« Home « Kết quả tìm kiếm

TỪ LỄ HỘI LONG TONG (TAM NGUYỆT TAM) CỦA DÂN TỘC CHOANG BÀN VỀ TẾT MÙNG 3 THÁNG 3 Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Dân tộc Choang 1 có truyền thống lâu đời, được cho là có quan hệ nguồn gốc với tộc người Âu Việt và một bộ phận người Lạc Việt trong lịch sử Bách Việt thời kỳ tr.
- Qua mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử, tổ tiên người Choang đã để lại cho hậu thế kho tàng văn hoá dân gian truyền thống hết sức phong phú.
- Mặc dù quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá giữa người Choang và các dân tộc lân cận, đặc biệt là với dân tộc Hán, diễn ra mạnh mẽ, song tố chất văn hoá bản địa vẫn là cốt lõi của các sinh hoạt văn hoá dân gian.
- Lễ hội ca hát 3 tháng 3 âm lịch 2 (Tam nguyệt tam) là một trường hợp điển hình..
- Người Choang gọi lễ hội này là long tong (隴洞, âm Hán /lúng tung.
- được cho là cùng gốc với lễ hội lồng tồng ở các dân tộc Tày, Nùng vùng Việt Bắc, Việt Nam.
- Lễ hội long tong 3 tháng 3 của dân tộc Choang có nguồn gốc từ rất lâu đời, mang bản chất phi Hán.
- Theo ghi nhận của sách sử, từ trước khi Tần Thuỷ Hoàng bình định đất Lĩnh Nam thì tổ tiên người Choang đã có lễ hội này rồi.
- Hiện có bốn thuyết về nguồn gốc ra đời của lễ hội long tong..
- Thứ nhất, lễ hội ca hát 3 tháng 3 ra đời từ việc hát tụng thần linh.
- Như ở các dân tộc khác, tổ tiên người Choang giải thích những gì mình chưa nhận biết được bằng cách cho là có thần linh chi phối.
- Thuyết thứ hai cho rằng lễ hội này bắt nguồn từ lao động.
- Thuyết thứ ba cho rằng lễ hội này bắt nguồn từ nhu cầu chọn bạn trăm năm.
- Có thể vì địa bàn cư trú rộng, đường đi cách trở đã khiến tổ tiên người Choang giao ước với nhau chọn ngày 3 tháng 3 để nam nữ thanh niên tụ họp giao lưu.
- Lâu dần, nội dung lễ hội này mở rộng thêm, nam phụ lão ấu đều có thể tham gia, từ đó lễ hội trở thành một sinh hoạt cộng đồng.
- Trong lễ hội ngày nay vẫn còn lưu lại dấu vết của nghi thức chọn bạn trăm năm như hát đối đáp chọn bạn, ném tú cầu kén rể....
- Thuyết thứ tư khẳng định rằng đây là dịp kỷ niệm tổ tiên và các thần tiên trong tín ngưỡng bản địa… Có người cho rằng lễ hội ca hát này nhằm tưởng nhớ đến người nữ anh hùng Lưu Tam Tỷ (劉三姐) 4 , cũng có người cho là tưởng nhớ đôi tình nhân người Choang bị các thế lực phong kiến và gia đình bức hại 5 , lại có người cho là dịp tạ ơn tổ tiên đã khai sinh ra dân tộc mình.
- Hôm ấy là ngày 3 tháng 3.
- Miêu tả quang cảnh ngày hội 3 tháng 3 của dân tộc Choang, nhà thơ Vi Phong Hoa (韋豐華) trong bài Liêu Giang Trúc Chi Từ (廖江竹枝詞) viết 6.
- Thánh thót âm vang mùa lễ hội.
- Về hình thức, lễ hội ca hát 3 tháng 3 của dân tộc Choang có thể phân thành hai loại.
- Trong các buổi lễ hội thế này, nam nữ song phương ca hát đối đáp, không phải để phân thắng bại mà để giao lưu tình cảm, để ca ngợi tổ tiên, tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa, tình cảm cộng đồng.
- Một số gia đình lựa chọn dịp lễ hội 3 tháng 3 này để dựng vợ gả chồng cho con cái, làm cho lễ hội ca hát càng thêm rộn ràng, càng nhiều màu sắc.
- Các bài hát phổ biến trong lễ hội ca hát người Choang là các bài bốn câu, mỗi câu có năm chữ được gieo vần chặt chẽ.
- Lễ hội ca hát 3 tháng 3 còn được điểm tô bằng các sinh hoạt cộng đồng khác như ném cầu chọn tình nhân, bắn pháo hoa, ném còn, thi kéo co, bắn nỏ v.v… Một số nơi còn kết hợp múa rồng, múa sư tử, múa hái trà, diễn kịch.
- Về mặt ý nghĩa, lễ hội 3 tháng 3 là dịp quan trọng để các thế hệ người Choang truyền bá kinh nghiệm sống của mình đến thế hệ sau, qua đó truyền thụ ý thức giáo dục truyền thống - một kênh giáo dục quan trọng khi bản thân dân tộc Choang chưa có văn tự thống nhất (trước đây).
- Lễ hội thể hiện giá trị gắn kết cộng đồng, giúp gìn giữ tinh thần cộng đồng thông qua sinh hoạt tập thể.
- Ngoài dân tộc Choang, một số dân tộc Nam Trung Hoa khác cũng râm ran mở hội 3 tháng 3.
- Dân tộc Đồng gọi ngày này là “Tết pháo hoa” (花炮節).
- Dân tộc Dao thì.
- Dân tộc Lê thì gọi là “phù niệm phù”.
- Theo dân gian dân tộc Lê, lễ hội này xuất phát từ truyền thuyết.
- Các dân tộc Thuỷ, Miêu, Cách Lao, Mao Nam v.v… cũng ăn Tết 3 tháng 3 này..
- Người Hán thì gọi ngày Tết 3 tháng 3 là Thượng Tỵ tiết (上巳節 tỵ = chi thứ sáu trong thập nhị địa chi), bắt đầu trở thành lễ hội tắm gội rũ bỏ bệnh tật, tà ác từ thời Hán (có ghi trong Hậu Hán Thư, thiên Lễ Nghi Chí Thượng).
- Tại Việt Nam, người Việt và một số dân tộc vùng Việt Bắc có phong tục Tết mùng 3 tháng 3, tên gọi phổ biến là Tết Hàn thực.
- Ông chết ngày 5 tháng 3.
- Một số địa phương như Bắc Kạn coi ngày 3 tháng 3 là lễ tết quan trọng thứ hai trong năm, sau Tết Xuân [http://www.baobackan.org.vn]..
- Các dân tộc vùng Đông Bắc Á khác hầu như không có hoạt động văn hoá nào mang tính truyền thống nông nghiệp vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.
- Người Nhật tổ chức Lễ hội Hina Matsuri (Lễ hội búp bê) dành cho các bé gái [http://en.wikipedia.org/wiki/Hinamatsuri].
- Người Hàn Quốc không có khái niệm gì về ngày 3 tháng 3..
- Lễ hội 3 tháng 3 của dân tộc Choang cũng như ở các dân tộc phương Nam khác tự thân là một lễ hội nông nghiệp phương nam.
- Xét về mặt không gian và chủ thể, lễ hội này chỉ phổ biến trong văn hoá các dân tộc vùng Nam Trung Hoa và Đông Nam Á lục địa.
- Các dân tộc phương Nam mở hội 3 tháng 3 không hề có chi tiết nào đến câu chuyện Giới Tử Thôi và tục ăn đồ lạnh phương Bắc.
- Mặt khác, người nông dân phương Bắc coi trọng ngày 2 tháng 2 hơn ngày 3 tháng 3..
- Điều này có thể thấy, lễ hội mùng 3 tháng 3 chỉ xuất hiện và tồn tại phổ biến ở khu vực văn hoá Nam Dương Tử kéo dài xuống Đông Nam Á - chiếc nôi của văn minh nông nghiệp cổ đại.
- Xét về mặt thời gian, lễ hội 3 tháng 3 trùng vào thời điểm đẹp nhất của mùa xuân, khí trời ấp áp, trong sáng (gần tiết Thanh minh.
- thanh minh = trong sáng), lòng người phấn chấn…, tất cả là điều kiện cần và đủ cho lễ hội ca hát mùng 3 tháng 3.
- ngày nghỉ toàn quốc, trong đó hoàn toàn không có ngày 3 tháng 3.
- Điều này cũng cho thấy người Trung Hoa vốn rất coi trọng Tết Thanh minh, còn ngày 3 tháng 3, theo tôi, vốn xuất phát từ phương Nam, được người phương Bắc tiếp nhận, và về sau “bản địa hoá” bằng cách gắn với tích Giới Tử Thôi chết cháy.
- Ngược lại, đối với các dân tộc phương Nam, ngày Tết Thanh minh rơi vào trước hay sau 3 tháng 3 đều không quan trọng, các phong tục cổ vẫn cứ diễn ra đúng vào ngày trọng đại 3 tháng 3..
- Với người phương Bắc, họ vừa tham gia các ngày Tết gắn với số dương này nhưng vẫn coi trọng các ngày tháng gắn với số chẵn, ví dụ ngày Long đầu tiết (2 - 2) kể trên.
- Trần Ngọc Thêm, văn hoá Trung Hoa tổng hợp nhiều nguồn văn hoá, trong đó có hai nguồn văn hoá quan trọng là Trung Nguyên (phương Bắc), Bách Việt - Miêu Man (phương Nam) nên việc người phương Bắc vừa coi trọng các ngày lễ tết trùng ngày tháng gắn với số lẻ vừa ưu tiên các ngày tháng gắn với số chẵn là điều dễ hiểu.
- Chính ngày 3 tháng 3 trong truyền thống phương Bắc cũng chỉ xuất hiện từ thời Hán (ghi trong Hậu Hán Thư, thiên Lễ Nghi Chí (tập thượng) [http://bk.baidu.com/view/26887.htm], khi mà Trung Hoa đã chinh phục xong vùng đất Nam Dương Tử..
- Thứ ba, lễ hội 3 tháng 3 của dân tộc Choang và các dân tộc phương Nam khác thể hiện giá trị liên kết cộng đồng - một tố chất quan trọng của văn hoá nông nghiệp.
- Tham gia lễ hội 3 tháng 3, mọi người không chỉ tăng cường quan hệ cộng đồng mà còn có thể thông qua lễ hội để giao lưu, trao đổi các kinh nghiệm sống quý báu của cộng đồng..
- Có lẽ, du thẩm cũng là một hoạt động rất đặc biệt của cư dân Bách Việt cổ trong mùa lễ hội 3 tháng 3..
- Thứ tư, lễ hội văn hoá 3 tháng 3 của dân tộc Choang còn được gắn với câu chuyện ca tiên Lưu Tam Tỷ - một hình mẫu tiêu biểu của phụ nữ phương Nam..
- Trong bối cảnh khu vực văn hoá Đông Nam Á cổ vốn có truyền thống sùng bái nữ thần (mẫu Liễu Hạnh ở Việt Nam.
- hiện tượng người dân Choang gắn ý nghĩa lễ hội ca hát 3 tháng 3 với việc kỷ niệm người phụ nữ này thể hiện đậm nét chất phương Nam.
- Trở lại với trường hợp văn hoá Việt Nam, các lý giải nguồn gốc Tết Hàn thực có từ Trung Hoa, gắn với tích Giới Tử Thôi theo tôi là không thuyết phục.
- Xét về không gian và chủ thể, tổ tiên người Việt - chủ thể văn hoá Việt Nam - chủ yếu là cư dân Lạc Việt cổ, hơn ai hết, là các cư dân nông nghiệp ruộng nước thuần tuý..
- Tổ tiên người Việt Nam có quan hệ văn hoá, lịch sử, nguồn cội hết sức gần gũi với các dân tộc Choang, Thuỷ, Mao Nam, Bố Y, Lê.
- Sống trong một môi trường văn hoá Bách Việt vùng Lĩnh Nam đầy âm vang tiếng hát ngày hội 3 tháng 3 như vậy, cư dân Lạc Việt không thể không có phong tục này.
- Có thể trong tiến trình giao lưu văn hoá (cả tự nguyện lẫn cưỡng bức) với phương Bắc trong suốt một ngàn năm đằng đẵng, tên gọi và ý nghĩa đích thực của lễ hội có lẽ đã mai một, thay vào đó là một ý nghĩa mới du nhập từ phương Bắc - Tết Hàn thực và câu chuyện Giới Tử Thôi chết cháy, mặc dù đã có hiện tượng bản địa hoá: ăn bánh trôi - bánh chay mà không cần biết Giới Tử Thôi là ai [vi.wikipedia.org;.
- www.dulichvietnam.com.vn.
- www.vnn.vn].
- Phải chăng đó chính là dấu vết còn lại của phong tục Tết 3 tháng 3 đã từng tồn tại trước đó? So với các dân tộc Choang, Đồng, Thuỷ… vốn dĩ sống ở những vùng núi cao ít chịu ảnh hưởng của sức mạnh văn hoá phương Bắc, việc lễ Tết truyền thống 3 tháng 3 thuần phương Nam ở Việt Nam bị thay thế bằng Tết Hàn thực là hoàn toàn có cơ sở, vì ngay cả Tết Năm mới truyền thống vốn tổ chức vào tháng Tý cũng bị thay đổi thành tháng Dần như ngày nay.
- Nếu cho rằng Tết Hàn thực hoàn toàn là phong tục phương Bắc (như Phan Kế Bính) thì người Việt Nam hẳn không phải chỉ “tiếp thu” những phong tục lễ tết gắn với số lẻ mà còn có cả các lễ tết gắn với số chẵn, như Long đầu tiết vào ngày 2 tháng 2 chẳng hạn..
- Có thể thấy các chi tiết nô nức yến anh, chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân hoàn toàn tương tự như những ghi nhận của nhà thơ người Choang Phong Hoa nói trên (…Thánh thót âm vang mùa lễ hội.
- Trong văn hoá dân gian người Việt hiện nay, có thể tìm thấy một số dấu vết văn hoá dân gian gắn với phong tục Tết 3 tháng 3 âm lịch.
- Hội Phủ Giày (Vụ Bản, Nam Định) tổ chức Lễ hội Thánh mẫu Liễu Hạnh từ mùng 1 tháng 3 đến mùng 10 tháng 3, song chính hội rơi vào ngày 3 tháng 3 [http://www.vinatour.com.vn].
- Trong số các lễ hội truyền thống, ngoài Tết Năm mới và Tết 3 tháng 3 ra, dân gian Việt Nam còn coi trọng hai ngày Tết nữa là Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5) và Tết Ngâu (mùng 7 tháng 7).
- Riêng ngày 9 tháng 9 (Tết Trùng cửu) hầu như không để lại ấn tượng gì trong văn hoá truyền thống.
- Xét riêng ngày Tết Đoan ngọ, nếu như ở Trung Hoa người ta tưởng nhớ đến Khuất Nguyên thì ở Việt Nam, ngày Tết này gắn với ý nghĩa văn hoá bản địa: Tết giết sâu bọ (bảo vệ cơ thể, mùa màng).
- Trong ngày ấy, người Việt Nam tổ chức làm bánh trôi nước, ăn cơm rượu, ăn chuối chát, đi hái thuốc, đua thuyền hay đi tắm sông với nhiều ý nghĩa khác nhau, song tất cả đều gắn với gốc văn hoá phương Nam.
- Chúng ta có thể mường tượng ra rằng tổ tiên Lạc Việt vốn đã từng có một ngày hội cộng đồng như thế, và có lẽ trong ngày hội ấy, tổ tiên chúng ta cũng đã từng tham gia nấu nướng, làm bánh trôi, bánh chay cúng gia tiên (như vẫn còn giữ đến ngày nay), tham gia sinh hoạt ca hát (cũng có thể làn dân ca quan họ vùng Bắc Ninh ngày nay có quan hệ chặt chẽ với tục ngày 3 tháng 3 này), đi thăm viếng lẫn nhau để tăng cường hoặc củng cố quan hệ cộng đồng (“du thẩm” theo cách gọi phương Bắc) hay tiến hành nghi lễ xuống đồng (như lễ hội ca hát long tong trong văn hoá dân tộc Choang, lễ hội lồng tồng trong văn hoá Tày, Nùng.
- nghi lễ xuống đồng đầu năm trong văn hoá người Việt.
- Vết tích của sự dịch chuyển ấy có thể tìm thấy qua hiện tượng ăn Tết 3 tháng 3 kéo dài đến tận Tết Thanh minh của các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Bắc..
- 1) Lễ hội long tong (3 tháng 3) của dân tộc Choang và các dân tộc thiểu số Nam Trung Hoa khác là lễ hội nông nghiệp thuần phương Nam, ra đời từ trước khi chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán.
- Người Hán tiếp nhận lễ hội này, “Hán hoá”.
- Lễ hội này có trước thời Hán - thời kỳ người Hán hoàn tất công cuộc chinh phục phương Nam..
- Hình thức, nội dung của lễ hội thể hiện thuần chất nông nghiệp cổ phương Nam, độc lập với các phong tục phương Bắc (Tết Hàn thực, Tết Thượng tỵ, Tết Thanh minh)..
- 2) Trong văn hoá Việt Nam truyền thống cũng đã từng có Tết 3 tháng 3 thuần phương Nam, song do chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Bắc đã biến thành Tết Hàn thực, dù ý nghĩa của nó vẫn mang đậm nét truyền thống: ăn bánh trôi, bánh chay.
- thực hiện nghi lễ xuống đồng cùng các hoạt động văn hoá truyền thống khác..
- Nên chăng chúng ta cần phục hồi một lễ hội 3 tháng 3 thật sự của người Việt Nam, để chúng ta và con cháu mai sau cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi của tác giả bài viết trên trang web www.informatik.uni-leipzig.de 12 cũng như của không ít người Việt Nam khác: “Ở nước ta có bao nhiêu lương thần, dũng tướng, hiền sỹ có.
- 1 Dân tộc thiểu số lớn nhất trong số 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc với số dân khoảng 15,5 triệu người (2001), hiện cư trú chủ yếu tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quảng Đông (Trung Quốc)..
- 3 Tên cũ của dân tộc Choang, hoàn toàn khác với tên dân tộc Đồng.
- Người đời sau kỷ niệm nàng, chọn ngày 3 tháng 3 mở hội ca hát..
- Dân gian Choang tưởng nhớ hai người, hễ ngày 3 tháng 3 hàng năm tổ chức ca hát..
- 6 [http://www.rauz.net].
- Ngày 3 tháng 3, họ gặp nhau và thành chồng thành vợ..
- Hồ Chí Minh, Quá trình hình thành, phát triển và văn hoá của dân tộc Choang (Trung Quốc), http://www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr nr ns newsitem_print_preview, 2006.
- [9] 陳國強,蔣炳釗,吳綿吉,辛土成, 《百越民族史》,中國社會科學出版社, 1988 (Trần Quốc Cường – Tưởng Bính Chiêu – Ngô Miên Cát – Tân Thổ Thành, Lịch sử các dân tộc Bách Việt, NXB Khoa học Xã hội, Trung Quốc, 1988).
- 廣西少數民族風情錄 》 廣西民族出版社, 4-8頁, 1984 (Đồng Kiện Phi, Buổi ca khư làm say lòng người, Tuyển tập về phong tục dân gian các dân tộc thiểu số Quảng Tây, NXB Dân tộc Quảng Tây, 1984, tr.
- 78頁, 2002 (Hoàng Vĩ Lâm, “Bàn về triển vọng khai thác và tác dụng của du lịch Quảng Tây đối với nguồn văn hoá Lưu Tam Thư”, Nghiên cứu Dân tộc Quảng Tây, kỳ 1, 2002, tr.
- 廣西少數民族風情錄 》 廣西民族出版社, 9-11頁, 1984 (Lý Thiện Văn, “Lễ 3 tháng 3 ở vùng Ba Mã”, Tuyển tập về phong tục dân gian các dân tộc thiểu số Quảng Tây, NXB Dân tộc Quảng Tây, 1984, tr.
- Quan niệm về “ca khư” của các văn nhân và biểu hiện của nó trong dân gian”, Nghiên c ứu Dân tộc Quảng Tây, kỳ 4, 2005, tr.
- (Mông Triệu Lân, “Tiếng hát trên quê hương Lưu Tam Thư”, Tuyển tập về phong tục dân gian các dân tộc thiểu số Quảng Tây, NXB Dân tộc Quảng Tây, 1984, tr.
- (Phan Xuân Kiến, “Ý nghĩa hình tượng danh hiệu văn hoá Lưu Tam Thư”, Nghiên cứu Dân tộc Quảng Tây, kỳ 1, 2002, tr.
- (Lô Mẫn Phi, “Văn hoá lịch sử dân tộc Choang nhìn từ lễ hội dân gian”, tạp chí Tam nguyệt tam, số tháng 9, 1985, tr