« Home « Kết quả tìm kiếm

Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi đọc truyện


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc.
- Truyện con hổ có nghĩa là một thí dụ điển hình..
- Ngay sau khi bà trần cứu được hổ cái qua cơn hoạn nạn mà tưởng chừng không thể vượt qua.
- Cảm động trước ơn cứu mạng của bà Trần, Hổ đực quỳ xuống bên cạnh một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc, tặng ngay cho bà Trần giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.
- Hành động trả ơn của hổ đực để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc.
- Hình ảnh hổ đực được khắc họa sinh động, ấn tượng qua thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, nhờ đó chúng ta thấy rằng con hổ đực mang trong mình những hành động, suy nghĩ như một con người.
- hổ đực vui mừng, sung sướng đến tột độ khi được làm cha, lưu luyến cảm động nghẹn ngào khi chia tay ân nhân cứu mạng vợ mình..
- Hổ đực nhận thức được rằng nó sẽ chẳng bao giờ thấy vợ và con trên cõi đời này nữa nếu như không có bà đỡ Trần.
- Nó hiểu rằng hạnh phúc hôm nay với gia đình nó là do bà đỡ Trần đem lại.
- Từ những suy nghĩ mang đậm chất nhân văn, chất Con người như vậy giúp hổ đực hành động thật cao đẹp và cảm động nhường nào - ân nghĩa vẹn tròn.
- Hành động trả ơn được diễn ra tự nhiên như một bản năng, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức.
- Và trong tâm khảm hổ đực ơn cứu mạng này phải ghi lòng tạc dạ và đền đáp ân sinh.
- Khi tiễn bà Trần - vị ân nhân đáng kính ra về, hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, khi bà Trần đã rời xa nó vẫn Gầm lên một tiếng rồi bỏ đi..
- Tiếng gầm của hổ đực phải chăng cảm phục đến nghẹn ngào mà không cất được nên lời? Hay chính là lời chào tiễn biệt vị ân nhân, mà cả đời mang ơn cứu mạng.
- Trong đôi mắt hổ đực hình ảnh bà Trần như một vị tiên, và chính trong đôi mắt ấy hiện lên lòng biết ơn vô hạn với người đã cứu sống vợ con mình.
- Nó hiểu rằng chút bạc ấy không thể so sánh, mua bán ơn cứu mạng.
- Cũng là lối sống có nhân nghĩa nhưng cách báo đáp ân nghĩa của hổ trán trắng lại khác.
- như không có bác tiều.
- Vị ân nhân ấy như một vị thánh xuất hiện trước mặt nó, ân cần, hết lòng giúp nó trước khi nó từ giã cuộc sống.
- Nó cũng san sẻ miếng ngon cho ân nhân của mình.
- Nhưng cảm động hơn khi biết rằng vị ân nhân đã chết, nó đau xót vô chừng bởi nó không thể làm gì giúp bác được.
- Nén chặt đau thương, tình cảm dâng trào, hổ trán trắng đã đến đưa tang bác tiều.
- Và đâu phải chỉ ngày bác mất, mà từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều hổ lại đưa Dê hoặc Lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều..
- Thật cảm động và đáng khâm phục biết bao trước hành động của hổ trán trắng..
- Nhớ ơn cứu mạng, trong tâm khảm hồ trán trắng, hình ảnh vị ân nhân đã cứu sống mình không bao giờ phai nhạt.
- Lúc sống hổ quan tâm, chăm sóc, có miếng ngon đều mang biếu bác tiều, và khi qua đời nó vẫn giữ trong lòng biết ơn như ngày nào, dân gian có câu Sống tết chết giỗ, tỏ lòng biết ơn, ngày giỗ lần nào hổ trán trắng đều có lễ vật cúng, tê ân nhân ân nghĩa ấy được kết tụ trong hai tiếng ngầm của nó.
- một tiếng ngầm Đền ơn khi đem nai đến cho ân nhân khi còn sống, mà một tiếng gầm đau thương khi ân nhân sang thế giới bên kia.
- Đồng thời nó cũng khẳng định với cuộc đời và chính bản thân nó phải ghi lòng tạc dạ với lời hứa, với ân nhân cứu mạng cả khi sống cũng như đã khuất..
- Chúng ta thấy rằng trên thực tế có những con hổ có nghĩa nhưng hẳn không thế cao đẹp như con hổ trong truyện..
- Mục đích của các nhà nho phong kiến dựng lên câu chuyện này nhằm mục đích giáo huấn, răn dạy con người, hay nói theo cách khác là mượn chuyện hổ nói chuyện người.
- Quan niệm nho giáo phong kiến ngày xưa luôn đề cao lối sống nhân nghĩa, vì vậy các tác giả xây dựng hai con hổ trong câu chuyện là tiêu biểu cho suy nghĩ, hành động của người đền ơn đáp nghĩa.
- Nhưng từ xưa đến nay trong tiềm thức nhân dân ta hổ là loài hung tợn nhất vậy sao lại có nghĩa và ân tình đến thế.
- Con hổ đực và hổ trán trắng đã được tác giả thổi vào suy nghĩ và hành động của con người, và nó hành động như con người.
- Loài vật dữ tợn như vậy mà trong lòng ẩn chứa bao tình cảm con người, ân nghĩa vẹn tròn, có tình có nghĩa.
- Vậy con người thì sao.
- Câu chuyện mượn hình ảnh hai con hổ trả ơn đáp nghĩa để răn dạy con người phải sống có nghĩa.
- Bà đỡ Trần và bác tiều phu có sợ hổ ăn thịt không? Họ sợ chứ, nhưng nhờ lòng yêu thương của một con người, tình cảm con người họ vượt qua sợ hãi cứu hai con hổ thoát chết..
- Người làm ơn không so đo tính toán, giúp đỡ kẻ khác gặp hoạn nạn là bổn phận, trách nhiệm, đồng thời kẻ chịu ơn phải khắc cốt ghi xương, ở đây ta nhận thấy điều đáng quý, đáng khâm phục của hình ảnh hai người làm việc nghĩa là bác Tiều và bà Trần là: Họ không hề đòi hỏi gì sau khi cứu hổ mẹ và hổ trán trắng.
- Và cũng rất tự nhiên, hai con hổ trả ơn, đáp nghĩa như một thói quen, bản năng có sẵn..
- Câu chuyện hết sức sâu sắc, nó không chỉ dừng lại ở góc độ một con vật, một giai đoạn lịch sử mà nó mang yếu tố thời đại.
- Bất kì một xã hội nào mà con người sống với nhau nhân nghĩa, yêu thương đều phải ca ngợi, và có như vậy xã hội mới tốt đẹp.
- "sống có ân nghĩa".
- Đặc biệt qua câu chuyện này chúng ta càng hiểu thêm rằng.
- "ân nghĩa".
- là sợi dây nối kết con người gần nhau hơn, giúp họ vượt qua rào cản của tiền bạc, công danh, giúp họ quên đi sự sòng phẳng mua bán bằng tiền.
- Câu chuyện mang tính triết lý sâu sắc, mang một lối sống đáng khâm phục, cảm động xiết bao.
- Đã bao câu chuyện, đã bao lần con người nói đến "có nghĩa"..
- Cái nghĩa chính là cái gốc làm nên giá trị đích thực trong nhân cách sống của con người.
- Câu chuyện khuyên dạy chúng ta hãy sống tốt đẹp hơn, yêu thương nhau hơn.
- Đồng thời câu chuyện đề cao lối sống ân nghĩa vẹn tròn sau trước.
- Các tác giả viết câu chuyện này cũng thầm gửi tới cho chúng ta một thông điệp: Mọi người hãy biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, sống nhân nghĩa với nhau sống đúng với đạo lý làm người để nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
- Câu chuyện có giá trị nhân văn sâu sắc, có giá trị thời đại to lớn..
- chúng ta được thưởng thức một số truyện trung đại cũng khá đặc sắc.
- Tuy vậy, mỗi truyện đều có cốt truyện, có lời kể của tác giả, có nhân vật hành động và nói năng theo những tình huống, chi tiết khá hấp dẫn.
- Truyện Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh trong tập Lan Trì kiến văn lục do Hoàng Hưng dịch là một áng văn xuôi như thế..
- Điều thú vị của truyện này là tác giả không kể chuyện con người mà kể về hai con hổ, hai chúa sơn lâm.
- Nói chính xác, đây là câu chuyện về những con ác thú nhưng không độc ác, trái lại rất hiền lành và mang những đức tính tốt đẹp của con người..
- Vị chúa rừng - ông hổ, ông ba mươi, con cọp này xuất hiện ở đầu truyện khiến người đọc sửng sốt, hãi hùng giống sự hãi hùng của bà đỡ Trần khi bị "hổ lao tới cõng đi.
- hổ nên đã hành động theo kiểu hổ.
- vừa muốn cầu cứu bà đỡ vừa cảm thông thương xót "bà vợ".
- Sau khi bà Trần đã đỡ cho hổ vợ, hổ con ra đời, hổ đực biết "mừng rỡ, đùa giỡn với con".
- Ngòi bút kể chuyện của tác giả khá tinh tế.
- Con ác thú bỗng trở thành một người hiền lành, mang tính cách của con người.
- tặng bà đỡ Trần.
- Khi dẫn bà đỡ - ân nhân của gia đình, vị chúa rừng ấy còn biết "cúi đầu, vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt".
- Nhờ số bạc hổ cho, bà đỡ Trần đã vượt qua được năm đói kém, mất mùa.
- Từ đầu đến cuối truyện, con hổ không nói một câu, một lời nào, là hổ thì sao nói được tiếng người ! Nhưng qua cử chỉ, nét mặt, chúng ta thấy con hổ ấy đã mang nhiều tính cách của người, ứng xử với bà đỡ Trần y như cách con người ứng xử với nhau.
- Là ác thú, vị chúa rừng Đông Triều có trái tim con người, biết thương vợ, biết đền ơn, đáp nghĩa người giúp đỡ mình qua khỏi việc khó khăn..
- Chuyện về con hổ trán trắng ở Lạng Giang.
- Câu chuyện này mở đầu khác hẳn với chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều..
- Bác tiều phu ở Lạng Giang nhìn thấy một con hổ trán trắng đang "cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra".
- Nếu là người nhút nhát, chắc bác tiều phu sẽ bỏ chạy.
- Kết quả là bác tiều phu đã lấy được một chiếc xương bò to ra khỏi họng con hổ, cứu con hổ thoát một tai nạn nguy hiểm.
- Hành động ấy của bác mang tình người đẹp đẽ..
- Đáp lại, con hổ thoát nạn đã đối xử với bác cũng đậm chất.
- Hổ mãi ghi nhớ ơn cứu mạng của bác.
- Nó mang thịt nai tới cửa nhà bác, tặng bác, Khi bác tiều phu qua đời, hổ tới "dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài...".
- Cách cư xử ấy của con hổ đúng là của một người chịu ơn và không bao giờ quên ơn, tìm mọi cách đền ơn, đáp nghĩa với ân nhân.
- Tuy là một ác thú, con hổ trán trắng ở Lạng Giang, mang suy nghĩ và đã hành động như con người, ác thú.
- Thật kì lạ ! Kể chuyện con hổ thứ hai này, tác giả đã xây dựng được những chi tiết nghệ thuật khác với chuyện con hổ thứ nhất.
- Đó là việc hổ vùng vẫy, quằn quại khi hóc xương, việc bác tiều thông minh, nhanh nhẹn cứu hổ, được hổ đền ơn đáp nghĩa ân nhân.
- Còn con hổ trán trắng ở Lạng Giang đền ơn mãi, lúc ân nhân sống và cả lúc ân nhân qua đời.
- Câu chuyện ơn nghĩa thật đa dạng,.
- Tóm lại, Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn truyện loài vật để nói chuyện con người, nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
- Nhà nho Vũ Trinh không trực tiếp viết về chuyện con người trả nghĩa cho nhau mà viết chuyện hổ đáp nghĩa đối với người.
- Trong thực tế, chúng ta vẫn thấy có những con vật rất gắn bó với con người.
- Vì vậy, cụ Phan Bội Châu - một chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX đã sáng tác mấy câu văn độc đáo ca ngợi một con chó có nghĩa.
- Trở lại với truyện Con hổ có nghĩa, chúng ta hiểu rõ sau những lời kể chuyện về hai con hổ, như thì thầm tiếng nói của tác giả : con vật, con ác thú còn có nghĩa như thế, huống nữa là con người.
- Biết bao ý hàm ẩn, bóng bẩy, sâu sắc thấp thoáng sau những từ, ngữ, câu văn của tác phẩm, đánh thức trí tuệ, lay động tâm hồn chúng ta.