« Home « Kết quả tìm kiếm

tuong duong dich thuat va thuat ngu


Tóm tắt Xem thử

- Tương đương dịch thuật và tương đương thuật ngữ Lê Hoài Ân.
- Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo biên-phiên dịch tại Trường và tại Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Phương Tây, tôi xin nêu lên một vài nét về vấn đề tương đương dịch thuật (TĐDT) nói chung và tương đương thuật ngữ (TĐTN) nói riêng, bởi vì xét cho cùng thì dịch thuật chính là tìm tương đương giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.
- Các quan niệm khác nhau về TĐDT Chung quanh khái niệm “tương đương” xuất hiện rất nhiều các cuộc tranh luận của các nhà ngôn ngữ học.
- Thuật ngữ “tương đương” bắt nguồn từ toán học và lôgíc hình thức, có nghĩa là sự sắp xếp đơn nhất hai chiều của các yếu tố trong một phương trình.
- Cũng theo khuynh hướng trên, trường phái khoa học dịch Leipzig (Đức) đã sử dụng khái niệm tương đương như là một phương trình giữa thông tin vào (Input) và thông tin ra (Output) sau khi chuyển mã trong quá trình giao tiếp giữa các ngôn ngữ.
- Trong đối chiếu phong cách học thì tương đương là quy trình chuyển dịch cái thay thế một tình huống trong ngôn ngữ nguồn thông qua một tình huống tương tự về giao tiếp trong ngôn ngữ đích, như vậy, bên cạnh sự thích ứng còn có sự thay thế những khác biệt văn hoá, xã hội ở cả hai cộng đồng ngôn ngữ.
- Theo Newmark trong “Translation studies: Nghiên cứu dịch thuật, 1986”, tương đương không phải là để chỉ sự bằng nhau/cân đối về nghĩa mà là một quy trình chuyển dịch, ví dụ “tương đương văn hoá”, “tương đương chức năng” và quy trình này được hiểu là những quy tắc chuyển dịch.
- Theo ông, TĐDT (translation equivalence) chỉ có ở những đối tượng tổng hợp ngoài ngôn ngữ (những khác biệt về văn hóa xã hội), rất ít có ở cấp độ danh từ và động từ và không có ở cấp độ văn bản.
- Trong cuốn “Linguistic Theory of Translation: Lý luận dịch thuật, 1965” Catford cho rằng, các TĐDT chỉ trở thành các yếu tố văn bản trao đổi được trong ngôn ngữ nếu chúng hoạt động trong một tình huống tương tự.
- Đây không phải là sự giống nhau về nội dung mà là tương đương tình huống với sự vận hành của các yếu tố văn bản.
- Nida sử dụng khái niệm không thật chuẩn xác trong tiếng Anh là khái niệm “equivalence” có nghĩa là “ý nghĩa tương tự” (similar significance), cho nên không thể dịch bằng cụm từ “tương đương động” được (dynamische Aequivalenze) (E.
- Koller trong “Einfuehrung in die Uebersetzungswissenschaft: Dẫn luận dịch thuật học, 1997” tiếp tục phát triển, mở rộng khái niệm tương đương thành “những yêu cầu tương đương chuẩn mực” ở cấp độ văn bản.
- Theo tác giả, tương đương không phải là yêu cầu tuyệt đối, tương đương chỉ xuất hiện khi tồn tại mối quan hệ chuyển dịch.
- Sự lựa chọn thuật ngữ “tương đương” rất có vấn đề, bởi vì trong tiếng Đức tương đương có nghĩa là chỉ có một sự sắp xếp duy nhất mà thôi, cho nên tương đương (Aequivalenz) tương tự như “đồng trị” (Gleichwertigkeit).
- Từ đó Koller đã đưa ra 5 khung liên hệ và trong 5 khung liên hệ này tồn tại những tương đương tiềm năng có thể khách thể hoá được các đơn vị chuyển dịch cụ thể như từ, câu, văn bản.
- Nói chung, tương đương trong văn học chỉ ra một yêu cầu trừu tượng về tính tương đồng của một số phương diện nhất định trong văn bản gốc và văn bản dịch và mối tương quan giữa toàn bộ văn bản và các đơn vị chuyển dịch.
- Ngược lại, những yếu tố cú pháp để hiện thực hoá “tính đồng trị” được gọi là các tương đương.
- Một số tác giả đưa ra một yêu cầu rất chung chung: “Một bản dịch phải tương đương với nguyên gốc”, một số khác cho rằng: “Tương đương chỉ là một ảo tưởng”.
- Bởi vì những quan điểm trên không có tính thuyết phục, cho nên khái niệm tương đương liên tục thay đổi và người ta đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ khái niệm tương đương như: tính phù hợp (Angemessenheit), tính tương xứng (Adaequatheit), tính đồng trị (Gleichwertigkeit), sự tương hợp (Uebereinstimmung), tương đương nghĩa (sinngemaesse Entsprechung), sự đồng thuận (Korrespondenz) v.v….
- Tóm lại, TĐDT chỉ ra mối quan hệ giữa văn bản nguồn và văn bản đích và mối quan hệ này chỉ có thể được xác định trong một văn bản cụ thể (tức là liên quan đến quá trình chuyển dịch).
- Người ta không thể “dịch một cách tương đương” được, mà một văn bản đích chỉ có thể tương đương với văn bản nguồn.
- Các yếu tố cụ thể ở các cấp độ khác nhau không thể đảm bảo mức độ tương đương như nhau được, bởi vì những dị biệt giữa các ngôn ngữ và các nền văn hoá rất lớn.
- Có thể nói, khái niệm TĐDT là một khái niệm gây nhiều tranh cãi trong giới ngôn ngữ học.
- Thậm chí một số nhà ngôn ngữ học phủ nhận khả năng chuyển dịch tương đương.
- Dịch thuật học cố gắng để tìm ra những tiêu chí đánh giá sự tương đương về hình thức và nội dung giữa các văn bản ở những ngôn ngữ khác nhau.
- Nhiều khi có hiện tượng, các bản dịch rất khác nhau về hình thức nhưng lại đảm bảo được tương đương về nội dung.
- Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi khái niệm tương đương là tâm điểm của các cuộc tranh luận bất phân thắng bại trong dịch thuật học.
- Thậm chí Snell-Hornby còn đề cập đến “ảo tưởng tương đương”.
- Nếu chúng ta giới hạn đối tượng nghiên cứu lại và không so sánh văn bản mà chỉ so sánh các từ và cụm từ trong các ngôn ngữ khác nhau thì cũng không giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến tương đương.
- Ví dụ chúng ta rất khó mà nhận biết được cảm nhận mà một người nói tiếng Đức gắn kết nó với từ “Heimat” (quê hương) có tương đương với những cảm nhận mà một người nói tiếng Việt gắn kết với từ “quê hương”, “tổ quốc” hay không? Xác định được chính xác mức độ tương đương nội dung giữa hai từ là vấn đề vô cùng nan giải, mặc dù Ngôn ngữ học đã đề xuất một loạt những tiêu chí đối chiếu, bởi vì sự so sánh giữa các từ cụ thể trong ngôn ngữ chịu sự chi phối lớn mang nặng tính chủ quan của các nhà từ điển học hoặc các dịch giả.
- Koller trong: Dẫn luận dịch thuật (Einfuehrung in die Uebersetzungswissenschaft, Quelle and Mayer-Wiesbaden, 1997) thì không thể nghiên cứu được vấn đề tương đương với tư cách là mối quan hệ đặc biệt giữa văn bản nguồn và văn bản đích nếu không xem xét các cơ sở lý luận, khả năng và ranh giới của mối quan hệ này.
- Người ta đề cập đến các “yếu tố tương đương”, nào là “các văn bản đích tương đương” và các kiểu loại tương đương khác nhau như tương đương biểu cảm, tương đương hình thức, tương đương động, tương đương chức năng, tương đương giao tiếp, tương đương ngữ dụng, tương đương tác động.
- Koller đã nêu ra 3 quan điểm sau liên quan đến TĐDT: a) TĐDT trước hết chỉ có nghĩa là giữa hai văn bản có một mối quan hệ chuyển dịch.
- Chính vì thế, chúng ta nên dùng khái niệm “quan hệ tương đương”.
- b) Sử dụng khái niệm tương đương xuất phát từ các khung liên hệ của tương đương.
- c) Các đơn vị văn bản, ngôn ngữ khác nhau về loại hình, về tầng bậc và quy mô được gọi là các tương đương ngôn ngữ đích.
- Bằng khái niệm tương đương, ông muốn đề cập đến mối quan hệ chuyển dịch giữa một văn bản trong ngôn ngữ nguồn và một văn bản trong ngôn ngữ đích.
- Kiểu loại quan hệ tương đương được xác định thông qua các khung liên hệ tương đương.
- Tương đương hoặc mối quan hệ tương đương giữa văn bản nguồn và văn bản đích chỉ xuất hiện nếu văn bản đích thực hiện được các yêu cầu nhất định liên quan đến các điều kiện khung này.
- Yêu cầu tương đương được thể hiện theo công thức: “Chất lượng X của văn bản nguồn (chất lượng về nội dung, phong cách, chức năng, thẩm mĩ, v.v.
- cần phải được đảm bảo trong bản dịch trên cơ sở chú ý đến các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở phía người tiếp nhận.
- Các tương đương ở ngôn ngữ đích có liên quan đến các đơn vị chuyển dịch của ngôn ngữ nguồn.
- Giữa các đơn vị ngôn ngữ nguồn và các tương đương ở ngôn ngữ đích có thể tồn tại những điểm tương đồng và dị biệt.
- Năm khung liên hệ sau đóng một vai trò quan trọng khi xác định các kiểu loại TĐDT, đó là các yếu tố ngoài ngôn ngữ.
- các kiểu loại văn bản.
- Tiếp thu các quan điểm trên của các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là của W.
- Koller, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau đây về TĐDT: “TĐDT là mối quan hệ tương ứng giữa các đơn vị dịch thuật của hai văn bản, văn bản nguồn và văn bản đích trên cơ sở chú ý đến các yếu tố ngoài ngôn ngữ, các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở phía người tiếp nhận”.
- Các kiểu tương đương dịch thuật Trên cơ sở năm khung liên hệ liên quan đến TĐDT như các yếu tố ngoài ngôn ngữ.
- Tương đương biểu niệm Tương đương biểu niệm là mối quan hệ tương đương định hướng theo các yếu tố ngoài ngôn ngữ.
- Trong tương đương biểu niệm, người ta lại chia ra thành các tiểu loại.
- Tương đương 1:1 - Tương đương 1: nhiều - Tương đương 1:0 - Tương đương 1:1 phần Tương đương biểu niệm là tương đương đặc trưng cho ngôn ngữ chuyên ngành, đặc biệt là trường hợp tương đương 1:0 là một trường hợp gây rất nhiều tranh cãi và rất nhiều khó khăn cho quá trình dịch chuyên ngành.
- Tương đương biểu thái Chúng tôi vẫn tự hỏi là liệu thuật ngữ “konnotative Aequivalenz” có thể hiểu là “tương đương biểu thái” hay không.
- Từ “biểu thái” có thể hiểu là “biểu thị thái độ” hoặc “biểu thị sắc thái” và khái niệm “konnotative Aequivalenz” có lẽ nên hiểu “tương đương biểu thị sắc thái” thì hợp lý hơn cả.
- Như vậy, tương đương biểu thái là mối quan hệ tương đương định hướng theo các phạm trù như phong cách, địa lý, xã hội v.v… Chính các giá trị biểu thị sắc thái liên quan đến các phạm trù trên làm cho ngôn ngữ trở nên phức tạp hơn nhưng cũng thi vị hơn.
- Nếu chỉ có tương đương biểu niệm thôi thì việc dịch cũng không phải là công việc quá khó khăn.
- Các quy mô biểu thái quan trọng đối với hoạt động dịch bao gồm biểu thái của tầng phong cách, biểu thái của tầng xã hội, biểu thái của tầng địa lý, nguồn gốc, biểu thái của tầng phương tiện, biểu thái tần số, biểu thái đánh giá v.v… Có thể nói rằng, tương đương biểu thái là một hiện thực ngôn ngữ, nó làm cho ngôn ngữ của chúng ta phong phú hơn, huyền ảo hơn nhưng cũng làm cho ngôn ngữ trở nên phức tạp, nhiều hình, nhiều vẻ hơn.
- Trong dịch chuyên ngành khoa học-kỹ thuật, chúng ta không quan tâm đến tương đương biểu thái.
- Tương đương chuẩn mực văn bản Tương đương chuẩn mực văn bản là mối quan hệ định hướng theo các đặc điểm về thể loại văn bản.
- Các văn bản như hợp đồng, hướng dẫn sử dụng, thư giao dịch thương mại, văn bản khoa học tuân thủ một số chuẩn mực ngôn ngữ nhất định (chuẩn mực phong cách) và sự tuân thủ đó trong dịch thuật được gọi là sự thiết lập tương đương chuẩn mực văn bản.
- Các điều kiện của các thể loại văn bản không chỉ điều chỉnh sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ mà còn điều chỉnh cả cấu trúc văn bản.
- van den Breck cho rằng, về mặt nguyên tắc thì dịch không làm thay đổi chức năng ngữ dụng của văn bản mà có lẽ làm thay đổi các đặc điểm phong cách chức năng và khế ước văn bản.
- Tương đương ngữ dụng Tương đương ngữ dụng là mối quan hệ tương đương định hướng theo đối tượng tiếp nhận văn bản dịch.
- Tạo ra tương đương ngữ dụng có nghĩa là “điều chỉnh” bản dịch theo độc giả trong ngôn ngữ đích.
- Chính vì thế mà dịch thuật có nhiệm vụ phân tích các điều kiện giao tiếp có giá trị đối với các văn bản nhất định liên quan đến các nhóm tiếp nhận văn bản dịch và soạn ra các nguyên tắc và quy trình tạo lập tương đương ngữ dụng.
- Khi đó, người dịch phải đặt ra câu hỏi là anh ta được phép hoặc cần phải can thiệp vào văn bản đến mức độ nào khi anh ta “điều chỉnh” văn bản định hướng người tiếp nhận.
- Trong quá trình can thiệp vào văn bản nguồn rất dễ xuất hiện hai thái cực: Đánh giá quá cao hoặc đánh giá quá thấp đối tượng tiếp nhận.
- Nếu đánh giá quá cao đối tượng tiếp nhận, dịch giả sẽ không chú ý đến hiện tượng là độc giả ở ngôn ngữ đích không có những nhận thức và cảm nhận như dịch giả ở cả hai nền văn hoá, văn hoá nguồn và văn hoá đích (có nghĩa là sẽ có hiện tượng người tiếp nhận không hiểu vì chuyển dịch không đủ chi tiết, cụ thể).
- Tương đương hình thức-thẩm mỹ Tương đương hình thức-thẩm mỹ là mối quan hệ tương đương định hướng theo các đặc điểm về hình thức, thẩm mỹ và phong cách cá nhân của ngôn ngữ nguồn.
- Tạo lập mối tương đương hình thức-thẩm mỹ trong văn bản đích có nghĩa là “tạo ra cái tương tự trong thể hiện bản dịch trên cơ sở tận dụng các khả năng thể hiện có sẵn trong ngôn ngữ đích”.
- Reiss miêu tả kiểu loại tương đương này như sau: “Bản dịch định hướng vào đặc điểm riêng của các tác phẩm nghệ thuật và lấy nguyện vọng thể hiện của tác giả làm kim chỉ nam.
- Từ vựng, cú pháp, phong cách và cấu trúc được sử dụng để tạo ra được một ảnh hưởng, tác động thẩm mỹ tương tự trong ngôn ngữ đích đối với nét riêng mang tính biểu cảm trong ngôn ngữ nguồn” (K.
- Vì vậy, khoa học dịch có nhiệm vụ phân tích các khả năng tương đương hình thức-thẩm mỹ về các phạm trù như vần, điệu, đặc biệt là các hình thức diễn đạt phong cách học trong cú pháp và từ vựng v.v.
- Như vậy, các phương tiện thể hiện hình thức thẩm mỹ mang tính chủ đạo đối với các văn bản trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật.
- Trong các văn bản khoa học-kỹ thuật, các phương tiện hình thức-thẩm mỹ chỉ đóng vai trò thứ yếu.
- Một số nhà Việt ngữ học như Nguyễn Hồng Cổn, trên cơ sở tiếp thu các quan điểm về TĐDT của Nida và Taber, của Newman và đặc biệt là các quan điểm của Koller đã phân biệt ra bốn bình diện TĐDT là tương đương ngữ âm, tương đương ngữ pháp, tương đương ngữ nghĩa và tương đương ngữ dụng.
- Sự có mặt hoặc vắng mặt của 4 bình diện TĐDT trên là tiêu chí để tác giả phân chia các kiểu TĐDT thành hai nhóm lớn, đó là tương đương hoàn toàn và tương đương bộ phận (tương đương không hoàn toàn).
- Trong tương đương hoàn toàn phải kể đến hai kiểu là tương đương hoàn toàn tuyệt đối, tức là tương đương trên cả 4 bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng và tương đương hoàn toàn tương đối, tức là tương đương trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
- Tương đương bộ phận được tác giả tiếp tục chia nhỏ thành các tiểu loại như tương đương ngữ pháp-ngữ nghĩa, tương đương ngữ pháp-ngữ dụng, tương đương ngữ nghĩa-ngữ dụng và tương đương thuần ngữ dụng.
- Các kiểu tương đương thuật ngữ Trong lĩnh vực ngôn ngữ chuyên ngành, các cơ sở để so sánh, đối chiếu giữa các ngôn ngữ thuận lợi hơn nhiều, bởi vì trọng tâm nghiên cứu của ngôn ngữ chuyên ngành là các thuật ngữ đã được xác định hoặc có thể xác định được.
- Hai thuật ngữ được coi là tương đương với nhau nếu chúng tương đương với nhau ở tất cả các đặc điểm khái niệm, có nghĩa là chúng giống nhau về biểu niệm.
- Bảng sau tổng hợp các kiểu tương đương thuật ngữ: Bảng 1.
- Các kiểu tương đương thuật ngữ.
- Tương đương biểu niệm hoàn toàn.
- Không tương đương.
- Tương đương biểu niệm hoàn toàn gồm - Tương đương 1:1 - Tương đương 1: nhiều - Tương đương nhiều: nhiều Kiểu tương đương nhiều: nhiều thường xảy ra đối với thuật ngữ của các ngành đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, ví dụ như trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Tiếng Đức.
- Tương đương về mặt nội dung (lượng cắt về nội dung) của các khái niệm lớn đến nỗi hai khái niệm có thể sắp xếp song song với nhau được, ví dụ: Tiếng Anh:.
- Lượng cắt về nội dung giữa hai thuật ngữ ở hai ngôn ngữ quá nhỏ, ví dụ: Tiếng Anh: Informatics và Informatik: tiếng Đức.
- Trong thực tế có các tương đương sau: Computer science (tiếng Anh.
- Trường hợp này có thể coi như là một trường hợp tương đương biểu niệm “thiếu hụt”.
- Không có tương đương biểu niệm Trường hợp này không phải là hiếm trong quá trình đối chiếu ngôn ngữ trong dịch thuật và xây dựng thuật ngữ.
- Về mặt biểu chỉ thì giữa hai khái niệm có nét tương tự, nhưng mặt biểu niệm của chúng lại rất khác nhau, ví dụ: Académicien (tiếng Pháp: Viện sĩ) Akademiker (tiếng Đức: Cử nhân) Các nhà ngôn ngữ học Đức cho rằng: Nếu các khái niệm giữa hai ngôn ngữ mà có sự khác biệt lớn hoặc một khái niệm chỉ có ở trong một ngôn ngữ thì chúng ta có thể có ba phương cách sau đây để biểu thị khái niệm đó trong một ngôn ngữ khác.
- Vay mượn hoặc trực dịch: Vay mượn có nghĩa là tiếp nhận trực tiếp một biểu chỉ, một định danh của một ngôn ngữ khác, thường sử dụng trong trường hợp nội dung khái niệm chuyên ngành có tính chuyên biệt cao trong ngôn ngữ nguồn và chính vì thế mà khó chuyển dịch, ví dụ: Test (bài test), Computer (computer), Know-how (chất xám, tri thức), joint venture (liên doanh) trong tiếng Anh đã được tiếng Đức vay mượn hoàn toàn.
- Dịch “dựa” (trực dịch) có thể làm cho một khái niệm còn xa lạ trong ngôn ngữ đích trở nên dễ hiểu.
- Tạo ra một biểu chỉ trong ngôn ngữ đích: Dựa vào nội dung khái niệm, người ta tạo ra một biểu chỉ/một định danh cho khái niệm đó ở ngôn ngữ đích.
- Tạo ra một tương đương giải thích: Trong thực tế biên dịch và phiên dịch, phương thức “dịch giải nghĩa” một thuật ngữ của ngôn ngữ nguồn không có tương đương trong ngôn ngữ đích được áp dụng thường xuyên.
- Trong giảng dạy tại Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Phương Tây, chúng tôi rất chú trọng đến mảng thuật ngữ và TĐTN, bởi vì trong thực tế dịch thuật, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì dịch thuật đều liên quan đến thuật ngữ.
- Nguyễn Hồng Cổn, Vấn đề tương đương trong dịch thuật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, Hà Nội, 2000..
- Ths., Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Phương Tây, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.