« Home « Kết quả tìm kiếm

Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi tại khoa cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung ương


Tóm tắt Xem thử

- Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi tại khoa cấp cứu bệnh viện lão khoa trung ương.
- Từ khóa: hội chứng dễ bị tổn thương, người cao tuổi, khoa cấp cứu, Việt Nam..
- Hội chứng dễ bị tổn thương rất phổ biến ở người cao tuổi.
- Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để xác định tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân cao tuổi điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung ương, từ 10/2015 đến 10/2016 trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên.
- Các biến số gồm: Đặc điểm chung và hội chứng dễ bị tổn thương đánh giá theo tiêu chuẩn Fried gồm 5 tiêu chí.
- Tổng số 389 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 79,1 ± 8,9.
- Tỉ lệ bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 68,4%.
- Trong 5 tiêu chí của hội chứng dễ bị tổn thương, tỉ lệ người có tốc độ đi bộ chậm cao nhất chiếm 85,5%.
- Nhóm tuổi ≥80 tuổi có tỉ lệ bị hội chứng dễ bị tổn thương cao nhất với 82,2% (p <.
- Tỉ lệ bệnh nhân tại khoa Cấp cứu mắc hội chứng dễ bị tổn thương khá cao đặc biệt trên nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi.
- Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty) là một hội chứng lão khoa phổ biến, xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng của nhiều hệ.
- 2 Điều này dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho người cao tuổi như bị phụ thuộc nhiều hơn trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, như ngã, khuyết tật, tăng tỷ lệ mắc các bệnh cấp tính, tăng tỷ lệ bệnh nhân điều trị trong khoa hồi sức cấp cứu, phục hồi chậm và không hoàn toàn từ các bệnh cấp tính và tử vong.
- 3 Đặc biệt sự suy giảm chức năng hoạt động là một kết quả bất lợi của hội chứng dễ bị tổn thương và đó đặt một gánh nặng cho người cao tuổi, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và hệ thống chăm sóc sức khỏe.
- Song hành cùng già hóa dân số, số lượng bệnh nhân cao tuổi có tình trạng suy giảm chức năng và các bệnh cấp tính ngày càng gia tăng..
- 5 Do đó các nghiên cứu gần đây tập trung tìm ra công cụ dự đoán, sàng lọc, ngăn chặn những kết quả bất lợi sau khi bệnh nhân phải điều trị tại các đơn vị cấp cứu.
- Theo Stiffler và cộng sự, hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) khá phổ biến ở các bệnh nhân điều trị tại khoa cấp cứu (20%) và có liên quan với suy giảm chức năng ở người cao tuổi.
- 5 Tỷ lệ mắc hội chứng này dao động từ 4,0% đến 59,1%, tùy thuộc vào cộng đồng dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương.
- 6 Các nghiên cứu cũng cho thấy người cao tuổi xuất hiện hội chứng dễ bị tổn thương có nguy cơ cao bị phụ thuộc chức năng hoạt động hàng ngày hơn so với người cao tuổi không có hội chứng này..
- Tại Việt Nam đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào được công bố về hội chứng dễ bị tổn thương trên các bệnh nhân tại khoa cấp cứu.
- Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định lệ hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương..
- Đối tượng.
- Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên điều trị tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung Ương..
- Các bệnh nhân phải có tình trạng tinh thần tỉnh táo, có khả năng nghe và trả lời phỏng vấn..
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu..
- Chống chỉ định vận động và hoạt động thể lực của bác sĩ điều trị cho bệnh nhân (suy hô hấp, nhồi máu cơ tim…)..
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu..
- Thiết kế nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang..
- Cỡ mẫu ước tính là n = 229 bệnh nhân.
- 11 Phương pháp chọn mẫu toàn bộ các bệnh nhân vào khoa Cấp cứu đủ tiêu chuẩn lựa chọn..
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Lão Khoa Trung ương..
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016 (12 tháng)..
- Thông tin về đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, cân nặng, chiều cao..
- Chẩn đoán hội chứng dễ bị tổn thương..
- Chẩn đoán hội chứng dễ bị tổn thương theo tiêu chuẩn Fried sửa đổi:.
- Hội chứng dễ bị tổn thương được đánh giá theo tiêu chuẩn của Fried sửa đổi, bao gồm năm tiêu chí:.
- Nếu đối tượng nghiên cứu đáp ứng một trong hai điều kiện trên thì được tính là một tiêu chí cho hội chứng dễ bị tổn thương..
- Nghiên cứu viên sẽ cho đối tượng nghiên cứu ngồi thẳng, vai khép, cẳng tay để thoải mái, khuỷu tay gập 90 0 so với cẳng tay, hướng dẫn đối tượng nghiên cứu bóp thật mạnh vào tay nắm của máy đo áp lực kế, trong quá trình bóp động viên đối tượng nghiên cứu cố gắng bóp hết sức có thể.
- Nếu cơ lực tay của đối tượng nghiên cứu thấp hơn ngũ phân vị thấp nhất (đã điều chỉnh theo giới và chỉ số khối cơ thể) thì được tính là một tiêu chí trong chẩn đoán hội chứng dễ bị tổn thương..
- Đối tượng nghiên cứu trả lời có tình trạng kiệt sức từ ba ngày trở lên trong một tuần cho một trong hai câu hỏi được tính là một tiêu chí trong chẩn đoán hội chứng dễ bị tổn thương..
- được tính là một tiêu chí cho hội chứng dễ bị tổn thương..
- 8 Những đối tượng nghiên cứu trả lời ‘’Tôi ít khi hoặc không bao giờ làm bất kỳ hoạt động thể chất nào’’ được coi là ít vận động, hoặc không hoạt động thể chất.
- Khi đối tượng nghiên cứu có từ ba trong số năm tiêu chí trở lên thì xác định là có hội chứng dễ bị tổn thương.
- Đối tượng nghiên cứu có từ một đến hai tiêu chí là tiền hội chứng dễ bị tổn thương.
- Đối tượng nghiên cứu không có tiêu chí nào là không có hội chứng dễ bị tổn thương..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích của nghiên cứu và đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu..
- Đảm bảo tính bí mật thông tin nghiên cứu..
- Nghiên cứu nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, không nhằm mục đích nào khác..
- Trong tống số 389 đối tượng nghiên cứu có 183 bệnh nhân nữ chiếm 47% thấp hơn so với 206 bệnh nhân nam chiếm 53%.
- Tỷ lệ nam / nữ = 1,125/ 1.
- 2021 bệnh nhân là 79,1 ± 8,9.
- Chỉ số khối cơ thể trung bình của 389 bệnh nhân tham gia nghiên cứu tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung Ương là .
- Nhóm bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 71,5%.
- Nhóm bệnh nhân có tình trạng quá cân và béo phì chiếm tỷ lệ thấp nhất 10% (Bảng 1)..
- Biến số Số bệnh nhân Tỉ lệ.
- Trong 389 bệnh nhân nghiên cứu có 266 bệnh nhân có Hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 68,4%;.
- 73 bệnh nhân có tiền Hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 18,8% và 50 bệnh nhân không có Hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 12,8% (Biểu đồ 1)..
- Trong 389 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, các tiêu chí thành phần của hội chứng dễ bị tổn thương thì tốc độ đi bộ chậm là thường gặp nhất chiếm 85,5%, mức hoạt động thể lực thấp chiếm 68,9%.
- Trong 389 bệnh nhân nghiên cứu có 266 bệnh nhân có Hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 68,4%.
- 73 bệnh nhân có tiền Hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 18,8% và 50 bệnh nhân không có Hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 12,8%.
- Trong 389 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, các tiêu chí thành phần của hội chứng dễ bị tổn thương thì tốc độ đi bộ chậm là thường gặp nhất chiếm 85,5%, mức hoạt động thể lực thấp chiếm 68,9%.
- Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương tăng dần theo tuổi.
- Nhóm bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên có hội chứng dễ bị tổn thương cao nhất chiếm 82,2%, có mối liên quan mật thiết giữa mức độ của hội chứng dễ bị tổn thương và tuổi (với p <.
- Liên quan giữa các mức độ của hội chứng dễ bị tổn thương và nhóm tuổi (n = 389).
- Trong 389 bệnh nhân nghiên cứu, có 123 bệnh nhân nữ có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 67,2%, ít hơn bệnh nhân nam là 143 chiếm 69,4%.
- Mặt khác số bệnh nhân nữ tiền hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 20,8% lại cao hơn số bệnh nhân nam (17.
- tuy nhiên không có mối liên quan giữa các mức độ hội chứng dễ bị tổn thương và giới (với p >.
- Bảng 2: Liên quan giữa các mức độ của hội chứng dễ bị tổn thương và nhóm tuổi (n=389).
- Các thành phần trong hội chứng dễ bị tổn thương.
- Hội chứng dễ bị tổn thương là một hội chứng lão khoa thường gặp ở người cao tuổi, tỷ lệ này lại càng cao hơn nhiều đặc biệt là đối tượng người cao tuổi đang điều trị tại khoa cấp cứu và điều trị tích cực.
- Để khảo sát Hội chứng dễ bị tổn thương ở đối tượng này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 389 bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, bằng phương pháp mô tả cắt ngang..
- Trong tổng số 389 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có 183 bệnh nhân nữ chiếm 47%, thấp hơn so với 206 bệnh nhân nam chiếm 53%.
- Tỷ lệ nam/nữ = 1,125/1.
- 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ nam và nữ là như nhau trong 389 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi.
- Khác với nghiên cứu của Chang và cộng sự (2011), tại Đài Loan thì 53,8% là nữ và 46,2% là nam, 9 nghiên cứu của Oliveira và cộng sự (2013) có 50,5% là nữ và 49,5% là nam, 10 nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thanh (2015) có bệnh nhân nữ là 56,8%, nam là 43,2%.
- Tuổi trung bình của các bệnh nhân cao tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 79,1 ± 8,9.
- Trong nghiên cứu.
- 9 Một nghiên cưu khác tại Ấn Độ, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là .
- Tác giả Oliveira nghiên cứu tại một Bệnh viện ở Brazil có độ tuổi trung bình là 74,5 ± 6,8.
- 10 Ở nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thanh trên đối tượng điều trị nội khoa tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương thì tuổi trung bình là thấp hơn so với nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
- Nhóm 80 tuổi trở lên cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 40,8% thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi là 54,8%, nhóm 60 đến 69 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 26,7%, còn của chúng tôi là 18%..
- Trong 389 bệnh nhân nghiên cứu có 266 bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 68,4%.
- Có 73 bệnh nhân tiền hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 18,8% và 50 bệnh nhân không có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 12,8%..
- Ghi nhận trên các nghiên cứu ở các quốc gia và đối tượng khác nhau, thì tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương cũng khác nhau rất nhiều từ 4%.
- 6 Trong các đối tượng bệnh nhân nội trú là từ 15 đến 50%.
- Theo Stiffler và cộng sự, hội chứng dễ bị tổn thương khá phổ biến ở các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Cấp cứu (20.
- 12 Trong một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Dublin, Ireland cho thấy tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương là 75% trong số các bệnh nhân điều trị tại Khoa Cấp cứu, giống như nghiên cứu của chúng tôi là 68,4%.
- nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thanh trên đối tượng bệnh nhân điều trị bệnh nội khoa ở người cao tuổi, thì bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương là 35,4%.
- Tiền hội chứng dễ bị tổn thương là 40,1% và không có hội chứng này là 24,5%.
- 11 Như vậy tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ khá cao là 68,4%, sự khác biệt này có thể là đối tượng của chúng tôi là những bệnh nhân chiếm quá nửa là trên 80 tuổi, đang mắc một bệnh cấp tính cần chăm sóc đặc biệt tại Khoa Cấp cứu – Điều trị tích cực và có chỉ số đa bệnh lý Charlson cao như trong nghiên cứu này..
- Nhóm bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên có hội chứng dễ bị tổn thương cao nhất chiếm 82,2%, tiếp theo là nhóm từ 70 - 79 tuổi chiếm 65,1% và nhóm 60 – 69 tuổi chiếm 31,4%.
- Còn ở tiền hội chứng dễ bị tổn thương thì lại ngược lại, tuổi càng cao thì tỷ lệ bị tiền hội chứng này càng giảm.
- Có lẽ một phần lớn số bệnh nhân trong nhóm này đã chuyển sang nhóm bị hội chứng dễ bị tổn thương.
- Trong nhóm không bị hội chứng dễ bị tổn thương thì tỷ lệ nghịch so với nhóm tuổi..
- Có liên quan mật thiết giữa mức độ của hội chứng dễ bị tổn thương với sự gia tăng của tuổi (với p <.
- Nghiên cứu của chúng tôi cũng giống như những nghiên cứu khác, của Reis và cộng sự, 13 của Mello, 14 của Nguyễn Xuân Thanh cùng quan điểm sự xuất hiện của hội chứng dễ bị tổn thương liên quan mật thiết với sự gia tăng theo tuổi, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi..
- Do vậy cần sàng lọc thường quy hội chứng dễ bị tổn thương trên người cao tuổi điều trị tại khoa cấp cứu..
- Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty) và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương