« Home « Kết quả tìm kiếm

Trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt)


Tóm tắt Xem thử

- TRỢ TỪ NHẤN MẠNH TRONG TIẾNG ANH (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT).
- Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC.
- Hà Nội - 2014.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01.
- Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học xã hội &.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Ý nghĩa của luận văn.
- Bố cục luận văn.
- Cấu trúc thông tin và nhấn mạnh (hay tiêu điểm thông báo.
- Phân biệt cấu trúc cú pháp với cấu trúc thông tin.
- Phân biệt cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc thông tin.
- 1.2.3.Cấu trúc thông tin.
- Nhấn mạnh (hay tiêu điểm thông báo.
- Các phƣơng thức biểu đạt nhấn mạnh.
- Nhấn mạnh bằng trọng âm.
- Nhấn mạnh qua mô hình cú pháp đảo ngữ.
- Nhấn mạnh qua phương tiện từ vựng: sử dụng trợ từ.
- Kết hợp phương thức nhấn mạnh: sử dụng trợ từ trong cấu trúc đảo ngữ.
- CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TRỢ TỪ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.
- Nhận diện và phân loại trợ từ trong tiếng Việt.
- Trợ từ dươ ́ i góc nhìn của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Error!.
- Số lượng trợ từ.
- Nghĩa ngữ dụng của trợ từ tiếng Viê ̣t.
- Ý nghĩa tình thái của trợ từ với mục đích nhấn mạnh, tăng cường.
- Ý nghĩa của trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh qua cấu trúc đảo ngữ.
- CHƢƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA TRỢ TỪ NHẤN MẠNH GẮN VỚI THÀNH TỐ CỦA CÂU TRONG TIẾNG VIỆT LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH.
- Chức năng cơ bản của trợ từ gắn với thành tố câu trong tiếng Viê ̣t Error!.
- Chức năng nhấn mạnh.
- Ý nghĩa của các trợ từ thành tố câu.
- Ý nghĩa nhấn mạnh.
- Phân tích quan hệ tƣơng ứng giữa cấu trúc tiếng Anh và tiếng Việt có sử dụng trợ từ qua các câu dịch tƣơng đƣơng Anh - Việt.
- Việc mở rộng và tăng cường quan hệ Việt Nam với các nước trong cộng đồng quốc tế đã thúc đẩy phong trào người Việt Nam học ngoại ngữ và ngược lại, người nước ngoài học tiếng Việt ngày càng phát triển.
- Việc học tiếng Anh đối với người Việt Nam được mở rộng cho mọi người, mọi ngành nghề..
- Đi đôi với việc học ngoại ngữ nói chung cũng như tiếng Anh nói riêng, việc tìm chọn đến phương pháp dạy nào thích hợp nhất đối với học viên người Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ đặc biệt tiếng Anh, một trong thứ tiếng được coi là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ trên toàn thế giới, là vô cùng quan trọng.
- Lý thuyết về cấu trúc thông tin khơi dậy một vấn đề quan trọng có tính đột phá trong nghiên cứu các hiện tượng giao tiếp ngôn ngữ: đó là người nói muốn lưu ý đến điều gì và người nghe muốn tiếp nhận điều gì.
- Vấn đề về cấu trúc thông tin cũng đã gợi mở cho chúng tôi một đề tài nghiên cứu hấp dẫn, đó là người Anh và người Việt đã sử dụng các cách thức sẵn có như thế nào để truyền đạt thông tin và nhấn mạnh thông tin?.
- Nhấn mạnh có thể chia làm ba loại: nhấn mạnh thông tin, nhấn mạnh tương phản, nhấn mạnh biểu cảm.
- Có nhiều loại phương tiện để nhấn mạnh như hậu đảo, tiền đảo, nhấn mạnh ngữ điệu, nhấn mạnh trợ từ.
- Trong luận văn này, chúng tôi chọn đề tài “Trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt).
- Một mặt xuất phát từ lý thuyết về phân đoạn câu theo trật tự thông tin, dùng tri thức về cấu trúc thông báo của câu để làm cơ sở lý giải cho những phương tiện của trợ từ thể hiện sự nhấn mạnh của câu trong hai ngôn ngữ Anh và Việt.
- Đây vốn là điều mà giáo viên dạy tiếng Anh luôn luôn cảm thấy lúng túng.
- Mặt khác, xuất phát từ thực tế trợ từ trong tiếng Anh là một phạm trù ngữ pháp rất quan trọng.
- trưng loại hình phân tích tính của tiếng Anh và tiếng Việt được thể hiện rất rõ bằng chính sự có mặt của trợ từ và hoạt động tích cực của chúng trong câu.
- Qua những nét tương đồng và khác biệt trong các phương tiện nhấn mạnh trong hai ngôn ngữ này, chúng tôi hy vọng những kết quả và đề xuất của luận văn sẽ có đóng góp hữu ích cho việc dạy và học ngoại ngữ liên quan đến việc sử dụng các phương tiện nhấn mạnh trong tiếng Anh và tiếng Việt..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh và các tương đương của các phương tiện này trong tiếng Việt..
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là xác lập một cơ sở lí thuyết để phân tích và chỉ ra được các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và chức năng của các trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh, so sánh với các tương đương trong tiếng Việt.
- Từ đó, luận văn hướng tới xây dựng những nguyên tắc và chỉ dẫn cho người Việt học tiếng Anh và người dịch thuật hai ngôn ngữ này cần lưu ý có liên quan đến hiện tượng nhấn mạnh bằng trợ từ..
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn mà chúng tôi muốn bàn đến là chỉ giới hạn ở phần nhấn mạnh về mặt thông tin..
- Để tìm ra các phương tiện nhấn mạnh thông qua cách dùng trợ từ trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong ba loại văn bản chính: khoa học, báo chí, và văn học.
- Trong lúc khảo sát các nguồn văn bản khác nhau chúng tôi lấy số liệu thống kê chỉ là tương đối nhưng phản ánh được cốt lõi của vấn đề, đó là những tương đồng và khác biệt trong cách dùng phương tiện nhấn mạnh trong cả tiếng Anh và tiếng Việt.
- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dùng những bản dịch mà chúng tôi có thể tìm thấy được của một số tác phẩm để có thể đưa lại một bức tranh chân xác về trợ từ nhấn mạnh và các tương đương trong tiếng Việt..
- Phƣơng pháp nghiên cứu..
- Phương pháp chủ yếu và bao quát của chúng tôi là phương pháp quy nạp..
- Nghĩa là, chúng tôi đi từ phân tích các trường hợp cụ thể để rút ra những nét cơ bản.
- chung của phạm trù ngữ pháp trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh.
- Và sau cùng chúng tôi cố gắng mô hình hóa chúng.
- Cái riêng ở trong luận văn của chúng tôi là các phát ngôn cụ thể có liên quan đến hiện tượng trợ từ dùng để nhấn mạnh trong tiếng Anh.
- Như trên đã nói, để thể hiện thống nhất nguyên tắc này từ đầu chí cuối, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt.
- Hướng nghiên cứu của chúng tôi nhìn chung thuộc so sánh đối chiếu, nên để tiến hành một cách có hiệu quả, chúng tôi đã kết hợp nhiều thao tác đi từ nhiều phía, chẳng hạn như: thống kê, phân tích ngữ cảnh, mô hình hóa kèm với tóm tắt các đặc điểm của từng đối tượng..
- Nhưng đồng thời luận văn cũng hướng đến việc tìm ra được các mối quan hệ tương ứng trong hai ngôn ngữ trên cơ sở đối chiếu cấu trúc của ngôn ngữ gốc với cấu trúc của các phát ngôn tương ứng Anh – Việt, Việt – Anh.
- Vì thế, chúng tôi sử dụng thuật ngữ so sánh đối chiếu để dễ dàng phân biệt..
- Phương pháp thống kê sẽ cung cấp số liệu, giúp lập các bảng phân bố, cho phép xếp loại một cách tương đối khách quan các hiện tượng, cho phép phát hiện các đặc điểm trong các cấu trúc ngôn ngữ, nói được về mức độ gần gũi tương đối của đối tượng đang khảo sát..
- Chúng tôi cố gắng xác lập một số hình thức biểu đạt các ý nghĩa có thể tương ứng trong cả hai ngôn ngữ, xuất phát từ việc dùng trợ từ nhấn mạnh trong tiếng.
- Anh, so sánh với các tương đương trong tiếng Việt.
- Trong chừng mực cho phép, chúng tôi sẽ cố gắng mô hình hóa các công thức biểu đạt bằng trợ từ, giúp cho người học có thể bảo toàn được nghĩa nhấn mạnh khi muốn chuyển một phát ngôn tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc theo chiều ngược lại, từ tiếng Việt sang tiếng Anh..
- Trên cơ sở so sánh đối chiếu như thế chúng tôi cũng hy vọng chỉ ra và phân tích các lỗi sai của người Việt học tiếng Anh có liên quan đến phương tiện nhấn mạnh về mặt thông tin..
- Luận văn của chúng tôi nhằm khảo sát các phương tiện nhấn mạnh về mặt thông tin trong tiếng Anh và tiếng Việt thông qua trợ từ.
- Qua việc mô tả và phân tích các phương tiện nhấn mạnh trong tiếng Anh và tiếng Việt, những nét tương đồng và khác biệt giữa các phương tiện nhấn mạnh thể hiện qua cách sử dụng trợ từ của hai ngôn ngữ sẽ được chỉ ra.
- Những điểm giống nhau và khác nhau đó cho thấy đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đã ảnh hưởng như thế nào trong việc sử dụng, qua đó làm nổi bật mối quan hệ giữa hình thức với nội dung của các hiện tượng ngôn ngữ.
- Với kết quả đó, luận văn hy vọng sẽ phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh cho người Việt, tránh được những lỗi sai trong việc sử dụng ngôn ngữ và dịch thuật..
- Bố cục luận văn..
- Luận văn sẽ được cấu trúc thành ba chương với nội dung cơ bản như sau:.
- Chương 2: Đặc điểm của trợ từ tiếng Anh và tiếng Việt.
- Chương 3: Chức năng của trợ từ nhấn mạnh gắn với thành tố của câu trong tiếng Việt liên hê ̣ với tiếng Anh.
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp bằng lời quan trọng nhất của loài người.
- Bắt đầu từ ngữ pháp phổ quát của Chomsky, hầu hết các nhà ngôn ngữ học tin rằng tất cả các ngôn ngữ riêng biệt nhất thiết phải có những đặc điểm chung và mỗi ngôn ngữ riêng biệt kết hợp của những đặc điểm phổ quát đó với một số đặc trưng phụ, thường là đặc trưng diễn đạt riêng.
- Cũng như các phạm trù nội dùng khác, nhấn mạnh cũng được biểu thị qua các phương tiện nhấn mạnh đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại phương tiện khác nhau.
- Cụ thể là nhấn mạnh được thể hiện sinh động trong lời nói với các phương tiện từ vựng, phương tiện cú pháp cụ thể, có thể kèm theo các biểu hiện phi lời như cử chỉ điệu bộ hoặc các phương tiện ngôn điệu (điệu tính là sự biến đổi về cao độ, cường độ, vần và nhịp điệu, tốc độ nói trong lời nói).
- Các phương tiện này cùng nằm trong một hệ thống các phương tiện nhấn mạnh mà việc tìm hiểu phương tiện này không thể tách rời khỏi các phương tiện kia, xét về mặt phương pháp luận.
- Tuy nhiên để dễ dàng quan sát các đặc tính của một loại phương tiện cụ thể, chúng tôi nghiên cứu tách rời một loại phương tiện trong tính độc lập tương đối với các loại phương tiện còn lại.
- Nói như vậy, có nghĩa là khi chúng tôi bàn đến phương tiện dùng trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt) lúc cần thiết chúng tôi vẫn cần phải vận dụng, tham chiếu linh hoạt các phương tiện khác để làm sáng tỏ cho vấn đề chúng tôi đang đề cập đến..
- Để giải quyết vấn đề về phương tiện dùng trợ từ nhấn mạnh về mặt thông tin và tiêu điểm thông báo, những lý thuyết về cấu trúc thông tin và tiêu điểm thông báo của một phát ngôn hay một câu cần phải được tìm hiểu như là nền tảng cho toàn bộ luận văn.
- Như vậy, cấu trúc thông tin và tiêu điểm thông báo của một câu hay một phát ngôn được nhấn mạnh ở vị trí nào để chuyển tải được hết ý nghĩa tình thái nhấn mạnh của nó chính là những điều chúng tôi sẽ trình bày trong chương này..
- Hà Nội:.
- Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội..
- Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà nội..
- Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiê ̣n Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Thi ̣ Quỳnh Hoa (2003), So sánh đối chiếu cấu trúc – ngư ̃ nghĩa của hiê ̣n tượng đảo ngữ trong tiếng Anh và tiếng Viê ̣t .
- Hà Nội..
- Đinh Tro ̣ng La ̣c , Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt.
- Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội..
- Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Hoàng Văn Vân (2005), Nghiên cứu dịch thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội..
- Brown G – Yule, G (2001), Phân tích diễn ngôn, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội..
- L., (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà nội..
- (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội...
- (1973), Giáo trình ngôn ngữ đại cương, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.