« Home « Kết quả tìm kiếm

Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc


Tóm tắt Xem thử

- Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai.
- nghiện bắt buộc.
- Xác định rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng liên quan biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Tìm ra mối liên hệ giữa hai biện pháp này, lý giải được tại sao biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh lại được thay đổi chuyển thành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu về vấn đề thực tiễn áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở chữa bệnh giai đoạn trước kia và việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong giai đoạn hiện nay.
- Từ đó, có những kiến nghị hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc trong thời gian tới..
- Chữa bệnh.
- Xử lý hành chính.
- Cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Pháp luật Việt Nam.
- Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là một trong bốn biện pháp xử lý hành chính khác được quy định tại Pháp lệnh XLVPHC 2002 áp dụng đối với người nghiện ma túy và người bán dâm với mục đích là bắt buộc cai nghiện, chữa bệnh, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của các cơ sở chữa bệnh.
- Biện pháp này có bản chất là hạn chế quyền tự do của công dân, do người đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phương quyết định.
- Thực tiễn áp dụng biện pháp này trong thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung như: quy trình xem xét áp dụng biện pháp này chưa thật sự đảm bảo công khai.
- là những biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân nhưng quá trình xem xét áp dụng lại không có sự tham gia của người bị áp dụng cũng như luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích của họ… Đồng thời, việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với gái mại dâm không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo về quyền con người trong tình hình mới.
- Do đó, nhu cầu của việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với gái mại dâm là không cần thiết nữa..
- quan điểm về tệ nạn xã hội và các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội đã có những thay đổi nhất định.
- yêu cầu thực hiện các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên… quy định về các biện pháp xử lý hành chính nói chung và quy định về biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh nói riêng cần được sửa đổi theo hướng bảo đảm tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ, công bằng..
- Trong đó có vấn đề sửa đổi biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh thành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Sự khác biệt của Luật XLVPHC 2012 so với Pháp lệnh XLVPHC 2002 về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thể hiện ở đối tượng áp dụng biện pháp.
- Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của Đảng về mục tiêu cải cách bộ máy nhà nước nhằm nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung cũng như hiệu quả của hoạt động xử lý vi phạm hành chính nói riêng, trong đó có biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trước đây và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay, thì việc tăng cường nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của biện pháp XLHC đưa vào cơ sở chữa bệnh trước đây và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay là hết sức cần thiết..
- Xuất phát từ những phân tích nêu trên, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Pháp luật Việt Nam về các biện pháp XLHC khác nói chung và biện pháp XLHC đưa vào CSCB trước đây nói riêng, khi nghiên cứu cần đặt nó trong tổng thể các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Các công trình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính nói chung.
- Tác giả Vũ Thư với luận án phó tiến sĩ luật học về “Chế tài hành chính – Lí luận và thực tiễn”, bảo vệ thành công tại Viện Nhà nước và pháp luật, 1996;.
- Tác giả Nguyễn Trọng Bình với luận văn thạc sĩ luật học về “Hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính”, bảo vệ thành công tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002;.
- Các công trình nghiên cứu trên đây, đã đưa ra một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của việc xử phạt vi phạm hành chính đồng thời cũng đã đề cập đến một số khía cạnh của các biện pháp XLHC khác như: đưa vào CSCB.
- đưa vào trường giáo dưỡng.
- biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn….
- Các công trình nghiên cứu về các biện pháp XLHC khác.
- Trực tiếp đề cập nội dung về các biện pháp XLHC khác có thể kể đến một số bài viết, chuyên đề và công trình nghiên cứu của một số tác giả như:.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp “Các biện pháp XLHC khác và việc bảo đảm quyền con người” do Thạc sĩ Đặng Thanh Sơn làm chủ nhiệm đề tài cũng nhóm nghiên cứu.
- Đây là công trình có tính quy mô và khá chi tiết về các biện pháp XLHC khác..
- Tác giả Hoàng Thị Kim Quế với bài viết “Về các biện pháp XLHC khác: Thực tiễn và giải pháp” đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Tác giả Trần Thanh Hương với bài viết “Quyền công dân, quyền con người và chỗ đứng của các biện pháp XLHC khác trong pháp luật về vi phạm hành chính” đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật..
- Các công trình nghiên cứu về biện pháp XLHC đưa vào CSCB.
- Hiện nay, việc nghiên cứu về biện pháp XLHC đưa vào CSCB cũng đã được một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên, các công trình đã công bố mới chỉ dừng lại ở mức độ các bài viết nghiên cứu đăng trên một số tạp chí chuyên ngành luật học, có thể kể đến một số công trình như:.
- Tác giả Đào Thị Thu An với bài viết “Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính” đăng trong Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20/2011;.
- Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây đã phần nào giải quyết được một số khía cạnh của vấn đề lý luận và và thực tiễn về biện pháp đưa vào CSCB trước kia cũng như biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong giai đoạn hiện nay.
- Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một công trình nào được công bố ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học có liên quan đến vấn đề này, cũng như chưa có một công trình nào giải quyết được một cách triệt để và tổng thể các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của biện pháp XLHC đưa vào CSCB..
- Công trình tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về biện pháp đưa vào CSCB trước kia và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay.
- Luận văn cũng tập trung lý giải những nguyên nhân, những cơ sở lý luận cho việc chuyển đổi biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh thành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Luận văn cũng phân tích thực trạng của việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh cho đến trước giai đoạn Luật XLVPHC năm 2012 có hiệu lực và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong giai đoạn hiện nay.
- Mục đích của việc này là nhằm luận giải những thay đổi của các biện pháp này từ vấn đề thực trạng tổ chức và thực hiện..
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp XLHC đưa vào CSCB nhằm xây dựng khái niệm mang tính khoa học về biện pháp này, tìm ra các đặc trưng riêng và vai trò của biện pháp này trong việc đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm hành chính góp phần bảo vệ trật tự xã hội và đảm bảo an ninh đất nước;.
- Xác định những yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng và áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo đảm quyền tự do, quyền con người, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức thực hiện qua việc phân tích các số liệu thống kê về thực tiễn áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB trong những năm vừa qua;.
- Lý giải những nguyên nhân, sự cần thiết của việc chuyển biện pháp đưa vào CSCB thành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;.
- Trình bày những vấn đề pháp lý hiện nay về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc về thực trạng pháp luật và tổ chức thực hiện..
- Đề xuất những kiến nghị, những giải pháp xác đáng, khoa học có tính khả thi cho việc hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật về các biện pháp XLHC khác nói chung cũng như biện pháp XLHC đưa vào CSCB và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nói riêng..
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Các biện pháp XLHC khác bao gồm: Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- đưa vào cơ sở giáo dục.
- đưa vào CSCB.
- Trong phạm vi luận văn của mình, học viên tập trung phân tích và đi sâu vào nghiên cứu biện pháp XLHC đưa vào CSCB được quy định tại Pháp lệnh XLVPHC 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008.
- Đồng thời luận văn cũng tập trung nghiên cứu về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật XLVPHC 2012.
- Để tìm ra mối liên hệ giữa hai biện pháp này, lý giải được tại sao biện pháp đưa vào CSCB lại được thay đổi chuyển thành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Đồng thời luận văn nghiên cứu về vấn đề thực tiễn áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB trong giai đoạn từ từ năm và việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong giai đoạn hiện nay..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1.
- Cơ sở lý luận.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy rõ sự hình thành, phát triển của pháp luật về biện pháp XLHC đưa vào CSCB..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết thực tiễn cũng được sử dụng có hiệu quả để từ những số liệu, tình hình thực tế cụ thể thống kê được có thể phân tích, tổng kết thấy được bức tranh toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB, đó là cơ sở chính xác nhất cho việc đề xuất các giải pháp hợp lý và khả thi..
- Luận văn là công trình nghiên cứu trực tiếp và tương đối toàn diện về biện pháp XLHC đưa vào CSCB và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong hệ thống pháp luật Việt Nam..
- pháp XLHC đưa vào CSCB và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong Luật XLVPHC, đồng thời cũng đưa ra được những yêu cầu cụ thể trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan biện pháp này, đảm bảo việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn đạt kết quả cao..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh..
- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh..
- Chương 3: Việc chuyển đổi từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh sang biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc..
- Đào Thị Thu An (2011), “Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (20)..
- Bộ Tư pháp (2002), Báo cáo Nghiên cứu quy định chi tiết và hoàn thiện quy trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính – Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2009), Các biện pháp XLHC khác và việc bảo đảm quyền con người, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2010), Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội..
- Chính phủ (1996), Nghị định số 20/CP ngày Ban hành quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1995, Hà Nội..
- Chính phủ (2003), Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, Hà Nội..
- Chính phủ (2003), Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Hà Nội..
- Chính phủ (2003), Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, Hà Nội..
- Chính phủ (2003), Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Hà Nội..
- Chính phủ (2004), Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người nghiện ma túy, người bán dâm là người chưa thành niên, người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh, Hà Nội..
- Chính phủ (2011), Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Hà Nội..
- Chính phủ (2010), Báo cáo đánh giá về các biện pháp xử lý hành chính khác và kiến nghị hoàn thiện trong luật xử lý vi phạm hành chính, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc, Dự án 00058492 UNDP, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung (2011), “Về pháp luật xử lý hành chính của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (20)..
- Bùi Thị Đào (2006), Xây dựng Bộ luật xử lý vi phạm hành chính – những vấn đề cần quan tâm, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Khoa hành chính nhà nước – Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;.
- Trần Thị Hiền (2010), “Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác cần gia tăng tính minh bạch”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (11)..
- Trần Thanh Hương (2005), “Quyền công dân, quyền con người và chỗ đứng của các biện pháp XLHC khác của pháp luật xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (11)..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Hoàng Thị Kim Quế (2008), “Về các biện pháp xử lý hành chính khác: Thực tiễn và giải.
- Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội..
- Lê Ngọc Thạch (2006), “Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành chính khác theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (1)..
- Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Uỷ ban Thường vụ quốc hội (1995), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội..
- Uỷ ban Thường vụ quốc hội (2002), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội..
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội..
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội..
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2014), Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, Hà Nội.