« Home « Kết quả tìm kiếm

Tuân thủ quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ tại Bệnh viện Quốc tế ở Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- TUÂN THỦ QUY TRÌNH CHĂM SÓC THIẾT YẾU CHO BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU MỔ.
- ²Bệnh viện Vinmec Time City Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả tỷ lệ tuân thủ của cán bộ y tế về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ tại một bệnh viện quốc tế tại Hà Nội.
- Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp 122 cuộc mổ đẻ trong thời gian từ sử dụng bảng kiểm quan sát của Bộ Y tế với điểm cắt là 28/34 điểm.
- Kết quả cho thấy tỷ lệ chung các cuộc mổ tuân thủ đúng và đủ tất cả các tiêu chí trong qui trình của Bộ Y tế đạt 62,3%.
- Tỷ lệ các bước chăm sóc thiết yếu quan trọng gồm:.
- Các bước còn chưa đúng và đủ gồm:.
- Theo tiêu chí của WHO, tỷ lệ tuân thủ chăm sóc thiết yếu sau sinh mổ của cán bộ y tế đạt 81,1%.
- Do vậy, bệnh viện cần hỗ trợ nhân viên duy trì các thực hành đã làm tốt và cải thiện các bước còn ít được thực hiện..
- Từ khóa: Chăm sóc thiết yếu, bà mẹ, trẻ sơ sinh, mổ lấy thai.
- Mổ lấy thai là một phẫu thuật sản khoa để lấy thai nhi, nhau và màng ối của người phụ nữ mang thai qua một vết mổ ở thành tử cung.
- Mổ lấy thai giúp người mẹ sinh con khi không thể sinh thường bằng đường âm đạo.
- Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng mổ lấy thai tăng nguy cơ đối với sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh tại cuộc mổ cũng như sau này.
- Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ và trẻ sơ sinh (TSS) từ các cuộc mổ cao hơn các cuộc đẻ thường.¹.
- Nhằm bảo đảm cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau mổ đẻ nhận được những chăm sóc cơ bản.
- nhất, theo khuyến cáo của WHO, CSTY bà mẹ, TSS trong và 90 phút đầu ngay sau mổ đẻ bao gồm 5 bước cơ bản: lau khô và ủ ấm trẻ, tiêm bắp oxytocin 10 đơn vị, kẹp dây rốn muộn sau khi dây rốn ngưng đập và cắt rốn một thì, da kề da và cho trẻ bú mẹ sớm.
- 2,3 Bộ Y tế đã phê duyệt Hướng dẫn chuyên môn CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau mổ lấy thai và khuyến nghị sử dụng ở tất cả các cơ sở có mổ lấy thai trong cả nước.³.
- Bệnh viện quốc tế được chọn nghiên cứu là bệnh viện Đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt.
- “Tiêu chuẩn quốc tế JCI về chất lượng y tế và an toàn cho bệnh nhân”.⁴ Bệnh viện cũng đã áp dụng quy trình CSTY ngay sau khi được ban hành.
- Việc tuân thủ các quy trình trong lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong cứu sống bà mẹ và trẻ sơ sinh.
- Một số nghiên cứu tại Việt Nam Tác giả liên hệ: Lê Minh Thi,.
- đã đánh giá thực hiện quy trình CSTY bà mẹ, TSS nhưng chỉ đánh giá một số của TSS như tư vấn, bú mẹ hoặc da kề da trên nhóm sinh thường 5,6 hoặc chỉ tiêu chí bú mẹ trên nhóm đối tượng sinh mổ.
- Quy trình CSTY trong và ngay sau mổ lấy thai là một quy trình mới áp dụng tại Việt Nam..
- Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đánh giá về việc thực hiện quy trình tại bệnh viện, đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu mô tả mức độ tuân thủ của cán bộ y tế thực hiện quy trình CSTY cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện quốc tế ở Hà Nội năm 2018..
- Là nhân viên y tế thực hiện các cuộc mổ đẻ theo lịch tại khoa Sản của bệnh viện, thỏa mãn yêu cầu mổ thường (loại các trường hợp mổ do bệnh lý hoặc mổ cấp cứu, loại các trường hợp mẹ có tai biến hoặc TSS có chỉ số Agar thấp, trẻ khó thở), nhân viên y tế đồng ý tham gia nghiên cứu..
- Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích qua quan sát cáccuộc mổ đẻ tại khoa Sản bệnh viện trong thời gian từ .
- p = 0,83 (ước tính có 83% bà mẹ được thực hiện CSTY trong và ngay sau mổ lấy thai.
- Ghi chú: 83% là tỷ lệ CSTY trên số sinh mổ được tính trên số liệu thứ cấp tại bệnh viện từ .
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập danh sách những ca mổ đẻ theo kế hoạch hàng ngày (theo tiêu chí nghiên cứu), và thực hiện quan sát tất cả các nhân viên trong kíp mổ thực hiện các bước trong quy trình CSTY với từng ca mổ.
- Nhóm quan sát viên gồm 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 nhân viên tại phòng mổ có kinh nghiệm từ 6 năm trở lên nhưng không tham gia vào các ca mổ lấy thai.
- Trong ngày có thể có 2 trong 3 nhóm thực hiện thu thập số liệu khi 2 ca mổ diễn ra đồng thời cùng một thời điểm.
- Hai nhân viên thực hiện quan sát đã được nghiên cứu viên tập huấn về các kỹ năng để tiến hành thu thập số liệu trước đó sử dụng bảng kiểm được thiết kế sẵn từ tài liệu Hướng dẫn quốc gia (Quyết định số 6734/QĐ- BYT ngày để thu thập kết quả thực hành của cả kíp mổ.
- Bảng kiểm này chỉ đánh giá quá trình CSTY cho bà mẹ và TSS trong và ngay sau mổ lấy thai 90 phút..
- Nhằm hạn chế nhiễu so quan sát, chúng tôi chỉ thực hiện đối với các ca mổ theo kế hoạch tại khoa Sản bệnh viện, không thực hiện các ca mổ cấp cứu (loại các tiêu chí như đã trình bày)..
- Nhóm đảm bảo chất lượng và lãnh đạo khoa đã phổ biến giám sát thường quy và đột xuất các quy trình mới được thực hiện tại bệnh viện.
- Do đó, quan sát của chúng tôi đã hạn chế tác động tâm lý khi thực hiện quy trình..
- Tất cả có 17 tiêu chí CSTY với tổng số 34 điểm nếu thực hiện đủ và chính xác tất cả các tiêu chí về CSTY trong và ngay sau đẻ.
- Các bước có thực hiện.
- nhưng chưa đủ, chính xác được tính 1 điểm và không tính điểm đối với các tiêu chí không thực hiện.
- Ca mổ thực hiện đúng quy trình CSTY khi đạt từ 28 điểm trở lên (điểm cắt 28/34)..
- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lọc ra các quy trình theo WHO khuyến cáo.
- Đối với tiêu chí của WHO, chúng tôi tính tỷ lệ thực hiện đúng và đủ tất cả các bước CSTY đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh..
- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 bằng cách phân tích đơn biến và phân tích tỷ lệ đạt theo điểm quy định..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng thông qua theo Quyết định số 101/2018/YTCC-HD3..
- KẾT QUẢ.
- Có 83,3% số NVYT này đã được đào tạo ngắn hạn về CSTY cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai..
- Về các bà mẹ sinh mổ, độ tuổi trung bình bà mẹ là 32 tuổi (22 - 46 tuổi).
- Phần lớn các bà mẹ trên 29 tuổi (68,0.
- Tỷ lệ bà mẹ sinh con lần đầu là 26,2%, con thứ 3 trở lên là 20,5%.
- Có 87,7% bà mẹ biết về CSTY cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
- Tất cả các bà mẹ, trẻ sơ sinh đều ổn định sức khỏe sau phẫu thuật..
- Thực hiện các bước trong và ngay sau khi mổ lấy thai Các việc cần làm ngay sau khi lấy thai ra Không.
- Đặt trẻ lên tấm khăn khô trên đùi bà mẹ.
- Các việc cần làm ngay sau khi lấy thai ra Không làm n.
- trẻ sau mổ .
- Ghi chú:* là các bước CSTY cơ bản cho mẹ và TSS của WHO.
- Các bước thực hiện ngay sau khi lấy thai gồm 17 bước.
- Ba bước được thực hiện chưa đúng hoặc chưa đủ là: Lau khô cho trẻ trong 5 giây (18,9.
- Bốn bước không được thực hiện là: Kiểm tra dây rốn (6,6.
- Mười bước còn lại trong quy trình mổ sau khi lấy thai đều thực hiện đúng và đủ 100%..
- Nếu đánh giá theo tiêu chí của WHO, các bước CSTY cơ bản quan trọng khuyến cáo đạt ở mức rất cao, thấp nhất lau khô trong 5 giây đạt 81,1% và cao nhất cho các bước quan trọng như tiêm oxytocin, cắt dây rốn một thì, da kề da và cho bú sớm đạt 100%.
- Tỷ lệ này đạt cao vì đã loại tiêu chí bị trừ điểm như bước kiểm tra thai thứ hai (do có kết quả siêu âm từ trước) hay bước vuốt dây rốn về phía mẹ..
- Thời gian thực hiện da kề da và bú sớm sau mổ.
- Nhỏ nhất = 45 phút, lớn nhất = 85 phút, trung bình = 61 phút Khoảng thời gian trẻ thực hiện xong bữa bú đầu (phút).
- Có 67,2% trẻ được thực hiện da kề da trong vòng một giờ đầu sau mổ.
- Tỷ lệ các bà mẹ cho con bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh là 80,3%.
- Tỷ lệ TSS được bú trong 90 phút đầu đạt 100%.
- Tỷ lệ thực hiện đúng CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau mổ lấy thai.
- Thực hiện quy trình Tần số (n) Tỷ lệ.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có 62,3% ca mổ thực hiện đúng quy trình CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau mổ lấy thai.Nếu chỉ đánh giá theo các bước thực hiện CSTY bà mẹ, TSS (đánh dấu * trong bảng 1) của WHO,² trong nghiên cứu này, tỷ lệ các CBYT tuân thủ đúng và đủ đạt 81,1%..
- Tuân thủ quy trình chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau sinh góp phần giảm tử vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.² Đây là một trong số ít nghiên cứu đánh giá về tuân thủ thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh thiết yếu trong và ngay sau mổ lấy thai tại Việt Nam.
- Theo dõi thực hiện quy trình CSTY trong mổ đẻ được tiến hành từ khi chuẩn bị, trong và sau mổ.
- Việc đánh giá của chúng tôi là chung cho cả kíp mổ với mục đích cuối cùng là bà mẹ và trẻ sơ sinh có nhận được đủ các CSTY hay không.
- Về thực hiện các bước CSTY trong và ngay sau khi mổ lấy thai, có 10/17 bước được thực hiện đúng và đủ.
- Kết quả này cao hơn một số nghiên cứu khác vì bệnh viện của chúng tôi đã thực hiện tốt CSTY ở các ca đẻ thường, có quy định chặt chẽ về các bước chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh theo chuẩn của quốc tế (WHO và JCI), 3,4 hơn nữa việc kiểm tra giám sát được thực hiện thường quy nên việc áp dụng vào trường hợp mổ đẻ không gặp phải khó khăn gì lớn..
- các nghiên cứu khác do Võ Thị Ngọc Diệp và Huỳnh Công Lên thực hiện.
- 5,8 Tuy nhiên, vấn đề này không đáng lo ngại ở địa bàn nghiên cứu vì tất cả bà mẹ đăng ký sinh con ở bệnh viện đều sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và đã được siêu âm định kỳ bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn chuyên sâu được đào tạo tại các trường Đại học có uy tín, có trình độ sau đại học và có kinh nghiệm lâm sàng nên chắc chắn 100% kết quả siêu âm thai là không thể sai sót..
- Các bà mẹ đã có kết quả siêu âm xác định chắc chắn chỉ có một thai nên không cần bước kiểm tra trẻ thứ hai nữa.
- Trên thực tế, 95,1% NVYT không thực hiện tốt bước này theo bảng kiểm của Bộ Y tế, nhưng kết quả mổ không có sự sai lệch với kết quả siêu âm và tình trạng sức khỏe của bà mẹ - trẻ sơ sinh vẫn ổn định..
- Tất cả các trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi đều được nằm tiếp xúc da kề da với mẹ sau mổ, sớm nhất là 45 phút, lâu nhất là 85 phút và có 80,3% số trẻ được bú sớm trong vòng giờ đầu.
- Kết quả này cao hơn hẳn so với một số nghiên cứu khác thực hiện CSTY trên các trường hợp sinh thường.
- 5-7 So với nghiên cứu tương tư của Võ Thị Ngọc Diệp⁸ trên cùng đối tượng sinh mổ tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ trong nghiên cứu này cao hơn 10 lần (80,3% so với 8.
- Đây thực sự là một thành công ở điểm nghiên cứu.
- Nếu so với khuyến nghị trẻ được bú sớm trong 90 phút đầu, tỷ lệ TSS được bú sớm trong nghiên cứu này đạt 100%.
- Kết quả này khẳng định là CSTY hoàn toàn có thể thực hiện tốt cho mọi bà mẹ và trẻ sơ sinh trên các ca mổ đẻ..
- Mặc dù việc tuân thủ các bước trong quy.
- trình hầu hết đều đạt tỷ lệ cao nhưng do có một số bước như kiểm tra trẻ thứ 2, cặp rốn đúng vị trí hoặc vuốt máu cuống rốn còn ít được thực hiện, và trong nghiên cứu này điểm cắt đạt của thực hiện quy trình ở mức cao 28/34 điểm, do vậy tỷ lệ các cuộc mổ thực hiện đúng, đủ theo quy trình CSTY đạt 62,3%.
- Nếu đánh giá thực hiện tất cả các nội dung thiết yếu theo khuyến cáo (tiêm oxytocin, lau khô, ủ ấm trẻ, da kề da, kiểm tra và cắt khi dây rốn ngưng đập, cắt rốn chậm một thì, và cho TSS bú sớm) của WHO,² tỷ lệ đạt đúng và đủ các bước trong nghiên cứu này cao hơn nhiều, lên tới 81,1%.
- Các bước chưa làm đúng và đủ có thể khắc phục đơn giản và không ảnh hưởng tới quy trình cơ bản về CSTY theo khuyến cáo của WHO.².
- Có 10/17 các bước sau khi mổ lấy thai được thực hiện đúng và đủ.
- Với tiêu chí đánh giá theo bảng kiểm của Bộ Y tế, tỷ lệ chung tuân thủ đúng và đủ đạt 62,3%.
- Theo tiêu chí CSTY của WHO, tỷ lệ tuân thủ đạt 81,1%.
- Tỷ lệ các bước CSTYquan trọng gồm: lau khô trẻ trong 5 giây (81,1.
- Các bước còn chưa đủ trong CSTY trẻ sơ sinh gồm: lau khô TSS trong 5 giây và quy trình cắt dây rốn chậm..
- Nghiên cứu khuyến nghị tăng cường thực hiện CSTY đối với các ca sinh mổ do tính khả thi và góp phần tăng cứu sống bà mẹ và TSS giúp Quy trình CSTY tại bệnh viện quốc tế có thể điều chỉnh theo hướng đơn giản giúp cán bộ y tế dễ dàng tuân thủ quy trình hơn..
- Quyết định số 6734/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn CSTY bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai.
- vanban/3543/Quyet-dinh-6374QD-BYT-ngay- 15112016-ve-viec-phe-duyet-tai-lieu-huong- dan-chuyen-mon-Cham-soc-thiet-yeu-ba-me- tre-so-sinh-trong-va-ngay-sau-mo-lay-thai..
- Đánh giá việc thực hiện CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau đẻ tại BVĐK tuyến huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2017..
- Đánh giá thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2018.
- Tỉ lệ bà mẹ cho con bú trong 1 giờ đầu sau sanh mổ và các yếu tố liên quan tại BV Hùng Vương năm 2017, Báo cáo đề tài khoa học, BV Hùng Vương