« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay NXB H. : Khoa Luật, 2014 Số trang 113tr. +


Tóm tắt Xem thử

- Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn ThS ngành: Pháp luật về quyền con người.
- Keywords: Quyền con người.
- Phật giáo.
- Pháp luật Việt Nam.
- Quyền con người (Nhân quyền - Human Rights) là một phạm trù đa diện và có nhiều định nghĩa, các nhà nghiên cứu cho rằng quyền con người đã tồn tại ngay từ buổi ban sơ trong lịch sử xã hội loài người.
- mặc dù có nhiều ý kiến đánh giá và cách giải thích khác nhau, nhưng phải đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945), khái niệm “quyền con người” mới thực sự được đề cập rộng rãi trong cộng đồng nhân loại..
- Theo dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người nói riêng, có thể thấy rằng những giá trị phản ánh về quyền con người đã tồn tại trong đời sống xã hội loài người từ nhiều thế kỷ trước đây, mặc dù không được nói đến trong cụm từ “quyền con người” nhưng những giá trị của quyền con người, ở những mức độ khác nhau đã được nêu ra trong những tác phẩm của các triết gia, các nhà tư tưởng lớn, nó xuất hiện và tồn tại trong giáo điều và quy định của các tôn giáo, trong pháp luật của các quốc gia, biểu hiện trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau….
- Quyền con người là phổ quát, là giá trị chung của nhân loại, đảm bảo quyền con người là mục tiêu hướng đến của tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Tuy nhiên, để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế là một quá trình và cần có sự tham gia của nhiều thành tố trong xã hội..
- Ngày nay, chúng ta thấy rằng tư tưởng, triết lí Phật giáo không xa rời thực tiễn mà trái lại Phật giáo nói đến những vấn đề gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người.
- Chúng ta hãy cùng xem xét những lời nói của Đức Phật về những vấn đề như: Tôn trọng và bảo vệ sinh mạng của con người cũng như mọi loài, không được đối xử bất công, không được hành hạ về thể xác lẫn tinh thần của con người, con người được quyền có đầy đủ thức ăn, nhà ở, được chăm sóc sức khỏe và được quyền học tập đầy đủ.
- con người được tự do ngôn luận và tự do trình bày ý kiến của mình.
- những tư tưởng về quyền con người trong Phật giáo giúp cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những giá trị tốt đẹp trong văn hóa Phật giáo, từ đó ứng dụng vào cuộc sống của mình cũng như đóng góp trong việc xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh, nơi mà quyền con người được tôn trọng và bảo đảm..
- Chúng ta hiểu và thừa nhận rằng, bảo vệ quyền con người không chỉ bằng hệ thống pháp luật,.
- mà nó còn là phát huy tổng hợp các giá trị tốt đẹp tồn tại trong xã hội, một nền tảng xã hội được xây dựng dựa trên những giá trị xuất phát từ phẩm giá của con người là điều kiện tốt để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo..
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.
- Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người” [8].
- „„Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển.
- Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.
- Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
- chúng ta cần khai thác, phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp của truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó có những giá trị của tư tưởng Phật giáo, những giá trị của văn hóa Phật giáo để góp phần xây dựng một nền văn hóa nhân quyền..
- Nghiên cứu lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người giúp cho chúng ta nhận thấy những giá trị về quyền con người tồn tại ở đâu, giá trị quyền con người được chứa đựng trong những giá trị văn hóa hay tôn giáo nào, đã và đang hiện hữu trong đời sống xã hội loài người.
- Từ đó gợi cho chúng ta ý tưởng rằng, việc thúc đẩy và đảm bảo quyền con người cũng chính là tiếp tục phát huy hơn nữa những giá trị quyền con người chứa đựng trong các giá trị văn hóa ấy, mà ở đây tác giả tập trung nói đến là những giá trị trong tư tưởng, triết lí của Phật giáo..
- Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài thạc sĩ của mình, với mục đích làm rõ một số tư tưởng, triết lí của Phật giáo về quyền con người, bổ sung vào hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí của nhân loại về quyền con người.
- góp phần phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời đại ngày nay..
- Tình hình nghiên cứu.
- Ngày nay, khi nói đến Phật giáo, không ai có thể phủ nhận hay bàn cãi về giá trị nhân văn, nhân đạo của Phật giáo cũng như cảm nhận sự gần gũi của những tư tưởng, triết lí, văn hóa Phật giáo trong cuộc sống.
- Có thể thấy rằng, mặc dù trong giáo lí, kinh điển Phật giáo không nói đến cụm từ.
- “quyền con người” song vấn đề tôn trọng quyền con người hoàn toàn không xa lạ gì đối với Đạo Phật..
- Tư tưởng, triết lí Phật giáo về quyền con người là một chủ đề tuy không mới.
- tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu sắc vấn đề này hầu như còn hạn chế, trong một số bài viết của các tu sỹ Phật giáo như: TS.Lê Mạnh Thát, TS.Thích Nhật Từ, TS.Thích Đồng Bổn và một số học giả khác ở trong và ngoài nước, thường tiếp cận dưới dạng phân tích về triết lí Phật giáo liên quan đến một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống, và các vấn đề này ít nhiều tương đồng với nội hàm của một số quyền con người theo luật nhân quyền quốc tế hiện nay, các tác giả hầu như đều xuất phát từ quan điểm “Phật giáo nhập thế” và để chứng minh, làm rõ hơn quan điểm này.
- chưa có nhiều bài viết và nghiên cứu để làm rõ về lí luận cũng như việc vận dụng tư tưởng, triết lí, nguyên tắc về quyền con người trong Đạo Phật vào cuộc sống, gắn với việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người..
- Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa Phật giáo và quyền con người thường xảy ra việc những nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào những diễn đạt riêng lẻ trong giải thích của họ về kinh điển Phật giáo, nên gây hạn chế việc tìm ra những nguyên tắc và tư tưởng của Phật giáo về quyền con người.
- Đến nay, chưa thấy luận văn thạc sĩ nào tiếp cận chủ đề này dưới góc độ quyền con người..
- Mặc dù kinh điển Phật giáo được viết vào thời cổ đại và không có sự nối kết trực tiếp với những khái niệm, tư tưởng hiện đại về quyền con người như trong Luật nhân quyền quốc tế.
- Tác giả cố gắng nghiên cứu và chỉ ra, tìm ra những nguyên tắc và tư tưởng về quyền con người mà kinh điển Phật giáo chuyển tải.
- Bởi vì Phật giáo đã và đang tồn tại đầy sức sống trong thế giới của chúng ta..
- Với cách tiếp cận những giá trị quyền con người trong Phật giáo, tác giả muốn tiếp cận nghiên cứu và làm rõ những tư tưởng quyền con người “đã có”, đó là những tư tưởng quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sống Phật giáo, với mong muốn nhìn nhận vấn đề quyền con người gần gũi hơn, sáng tỏ nội dung quyền con người là giá trị chung của nhân loại, thực sự tồn tại phổ biến trong đời sống của con người.
- đồng thời cũng góp phần phê phán những góc nhìn thiếu tích cực liên quan đến sự tranh luận về “những giá trị châu Á” và quyền con người..
- Mục đích, phạm vi nghiên cứu.
- Trình bày, phân tích có hệ thống tư tưởng, triết lí quyền con người trong Phật giáo.
- góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người.
- thể hiện tính phổ biến của quyền con người.
- để chứng minh rằng các giá trị quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sống xã hội, mà cụ thể ở đây là trong đời sống và văn hóa Phật giáo..
- Bổ sung lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người qua tư tưởng, triết lí, nguyên tắc của Phật giáo về vấn đề quyền con người..
- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thực tiễn đời sống.
- bên cạnh việc nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con người thì việc phát huy những giá trị quyền con người trong văn hóa Phật giáo nói riêng cũng có tác dụng góp phần xây dựng một nền văn hóa nhân quyền, nó có ưu thế riêng và dễ được xã hội phương Đông tiếp nhận và phát triển.
- Góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền con người ở Việt Nam..
- Phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích các kinh điển, giáo lí của Phật giáo Đại thừa là chủ yếu.
- Trong đó tập trung vào việc giải thích các quy định của Phật giáo có liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người.
- Nghiên cứu tư tưởng Phật giáo dưới góc độ khoa học pháp lí về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng..
- Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
- quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..
- Tác giả xem xét vấn đề quyền con người từ quan điểm triết học về luật, để nhận diện những giá trị quyền con người được chia sẻ bởi hệ tư tưởng Phật giáo.
- Tiếp cận từ sự liên hệ giữa quyền con người khởi phát từ nhân phẩm, ý nghĩa của nhân phẩm trong tư tưởng Phật giáo..
- Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn.
- Bổ sung hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người.
- Hệ thống hóa các nghiên cứu về quyền con người trong Phật giáo..
- Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo pháp luật về quyền con người.
- liên quan đến tôn trọng và bảo vệ quyền con người..
- Chương 1: Khái quát về quyền con người và về Phật giáo.
- Chương 2: Tư tưởng Phật giáo về một số quyền và tự do của con người.
- Chương 3: Những giá trị trong tư tưởng của Phật giáo về quyền con người có thể kế thừa, phát huy ở Việt Nam hiện nay.
- Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Hồ Chí Minh (2011), Nguyệt san Giác Ngộ, số 188, tháng 11-2011..
- Thích Minh Châu (1995), Những lời Đức Phật dạy về hòa bình và giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam..
- Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb.
- Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb.
- Văn hóa Thông tin, Hà Nội..
- Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ với văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb.
- Nguyễn Hồng Dương (2008), Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị văn hóa Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 5..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
- Lê Văn Đính (2007), Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10..
- Nguyễn Khắc Đức (2008), Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 7..
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1994), Kinh Pháp cú thí dụ (Thích Minh Quang dịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Hồ Chí Minh..
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2011), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo, Nxb.
- Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb.
- Hoàng Văn Hảo (2004), Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân/Trong cuốn Quyền con người: Lý luận và Thực tiễn ở Việt Nam và Ốt-xtrây-lia, Nxb.
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm Nxb.
- Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb.
- Văn hóa Thông tin..
- Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh..
- Vũ Đình Hòe (1998), Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam: Một mô hình mới - Hiến pháp dân tộc và dân chủ/ Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, Nxb.
- Nghiên cứu Tôn giáo, số 1..
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người (Tập hợp những bình luận/.
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb.
- Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập I-II-III, Nxb.
- Nguyễn Đình Lộc (2000), Quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam/.
- Quyền con người và quyền công dân, Nxb.
- Phùng Hữu Phú (Chủ biên 1997), Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam Nxb..
- Nguyễn Tài Thư (Chủ biên, 1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb.
- Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb.
- Nguyễn Tài Thư (Chủ biên, 1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb.
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội thảo: Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp.
- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (2005), Phật giáo thời đại mới cơ hội và thách thức, Nxb..
- Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1998), Hồ Chí Minh về vấn đề Tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb.
- Viện Triết học (1998), Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb.
- Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên 2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức chuẩn giá trị xã hội, Nxb.
- Trần Quốc Vượng (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb