« Home « Kết quả tìm kiếm

Tuyển chọn 5 bài Cảm nhận về nhân vật lão Hạc


Tóm tắt Xem thử

- Cảm nhận về nhân vật lão Hạc.
- Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Lão Hạc.
- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao, đặc biệt là nhân vật lão Hạc Thân bài:.
- Lão Hạc là người cha yêu thương con (qua chi tiết tâm trạng của lão khi con đi đồn điền cao su, lúc lão nhận được thư của con, cực điểm là cái chết của lão).
- Lão Hạc là một người có lòng nhân hậu (qua chi tiết lão đối xử với con chó Vàng, tâm trạng của lão khi lão bán chó).
- Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng (lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của ông giáo, trước khi tự tử đã gửi lại ông giáo chút tiền để lo ma chay).
- khái quát lại cuộc đời và số phận của lão hạc (Lão hạc là một người dân nghèo nhưng tốt bụng, có lòng nhân hậu, tự trọng và yêu thương con.
- Thế nhưng cuộc đời của lão Hạc vô cùng đau khổ, bế tắc, không có lối thoát, cuối cùng phải chọn 1 kết thúc đau khổ).
- Số phận của lão hạc cũng là số phận của biết bao người nông dân khác trong xã hội phong kiến đương thời..
- Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật lão Hạc..
- Văn mẫu Cảm nhận về nhân vật lão Hạc ngắn nhất.
- Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
- Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó.
- Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương.
- Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó.
- Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp.
- Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì.
- Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc.
- Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc..
- Cảm nhận về nhân vật lão Hạc mẫu 2.
- Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến.
- Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su.
- Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con.
- Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, chó khôn.
- Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão.
- Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình….
- Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi.
- Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương.
- để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó….
- Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai.
- Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!.
- Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó.
- Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?.
- Cảm nhận về nhân vật lão Hạc mẫu 3.
- Lão Hạc là một lão nông nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.
- Nhân vật Lão Hạc là nhân vật điển hình, đại diện cho mỗi tầng lớp người nông dân rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nhưng toát lên những vẻ đẹp tâm hồn sáng trong..
- Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm.
- Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
- Lão ngày ngày, vò võ mong mỏi con về, đơn độc, chỉ có con chó Vàng - kỉ vật của con bầu bạn cùng.
- Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối cùng, lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng.
- Để giữ được tấm lòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó.
- Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn.
- Nam Cao đã thông qua cuộc đời của lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng không kém phần chua xót..
- Tuy ở một hoàn cảnh đáng buồn như vậy, nhưng lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.
- Với cậu Vàng – kỉ vật của con trai lão, lão yêu quí nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”.
- lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng, lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí có phần hơn lão… Lão cũng coi nó như một người bạn, ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là một con người.
- Lão đối với một con chó, một loài vật mà ông giáo cho là sinh ra để người ta giết thịt lại nhân hậu, yêu thương đến vậy thì với con người, lão còn đối xử đến như thế nào nữa? Tấm lòng của lão quả thật khiến chúng ta cảm phục..
- Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần.
- Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền.
- Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão? Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con..
- Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.
- Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai.
- Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình.
- Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai..
- Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con.
- Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão: “Của mẹ nó thì nó hưởng”.
- Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai.
- Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.
- hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy.
- Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt.
- Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động..
- Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả.
- Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.
- Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”..
- Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à.
- Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả.
- Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão.
- Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.
- Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão.
- Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng.
- Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão.
- Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng..
- Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch.
- Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đã được thể hiện rất rõ.
- Thông qua cuộc đời bi thảm, nhưng phẩm chất thì sáng trong của lão Hạc, Nam Cao quả đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và chính điều này đã đưa ông lên một vị trí vững chắc trong dòng văn học 1930-1945..
- Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc.
- Đây là một nhân vật điển hình, đại diện cho tầng lớp những người nông dân trong xã hội cũ:.
- Nam Cao đã rất thành công trong cách xây dựng nhân vật.
- Thông qua cái nhìn ông giáo – một nhà trí thức, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề “đôi mắt”: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.
- Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất rõ nét.
- Tâm lý nhân vật lão Hạc được thể hiện qua những hành động, lời nói của lão, nhiều đoạn đối thoại mà như độc thoại.
- Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng nhiều khẩu ngữ, làm câu chuyện chân thực, sinh động, gần gũi với người nông dân..
- Nhân vật lão Hạc quả thật đã để lại trong lòng người đọc ít nhiều suy nghĩ.
- Qua đó cũng thể hiện tài năng, tấm lòng của Nam Cao.
- Phải là một cây bút xuất sắc, một nhà văn thấu hiểu, am tường về người nông dân tới tận cùng, dành cho họ những tình cảm yêu mến, trân trọng cảm thông sâu sắc mới viết nên một truyện ngắn hay như thế.
- Với một nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình