« Home « Kết quả tìm kiếm

Tri thức dân gian về nước của người thái ở Tây Bắc - Việt Nam trong việc dự đoán các hiện tượng tự nhiên và xã hội


Tóm tắt Xem thử

- TRI THỨC DÂN GIAN VỀ NƯỚC.
- CỦA NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC - VIỆT NAM TRONG VIỆC DỰ ĐOÁN CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.
- Khái quát về người Thái ở Tây Bắc - Việt Nam và những tri thức dân gian về nước của họ.
- Tây Bắc là quê hương của những đỉnh núi cao quanh năm mù sương trắng, những cánh rừng già xanh tốt ngút ngàn và những thiên tình ca bất hủ.
- Từ cổ xưa, chủ nhân của vùng đất hoang sơ, hùng vĩ này là hơn 20 dân tộc anh em Thái, Mông, Kháng, Xinh Mun, Lào Lự,… cùng nhau sinh sống.
- Trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, người Thái (Thăy, Tăy, Táy…) có khoảng trên dưới một triệu người 1 .
- Tộc người này cư trú ở khắp các tỉnh thuộc miền Tây Bắc Việt Nam (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái)..
- Là những cư dân nông nghiệp, hơn thế nữa lại là những cư dân có truyền thống định cư nhiều năm ven những dòng sông, con suối, người Thái rất coi trọng nước.
- Vì thế, người Thái rất sùng bái và tôn thờ nước.
- Họ có rất nhiều lễ hội, phong tục, tập quán và những tri thức dân gian về nước rất phong phú, độc đáo, giầu tính nhân văn và khoa học.
- Trong bài viết này chúng tôi đề cập tới những tri thức.
- 1 Theo Cầm Trọng - Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia, năm 2005.
- dân gian về nước của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam trong việc dùng nước để dự đoán các hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán…) và các hiện tượng xã hội (sự may mắn hay không may mắn, thuận lợi hay sự rủi ro.
- đồng thời, cũng chỉ ra vai trò của những tri thức này trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở vùng Tây Bắc hiện nay theo hướng bền vững..
- Tri thức dân gian về nước trong dự đoán thiên nhiên (thời tiết, mùa vụ) Người Thái biết dự đoán thời tiết: mưa, nắng qua nghe tiếng kêu hay hoạt động của một số loại côn trùng.
- Hiện tượng kiến chuyển tổ hàng loạt cũng là nhưng dấu hiệu thay đổi thời tiết.
- Có nơi, người ta còn dự đoán thời tiết mưa nắng dựa vào những con nhuyễn sắc thể sống ở dưới nước (loại con to bằng hạt dưa nhỏ, có màu đen) nếu trời đang bình thường mà xuất hiện những con này nổi lên thành từng đám dầy đặc trên mặt nước hoặc đậu kín trên các tảng đá ở một số quãng sông, suối thì trời sắp mưa to đến mức dâng nước lũ lụt.
- Người Thái còn dự đoán thời tiết qua việc đánh bắt cá ở sông suối.
- Những người thường xuyên đánh bắt cá cho biết rằng: Hôm nào đi đánh bắt cá mà bắt được quá nhiều hoặc bắt đựơc quá ít (không giống bình thường) thì khi đó thời tiết có sự thay đổi trời đang nắng gắt sẽ chuẩn bị mưa to hoặc đang mưa sẽ chuẩn bị nắng gắng....
- Tác giả Cầm Trọng trong cuốn Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đã viết:.
- Người Thái còn dự đoán thời tiết qua sự biến đổi màu sắc của "Khoan toong phạ".
- Vật này có thể dùng để dự đoán thời tiết, khi nó bị xét đánh trúng.
- 2 Cầm Trọ ng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, HN.
- Người Thái ở bản Chiềng Nưa I - Si Pa Phìn – tỉnh Điện Biên còn dự đoán tình trạng hanh khô, lũ lụt hay mưa thuận gió hoà trong năm bằng cách: đúng giao thừa, họ ra sông (suối) múc một ít nước mới về cân lên để so sánh trọng lượng của nó với nước cũ.
- Mặt khác, người Thái quan niệm những con vật sống gần với nước (ếch, nhái, bọ niễng.
- có khả năng dự báo những yếu tố thời tiết có liên quan đến nước.
- Ở một số nơi, người Thái làm một cái gông, bắt một con ngóe về gông vào đó, rồi lấy roi đánh vào mông nó để nó kêu nhiều, trời tức giận mà nổi sấm chớp, làm mưa gió.
- Trong văn học dân gian Thái, những kinh nghiệm về dự báo thời tiết cũng được biểu hiện khá rõ nét, đặc biệt trong thể loại tục ngữ - một thể loại mà chức năng chủ yếu của nó là đúc kết một cách gắn gọn, cô đúc và hình ảnh những kinh nghiệm về mọi mặt trong cuộc sống của con người.
- Từ các đặc điểm của các hiện tượng, sự vật trong môi trường xung quanh, người Thái có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết về nước hoặc có liên quan đến nước (sắp mưa, mưa bình thường, mưa to, mưa nhiều ngày - mưa rầm, mưa nhỏ.
- Mưa rầm rề lâu tạnh/Mưa rào tạnh nhanh;… hoặc trong kho tàng văn học dân gian của họ còn có những bài ca dài đúc kết thời tiết trong năm theo mùa, tháng:.
- Sống trong môi trường tự nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển (đặc biệt là khoa học dự báo thời tiết).
- Để có thể sinh tồn và phát triển, tổ tiên người Thái ở Tây Bắc đã phải trải qua những biến động của thiên nhiên, lâu dần họ đúc kết ra những quy luật vận động của nó.
- Từ đó, họ đề ra các biện pháp phòng chống những thiên tai của môi trường và lợi dụng các hiện tượng thời tiết phục vụ các sinh hoạt hàng ngày của con người.
- Họ dựa vào đặc điểm của thời tiết trong từng mùa, tháng để sắp xếp các công việc lao động và các sinh hoạt đời sống.
- Lúc đó, người Thái đi giăng lưới, kéo vó bắt cá….
- Sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, người Thái sớm đã thấy được vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, có nước cây trồng mới phát triển, nước đủ mùa màng bội thu, thiếu nước hoặc thừa nước đều ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng, thậm chí còn dẫn đến mùa màng thất bát (lũ lụt cuốn trôi cây trồng, nắng hạn cây chết khô.
- Vì vậy để có được mùa màng bội thu, người Thái đã đúc kết lịch mùa vụ gieo trồng dựa theo thời tiết rất cụ thể: Cóc xuống nước/ chăn hoa để không/Chăn bông để rỗi.
- Từ các đặc điểm của nước hoặc các hiện tượng sự vật liên quan đến nước để dự đoán các hiện tượng xã hội.
- Người Thái xưa quan niệm, các sự vật hiện tượng trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
- Hiên tượng, sự vật này sẽ là cơ sở, dấu hiệu, hay động lực để các sự vật, hiện tượng khác xuất hiện.
- Vì vậy, hàng năm, khi nghe tiếng sấm đầu mùa, người Thái ở bản Cát – thị trấn Tủa Chùa - tỉnh Điện Biên thường tổ chức đón mừng, đặc biệt là những gia đình có người làm thầy mo.
- Nếu năm nào tiếng sấm rền vang thành hồi dài, năm đó làm ăn khấm khá, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
- Nếu tiếng sấm rời rạc nhỏ, thì năm đó làm ăn thất bát, thời tiết không thuận lợi..
- Tục ngữ của người Thái cũng có nhiều câu đúc kết cách dự đoán các hiện tượng xã hôi thông qua các đặc điểm của nước: Nước ngập ruộng được chống lại sàn kho/Nước ngập lúa kẻo nạn đói kém.
- Tri thức dự báo các hiện tượng xã hội từ những đặc điểm của nước của người Thái còn được biểu hiện thông qua các truyện kể dân gian Thái.
- Đối lập với những dòng nước trong, chảy hiền hòa, những dòng nước dâng cao, những giọt nước mưa lớn trong các truyên kể dân gian Thái thường là điểm báo hiệu những cơn giận dữ của Then, những đại hồng thủy sắp đổ xuống hủy diệt con.
- 4 Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2009) Địa danh và những vấn đề lịch sử - văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Việt Nam.
- Quan niệm nước mang tính dự báo trong các truyện kể dân gian còn được biểu hiện trong tập quán chọn ngày Cáp Xi (ngày Giáp Thìn - ngày con Rồng) là ngày đẹp để thực hiện những công việc quan trọng trong đời người.
- 7 Đặng Thị Oanh (chủ biên) (2010), Huyền thoại Mường Then, Nxb Văn hóa Dân tộc.
- 9 ,2 Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2009) Địa danh và những vấn đề lịch sử - văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Việt Nam.
- Sau đó, Luông Me rút khỏi đỉnh Ải Lao trở về sông Nặm Rôm để đẻ trứng, và ấp trứng ở Chong Năng… Rồi lại một ngày cáp xi, trứng của Luông Me đã nở ra Khun Bo Rôm - Vị thủ lĩnh đầu tiên của người Thái đã chỉ huy binh hùng tướng mạnh và người Thái Bé (Thay nọi) khai phá cánh đồng rộng lớn lập ra Mường Thanh 10 .
- Quan niệm ngày rồng là ngày dự báo những điều tốt, ngày may mắn của người Thái có lẽ cũng xuất phát từ nhận thức nước là lộc là dấu hiệu của sự sinh sôi, sự phát triển của họ..
- Những kinh nghiệm dụ báo các hiện tượng xã hội từ các đặc điểm của dòng nước còn được thể hiện trong tập quán chọn đất dựng bản, lập mường của người Thái.
- Vì cho rằng nước là dấu hiệu của sự sống, sự phát triển thịnh vượng nên trong lịch sử, người Thái đã từng có những cuộc thiên di lớn dọc theo các con sông để tìm vùng đất cư trú mới.
- Nhiều truyền thuyết lịch sử dân tộc Thái đã phản ánh lại điều đó.
- Táy Pú Xấc (Lịch sử chinh chiến của người Thái) đã kể lại rằng: Các vị chúa mường Thái đã dẫn người dân đi thuyền lần theo các con sông lớn để tìm đến vùng đất Mường Then bằng phẳng, màu mỡ, thuận tiện nguồn nước.
- Vì vậy, ở vùng Mường Then nói riêng, Tây bắc nói chung người Thái phân bố chủ yếu ở các vùng có nhiều sông suối: Thung lũng dài, Mường thắt eo, Mường thì rải rác chạy men theo dòng nước 11.
- Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy quan niệm nước - nhà tiên tri, có tính dự báo của người Thái xuất phát từ kinh nghiệm, tập quán dự đoán thời tiết, khí hậu và mọi vật thông qua các hiện tượng tự nhiên của họ.
- Quan niệm này bộc lộ những nhận thức về mối quan hệ hệ hữu cơ, có tính chất quy luật giữa các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên với nhau và giữa các hiện tượng sự vật trong tự nhiên với các hiện tượng sự vật trong xã hội của người Thái.
- Những kinh nghiệm dự báo này đã giúp họ làm chủ được tự nhiên, xã hội và duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng một cách bền vững trên vùng đất hoang sơ, hũng vĩ..
- Văn hoá Thái Việt Nam - Nxb Văn hoá Dân tộc.
- Tri thức dân gian về nước của người Thái trong việc bảo vệ nguồn nước, môi trường và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở vùng Tây Bắc hiện nay.
- Hiện nay, thực trạng tài nguyên nước ở vùng Tây Bắc có những biến động dữ dội so với trước kia.
- Nhưng những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau rừng ở Tây Bắc bị tàn phá khốc liệt.
- Người dân Tây Bắc nô nức chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy, khiến cho những cánh rừng xưa kia ngút ngàn xanh tươi là thế mà nay (chỉ sau vài chục năm) đã biến đi đâu hết.
- Núi đồi Tây Bắc trùng điệp chỉ còn trơ lại đất, đá, đến cả lau sậy cũng vàng vọt.
- Những cơn lũ ống, lũ quét ở vùng Tây Bắc cũng xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ tàn phá, hủy diệt ngày một gia tăng dữ dội.
- Lũ lụt, sạt lở đất đá không những cuốn trôi tài sản, mùa màng mà còn gây thiệt hại đến tính mạng con người.
- Bảng thống kê những thiệt hại do thiên tai gây ra trên vùng Tây Bắc ngày một dài thêm.
- Biết bao bản làng nhà cửa của người dân chỉ sau một cơn lũ đã biến mất, để lại trên nền đất trống trơ đầy sỏi đá, rắc rưởi.
- Thêm vào đó, việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước ở vùng Tây Bắc hiện nay cũng có nhiều thay đổi so với trước đây.
- Nếu như trước kia nguồn nước ở các địa phương chủ yếu là nguồn nước tự nhiên.
- Tài nguyên nước ở vùng nào.
- Ngày nay, bên cạnh nguồn nước tự nhiên còn có nguồn nước do chính phủ đầu tư xây dựng.
- Những đường nước dài vài chục cây số dẫn nước từ các khe núi về các bể xây trong các bản, dẫn đến tập quán sử dụng nước của người Thái cũng có thay đổi.
- Những luật tục quản lí tài nguyên nước từ xưa này ít được coi trọng, thậm chí không được sử dụng nữa.
- Các tri thức dân gian về nước, trong đó có các tri thức dự đoán thời tiết từ nước đã và đang đứng trước nguy cơ bị mai một, bị thất truyền.
- Ý thức giữ gìn bảo vệ nguồn nước của người dân theo đó cũng bị ảnh hưởng.
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong một số dòng sông, con suối ở vùng Tây Bắc càng trở lên phổ biến hơn.
- Hiện nay, vấn đề làm thế nào để bảo vệ được tài nguyên nước và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội theo hướng bền vững đã trở thành vấn đề đã và đang được đặt ra ngày càng cấp bách đối với các cấp chính quyền và bà con các dân tộc Tây Bắc..
- Thiết nghĩ, để bảo về nguồn tài nguyên nước ở Tây Bắc hiện nay, đặc biệt là để sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước trong vùng, chúng ta nên kết hợp giữa những tri thức dân gian về nước truyền thống với những tri thức khoa học hiện đại.
- Bên cạnh việc bảo tồn, duy trì các phong tục tập quán, luật tục bảo vệ nguồn nước truyền thống các dân tộc cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp, chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình để không những giúp bảo vệ những dòng sông con suối mà còn bảo vệ nguồn nước mạch trong lòng đất.
- Đặc biệt là việc khai thác cát, khai thác vàng trên các dòng sông hiện nay đã làm lở đất, lở đường giao thông, gây không biết bao nhiêu thiệt hại cho nhà nước cho bà con các dân tộc..
- Hơn nữa, giải quyết vấn đề nước hiện nay không chỉ là các biện pháp về khoa học kỹ thuật, về các chế độ chính sách để đối phó mà còn phải từ góc độ văn hóa, giáo dục để giáo dục mọi người.
- Chúng ta cần tăng cường mở những lớp tập huấn mới về công tác giữ gìn về sinh nguồn nước cho bà con các dân tộc, để giáo dục họ ý thức bảo vệ nguồn nước và giúp họ vận dụng tri thức khoa học vào việc sử dụng nguồn nước hàng ngày.
- Mặt khác, cần tận dụng phát huy hơn nữa tiềm năng từ tài nguyên nước để xây dựng thủy điện, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch trong vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững..
- Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2009) Địa danh và những vấn đề lịch sử - văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Việt Nam.
- Bước đầu tìm hiểu thần thoại dân tộc Thái ở Tây Bắc Nxb Văn Hóa Dân tộc..
- Hà Văn Năm, Cầm Thương, Lò Văn Sĩ, Tòng Kim Ân, Kim Cương, Hương Huyền, (1978), Tục ngữ Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội..
- Hoàng Trần Nghịch (sưu tầm, biên soạn) (1995) Phương ngôn tục ngữ Thái - Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội..
- Hoàng Trần Nghịch (1993), Lời răn người, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội..
- Đặng Thị Oanh (chủ biên) (2010), Huyền thoại Mường Then, Nxb Văn hóa Dân tộc..
- Văn hoá Thái Việt Nam - Nxb Văn hoá Dân tộc..
- Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia..
- Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.