo rộng rãi kinh nghiệm của thế giới, các Đại hội VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1991 đến năm 2006) đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới do Đại hội VI khởi xướng.
- Với chức năng của mình, Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lần lượt thể chế hoá, cụ thể hoá các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng thành hệ thống pháp luật, chính sách, chương trình, dự án để đưa vào cuộc sống..
- Nhìn một cách tổng thể, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến nay bao gồm rất nhiều nội dung phong phú, trong đó có những nội dung cơ bản sau:.
- Một là, chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để năng động hoá và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân..
- Hai là, kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường..
- Ba là, dân chủ hoá đời sống xã hội theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đồng thời xây dựng một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân..
- Bốn là, mở cửa tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới theo tinh thần: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".
- Riêng trên lĩnh vực phát triển xã hội, những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới là:.
- Nêu cao vai trò của chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế..
- Tôn trọng lợi ích chính đáng của mọi giai tầng xã hội, thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội..
- Xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành..
- Phát triển sự nghiệp y tế, phấn đấu giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
- Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo..
- Đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển.
- tạo điều kiện cho ai nấy đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình..
- Trong quá trình tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách nêu trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định lấy đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời coi trọng đổi mới chính trị, xã hội, văn hoá với những bước đi và hình thức phù hợp..
- Kết quả là sự nghiệp Đổi mới toàn diện ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt.
- Bài viết này chỉ tập trung trình bày những thành tựu về phát triển xã hội, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:.
- Cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội (mà cốt lõi là cơ cấu các giai tầng xã hội), tính năng động xã hội của mọi tầng lớp dân cư được phát huy, đời sống của đại đa số người dân trong nước được cải thiện..
- Ở thời kỳ trước Đổi mới, do chủ trương đẩy mạnh cải tạo tất cả các thành phần kinh tế gọi là phi xã hội chủ nghĩa để nhanh chóng xây dựng một nền kinh tế.
- dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể, kéo theo sự ra đời của một cơ cấu xã hội giản đơn, gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xuất thân từ công nông (gọi tắt là "hai giai, một tầng".
- Khi chuyển sang thời kỳ Đổi mới, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức đi đôi với xây dựng xã hội học tập, thì cơ cấu các giai tầng xã hội đã biến đổi theo hướng ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
- Ngay trong từng giai tầng xã hội cũng diễn ra sự phân tầng về nghề nghiệp, trình độ học vấn, chuyên môn và thu nhập.
- Thực tế đã chứng tỏ, sự biến đổi của cơ cấu các giai tầng xã hội theo hướng kể trên đã có tác dụng làm cho từng người, từng gia đình, dù thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào, cũng phải tìm mọi cách khai thác các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm làm ăn để lo liệu cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần xây dựng đất nước.
- Chính tính năng động xã hội ấy dường như là một "phép lạ".
- Kết quả phát triển kinh tế những năm qua đã cho phép Nhà nước huy động được thêm các nguồn lực để tăng đầu tư cho phát triển xã hội.
- So với khuyến nghị của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển xã hội họp ở Copenhagen, Đan Mạch (tháng 3/1995), mỗi nước nên dành 20% ngân sách hằng năm cho việc giải quyết những vấn đề xã hội, thì từ 1996 đến nay, trung bình mỗi năm Chính phủ Việt Nam đã dành tới 24 - 26% ngân sách Nhà nước để chi cho các chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục, phát triển y tế, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội....
- Đáng chú ý là nhận thức của xã hội về việc làm và giải quyết việc làm đã có sự chuyển biến đáng kể.
- dựng pháp luật (Bộ luật Lao động 1994), tạo lập cơ chế, chính sách nhằm hướng dẫn và hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam còn đưa khoảng 70.000 người đi xuất khẩu lao động tại một số nước trong khu vực và trên thế giới..
- Để hội nhập với thế giới về chính sách lao động, trong những năm qua, Việt Nam đã lần lượt ký kết và thực hiện các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về quyền lao động như: xoá bỏ lao động cưỡng bức, xoá bỏ phân biệt trong tuyển dụng và nghề nghiệp, xoá bỏ hình thức lao động trẻ em..
- Năm 1995, Báo cáo quốc gia của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen về Phát triển xã hội đã khẳng định xoá đói giảm nghèo là một chính sách quốc gia quan trọng.
- Văn bản chiến lược này là căn cứ quan trọng để phát huy mọi nguồn lực ở trong nước, đồng thời cũng là cơ sở để các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế và giảm nghèo..
- Còn theo chuẩn nghèo quốc tế, do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Tổng cục Thống kê Việt Nam tính toán, thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 và 22% năm 2005 (3.
- Như vậy, Việt Nam đã "hoàn thành sớm hơn 10 năm so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp quốc đã đề ra (4).
- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hoá về loại hình đào tạo và đang được tiếp tục đổi mới, chấn chỉnh về mục tiêu, nội dung và phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Những sinh viên nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay tiền với lãi suất ưu đãi để theo học..
- Với thành tích này, Việt Nam đã được Liên hợp quốc tặng giải thưởng về công tác dân số.
- Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), giá trị chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam có xu hướng tăng đều đặn và liên tục trong mấy chục năm qua: từ 0,590 năm 1985 .
- Nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người, thì xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2005 vượt lên 18 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 123 trên tổng số 177 nước được thống kê, còn HDI thì xếp thứ 105/177.
- Điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội khá hơn so với một số nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam..
- So sánh chỉ số HDI của Việt Nam và một số nước khác trên thế giới năm 2005 ( 6).
- Có quan hệ với chỉ số phát triển con người, chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) của Việt Nam năm 2005 là 0,732, xếp thứ 91 trên 157 nước được thống kê.
- đã được cả Nhà nước và cộng đồng xã hội hết sức quan tâm..
- Nhìn chung, sau gần 10 năm Đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, và từ năm 1996 đã bước sang giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..
- Song để biến mục tiêu đó thành hiện thực, Việt Nam còn phải nỗ lực phấn đấu khắc phục không ít những yếu kém, bất cập:.
- Như vậy, xoá đói giảm nghèo, giúp cho người nghèo vươn lên trung bình và khá giả vẫn còn là một thách thức lớn đối với triển vọng phát triển xã hội của Việt Nam..
- Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội nhức nhối nảy sinh do mặt trái của kinh tế thị trường, đặc biệt khi vai trò quản lý của Nhà nước còn yếu, khi việc thực thi kỷ cương phép nước chưa nghiêm, là tệ tham nhũng, buôn lậu, kể cả buôn bán phụ nữ và trẻ em (9.
- và những tệ nạn xã hội khác như bạo lực gia đình, ma tuý, mại dâm, kéo theo sự lây lan của bệnh HIV/AIDS.
- Từ những điều nói trên, một câu hỏi có ý nghĩa quan trọng được đặt ra đối với giới nghiên cứu lý luận và giới hoạt động thực tiễn của Việt Nam hiện nay là cần phải làm gì và làm thế nào để góp phần phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những yếu kém còn lại của quá trình phát triển xã hội theo hướng tiến bộ, công bằng và hội nhập với thế giới..
- Tuy vậy, căn cứ vào những kinh nghiệm thực tế, cả thành công và hạn chế, của sự nghiệp Đổi mới ở Việt Nam hơn 20 năm qua, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thế giới, chúng tôi thử đề xuất một số kiến nghị có tính chất hệ quan điểm về phát triển xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta trong thời gian tới như sau:.
- Thứ nhất, phát triển xã hội và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
- Bởi lẽ, chỉ có một nền kinh tế như thế thì mới có khả năng huy động các nguồn lực vật chất cho phát triển xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng để hội nhập ngày càng sâu với thế giới.
- thể đạt tới sự phát triển xã hội theo hướng trên nếu nền kinh tế trong nước trì trệ, suy thoái.
- Ngược lại, cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội với đa số dân chúng thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất, suy thoái về đạo đức và một bộ phận đáng kể lao động lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói, bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
- Đây cũng chính là những điều mà Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen về Phát triển xã hội, cũng như Chương trình nghị sự thế kỷ XXI của Liên hợp quốc đã cảnh báo..
- Thứ hai, phát triển xã hội theo hướng tiến bộ, công bằng và hội nhập quốc tế có thể và cần phải hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề và điều kiện cho nhau.
- Phát triển xã hội trước hết cần khai thác đến mức tối đa các nguồn lực nội sinh của đất nước, nhưng nguồn lực nội sinh đó sẽ được nhân lên khi có sự kết hợp và bổ sung bởi các nguồn lực quốc tế, bao gồm cả nguồn lực vật chất (như vốn, kỹ thuật, công nghệ) và nguồn lực tinh thần (như kiến thức, kinh nghiệm, ý tưởng).
- Thứ ba, để thúc đẩy sự phát triển xã hội theo hướng tiến bộ, công bằng và hội nhập với thế giới có hiệu quả, cần phát huy vai trò của cả Nhà nước và xã hội dân sự.
- Nhà nước đề ra chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển xã hội tại nước mình và trên cơ sở đó mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước khác trên thế giới về những vấn đề hai bên hoặc nhiều bên đều quan tâm.
- Xã hội dân sự (bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức từ thiện, các nhóm hành động, các quỹ của cộng đồng, các hội nghề nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức công đoàn, phụ nữ, thanh niên, v.v.
- tiến hành các hành động tập thể tự nguyện xung quanh việc chia sẻ những lợi ích, mục đích và giá trị về phát triển xã hội giữa các đối tác thuộc hai hay nhiều nước với nhau..
- Tóm lại, với những thành tựu quan trọng và những kinh nghiệm quý báu của công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước trong hơn 20 năm qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng tương lai phát triển xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm sắp tới là sáng sủa và Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010, tiến tới trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, sánh vai với các nước bè bạn khắp năm châu, phấn đấu cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của cả nhân loại..
- (3) Nguyễn Thị Kim Ngân (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), “Nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội”, tạp chí Cộng sản số tháng 7/2008, tr..
- (9) Theo Ban Chỉ đạo phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em, cho đến nay Việt Nam đã phát hiện 6.700 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, 21.038 phụ nữ và trẻ em vắng mặt lâu ngày bị nghi là đã bị bán ra nước ngoài (Xem báo Tuổi trẻ ngày