« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng phân quyền và sự vận dụng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tư tưởng phân quyền và sự vận dụng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã.
- hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số .
- Tư tưởng phân quyền.
- Nhà nước pháp quyền.
- Xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Phân quyền là một trong những lý thuyết chính trị - pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong tư tưởng và thực tiễn chính trị thế giới.
- So với các tư tưởng chính trị trong chế độ chuyên chế độc tài, lý thuyết phân quyền được coi là tư tưởng thời đại, đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” trong các xã hội chuyên chế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ.
- Sự hình thành và phát triển của lý thuyết này gắn liền với quá trình đấu tranh cho bình đẳng, tự do và tiến bộ xã hội, hướng đến xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa pháp luật và quyền lực, cá nhân và cộng đồng, công dân và nhà nước nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao nhất của việc thực thi quyền lực.
- Chính vì vậy, phân quyền được coi là một tất yếu khách quan trong các nhà nước dân chủ, là điều kiện đảm bảo cho những giá trị tự do được phát huy, là tiêu chí đánh giá sự tồn tại và phát triển của nhà nước pháp quyền, nơi chủ quyền nhân dân giữ vai trò tối thượng.
- Tư tưởng phân quyền được bàn đến rất sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây..
- Ngay từ thời cổ đại, Aristote (384-322 tr.CN) đã chia hoạt động của nhà nước thành ba thành tố: nghị luận, chấp hành và xét xử.
- Các thành tố này, lúc đầu, được mô tả một cách giản đơn về mặt cấu trúc, chức năng và thẩm quyền, những khía cạnh có tính đơn biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nước, chứ chưa chỉ rõ phương thức vận hành cũng như mối quan hệ bên trong giữa các thành tố đó.
- Tuy có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, tư tưởng về phân quyền chỉ trở thành một lý thuyết toàn diện và độc lập trong thời kỳ Khai sáng.
- Tư tưởng này đã được thể hiện và áp dụng trong việc tổ chức bộ máy nhà nước của nhiều nước trên thế giới ở các mức độ khác nhau, được ghi nhận một cách trang trọng trong các bản Tuyên ngôn và Hiến pháp của một số nước.
- Thậm chí có nước đã coi phân quyền là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước của mình, là tiêu chuẩn và điều kiện của nền dân chủ.
- Đó chính là sự thừa nhận và khẳng định giá trị của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong thực tế..
- Song tiếc rằng, trong một thời gian khá dài, ở nước ta cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa khác, tư tưởng này không được chú trọng nghiên cứu và cũng không được đánh giá đúng giá trị của nó.
- vì nó bị coi là tư tưởng của giai cấp tư sản.
- Việc tổ chức của bộ máy nhà nước ở những nước này có lúc gần như rập khuôn theo mô hình Nhà nước Liên Xô và sự phân quyền hầu như bị phủ nhận.
- Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, với mục đích phục vụ nhiệm vụ cấp bách mà Đảng ta đã vạch ra là: tăng cường bộ máy nhà nước, cải tiến tổ chức và hoạt động để nâng cao hiệu quả quản lý của nó, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được quan tâm nghiên cứu để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của nó và để vận dụng vào việc tổ chức bộ máy Nhà nước ta ở mức độ phù hợp..
- Một trong những yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền là phải có sự phân chia quyền lực (hay nói theo ngôn ngữ của chúng ta là phân công, phân nhiệm rõ ràng) giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm tạo ra sự độc lập và hiệu quả hoạt động cao cho từng cơ quan nhà nước.
- Đồng thời phải có cơ chế thực hiện sự kiểm soát quyền lực lẫn nhau và hợp tác với nhau giữa các cơ quan nhà nước để qua đó vừa hạn chế được sự lạm dụng quyền lực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà đặc biệt là các cá nhân khỏi bị xâm hại từ phía quyền lực nhà nước vừa bảo đảm sự thống nhất và hiệu quả cao của quyền lực nhà nước.
- Vậy làm thế nào để Nhà nước thỏa mãn được yêu cầu này? Đó là một câu hỏi khá hóc búa đối với nước ta hiện nay.
- Để có thể tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này, thiết nghĩ, việc nghiên cứu tư tưởng phân quyền trên thế giới, cũng như cách thức vận dụng những hạt nhân hợp lý của nó trong công cuộc xây dựng Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là một.
- Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu nói trên và có thể đóng góp ý kiến vào việc cải tiến tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta cũng như để phục vụ cho công tác giảng dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Tư tưởng phân quyền và sự vận dụng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
- làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình..
- Tình hình nghiên cứu của đề tài.
- Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là những vấn đề thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ quan và các nhà khoa học từ trước đến nay đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân..
- Vấn đề này được nhiều tác giả đề cập đến ở những khía cạnh và mức độ khác nhau, thể hiện trong các công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các báo, tạp chí và là đề tài của nhiều luận án, luận văn luật học, các công trình nghiên cứu đó có thể kể đến như:.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, TS Trần Hậu Thành, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005..
- Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, TS Nguyễn Thị Hồi, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2005..
- và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1992..
- phân cấp, phân quyền - cải cách hành chính và tự quản ".
- tại Cộng hoà Liên bang Đức, Đặng Quốc Tiến, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8/2004..
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, LS Nguyễn Văn Thảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2006..
- Phân cấp quản lý giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương ở Philippine, ThS Nguyễn Thị Minh Hà, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 4/2002..
- Phân quyền và tản quyền trong tổ chức và quản lý hành chính ở Pháp, Trần Đại Thắng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/1996..
- Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể và cá nhân, các bài viết từ trước đến nay về tư tưởng phân chia quyền lực và nhà nước pháp quyền đã có những đóng.
- Luận văn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Các công trình nói trên là những tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi viết luận văn này..
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu những hạt nhân hợp lý của tư tưởng phân quyền để vận dụng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu.
- Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các tư tưởng về phân chia quyền lực trong lịch sử và quá trình vận dụng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là lý luận về phân chia quyền lực nhà nước và quá trình vận dụng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tập trung chủ yếu từ Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII ngày 29 tháng 11 năm 1991 đến nay..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung..
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích- tổng hợp, lịch sử- cụ thể.
- kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: So sánh, thống kê, điều tra xã hội học..
- Đóng góp mới của luận văn.
- Luận văn cung cấp một cách có hệ thống tiến trình hình thành và phát triển tư tưởng phân quyền.
- Trong các tiến trình ấy, tác giả luôn có những lập luận, đánh giá về những điểm tiến bộ, hạn chế trong tư tưởng phân quyền của các nhà tư tưởng, cũng như trong các giai đoạn phát triển của lịch sử;.
- Luận văn đã có những nghiên cứu và chỉ ra được một cách có hệ thống sự biểu hiện của tư tưởng phân quyền trong các phương thức tổ chức quyền lực ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản của những thay đổi theo hướng tăng cường hay hạn chế áp dụng các hạt nhân hợp lý của tư tưởng phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước qua các bản Hiến pháp..
- Ý nghĩa của luận văn.
- Luận văn góp phần vào việc nhận thức rõ hơn ý nghĩa và giá trị của tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử để từ đó có thể vận dụng những hạt nhân hợp lý của nó trong công cuộc xây dựng Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay..
- Các giải pháp đề xuất trong luận văn có thể được nghiên cứu vận dụng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam..
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại các trường, lớp, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ..
- Kết cấu luận văn.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết..
- Vũ Hồng Anh Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các nước trên thế giới vào việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay", Kỷ yếu Hội thảo khoa học: "Cải cách bộ máy nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước", Khoa Hành chính - Nhà nước trường Đại học Luật, Hà Nội, tr.
- Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII (2001), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội..
- Chính phủ (2001), Niên giám, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Trường Chinh (1981), Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- Coyle.D.C (1967), Cách tổ chức và sự điều hành nền chính trị Hoa Kỳ, Việt Nam khảo dịch xã, Sài Gòn..
- Nguyễn Đăng Dung Về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – Một số vấn đề nguyên tắc", Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Minh Hà (2002), “Phân cấp quản lý giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương ở Philipine”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (4)..
- Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Phạm Tuấn Khải Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của chính phủ trong điều kiện đổi mới", Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lê Minh Thông chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lê Minh Thông chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Trần Đức Lương (2002), Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Báo Nhân dân ngày .
- Hồ Chí Minh (1990), Về Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb Pháp lý, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Ngân hàng Thế giới (1998), Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Prelot.M và Lescuyer.G (1995), Lịch sử các tư tưởng chính trị, Bản dịch của Bùi Ngọc Chương, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..
- Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội Tiệp Khắc (1960), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- Trần Thị Thu Hà, Lê Hải Trà, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Trần Hậu Thành (2005) “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” NXB Lý luận chính trị, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Thảo (2006), Xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Đặng Quốc Tiến (2004), Về "Phân cấp, phân quyền - cải cách hành chính và tự quản".
- tại Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (8)..
- hành chính nhà nước và hoạt động dịch vụ công trước ngưỡng cửa năm 2000”, “Tiến đến xây dựng một nhà nước với vai trò là nhà hoạch định chiến lược, người bảo đảm cho lợi ích chung”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (2001), Chuyên đề về sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp 1992, Bộ Tư pháp 2001 (8), Hà Nội..
- Viện thông tin khoa học xã hội - Viện khoa học xã hội Việt Nam (1992), Thuyết".
- và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, Hà Nội.