« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng luân lý mới của các nhà nho Duy Tân trong “Tân đính luân lý giáo khoa thư”


Tóm tắt Xem thử

- DUY TÂN TRONG “Tân đính luân lý giáo khoa thư”.
- “Tân đính luân lý giáo khoa thư” là một cuốn sách giáo khoa dạy luân lý của Đông kinh nghĩa thục được biên soạn khắc in, phát hành phục vụ việc giảng dạy trong nhà trường.
- Việc tìm hiểu va phân tích tỷ mỷ những nội dung của cuốn sách giáo khoa Tân đính luân lý khả dĩ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về những chuyển biến của tư tưởng các nhà nho Việt Nam đầu thế kỷ XX nói riêng và diễn tiến của tư tưởng Việt Nam nói chung..
- mà chỉ chú ý phân tích các phương diện tư tưởng luân lý của công trình này.
- Trước khi phân tích cái mới, cái tân, cái điều chỉnh sửa chữa của các nhà nho duy tân đối với luân lý nho gia, chúng tôi thấy cần thiết phải mô tả vắn tắt nhất một vài điểm theo chúng tôi là cốt lõi, là hạt nhân của tư tưởng luân lý của Nho gia truyền thống, tức loại luân lý trước khi được làm mới..
- Cốt lõi của luân lý truyền thống Nho gia.
- Các quan niệm luân lý truyền thống của Việt Nam chủ yếu được xây dựng trên cơ sở quan niệm luân lý của Nho gia.
- Đó cũng không phải là luân lý của Nho gia Khổng Mạnh thời Tiên Tần mà là luân lý Nho gia được xác lập từ Tần Hán trở về sau.
- Nội dung tư tưởng luân lý của Nho gia khá phong phú, nhưng nó được thể hiện một cách tập trung và có hệ thống trong Tam cương và Ngũ luân.
- Trong đó hệ thống luân lý Tam cương là quan trọng nhất.
- Nó được xem là rường cột của luân lý Nho gia.
- Đó cũng là những phạm trù luân lý quan trọng nhất.
- Nói tới luân lý Nho gia truyền người ta nghĩ ngay tới Trung, Hiếu.
- Hai phạm trù này đã bao hàm trong đó cả đạo đức cá nhân, quan niệm về vai trò của sự tu dưỡng, nó vừa là đạo đức cá nhân, vừa là đạo đức thần dân, là luân lý đạo đức nhưng đồng thời cũng là chính trị học.
- Nó là luân lý gia tộc nhưng cũng là chuẩn mực của quan hệ xã hội.
- Trong lịch sử Việt Nam, hai phạm trù luân lý Trung và Hiếu được nhắc đến rất sớm.
- Ngay từ thời Lý, hai phạm trù tối quan trọng và phổ quát của luân lý Nho gia là Trung Hiếu đã được nhấn mạnh đặc biệt.Từ thế kỷ thứ 15 trở về sau, trong mọi hoạt động triển khai của Nho học, từ văn bài thi cử, sáng tác thơ văn, luật pháp, thánh huấn, gia huấn, tộc ước.
- hệ thống luân lý Tam cương và các phạm trù Trung Hiếu luôn có vị trí trung tâm, quán xuyến, tối quan trọng.
- Cho tới tận giữa thế kỷ XIX, hệ thống luân lý nêu trên về cơ bản vẫn thiêng liêng và ngự trị trong hệ thống giá trị xã hội..
- Cấu trúc tổng thể của tư tưởng luân lý mới.
- Toàn bộ Tân đính luân lý giáo khoa thư ( gọi tắt làTân đính) được chia thành 7 chương với các mục như sau:.
- Xã hội.
- Quan sát tuần tự của 7 chương, chúng ta thấy nó được triển khai vừa giống vừa khác với cách thức và quan niệm luân lý truyền thống.
- Chúng là những vấn đề gốc rễ quán xuyến toàn bộ tư tưởng luân lý..
- Những sách dạy luân lý và tuyên giáo về luân lý xưa luôn lấy trung hiếu làm vấn đề thảo luận đầu tiên.
- Các gia huấn xưa cũng đều chú ý tới các phạm trù trung, hiếu, coi đó là nền tảng và khởi đầu của luân lý.
- Kết cấu logic tổng thể của quan niệm luân lý có nhiều thay đổi so với kết cấu logic của luân lý truyền thống.
- Theo tinh thần luân lý của Nho gia từ Khổng Mạnh, cho tới Tống Minh về cơ bản theo mô thức đi từ Nội thánh tới Ngoại vương.
- Xã hội là một gia đình mở rộng với các quan hệ luân lý gia đình nới rộng.
- Không có khái niệm xã hội trong hệ thống luân lý cũ.
- Việc nhấn mạnh một tập hợp các quan hệ luân lý mới đã được triển khai theo hướng kiến lập một xã hội thực sự với các thành viên ngoài tư cách thần dân còn có tư cách công dân.
- Hệ thống luân lý mà các nhà nho duy tân đưa ra như vậy vừa mới lại vừa cũ ở mô thức tổng thể.
- Nó vừa là luân lý thần dân, vừa là luân lý công dân.
- Các sách dạy luân lý và các văn bản gia huấn, tộc ước truyền thống thường đặt quan hệ Phụ tử lên đầu, theo tuần tự: Quân thần- phụ tử- phu phụ- huynh đệ.
- Việc đảo thứ tự, nhấn mạnh quan hệ phu phụ có thể coi là cái mới trong tư tưởng luân lý gia tộc.
- Nho gia truyền thống coi đối kỷ là khâu khởi đầu của chuỗi hành vi và hệ thống quan niệm luân lý.
- Hệ thống giáo dục luân lý cũ hầu như không có những vấn đề này.
- Nhìn tổng quan kết cấu logic của cuốn sách, cũng như thứ tự các mục, các phần được triển khai, ta thấy kết cấu tổng quan về mô hình luân lý mà các nhà nho duy tân triển khai về cơ bản không theo logic truyền thống.
- Nó chính là việc dung hòa giữa luân lý công dân và luân lý thần dân.
- Tuy vậy, sự thay đổi này chỉ là kết quả của việc mở rộng, thêm vào, bỏ bớt mà chưa phải là một hệ thống luân lý mới hoàn toàn từ khung kết cấu cho tới từng bộ phận.
- Những nhận định tổng quan sơ bộ này sẽ được chúng tôi quay lại thảo luận thêm sau khi đã có những phân tích tỷ mỷ về từng vấn đề, từng phạm trù luân lý được đề cập tới trong cuốn sách.
- Có thể nói, việc đưa mục quốc thể lên đầu tiên, thể hiện yêu cầu, vấn đề luân lý tối cao đối với người Việt lúc đó.
- Trong thời điểm vong quốc đầu thế kỷ XX, vấn đề tự hào dân tộc, ra sức đoàn kết để chấn hưng dân tộc được coi là vấn đề luân lý tối quan trọng, tối ưu tiên.
- Đặt nội dung quốc thể làm đầu trong luân lý là khác với nội dung luân lý truyền thống Nho gia.
- Luân lý truyền thống nho gia coi trung quân là tối cao.
- Các tác giả của Tân đính đã đem quốc thể thay thế cho nội dung trung quân tối cao thường gặp trong luân lý cũ.
- Quốc thể được coi là thứ luân lý quốc gia siêu việt.
- Nhưng loại luân lý quốc gia này được xây dựng trên cơ sở mô thức quen thuộc của nhà nho.
- Tiếp theo vấn đề quốc thể, tác giả Tân đính bàn về trung- hiếu, hai phạm trù nền tảng nhất của luân lý truyền thống.
- Sự quy kết rộng nhất mà tác giả hướng đến là tất thảy mọi phương diện khác của luân lý đều không nằm ngoài và đều liên quan tới trung hiếu.
- Trung hiếu như vậy phải được hiểu là cốt lõi, là bản thể hơn là mắt xích của hệ thống như luân lý truyền thống..
- Chương thứ hai của cuốn sách giáo khoa luân lý tiếp tục bàn về Đối quốc.
- Trong toàn bộ cuốn sách giáo khoa luân lý này, chúng ta không thấy tác giả trích dẫn ý kiến nào, tài liệu nào của các nhà tư tưởng chính trị xã hội châu Âu cận đại, họ chỉ nhắc tới các nhà tư tưởng cận đại của Nhật Bản.
- Đây là điểm mới nhất trong tư tưởng luân lý của các nhà nho duy tân đầu thế kỷ XX..
- Tôn vương và ái quốc là hai vấn đề vốn không thể tách rời trong tư tưởng luân lý truyền thống.
- Có lẽ những cái cụ thể cần triển khai ở những môn học riêng, ở đây chỉ bàn tới tinh thần luân lý của nó, tức thái độ của những thanh niên vào học trường Đông kinh nghĩa thục đối với các phương án trị quốc.
- Từ góc độ luân lý học, tác giả đặc biệt chú ý tới tinh thần thái độ của người thực hiện các nghĩa vụ xã hội hơn là trình bày hệ thống điển chế xã hội.
- Nó do đòi hỏi của môn luân lý học, nhưng nó cũng là ảnh hưởng rõ ràng của tình thần luân lý Nho gia truyền thống..
- Tinh thần truyền thống chính ở chỗ lấy tâm làm bản thể cho luân lý.
- Những điểm cụ thể của các công việc nói trên phần có thể vì nhà nho cũng chưa mấy hiểu biết, phần vì theo thói quen và sự lo lắng thường trực rất nhà nho, chính là cơ chế vận hành các vấn đề luân lý.
- [iv] làm gốc cho Ngoại vương, lấy việc đào luyện tinh thần chủ thể làm gốc, lấy sự tự giác của nhân tính làm nền cho luân lý.
- Đây chính là sự bảo lưu rất đậm của tinh thần luân lý truyền thống.
- Đó cũng lại là một cái tân trong tư tưởng luân lý của công trình này.
- Về cơ bản, đây là các nội dung luân lý quen thuộc, sở trường của nhà nho.
- Các phạm trù luân lý gia tộc vẫn được thảo luận xoay quanh các vấn đề thuộc quan hệ cha con, vợ chồng, anh em.
- Tinh thần chung nhất của luân lý gia đình vẫn là hướng tới sự hoà thuận.
- Cũng giống như tinh thần luân lý gia tộc của Nho gia truyền thống Việt Nam, các vấn đề luân lý ở đây được trình bày không quá khắt khe như luân lý Nho gia ở Trung Quốc.
- Cái mới trong luân lý gia tộc ở đây có lẽ chỉ ở chỗ sắp thứ tự ưu tiên cho các nội dung.
- Phần nói về quan hệ phu – thê được đưa lên đầu tiên, coi đây như gốc của mọi quan hệ luân lý gia tộc khác.
- Trong sách giáo khoa luân lý truyền thống, đặc biệt là các văn bản gia huấn, tộc ước, quan hệ cha mẹ- con cái ( phụ - tử) luôn được đặt đầu tiên và quan trọng nhất trong luân lý gia tộc.
- Việc đưa quan hệ phu phụ lên trước và coi là gốc rễ của luân lý gia tộc rõ ràng là nhận thức mới, nó chuyển theo hướng nhấn mạnh quan hệ chiều ngang.
- Chương thứ 4 của cuốn sách giáo khoa luân lý đề cập tới vấn đề Đối kỷ.Chương này gồm các mục: Kỷ.
- Việc kế thừa luân lý truyền thống ở chương này chủ yếu trên phương diện xác định vai trò của kỷ, vị thế của kỷ, vài trò của sự tu dưỡng cá nhân trong chuỗi hành vi luân lý.
- Các phương pháp tu kỷ, quá trình tu kỷ, nội dung và mục đích tu kỷ về căn bản theo tinh thần luân lý Nho gia truyền thống.
- Tuy nhiên chính trong các nội dung tưởng như không có gì mới này, chúng ta lại thấy một số điểm đáng ngạc nhiên trong sự chuyển biến tư tưởng luân lý cá nhân, điều mà nhà Nho quen gọi là xử kỷ.
- Tương tự như chương trước, sự đổi mới kết cấu và tuần tự như vậy đã thể hiện một hệ thống lô gic mới trong tư tưởng luân lý.
- Nhìn qua thấy có vẻ như đó không còn là tinh thần đạo đức quyết định luận, đạo đức trên hết của luân lý Nho gia truyền thống.
- Hay nói cách khác, khoa học và triết học phương Tây cận đại có vang vọng vào trong tác phẩm giáo khoa luân lý này.
- Lễ Nghi là mới mẻ so với luân lý Nho gia truyền thống.
- Những quan niệm về vấn đề tài sản như vậy hầu như chưa từng thấy đề cập tới trong hệ thống luân lý truyền thống của Nho gia..
- Khi đặt tên cho tác phẩm là: Tân đính luân lý giáo khoa thư, tác giả của nó đã ý thức được đây không còn nguyên vẹn là hệ thống luân lý cũ, nhưng nó lại cũng không phải là hệ thống luân lý hoàn toàn mới.
- Trước hết nói về những cái mới được thể hiện tương đối rõ trong Tân đính luân lý giáo khoa thư:.
- Cấu trúc tổng thể, khung tư tưởng luân lý được trình bày trong Tân đính là khung tư tưởng mới về căn bản so với luân lý truyền thống Nho gia.
- Hệ thống luân lý giới hạn trong Tam cương và Ngũ luân đã trở nên quá chật hẹp.
- Các nhà Nho đã phá vỡ nó, đưa vào đó một phạm vi nội dung luân lý rộng hơn, phong phú hơn với một trận tự khác và sự kiến giải khác.
- Hệ thống luân lý Tam cương ngũ luân chỉ còn lại với tư cách là các thành tố, các chất liệu, các bộ phận trong khắp trong cuốn sách..
- Trên cơ sở đó, họ rất nhấn mạnh trong các trang viết tinh thần của luân lý xã hội, luân lý công dân.
- Tư tưởng luân lý thực nghiệp, thực học, hữu ích được chú ý.
- Đây là sự bổ sung mở rộng thêm so với luân lý lấy giá trị đạo đức là thống soái và toàn thể trước đây..
- Cái cũ, cái bảo thủ cái truyền thống chưa thay đổi của Tân đính luân lý giáo khoa thư  Các quan niệm luân lý được trình bày trong Tân đính luân lý giáo khoa thư về khung tổng quát là mới, tuỵ nhiên, cả hệ thống đó lại được đặt trên nền tảng và chọn trục tâm là trung hiếu, tức những phạm trù luân lý quan trọng nhất của Nho gia.
- Như vậy có thể nói dẫu được cấu trúc lại mạnh mẽ,nhưng nền, gốc của luân lý được đưa ra làm mới vẫn là tư tưởng luân lý Nho gia..
- Mô thức của tư tưởng luân lý không phân biệt luân lý đạo đức với chính trị, với tôn giáo.
- Điều này thể hiện các nhà nho duy tân bàn về luân lý mới với cách thức tư duy cũ về luân lý, cách mường tượng cũ về luân lý..
- Các phần bàn bạc về cách tổ chức xã hội công dân, luân lý công dân, cách vận hành xã hội, họ vẫn loanh quanh trong các vấn đề đạo đức của Nho gia..
- để bàn về luân lý xã hội, luân lý công dân..
- Các khái niệm, các phạm trù luân lý được nói tới hầu hết đều tồn tại ở dạng cũ mới đan xem, nửa cũ nửa mới.
- Đây là bước chuyển quan trọng giữa luân ý Nho gia truyền thống sang tư tưởng luân lý đạo đức cận hiện đại.
- Nhìn một cách tổng quan, tư tưởng luân lý mới của các nhà nho duy tân được triển khai trên cơ sở cải biến hệ thống luân lý cũ, nới rộng khuôn khổ, đưa vào đó những yếu tố mới.
- Nhìn lại hệ thống luân lý nửa cũ nửa mới của cuốn sách giáo khoa luân lý được biên soạn dùng giảng dạy trong trường nghĩa thục ở Đông kinh năm 1907 ấy, ta có thể thấy tính chất giao thời của tư tưởng, văn hoá, giáo dục nước nhà.
- [vi] Đông thể Tây dụng với ý là đạo đức luân lý truyển thống phương Đông phải làm gốc để tạo dựng xã hội, nhân luân, chỉ học khoa kỹ của phương Tây mà thôi.