« Home « Kết quả tìm kiếm

Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Chứng minh Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực Ngữ văn 12.
- Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc ta ngàn đời tôn kính, biết ơn là một trong những nhà văn bậc thầy về thể chính luận.
- Trong những áng văn chương đồ sộ mà người để lại, “Tuyên ngôn độc lập” hiện lên như một áng văn chính luận mẫu mực nhất, là kết tinh của giá trị lịch sử, giá trị thời đại và nó trường tồn bất diệt.
- Toàn văn bản Tuyên ngôn độc lập không quá dài mà rất súc tích, cô đọng, hàm ý sâu sa.
- Bản tuyên ngôn độc lập được ra đời vào ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội..
- Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngôn và sau đó, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập..
- Hồ Chí Minh dùng những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không thể chối cãi được để viết nên áng văn chính luận mẫu mực..
- Không chỉ vậy, văn kiện này còn là tấm lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, sự khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam ở Người..
- Mở đầu bản tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo đưa cơ sở lí lẽ về nhân quyền và dân quyền.
- Trước hết Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
- Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được.
- trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
- Hồ Chí Minh đã khéo léo trích dẫn thuyết phục hai bản tuyên ngôn của thực dân Pháp và của đế quốc Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng.
- trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ);.
- “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.
- và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp).
- Nếu thế giới công nhận các quyền cơ bản của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ thì họ cũng sẽ công nhận các quyền ấy với đất nước Việt Nam.
- Bản tuyên ngôn của ta đặt ngang hàng với bản tuyên ngôn của hai nước lớn càng tạo sự thuyết phục mạnh mẽ trong cộng đồng thế giới.
- Người đã chặn đứng âm mưu xâm lược của chúng bằng cách: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Và Người khẳng định chắc nịch: “Đó là lí lẽ không ai có thể chối cãi được”.
- Vậy có nghĩa là nền độc lập của dân tộc ta là có căn cứ chính đáng, sâu sắc.
- Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ không thể đi trái với tổ tiên của họ..
- Để làm nổi bật hơn cho lí lẽ thêm sắc bén và thuyết phục, Người đã vạch trần bộ mặt thối tha của thực dân Pháp với những tội ác khó có thể dung tha cả về 3 mặt: chính trị, kinh tế, xã hội..
- Đầu tiên, về mặt chính trị, “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”.
- Một loạt tội ác của Pháp được liệt kê một cách chân thực dưới ngòi bút sắc bén của Hồ Chí Minh với những lập luận xác đáng, thuyết phục.
- Tiếp đến, về mặt kinh tế, chúng bóc lột sức lao động của người dân, chúng cướp ruộng đất, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí nhằm bào mòn cả thể chất, sức cùng lực kiệt của dân Việt.
- đến nhân dân thế giới, khơi dậy lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu xả thân cứu nước của nhân dân ta..
- Hồ Chí Minh không luận tội mà kết tội trực tiếp những việc làm kinh khủng mà thực dân Pháp đã tạo ra.
- Người đã lột lớp mặt nạ đểu cáng của thực dân Pháp xuống.
- Tự do mà ta giành được thật đáng trân trọng.
- Bản tuyên ngôn gần như chỉ xoáy sâu vào 2 trọng điểm lớn: một là, phủ nhận hoàn toàn quyền liên quan đến thực dân Pháp, hai là khẳng định quyền độc lập và ý thức bảo vệ mãnh liệt quyền độc lập đã giành được ấy: “tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”..
- “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một.
- nước tự do độc lập.
- Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Để đánh đổi được nền độc lập ấy, biết bao nhiêu con người đã phải hi sinh, họ nằm xuống nơi đất khách quê người, họ bỏ tuổi trẻ còn dở dang, họ bỏ cuộc sống êm đềm bên người thân, gia đình, bạn bè, theo tiếng gọi của tổ quốc để chiến đấu, bảo vệ, giữ gìn những cái mà chúng ta đã giành được.
- Người đã khẳng định: “Sự thật đã thành một nước tự do, độc lập” thật tuyệt vời biết bao.
- Trong phần tuyên này, Hồ Chí Minh cũng hết sức thuyết phục khi lồng ghép lập luận, lí lẽ sắc bén, ngòi bút chính luận thâm thúy với những từ ngữ hào hùng, khí thế của thể văn chính luận..
- Có thể thấy rằng, Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Bằng lí lẽ, lập luận sắc bén, giọng văn thay đổi luân chuyển nhịp nhàng, Người vừa vạch ra hàng lọat tội ác tày đình của thực dân Pháp, vừa bày tỏ lòng biết ơn sự hi sinh, tình yêu quê hương sâu sắc của dân tộc Việt Nam đã đúc kết thành một làn sóng mạnh mẽ..
- Tuyên ngôn độc lập như mở ra một trang sử mới cho lịch sử nước nhà, mở đầu cho kỉ nguyên độc lập tự do, là bàn đạp cho Việt Nam hòa mình vào với thế giới.
- Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, những tác phẩm của ông đều mang giá trị sâu sắc của một bài văn chính luận mẫu mực, bởi bác là người viết ra với tư cách là một người luôn ý thức được những bài văn của mình, giá trị của những bài văn bác viết mang đậm giá trị to lớn của những lời tố cáo đanh thép đối với kẻ thù, và bài Tuyên Ngôn độc lập là một bài mang đậm chuẩn mực giá trị trong phong cách viết của bác..
- Tuyên Ngôn độc lập là một bài văn chính luận mẫu mực khi bác luôn ý thức được trong bài là viết ra để cho dân tộc, đây là một bằng chứng thép để tố cáo tội ác của kẻ thù, những năm tháng kháng chiến gian khổ, giờ đây nhân dân Việt Nam đã được những giây phút tự do để có thể mang lại những khoảng không gian hòa bình cho dân tộc Việt Nam.
- Trong bầu không khí trang trọng của tiết trời mùa thu ngày mùng 2 tháng 9 bác đã độc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa..
- Bài văn của Hồ Chí Minh mang đậm tính chất của một bài văn chính luận bởi vì những lý lẽ mà người viết ra rất xác thực, văn phong ngắn gọn và mang đậm giá trị về sự sống và các tính chất cho mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy điều đó qua cách dẫn dắt và nó ăn sâu vào trong tâm trí của mỗi người Việt Nam..
- Trong bài bác xác định rõ đối tượng viết của mình là đồng bào dân tộc, mở đầu bài văn này, bác đã dùng những từ mang đậm tính chất rằng đối tượng ở đây chắc chắn phải là nhân dân: Hỡi đồng bào cả nước, mục đích của bản tuyên ngôn này là tuyên bố lý do, nhưng khi nhìn sâu vào trong bài này chúng ta có thể thấy đối tượng ở đây không chỉ là nhân dân Việt Nam mà còn dành cho nhiều người trên khắp thế giới, khi.
- trong bản tuyên ngôn của Việt Nam cũng chứa đựng những bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp và Mĩ, khi đối với hai cường quốc đầu xỏ này thì việc trích dẫn vào nó mang một ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ..
- Tuyên ngôn dân quyền là nhắc đến việc bình đẳng, bác ái, mỗi người đều có thể thấy rằng việc trích dẫn này có ý nghĩa rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có sự tự do cao và luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.
- Trong bản tuyên ngôn độc lập sự tự do và đề cao tư tưởng nhân dân luôn luôn được chú trọng, những điều đó mang đậm giá trị cốt lõi trong bản tuyên ngôn.
- Nhân dân Việt Nam đã trải qua một thời kì gian nan khi phải đối đầu với những kẻ thù sừng sỏ, và cường quốc, nhưng điều đó không ảnh hưởng lớn đến mỗi người, khi bản tuyên ngôn đã thấm đẫm mà mang giá trị sống mạnh mẽ cho mỗi người..
- Bác đã dẫn chứng ra rất nhiều điều đáng quý và nó nhằm nêu lại những năm tháng đấu tranh gian nan để có thể giành được độc lập tự do cho dân tộc, mỗi chúng ta đều có quyền hành như nhau, và ai ai cũng đều có quyền bình đẳng đúng như trong tuyên ngôn đã khẳng định.
- Ngoài mang ý nghĩa khẳng định nền độc lập của dân tộc thì bản tuyên ngôn cũng mang đậm giá trị tố cáo tội ác của kẻ thù.
- Với những lý lẽ rất thuyết phục nó đã mang đậm giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam, những lời lẽ mang tính đanh thép đó đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi con người..
- Bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam đã mang đậm giá trị nhân văn và tố cáo tội ác của kẻ thù những điều đó để lại cho mỗi người những niềm tin vững chắc về một nền độc lập khi mỗi chúng ta đều có thể làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất.
- Bác Hồ đã khẳng định điều đó qua bản tuyên ngôn độc lập, những giá trị về niềm tin yêu thương và mang đậm giá trị khẳng định một nền độc lập cho dân tộc Việt Nam.
- Bản tuyên ngôn độc lập đã khẳng định được sự đanh thép trong mỗi người, những lời lẽ thuyết phục và mang giá trị đã khẳng định được sự sống còn và mang đậm niềm yêu thương cho mỗi người Việt Nam..
- Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có thể được coi như một bài văn chính luận sâu sắc bởi lý lẽ và văn phong xuất hiện trong tác phẩm này, đậm giá trị và mang nhiều những âm hưởng cao của cuộc sống con người..
- Tuyên ngôn độc lập là một bài văn mang đậm giá trị tố cáo và lý lẽ sâu sắc trong cuộc đời của mỗi người, giá trị của nó không chỉ để lại những nỗi nhớ mong và sự sâu sắc trong tâm hồn của mỗi con người, hạnh phúc nhân dân Việt Nam là có một bài học có giá trị và cốt lõi như của dân tộc Việt Nam.
- Tuyên ngôn độc lập được coi như là một bài học có nhiều giá trị nhất cho mỗi con người, giá trị của nó để lại cho dân tộc mang sự tố cáo mạnh mẽ và sâu sắc nhất trong mỗi con người..
- Mỗi chúng ta đều có thể thấy rằng giá trị của bản tuyên ngôn độc lập để lại cho dân tộc có ý nghĩa to lớn, bản tuyên ngôn độc lập mang đậm giá trị to lớn của dân tộc Việt Nam, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam đều có thể thấy đó là niềm yêu thương và sự tín nhiệm trong toàn thể dân tộc.
- giữa chính trị và tư tưởng cốt lõi của dân tộc, nó đã phản ánh mạnh mẽ và sâu sắc nhất truyền thống của dân tộc Việt Nam..
- Bài văn này được viết lên không chỉ để cung cấp cho con người những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn mang đậm màu sắc về sự tố cáo, và sự cải tạo nhiều yếu tố mạnh mẽ của con người, biết bao nhiêu những hoàn cảnh bất hạnh và những giá trị đó đã cải tạo được sự sống và mang đậm chất nhân văn sâu sắc nhất cho mỗi người..
- Đối tượng của bài văn này được chủ tịch Hồ Chí Minh làm nên một cách rõ ràng và chi tiết nhất, những giá trị đó luôn luôn mang những nền tảng tinh thần, và sự sống còn của đất nước Việt Nam.
- Với việc luôn có trách nhiệm với tinh thần của người cầm bút bác đã khẳng định mạnh mẽ được giá trị về niềm tin, và sự uy nghiêm trong cuộc sống của mỗi con người.
- Và những điều mà bác Hồ khẳng định trong tác phẩm cũng luôn luôn khẳng định được một cách chi tiết và có ý nghĩa nhất: tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền mà không ai có thể xâm phạm được….
- Những điều đó đã mang đậm tư tưởng cốt lõi trong tác phẩm của Hồ Chí Minh, người luôn luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với dân tộc và điều đó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của mỗi con người, nên yêu thương và trân trọng những tư tưởng sống và tinh thần sống mạnh mẽ của dân tộc điều đó làm nên những trang sử sách vẻ vang, và mang đậm giá trị to lớn của cuộc sống này.
- Mỗi chúng ta đều có thể thấy được điều đó qua cách viết khoa học và đậm giá trị của Người, biết yêu thương và luôn là người có trách nhiệm với cây bút của mình..
- Với lối viết khoa học và đậm chất chính luận, bài tuyên Ngôn độc lập đã mang những tư tưởng to lớn cho dân tộc và để lại cho mỗi người những cảm xúc sâu sắc và đáng quý nhất..
- “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được nhận xét là “áng văn chính luận mẫu mực nhất mọi thời đại”.
- Điều đó được thể hiện qua những giá trị nghệ thuật mà bản Tuyên ngôn đem lại..
- Trước hết, “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn..
- Đó là lời khẳng định quyền độc lập của dân tộc cũng như tư thế làm chủ của nhân dân..
- Đó cũng là tiếng nói đại diện cho quốc gia, dân tộc về quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân đối với đất nước..
- Là văn kiện chính trị, lịch sử song “Tuyên ngôn độc lập” không hề khô khan, giáo điều mà vô cùng dễ hấp dẫn, thuyết phục..
- Đầu tiên, Hồ Chí Minh đã xây dựng cho bản Tuyên ngôn một kết cấu lập luận vô cùng chặt chẽ: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và lời tuyên bố độc lập.
- Về cơ sở pháp lý, Người đã không nhắc lại truyền thống vẻ vang của dân tộc như người xưa:.
- “Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập.
- Mà Người đã khéo léo trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp.
- Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của cách mạng Mỹ: “"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
- trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
- Và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.
- và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
- Từ đó Bác đã khẳng định những quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
- của dân tộc Việt Nam..
- Nhưng Người trích dẫn một cách sáng tạo khi nâng từ quyền cá nhân lên dân tộc:.
- “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Cách trích dẫn sáng tạo này đã cho thấy một tầm tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh..
- Sau khi đưa ra cơ sở pháp lý, Bác đã chứng minh bằng cơ sở thực tế với hai luận điểm chính đó là: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đồng thời biểu dương tinh thần đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
- Nếu như Pháp luôn kể công khai hóa và bảo hộ dân tộc Việt Nam, thì nhân danh người dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bác bỏ điều đó.
- Trong tám mươi năm thống trị nước ta chúng đã gây ra bao tội ác tày trời làm đau khổ cho nhân dân ta.
- Pháp bóc lột nhân dân ta trong mọi mặt đời sống từ kinh tế, văn hóa - giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Pháp luôn nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của nước mẹ vĩ đại thì Hồ Chí Minh đã khiến chúng phải rơi vào thế “gậy ông đập lưng ông.
- Như vậy, Bác khẳng định lại đó không phải là công mà là tội.
- Sau đó, Người còn biểu dương tinh thần đấu tranh của nhân dân ta: cùng lúc phá bỏ ba xiềng xích lớn là thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến.
- Cách mạng tháng 8 thành công với thắng lợi vẻ vang đã đem lại nền độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam.
- Từ đó, khẳng định rằng quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi các nước Đồng minh cùng với cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.
- Người khéo léo thuyết phục đồng minh rằng: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.
- các nước đồng minh không chịu công nhận nền độc lập của Việt Nam thì có nghĩa là đồng minh đang phản bội lại chính mình..
- Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập mang dáng vẻ của “bài thơ thần” đã từng vang vọng trên sông như Nguyệt: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:.
- Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.
- Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!” Giọng điệu hùng hồn, lời lẽ quyết đoán đã thể hiện được tinh thần của toàn thể dân tộc Việt Nam..
- Quả thật, “Tuyên ngôn độc lập” chính là một “áng văn chính luận” với những giá trị to lớn về nghệ thuật thể hiện được tài năng lập luận của Hồ Chí Minh.