« Home « Kết quả tìm kiếm

Trách nghiệm xã hội doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2019.026 TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP: MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆU QUẢ.
- HOẠT ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM Châu Thị Lệ Duyên * và Nguyễn Phạm Tuyết Anh.
- Hiệu quả hoạt động, lợi ích kinh doanh, lãnh đạo, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..
- Nghiên cứu nhằm xây dựng và kiểm định mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định mô hình kết cấu trúc tuyến tính (structural equation modeling - SEM).
- trách nhiệm xã hội, hiệu quả hoạt động, lãnh đạo và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kết quả cho thấy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có tác động tích cực đến lợi ích kinh doanh, lợi ích kinh doanh có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động.
- Trách nghiệm xã hội doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
- Từ lâu luôn xảy ra những cuộc tranh luận rằng doanh nghiệp có nên thực hiện trách nhiệm xã hội..
- Doanh nghiệp thông thường sẽ không mong muốn thực hiện các hoạt động xã hội vì họ cho rằng những hoạt động này sẽ gia tăng chi phí của doanh nghiệp.
- Vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội có làm.
- giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn hay không? Làm cách nào doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội nhiều hơn? Thực hiện các hoạt động này hữu ích cho xã hội và cho chính doanh nghiệp như thế nào?.
- Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nên các khái niệm như đạo đức kinh doanh hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dường như chưa quen thuộc, và chưa được tiếp cận với khái niệm trách nhiệm xã hội trong khi thế giới các doanh nghiệp vẫn đang làm rất tốt về các hoạt động trách nhiệm xã hội..
- Chính vì những lý do nêu trên, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm được mối quan hệ thực sự giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cả mối quan hệ trực tiếp đến gián tiếp của các biến liên quan cho doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long..
- 2.1.1 Trách nhiệm xã hội.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu và tiếp cận theo nhiều cách khác nhau (tùy vào quan điểm, điều kiện, trình độ phát triển.
- Carroll (1979) nêu “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và tình nguyện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.
- Tiếp nối sau thời gian đó, khái niệm các bên liên quan được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1963 trong bản ghi nhớ nội bộ của Viện nghiên cứu Stanford, sau này đã được phát triển bởi Freeman (1984), và trong số các nhà nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Hopkins (2003) đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng trong các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Sau thời gian đó, lý thuyết các bên liên quan của Freeman ngày càng trở nên quan trọng hơn, các công trình trọng điểm khi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như Clarkson (1995), Mitchell and Agle (1997), Rowley (1997) đã làm cho lý thuyết của Freeman ngày càng được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu..
- Freeman đã không đề cập đến “đối thủ cạnh tranh” như một các bên liên quan theo nghĩa hẹp, vì họ không cần thiết cho sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp..
- 2.1.2 Hiệu quả hoạt động.
- Trong nghiên cứu này, hiệu quả hoạt động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu (lợi nhuận) như: hệ số suất sinh lời trên doanh thu (ROS), hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA), hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)..
- ROS phản ánh khoản lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu của nó.
- ROA phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
- Trong phạm vi nghiên cứu, những lợi ích kinh doanh được xem xét bao gồm: danh tiếng của doanh nghiệp.
- thu hút, giữ chân nhân viên và tiếp cận vốn đó là những lợi ích phi tài chính của doanh nghiệp..
- Song, Arlow and Gannon (1982), Quinn (1997), Mintzberg (1983), Peterson (2004) đã sử dụng các chỉ tiêu lợi ích phi tài chính để nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các bên liên quan.
- Hai phong cách lãnh đạo này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất có lẽ vì nó phổ biến nhất trong doanh nghiệp, đồng thời nó cũng mang một số yếu tố của các lý thuyết lãnh đạo khác và được vận dụng nhiều trong khi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội cũng như lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp (McWilliams and Siegel, 2000.
- 2.1.5 Mô hình nghiên cứu.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đề cập như là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn được đề cập đến như là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của doanh nghiệp trong tình hình kinh doanh hiện nay (Quinn, 1997;.
- Theo Caroll (2000) và Peterson (2004) có mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Harrison and Freeman (1999), Hart and Ahuja (1996) cũng đã cho thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối liên hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên có sự tác động khác nhau.
- Ngoài ra, ở từng thị trường, từng quốc gia, mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng có sự khác nhau..
- Sự hài lòng của các bên liên quan khác nhau là công cụ thúc đẩy cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Donaldson and Preston, 1995.
- H1: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tác động dương đến lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp..
- Lý thuyết các bên liên quan lập luận rằng sự rõ ràng và tiềm ẩn giữa lợi ích của các chủ thể trong mối quan hệ giữa các bên liên quan lẫn nhau, quan hệ song phương và đa phương của các bên sẽ giúp các lãnh đạo không chú ý tới các mục tiêu tài chính, tuy nhiên sẽ tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, khi phân tích doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh cao, không phải chỉ từ việc tách biệt sự hài lòng của các mối quan hệ song phương, mà còn từ sự phối hợp đồng thời và ưu tiên của các bên liên quan đa phương (Evans and Freeman, 1993)..
- H2: Lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..
- H3: Lãnh đạo tác động cùng chiều đến việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp..
- (2000) cho thấy mối tương quan giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đơn giản là mối quan hệ trực tiếp mà còn là mối tương quan gián tiếp thông qua các khái niệm trung gian như: danh tiếng, doanh số bán hàng, lòng trung thành của khách hàng, tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân viên, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng tiếp cận vốn.
- Nghiên cứu kiểm tra quan hệ nhân quả giữa kết quả trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thường được pha trộn với các mối quan hệ khác (Ullman, 1985).
- (2003) đã phân tích các nghiên cứu trước đó về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cho rằng nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được dựa trên các chỉ tiêu đánh về mặt kế toán đó là các tỷ số: ROA, ROE, ROS, trong khi tính chặt chẽ của nghiên cứu ít hơn khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu thị trường hoặc các chỉ tiêu đánh giá danh tiếng của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có gia tăng hay giảm đi việc thực hiện trách nhiệm xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc lãnh đạo.
- H5: Lãnh đạo tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..
- (2008), Park and Lee (2009) chưa xác định được đầy đủ mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..
- (1998) và Orlitzky (2005) khẳng định thực hiện trách nhiệm xã hội tốt có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Collins and Porres (1997) cũng cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội có tầm nhìn xa sẽ có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nếu việc thực hiện trách nhiệm xã hội được xây dựng trên nền tảng các bên liên quan.
- H6: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..
- Trong nhiều thập kỷ qua khi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì phương pháp phổ biến nhất được các nhà nghiên cứu sử dụng là phương pháp điều tra xã hội học với cách chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất) (Parket and Eilbirt, 1975)..
- Nghiên cứu này cũng đã thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi định lượng bằng cách phỏng vấn các nhà quản trị của doanh nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, quản trị hành chánh nhân sự theo phương pháp trên..
- động của doanh nghiệp là các khái niệm đa hướng..
- Nghiên cứu này sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính, một phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội trước đây và hiện nay vẫn sử dụng để kiểm tra tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Rowley and Berman (2000) lập luận rằng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ phức tạp giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Mô hình nghiên cứu bao gồm bốn khái niệm nghiên cứu là các khái niệm đa hướng, cụ thể: khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đo lường bởi năm nhân tố (trách nhiệm với cộng đồng, người lao động, khách hàng, nhà cung ứng và môi trường), khái niệm lợi ích kinh doanh bao gồm bốn nhân tố (danh tiếng của doanh nghiệp, lòng trung thành của nhân viên, lòng trung thành của khách hàng và khả năng tiếp cận vốn), khái niệm hiệu quả hoạt động được đo lường bởi ba biến quan sát (ROA, ROE, ROS) và khái niệm lãnh đạo được đo lường bởi bảy biến quan sát theo phần lượt khảo của các nghiên cứu trước đây.
- Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính sẽ giải thích được mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp, thuận chiều, ngược chiều của bốn khái niệm nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..
- Thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể được đo lường trực tiếp mà phải thông qua việc hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các bên liên quan, đó là khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng, môi trường và cộng đồng.
- Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là biến tiềm ẩn, được đo lường bởi các biến quan sát sau:.
- Lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường bởi bốn khái niệm cụ thể là: (1) Danh tiếng, (2) Lòng trung thành của nhân viên, (3) Lòng trung thành của khách hàng, (4) Khả năng tiếp cận vốn..
- BBNV2 Sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của nhân viên.
- Lòng trung thành của khách hàng BBKH1 Doanh thu của doanh nghiệp BBKH2 Dễ dàng giữ chân khách hàng hiện tại.
- BBKH3 Lượng khách hàng trung thành của doanh nghiệp (khách hàng có thái độ tích cực với doanh nghiệp, giới thiệu doanh nghiệp với người khác, mua hàng lặp lại).
- BBTCV1 Doanh nghiệp dễ dàng nhận được vốn từ các ngân hàng và các tổ chức cho vay khác BBTCV2 Doanh nghiệp dễ dàng nhận được vốn từ các nhà đầu tư.
- LD1 Lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn mang tính đạo đức.
- LD4 Lãnh đạo thường xuyên cho nhân viên đóng góp ý kiến và vận dụng nội quy doanh nghiệp linh hoạt.
- LD5 Lãnh đạo hiểu được sự thay đổi (bộ mặt doanh nghiệp.
- Thang đo về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- HQHD1 Sự tăng trưởng của tỷ số lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS) của doanh nghiệp.
- HQHD2 Sự tăng trưởng của tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp.
- HQHD3 Sự tăng trưởng của tỷ số lợi nhuận ròng/tổng giá trị tài sản (ROA) của doanh nghiệp.
- “Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐBSCL –Việt Nam”..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện với việc phát phiếu điều tra cho các doanh nghiệp với 392 quan sát.
- Vị trí địa lý của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân 116 29,6.
- Trong tổng số quan sát thu thập được nếu phân theo khu vực thì doanh nghiệp nằm trong khu vực 3 chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm hơn 46%.
- Trong khi đó, nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng cao gần 44%, xét theo quy mô vốn thì doanh nghiệp dưới 20 tỷ chiếm hơn 78%, và phân theo quy mô lao động chủ yếu là doanh nghiệp có số lượng từ dưới 100 người..
- Kiểm định KMO và Bartlett's cho các nhân tố của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho thấy KMO = 0,922 và Sig.
- Như vậy nghiên cứu tiếp tục thực hiện EFA cho nhân tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..
- Nghĩa là phần chung của các thang đo đóng góp và khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lớn hơn phần riêng và sai số..
- Như vậy, thang đo giải thích tốt khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được cấu thành bởi các thang đo khách hàng, môi trường, nhân viên, nhà cung ứng và cộng đồng.
- Bảng 2: Trọng số nhân tố trách nhiệm xã hội.
- Tóm lại, thang đo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp chấp nhận được với ba nhóm nhân tố theo mô hình lý thuyết..
- Phân tích nhân tố khám phá cuối cùng cho khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được.
- tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn của mối tương quan giữa khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khái niệm lãnh đạo cho giá trị p = 0,847 >.
- Tóm lại, qua kết quả CFA mô hình đo lường mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh, lãnh đạo và hiệu quả hoạt động đều phù hợp dữ liệu thị trường, đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt.
- Song, mô hình nghiên cứu không xét đến mối quan hệ giữa khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khái niệm lãnh đạo vì không đạt giá trị phân biệt..
- Lãnh đạo  Trách nhiệm xã hội .
- Hiệu quả hoạt động  Trách nhiệm xã hội .
- Trách nhiệm xã hội  Lợi ích kinh doanh .
- Hình 4: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu đã chuẩn hóa Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động.
- trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động thuận chiều đến lợi ích kinh doanh.
- lợi ích kinh doanh tác động tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Hình 4 cho thấy các tác nhân có tác động cụ thể như sau: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến lợi ích kinh doanh với trọng số chuẩn hóa là 0,238, tuy nhiên hướng tác động của hệ số này chưa cao, bên cạnh đó việc lợi ích kinh doanh tác động đến hiệu quả hoạt động là mạnh nhất và tác động này là tác động dương với trọng số đã chuẩn hóa là 0,476.
- Tiếp đến là việc tác động trực tiếp của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là dương, đây là hướng tác động được mong đợi vì có ý nghĩa trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, trọng số chuẩn hóa đạt.
- Cuối cùng hướng tác động của lãnh đạo đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được kỳ vọng là dương, tuy nhiên việc tác động này khi được kiểm định với dữ liệu thị trường lại là âm, nghĩa là tác động ngược chiều với trọng số chuẩn hóa là 0,100, Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết nghiên cứu trong ngắn hạn, song lại ngược lại với giả thuyết của nghiên cứu trong mô hình lý thuyết kỳ vọng mối quan hệ này trong dài hạn là mối quan hệ dương..
- Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi xem xét mối quan hệ tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một mối quan hệ dương với trọng số chuẩn hóa là 0,350, bên cạnh mối quan hệ gián tiếp đến lợi ích kinh doanh và sau đó lợi ích kinh doanh tác động đến hiệu quả hoạt động là tác động mạnh nhất đạt trọng số đã chuẩn hóa 0,476..
- Hàm ý quản trị được rút ra từ nghiên cứu là doanh nghiệp thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, nhân viên, khách hàng, nhà cung ứng và môi trường sẽ tác động dương đến lợi ích của doanh nghiệp, cụ thể đó là lòng trung thành của khách hàng, nhân viên và việc tiếp cận vốn.
- Từ đó, lợi ích kinh doanh sẽ tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (theo mô hình nghiên cứu trong hình 4), đồng thời trách nhiệm xã hội cũng.
- tác động trực tiếp và cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- tất cả các mối quan hệ này đều được xem xét trong dài hạn và có sự khác biệt đối với quy mô của doanh nghiệp.