« Home « Kết quả tìm kiếm

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY


Tóm tắt Xem thử

- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY.
- Nghèo đói là hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, nó xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người và tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển của tất cả các nền kinh tế.
- Việt Nam thuộc nhóm nước nghèo trên thế giới, cần phải vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
- Trước tình hình đó, vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đặt ra từ lâu và trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta.
- Chủ trương này được hình thành ngay từ những ngày đầu khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển đất nước.
- Từ khóa: Đói nghèo, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Cách đây hơn nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo.
- Thể hiện tinh thần đó, Đảng ta luôn quan tâm giải quyết vấn đề đói nghèo thông qua xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và làm cho các phương pháp, các công cụ quản lý xã hội ngày càng hợp lý, hoàn hảo hơn theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
- hài hòa các nhu cầu, lợi ích giữa cá nhân và xã hội.
- Nhưng thực tế cho thấy, với sự xác lập quyền sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, quyền làm chủ xã hội của nhân dân, đói nghèo sẽ không tự động biến mất, không phải xã hội sẽ ngay lập tức đạt tới sự phồn thịnh và mọi người ai cũng trở nên giàu có.
- Do đó, trong quá trình đổi mới cần có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật, chính sách và kế.
- hoạch để giải quyết vấn đề đói nghèo, bảo đảm thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội..
- Bài viết tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.
- Qua đó, mọi người thấy rõ hơn bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế của thời đại..
- Điểm cốt lõi nhất trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại độc lập tự do cho dân tộc, mới xóa bỏ triệt để mọi hình thức áp bức bóc lột và bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực sự cho con người.
- Một trong những điểm sâu sắc và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ, giá trị và ý nghĩa thực sự của độc lập tự do phải được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
- Người quan niệm, chủ nghĩa xã hội là xa lạ với đói nghèo, bần cùng, lạc hậu.
- Chủ nghĩa xã hội phải chứng minh được bản chất ưu việt của mình ở chỗ đem lại ngày càng nhiều, ngày càng tốt hơn những lợi ích thiết thân cho dân chúng như ăn no, mặc ấm, có nhà ở sạch sẽ, được học hành tiến bộ…tức là thỏa mãn ngày càng đầy đủ những nhu cầu hợp lý và chính đáng cho sự phát triển toàn diện của con người..
- Điều đặc biệt mới mẻ và quý giá trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói, giảm nghèo thể hiện trong lời chỉ dẫn của Người: “phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, đi liền với thực hành tiết kiệm.
- Tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh soi sáng cho nhận thức và công tác thực tiễn xóa đói giảm nghèo của chúng ta hiện nay.
- Xóa đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu.
- Đói nghèo là một cửa ải phải vượt qua, phái tiến tới giàu có, giàu có nữa, giàu có mãi.
- Cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như một xã hội giàu có, phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về văn hóa, xã hội.
- phóng sức sản xuất, giải phóng tư tưởng và mọi tiềm năng xã hội, hướng tới một sự phát triển năng động của toàn xã hội vì hạnh phúc của mọi người lao động..
- Để xóa đói giảm nghèo phải phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Do đó, phải đấu tranh kiên quyết để bài trừ lãng phí, tham nhũng, quan liêu và mọi tệ nạn xã hội.
- Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm sáng tỏ điều mà chúng ta quan tâm hiện nay: cứu trợ, bảo trợ xã hội chỉ nhằm xóa đói và chống đói nghèo trong những tình huống đầu, với một bộ phận dân cư đặc biệt khó khăn (khi có thiên tai, bệnh tật, tai nạn rủi ro).
- Chỉ có phát triển sản xuất mới là biện pháp cơ bản, chủ động và tích cực để khắc phục triệt để đói nghèo, tiến tới giàu có.
- Đó là sự hỗ trợ phát triển đối với các hộ nghèo, người nghèo theo phương châm cho cần câu, hướng dẫn câu cá chứ không cho sẵn cá.
- Người chỉ dẫn: “Muốn xã hội giàu có thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nước phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhìn nhận đói nghèo như một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính lịch sử và những chỉ dẫn của Người dựa trên quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển đầy tính biện chứng.
- Trong quan niệm của Người về công bằng xã hội có bao hàm các nguyên tắc phân phối lợi ích dựa trên tính hợp lý giữa lao động và hưởng thụ, có đòn bẩy kích thích sự phát triển bởi lợi ích vật chất và tinh thần, có sự thống nhất biện chứng giữa kinh tế và xã hội.
- Quan niệm cũ kỹ ấy đã từng làm triệt tiêu động lực của phát triển, dung dưỡng thói quen ỷ lại, lười biếng, ăn bám trong một bộ phận không nhỏ dân cư xã hội..
- Xóa đói về kinh tế không tách rời xóa đói nghèo về văn hóa tinh thần.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nhạy cảm biết bao khi gắn liền giặc đói với giặc dốt, nó kìm hãm xã hội trong bần cùng, lạc hậu.
- Do đó, ăn no, mặc ấm phải đi đôi với học hành tiến bộ, xã hội phải ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng với tinh thần ngày càng tốt.
- Như vậy, trong khi tập trung xóa đói giảm nghèo về kinh tế, không nên quên rằng, đói nghèo về văn hóa, cằn cõi tinh thần cũng là một nguy cơ lớn, một trở lực không nhỏ của phát triển.
- Tính thời sự, tính thời đại, giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ đó..
- Thắm nhuần tư tưởng đó, trước hết công tác xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản sau đây:.
- Một là, xóa đói giảm nghèo phải được coi là vấn đề bức xúc của xã hội, được đặt vào trung tâm chú ý của Nhà nước và xã hội, trở thành trọng tâm của chính phủ trong việc điều hành các chương trình kinh tế - xã hội của đất nước.
- Xóa đói giảm nghèo là điều kiện để phát triển kinh tế, là thước đo của tiến bộ xã hội và nhằm thực hiện mục tiêu nhân đạo trong bản chất của chủ nghĩa xã hội..
- Hai là, xóa đói giảm nghèo và tăng giàu đòi hỏi phải tiếp tục mở rộng, phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường và khai thác mặt tích cực, hạn chế.
- mặt tiêu cực của kinh tế thị trường.
- Xóa đói, giảm nghèo bằng tổng các chính sách kinh tế - xã hội và văn hóa..
- Ba là, xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát triển kinh tế phải gắn liền cuộc đấu tranh làm lành mạnh xã hội, tăng cường sức mạnh và hiệu lực kiểm soát của Nhà nước đối với tệ tham nhũng, với các thủ đoạn làm giàu bất chính, phi kinh tế, phi đạo lý với công cụ chính yếu là pháp luật..
- Bốn là, có hệ thống các công cụ chính sách điều tiết để bảo đảm cho Nhà nước có nguồn vật chất to lớn nhằm thực hiện các bảo trợ, cứu trợ xã hội.
- đồng thời kích thích và điều chỉnh các chủ thể kinh tế đi theo hướng xóa đói giảm nghèo, tăng giàu một cách chính đáng, hợp pháp..
- Ở nước ta hiện nay, kinh tế thị trường sẽ còn tiếp tục phát triển và những biểu hiện tiêu cực, những mặt trái của nó sẽ còn gay gắt hơn.
- Điều đó cho thấy rõ hơn nguyên tắc giải quyết vấn đề là: chỉ những thủ đoạn làm giàu bất chính, phi pháp, lừa đảo, cưỡng đoạt dưới mọi hình thức có tính chất phản xã hội gây nên đối kháng, xung đột với lợi ích và quyền lực nhân dân mới bị xóa bỏ.
- Còn sự làm giàu bằng lao động, bằng công sức, trí tuệ, uy tín, tài sản hợp pháp của công dân đem lại lợi ích cho xã hội đều được khuyến khích.
- Trong việc giải quyết đói nghèo, chúng ta vừa phải chống khuynh hướng cản trở sự phát triển, vừa phải chống sự buông lỏng, làm tuột khỏi tay kiểm soát của Nhà nước và pháp luật làm thiệt hại tới lợi ích của cộng đồng, đi chệch khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội và xa rời các mục tiêu, các giá tri nhân đạo của chủ nghĩa xã hội.
- Do đó, Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách cụ thể, phù hợp, điều tiết thu nhập để hạn chế sự phân cực giàu nghèo quá đáng, quá mức cho phép, có chính sách cụ thể để làm tăng thêm hộ giàu, giảm hộ nghèo và tiến tới không có hộ nghèo.
- Qua nhiều kỳ Đại hội, Đảng ta đã xác định đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài.
- Quan điểm này xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu cao nhất là con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo…Giải quyết tốt các vấn đề xã hội tạo điều kiện cho con người phát triển.
- “Khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo theo hướng tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thoát khỏi đói nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo..
- Khắc phục tư tưởng bao cấp, ỷ lại”..
- Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng, đồng thời chống bần cùng hóa dưới mọi hình thức.
- Vì lợi ích chung của cộng đồng, ai trở nên giàu có nhờ thành đạt và thăng tiến trong xã hội đều phải chịu sự điều tiết hợp lý của Nhà nước để đóng góp vào phúc lợi chung.
- Vì mục đích nhân đạo của xã hội, ai gặp những khó khăn thua thiệt và rơi vào hoàn cảnh không thể duy trì được cuộc sống bình thường đều được xã hội trợ giúp.
- Xã hội tạo điều kiện cho mọi người có được đời sống vật chất và tinh thần ngày một tốt hơn bằng sức lao động và khả năng của chính họ.
- Không để xảy ra tình trạng con người bị bóc lột về kinh tế, bị áp bức về mặt tinh thần, bị kìm hãm những khả năng phát triển.
- Mọi tài năng được sử dụng, được đánh giá và được bù đắp xứng đáng, nhân cách được tôn trọng và phát huy, có sự phát triển tương hỗ giữa cá nhân và xã hội.
- Đó là công bằng xã hội theo bản chất của chủ nghĩa xã hội, tất cả nhằm hướng tới mục tiêu vì hạnh phúc của con người và phát triển con người..
- Để Phấn đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh số hộ giàu, từng bước xây dựng gia đình, cộng đồng và xã hội phồn vinh, Đảng ta chỉ rõ.
- Phải đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói giảm nghèo theo hướng phát huy nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế.
- Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững.
- kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn..
- Thể chế hóa đường lối của Đảng, trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, Nhà nước ta đã có những chính sách tác động tích cực, có hiệu quả trong cuộc sống, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hai là, thực hiện xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, bảo đảm các yêu cầu cấp thiết về ăn, mặc, ở, chữa bệnh, học hành..
- Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, tạo cơ sở cho kinh tế, xã hội phát triển, cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng đời sống đồng bào..
- Bốn là, xây dựng các trung tâm cụm xã thành các tụ điểm kinh tế - văn hóa - xã hội, từ đó đưa ánh sáng văn minh đến các thôn bản.
- Xây dựng chợ nông thôn, kích thích nền kinh tế phát triển năng động, cuốn hút các hoạt động kinh tế ở đó vào sản xuất hàng hóa, đánh thức các tiềm năng, thế mạnh trong vùng.
- Xóa đói giảm nghèo ở nước ta có nguồn gốc sâu xa từ trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được thể hiện một cách nhất quán trong quan điểm, đường lối của Đảng ta hiện nay.
- Xóa đói giảm nghèo nhằm từng bước giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- Vì vậy, quan điểm, chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng ta hiện nay là hợp đạo lý, phù hợp với xu thế của thời đại, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận.
- Hoàng Chí Bảo: Bác Hồ với vấn đề xóa đói giảm nghèo.
- Tạp chí Lao động – Xã hội, Số 5/1997.