« Home « Kết quả tìm kiếm

Tự do hoá thương mại nông sản trong khuôn khổ WTO và tác động đối với các nước đang phát triển


Tóm tắt Xem thử

- Tự do hoá thương mại nông sản trong khuôn khổ WTO và tác động đối với các nước đang phát triển Trần Đức Bắc.
- Tính cấp thiết của đề tài:.
- Nông nghiệp nói chung, nông sản nói riêng là một lĩnh vực quan trọng đối với tất cả các quốc gia, cho dù tỷ trọng của lĩnh vực này trong GDP tỷ lệ nghịch đối với sự phát triển.
- Dù là nƣớc phát triển hay nƣớc đang phát triển, các quốc gia đều cần phải có và phải đƣợc thoã mãn nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm.
- Một khi vấn đề lƣơng thực, thực phẩm không đƣợc bảo đảm thì sự ổn định của một quốc gia nói chung, phát triển bền vững nói riêng là khó có thể đảm bảo nếu không nói là không đạt đƣợc..
- Đối với các nƣớc đang phát triển nói riêng, vấn đề nông nghiệp và nông sản còn quan trọng hơn bởi vì đây là lĩnh vực mang lại cho họ nhiều lợi ích.
- Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển có tỷ trọng nông sản cao..
- Trong đó, đối với một số không ít các nƣớc đang phát triển, xuất khẩu nông sản thô vẫn còn lớn.
- Thứ hai, nông nghiệp là lĩnh vực giải quyết nhiều việc làm nhất cho các nƣớc đang phát triển.
- Trong điều kiện tự nhiên nhất, nông nghiệp vốn dĩ là cái nôi cho sự tồn tại và phát triển của loài ngƣời.
- Thứ ba, là lý do hệ quả từ lý do thứ nhất, xuất khẩu nông phẩm đƣợc coi là nguồn thu ngoại tệ có tiềm năng thực tế nhất của các nƣớc đang phát triển.
- Một sự suy giảm trong kim ngạch xuất khẩu nông phẩm đều có thể dẫn đến khả năng xấu đi của cán cân vãng lai của các nƣớc đang phát triển.
- Thứ tư, sự tăng trƣởng của lĩnh vực nông nghiệp đƣợc coi là chìa khoá cho sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế ở các nƣớc.
- vực nông nghiệp đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Bên cạnh đó, sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn tạo nên sự gia tăng cầu về hàng hoá công nghiệp, cả tƣ liệu tiêu dùng lẫn tƣ liệu sản xuất..
- Trong khuôn khổ các vòng đàm phán thƣơng mại đa phƣơng nhằm tạo dựng một hệ thống thƣơng mại toàn cầu, vấn đề nông nghiệp chỉ mới đƣợc đƣa vào các vòng đàm phán kể từ vòng Urugoay .
- Trƣớc đó, vấn đề nông nghiệp chƣa đƣợc đƣa vào các vòng đám phán đa phƣơng, nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức độ chi tiết nhỏ của một số mặt hàng cụ thể.
- Cho đến trƣớc vòng Urugoay, chỉ có vấn đề thịt bò và sản phẩm từ sữa đạt đƣợc việc ký Hiệp định (vòng Tokyo .
- Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP hàng năm vẫn còn cao.
- Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang là kế sinh nhai của hơn năm mƣơi phần trăm dân số Việt Nam.
- Sự chuyển biến về tự do hoá thƣơng mại nông sản sau các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO hiện nay chắc chắn sẽ có những tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam nói chung cũng nhƣ đến đời sống của ngƣời làm nông nghiệp..
- Với những lý do trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài "Tự do hoá thương mại nông sản trong khuôn khổ WTO và tác động đối với các nước đang phát triển".
- với hy vọng góp phần dự báo tác động đối với nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển của các Hiệp định trong khuôn khổ WTO..
- Tình hình nghiên cứu:.
- Cho đến nay, vấn đề nông nghiệp và tự do hoá thƣơng mại nông sản trong khuôn khổ Tổ chức Thƣơng mại Thế giới - WTO vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ..
- Số lƣợng các công trình, báo cáo chuyên đề hay các bài nghiên cứu về lĩnh vực này.
- Là một nƣớc đang phát triển, hiện đang thực hiện các vòng đàm phán để gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, tại Việt Nam việc nghiên cứu vấn đề này vẫn còn mới.
- Số lƣợng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này cũng chƣa nhiều..
- Trong điều kiện đó, các công trình nghiên cứu về tự do hoá thƣơng mại nông sản trong khuôn khổ WTO và tác động đối với các nƣớc đang phát triển hầu nhƣ chƣa giành đƣợc sự quan tâm thích đáng.
- Một số tác phẩm, công trình nghiên cứu gần đây nhất cũng chỉ mới đề cập đến vấn đề này ở những khía cạnh khác.
- Tác giả Nghiêm Thị Hồng Nhung trong luận văn thạc sỹ của mình chỉ mới nghiên cứu vấn đề nông nghiệp trong WTO ở góc độ chính sách nông nghiệp của Việt Nam.
- Các báo cáo chuyên đề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thƣơng Mại cũng chỉ đề cập đến vấn đề nông nghiệp và thƣơng mại nông sản ở khía cạnh tác động đến Việt Nam và lộ trình tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế của lĩnh vực kinh tế này.
- Trong lúc đó, các chuyên khảo, bài viết của các tác giả Dominique Bureau, Jean Christophe Bureau lại đề cập đến khía cạnh chính sách nông nghiệp của các nƣớc phát triển nói chung và các nƣớc EU nói riêng.
- Hai tác giả Merlinda D.
- Nash lại nghiên cứu về nông nghiệp dƣới góc độ hệ thống thƣơng mại thế giới nói chung.
- Bên cạnh đó, một số lƣợng không nhỏ các chuyên đề của các tác giả phƣơng Tây viết về vấn đề tự do hoá nông sản cũng nhƣ những tác động đối với các nƣớc đang phát triển.
- Tuy nhiên, các công trình đó cũng chỉ là quan điểm của các tác giả phƣơng Tây.
- Cách nhìn nhận sự tác động đó của họ bắt nguồn từ cách tiếp cận, từ một khía cạnh, thế giới quan khác..
- Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu tác động của Hiệp định Nông nghiệp và tự do hoá thƣơng mại nông sản trong khuôn khổ WTO đối với các nƣớc đang phát triển..
- Mục đích nghiên cứu:.
- Với lý do đã nói ở trên, mục đích của ngƣời viết khi lựa chọn đề tài này là nhằm đánh giá tác động của tiến trình tự do hoá thƣơng mại nông sản đối với các nƣớc đang phát triển.
- Trên cơ sở đó, đƣa ra các kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam trong bối cảnh chung của WTO..
- Đối tượng nghiên cứu:.
- Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là các vòng đàm phán về tự do hoá thƣơng mại nông sản trong khuôn khổ của GATT trƣớc đây và WTO hiện nay, cũng nhƣ Hiệp định Nông nghiệp của WTO..
- Do đặc thù riêng của lĩnh vực nông nghiệp, phạm vi nghiên cứu của đề tài này bắt đầu từ 1995 - thời điểm ra đời của WTO - cho đến nay..
- Phương pháp nghiên cứu:.
- Đề tài đƣợc thực hiện bằng một sự kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu.
- Với đề tài nghiên cứu này, ngƣời viết mong muốn đề tài này có đƣợc những đóng góp sau:.
- Một là, đánh giá đƣợc tác động của quá trình tự do hoá thị trƣờng nông sản thế giới đến các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam..
- Hai là, có căn cứ để đƣa ra một số kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam..
- Với lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài này có bố cục gồm 3 chƣơng và một phần kiến nghị đối với Việt Nam.
- Trong đó: Chƣơng 1 đƣợc xây dựng nhằm trả lời các câu hỏi "Tại sao cần tự do hoá thị trƣờng nông sản thế giới? Tự do hoá thƣơng mại nông sản mang lại lợi ích gì cho các nƣớc đang phát triển? Quan điểm của các bên liên quan về tự do hóa nông sản nhƣ thế nào?"..
- Chƣơng 2 nhằm mục đích trả lời câu hỏi "Để tiến tới thực hiện tự do hoá thị trƣờng nông sản cần tiến hành các nội dung đàm phán nào? Đến nay các đàm phán đó đã đạt đƣợc những kết quả gì?".
- Tự do hoá thƣơng mại nông sản tác động nhƣ thế nào đến các nƣớc đang phát triển?".
- Ngoài ra, tác giả cũng mạnh dạn đƣa ra một số các kiến nghị về giải pháp dành cho Việt Nam..
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN.
- MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN VỀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN TRONG KHUÔN KHỔ WTO.
- TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN ĐẾN CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
- Với sự lựa chọn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nhƣ trên, đề tài này không tránh khỏi một số khó khăn làm hạn chế đến kết quả nghiên cứu và tham vọng của ngƣời viết.
- Đó là, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu trải rộng trên phạm vi toàn cầu, những khó khăn về nguồn số liệu (các số liệu có nhiều nguồn gốc, chủ yếu là từ số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế nhƣ WB, WTO, FAO.
- do có nhiều nguồn tra cứu nên dẫn tới việc tính nhất quán của các tài liệu không cao.
- Bên cạnh đó, các tài liệu cũng đƣợc truy cập với một số lƣợng đáng kể từ các trang web (nên không có bản cứng) cũng có thể là một trở ngại..
- 1 Cơ sở lý thuyết của vấn đề tự do hoá thương mại.
- Trong mục này, tác giả lý giải sự cần thiết phải tiến hành tự do hoá thƣơng mại.
- Một số lý luận của A.Smith, D.Ricardo hay lý thuyết về tính hiệu quả của lợi thế kinh tế nhờ quy mô đƣợc tác giả viện dẫn dể giải thích tại sao cần tiến hành tự do hoá thƣơng mại nông sản.
- Bên cạnh đó, quá trình phát triển của nền thƣơng mại thế giới đã cho thấy rằng, sản phẩm nông nghiệp đang bị chèn ép với mức độ nặng nề hơn rất nhiều so với các sản phẩm phi nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm công nghiệp.
- Mặt khác, sự phát triển của thƣơng mại thế giới chỉ ra rằng, càng ngày các loại rào cản thƣơng mại đƣợc dựng lên càng nhiều với mức độ ngày càng chặt chẽ và tinh vi..
- 1.2 Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và tự do hoá thương mại:.
- Trong mục này, tác giả giới thiệu về quá tình hình thành và phát triển của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO).
- Sự ra đời này chấm dứt một thời kỳ tạm thời kéo dài nửa thế kỷ của GATT, đồng thời nó cũng thiết lập một cơ chế có tính ràng buộc chặt chẽ hơn đối với các thành viên tham gia.
- Là một tổ chức có tính toàn cầu, WTO bao gồm một hệ thống các văn bản có tính pháp lý chặt chẽ đối với tất cả các thành viên.
- Hệ thống các văn bản của WTO quy định các nguyên tắc về thƣơng mại cũng nhƣ các vấn đề có liên quan đến thƣơng mại..
- Bên cạnh đó, tác giải cũng giới thiệu các nguyên tắc cơ bản về tự do thƣơng mại của WTO..
- 1.3 Những lợi ích và trở ngại đồi với tự do hoá thương mại nông sản.
- Sau những lý giải ở phần trên, tác giả đƣa ra các chứng cứ về lợi ích của tự do hoá thƣơng mại nông sản.
- Các con số đƣợc đƣa ra trên cơ sở các ƣớc đoán từ các chi phí cần thiết để thực hiện việc duy trì các rào cản thƣơng mại đối với các sản phẩm nông nghiệp.