« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư pháp quốc tế


Tóm tắt Xem thử

- Quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài – đối tượng điều chỉnh chủ yếu của tư pháp quốc tế.
- có yếu tố nước ngoài.
- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:.
- Đây cũng là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có sự tham gia của một bên là quốc gia nước ngoài..
- Như vậy, TPQT điều chỉnh những mối quan hệ mang tính chất dân sự và có yếu tố nước ngoài..
- Vì vậy, khái niệm về TPQT được ghi nhận như sau: Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật Điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Nói cách khác, Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài..
- Do đặc thù của đối tượng điều chỉnh là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài mà nguồn của TPQT, nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật đặc thù và đa dạng hơn các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia.
- Nguồn của TPQT bao gồm: hệ thống pháp luật của các quốc gia, điều ước quốc tố và tập quán quốc tế..
- Hệ thống pháp luật của các quốc gia.
- Hệ thống pháp luật của các quốc gia được coi là nguồn chủ yếu của TPQT.
- Với tư cách nguồn của TPQT, hệ thống pháp luật của các quốc gia được hiểu là pháp luật của Việt Nam, hoặc pháp luật của bất kì quốc gia nào đó trên thế giới được lựa chọn, hoặc được chỉ dẫn đến bởi quy phạm xung đột để điều chỉnh cho một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Đối với việc lựa chọn luật pháp của một quốc gia bất kì làm nguồn luật điều chỉnh cho mối quan hệ mang tính chất dân sự và có yếu tố nước ngoài của mình, các bên phải lưu ý đáp ứng điều kiện: phải có quy định điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt Nam cho phép các bên có quyền lựa chọn pháp luật..
- “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
- Ở trường hợp này, các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn pháp luật của một quốc gia theo mong muốn của mình để điều chỉnh quan hệ hợp đồng..
- Việc áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột, có thể minh họa bằng Điều 674 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
- Theo quy định này, nguồn luật được áp dụng để xác định năng lực hành vi dân sự của một cá nhân là theo pháp luật của nước người đó có quốc tịch..
- Khi luật pháp của quốc gia là nguồn luật giải quyết một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, thì cả hệ thống pháp luật của quốc gia đó bao gồm văn bản pháp luật, án lệ (nếu có), tập quán pháp (nếu có) đều được áp dụng..
- Bên cạnh đó, tính tối cao của điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên còn được ghi nhận là nguồn có giá trị cao hơn so với pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Cụ thể, khoản 2, Điều 665 quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối vối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng”..
- Bên cạnh hệ thống pháp luật của quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế cũng là một loại nguồn của TPQT.
- Tuy nhiên, cần lưu ý là việc lựa chọn này muốn thành hiện thực thì phải đáp ứng điều kiện là điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt Nam có quy định cho phép các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng hay không, nếu có thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên..
- Nguồn luật chủ yếu của TPQT là hệ thống pháp luật của các quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
- Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Thứ hai, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng nhằm giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
- Phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, năm 2007, Tòa án nhân dân TP.
- Bên cạnh các quy định về thẩm quyền chung, pháp luật các nước còn quy định các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước mình.
- vậy, không phải tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của Tòa án quốc gia..
- Việc xác định này chỉ căn cứ vào pháp luật quốc gia..
- Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam..
- Pháp luật áp dụng trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (giải quyết xung đột pháp luật).
- Khi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thường làm phát sinh hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều quốc gia có liên quan đến quan hệ đó đều có thể được áp dụng.
- Trong khoa học TPQT hiện tượng đó được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.
- Hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh từ các nguyên nhân:.
- Thứ nhất, xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do TPQT điều chỉnh là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quan hệ này thường liên quan đến ít nhất là hai quốc gia, do đó thường làm phát sinh tình trạng pháp luật của các nước liên quan đều có thể được áp dụng và làm nảy sinh vấn đề chọn pháp luật của một nước cụ thể để áp dụng.
- Vì vậy, các hệ thống pháp luật của các quốc gia đều có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có liên quan đến các quốc gia đó.
- (iii) Các nhà nước thường chỉ thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Đối với quan hệ dân sự không có yếu tố nước ngoài tham gia, xuất phát từ chủ quyền quốc gia, pháp luật của quốc gia luôn được áp dụng.
- là các quan hệ mang tính lãnh thổ, các nhà nước không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ trên, do đó không thừa nhận hiện tượng xung đột pháp luật.
- Như vậy, xung đột pháp luật thường chỉ được thừa nhận trong điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài..
- Thứ hai, có sự quy định khác nhau trong pháp luật các nước khi điều chỉnh một quan hệ dân sự cụ thể.
- Nếu giả định pháp luật các nước quy định giống nhau khi giải quyết các quan hệ dân sự cụ thể thì hiện tượng xung đột pháp luật sẽ không xảy ra vì trong trường hợp này việc áp dụng pháp luật nước nào cũng mang lại kết quả như nhau, do đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ không cần lựa chọn pháp luật áp dụng..
- Xung đột pháp luật được giải quyết bằng hai phương pháp chủ yếu: (i) Xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất, là quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quy phạm này thường quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ (phương pháp thực chất).
- Khi giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể, nếu có quy phạm thực chất điều chỉnh, có thể căn cứ ngay vào nội dung quy phạm thực chất đó để giải quyết mà không cần phải chọn pháp luật áp dụng.
- Khi không có quy phạm thực chất điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành chọn pháp luật áp dụng trên cơ sở chỉ dẫn của quy phạm xung đột.
- Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật đặc thù của TPQT, không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự mà chỉ quy định nguyên tắc xác định hệ thống pháp luật cần áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Ví dụ, quy phạm xung đột tại khoản 1, Điều 683 BLDS năm 2015 quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng.
- Đây là một quy phạm pháp luật xung đột.
- Quy phạm pháp luật này không cho biết các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ gì đối với nhau nhưng cho chúng ta biết pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng sẽ được áp dụng nhằm điều chỉnh hợp đồng nếu các bên không thoả thuận chọn luật áp dụng.
- Các quốc gia ban hành quy phạm pháp luật xung đột nhằm hướng dẫn lựa chọn pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài..
- Xác định pháp luật áp dụng trong điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
- Về nguyên tắc, khi giải quyết các vụ việc dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài thì Tòa án luôn áp dụng pháp luật tố tụng của nước mình theo nguyên tắc Luật Tòa án (Lex Fori).
- Còn đối với pháp luật nội dung, Tòa án có thể áp dụng pháp luật nước mình hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế, tập quán quốc tế phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột hoặc sự thỏa thuận của các bên.
- Do đó, mục này chỉ phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về xác định pháp luật áp dụng nhằm điều chỉnh nội dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài..
- Xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
- Khi một cá nhân tham gia vào một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của cá nhân dó có thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch và pháp luật của nước ngoài có liên quan.
- Trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra là pháp luật của nước nào sẽ được áp dụng nhằm xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó.
- Tại Việt Nam, việc xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân, bao gồm người nước ngoài và công dân Việt Nam trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, xác định một người bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại các Điều BLDS năm 2015.
- Theo đó, pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch sẽ được áp dụng trong các mối quan hệ trên.
- Tuy nhiên, nếu người nước ngoài cư trú tại Việt Nam hoặc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng.
- Đối với người không quốc tịch hoặc người có từ hai quốc tịch trở lên, việc xác định pháp luật áp dụng phải tuân theo nguyên tắc được quy định trong Điều 672 BLDS năm 2015..
- Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
- Khoản 1, Điều 678 BLDS năm 2015 quy định: "Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài.
- Đây là nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật được thừa nhận rộng rãi tại các nước, đặc biệt đối với bất động sản.
- Hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
- Nguyên tắc chung được thừa nhận rộng rãi tại các nước, trong đó có Việt Nam là cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài quyền chọn pháp luật áp dụng nhằm điều chỉnh hợp đồng giữa họ.
- Nguồn luật được chọn có thể là pháp luật quốc gia của một trong các bên hoặc pháp luật của một quốc gia bất kì, điều ước quốc tế có chứa đựng các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh quan hệ hợp đồng, tập quán quốc tế.
- Trong trường hợp các bên trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài không chọn luật áp dụng cho quan hệ giữa họ, hoặc có chọn luật nhưng việc chọn luật không có giá trị pháp lí thì theo pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng sẽ được áp dụng.
- Bên cạnh việc ghi nhận nguyên tắc chung, Điều 683 BLDS năm 2015 đã liệt kê các hệ thống pháp luật được xem là có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng.
- Về hình thức của hợp đồng, theo quy định tại khoản 7, Điều 683 BLDS năm 2015, hình thức của hợp đồng có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó.
- Điều đó có nghĩa là pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng cũng được áp dụng nhằm xác định hình thức của hợp đồng.
- Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
- Tại Việt Nam, việc xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Điều 687 BLDS năm 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác như tại Điều 4 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm 2005..
- Theo Điều 687 BLDS năm 2015, các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
- Thừa kế theo pháp luật.
- Tuy nhiên, việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó..
- Đối với thừa kế theo di chúc, xung đột pháp luật thường xảy ra trong các quan hệ về hình thức của di chúc.
- Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.
- Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
- Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu li hôn thì việc li hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng.
- nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi li hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
- Việc li hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài thì cũng được công nhận tại Việt Nam..
- Theo Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm 2005, pháp luật của nước mà tàu biển mang cờ quốc tịch sẽ được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ sau: (i) Quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển.
- Quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng..
- Áp dụng pháp luật nước ngoài trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Xuất phát từ chủ quyển quốc gia, việc thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài hay không, áp dụng pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể nào hoàn toàn thuộc chủ quyền của các quốc gia.
- Trong quan hệ quốc tế hiện nay, với mục đích tăng cường, củng cố và thúc đẩy sự phát triển bền vững các mối quan hệ quốc tế thì hầu hết các nước đều thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài.
- Với việc xây dựng và thừa nhận áp dụng các quy phạm xung đột, các quốc gia đã thừa nhận khả năng có thể áp dụng pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Vì không phải trong mọi trường hợp quy phạm xung đột đều dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật quốc gia có Tòa án mà nhiều trường hợp quy phạm xung đột có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài..
- Như vậy, để có thể tiến hành đăng kí kết hôn, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần áp dụng pháp luật của Úc để xem xét về điều kiện kết hôn của công dân ức..
- Theo đó, pháp luật nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
- Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
- cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài và áp dụng pháp luật Việt Nam.
- Khi pháp luật nước ngoài được áp dụng, việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước có hệ thống pháp luật đó.
- Điều này nhằm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài được chính xác, khách quan.