« Home « Kết quả tìm kiếm

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN


Tóm tắt Xem thử

- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN.
- Ứng dụng công nghệ thông tin cho đánh giá đất đai cấp Huyện được thực hiện tại huyện Mỹ Tú nhằm mục tiêu đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm đánh giá đất đai tự động (ALES) trong quản lý tài nguyên đất đai từ đó phát triển nông nghiệp bền vững.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, ứng dụng phần mềm ALES kết hợp với phần mềm PRIMER trong đánh giá đất đai đã chọn ra được các vùng thích nghi theo từng điều kiện tự nhiên bao gồm các kiểu sử dụng đất khác nhau.
- Sử dụng tính năng phân nhóm theo mức độ tương đồng của các đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) cho từng kiểu sử dụng theo từng mục tiêu của phần mềm PRIMER và phần mềm IDRISI thông qua modul ALIDRIS để tạo ra các bản đồ thích nghi cho từng kiểu sử dụng đất.
- Kết quả đánh giá tổng hợp theo nhiều mục tiêu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường đã chọn ra cho Huyện các kiểu sử dụng đất có tính thích nghi theo thứ tự ưu tiên như sau: Chuyên màu, cây ăn trái, hai lúa - màu và lúa 3 vụ, chuyên mía và lúa-tôm.
- Từ kết quả thu được cho thấy phần mềm ALES kết hợp với PRIMER có thể ứng dụng trong đánh giá đất đai một cách tổng hợp bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi và có hiệu quả đáp ứng được cho từng mục đích sử dụng đất khác nhau trong quy hoạch sử dụng đất đai bền vững..
- Đánh giá đất đai ngày nay đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, dựa trên nền tảng đánh giá đất đai của FAO (1976).
- Đánh giá đất đai là sự so sánh dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai (Lê Quang Trí, 2004).
- Đánh giá đất đai là một cơ sở then chốt quan trọng trong việc sử dụng đất cho cây trồng.
- Kết quả của đánh giá đất đai cho biết những thông tin về loại đất và điều kiện tự nhiên khác nhau (đơn vị bản đồ đất đai) cho việc lựa chọn kiểu sử dụng đất đai (Huizing, 1992).
- Vấn đề nghiên cứu về đánh giá đất đai không chỉ chú ý phần điều kiện môi trường tự nhiên mà người ta quan tâm nhiều hơn về lĩnh vực kinh tế để đáp ứng yêu cầu về xã hội của người sử dụng đất.
- Ngoài ra, khả năng thích nghi đất đai cho một kiểu sử dụng nào đó thì cũng phải xác định cả về tính khả thi về mặt kinh tế xã hội lẫn môi trường sinh thái (Roãn Ngọc Chiến, 2001).
- Phần mềm đánh giá đất đai tự động ALES (Automated Land Evaluation System, version 4.65 được xây dựng bởi Rossiter, D.G.
- ALES kết nối với IDRISI qua modul ALIRISI và phần mềm PRIMER cho kết quả một cách nhanh chóng, chính xác, khoa học giúp cho việc đánh giá đất đai hiệu quả và dễ dàng thay đổi phương án lựa chọn cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Nhưng chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc dữ liệu raster của bản đồ đơn vị đất đai để kết nối với chương trình ALES (Ronald Eastman J, 1997).
- “Ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá thích nghi đất đai cấp huyện” được thực hiện nhằm đưa ra quy trình khả năng ứng dụng của phần mềm ALES, PRIMER, và IDRISI kết hợp với nhau trong đánh giá thích nghi đất đai cấp huyện..
- Xác định được mối quan hệ giữa đánh giá đất đai định tính và định lượng làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững..
- Xây dựng bảng phân cấp thích nghi về kinh tế: Hiệu quả đồng vốn, lợi nhuận/ha..
- Bước 4: Nhập số liệu vào phần mềm ALES: Nhập số liệu vào phần mềm ALES để đánh giá thích nghi tự nhiên hiện tại, thích nghi kinh tế về lợi nhuận, thích nghi kinh tế về hiệu quả hiệu quả đồng vốn.
- Bứớc 5: Phân vùng thích nghi bằng phần mềm PRIMER: Dựa vào kết quả tổng hợp thích nghi đất đai về mặt tự nhiên, kinh tế tiến hành phân vùng thích nghi cho các đơn vị bản đồ đất đai bằng chức năng CLUSTER của phần mềm PRIMER..
- Bước 6: Kết nối ALES và IDRISI qua modul ALIDRIS: Dựa vào tính năng phân nhóm theo mức độ tương đồng của các đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) cho từng kiểu sử dụng theo từng mục tiêu của phần mềm PRIMER và qua modul ALIDRIS của phần mềm IDRISI để tạo các bản đồ thích nghi cho từng kiểu sử dụng đất.
- Phân vùng thích nghi đất đai theo hướng tự nhiên và kinh tế.
- Chọn lọc các kiểu sử đụng đất đai có triển vọng - Phân cấp yếu tố thích nghi về tự nhiên, kinh tế cho.
- các kiểu sử dụng đất đai….
- Kết quả phân hạng thích nghi đất đai về tự nhiên và kinh tế cho từng kiểu sử dụng.
- Chọn lọc, đề xuất kiểu sử dụng đất đai cho từng huyện.
- Bản đồ thích nghi đất đai cho từng kiểu sử.
- Bản đồ phân vùng thích nghi về tự nhiên.
- để tạo ra những bản đồ thích nghi như: Thích nghi tự nhiên hiện tại, thích nghi kinh tế theo lợi nhuận, thích nghi kinh tế theo hiệu quả đồng vốn cho các kiểu sử dụng đất đai..
- 3.1 Kết quả đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên và kinh tế bằng phần mềm ALES huyện Mỹ Tú.
- Qua quá trình tiến hành điều tra, phỏng vấn cho được các kiểu sử dụng đất đai phổ biến ở thời điểm hiện tại của huyện Mỹ Tú: LUT 1: Lúa 3 vụ (Đông Xuân- Hè Thu- Thu Đông).
- Hình 2: Kết quả đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên và các yếu tố giới hạn huyện Mỹ Tú.
- Từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai bằng phần mềm ALES cho kết quả như Hình 2.
- Trong đó các giá trị tương ứng với các cấp thích nghi như sau: giá trị 1 là thích S1.
- giá trị 2 là thích nghi S2.
- giá trị 3 là thích nghi S3.
- giá trị 4 là không thích nghi.
- Bên cạnh đó đánh giá thích nghi bằng phần mềm ALES biết được các yếu tố giới hạn của từng đơn vị đất đai của từng kiểu sử dụng.
- Hình 3: Kết quả đánh giá thích nghi lợi nhuận huyện Mỹ Tú.
- Kết quả đánh giá thích nghi đất đai kinh tế có mối liên hệ với kết quả của đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên.
- Kết quả đánh giá thích nghi kinh tế về lợi nhuận được trình bày trong Hình 3.
- Các giá trị n1 tương ứng là không thích nghi ở thời điểm.
- hiện tại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giới hạn được trong đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên.
- Giá trị n2 tương ứng là không thích nghi vĩnh viễn do không thích nghi về mặt đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên..
- Hình 4: Kết quả đánh giá thích nghi hiệu quả sử dụng đồng vốn huyện Mỹ Tú.
- Tương tự như kết quả đánh giá thích nghi kinh tế về lợi nhuận, qua Hình 4 là kết quả đánh giá thích nghi kinh tế về hiệu quả đồng vốn của các kiểu sử dụng.
- Các giá trị n1 tương ứng là không thích nghi ở thời điểm hiện tại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giới hạn được nêu trong đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên.
- 3.2 Ứng dụng phần mềm PRIMER phân vùng thích nghi đất đai về tự nhiên và kinh tế cho huyện Mỹ Tú.
- Sử dụng chức năng phân nhóm CLUSTER của PRIMER các đơn vị bản đồ đất đai được gom nhóm theo mức độ tương quan % từ thấp đến cao (Hình 5)..
- Hình 5: Phân nhóm thích nghi kết hợp tự nhiên, kinh tế của các kiểu sử dụng huyện Mỹ Tú.
- Qua đó phân ra những vùng thích nghi về tự nhiên, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (Bảng 1)..
- Bảng 1: Kết quả phân vùng thích nghi kết hợp tự nhiên, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn của các kiểu sử dụng huyện Mỹ Tú.
- vùng Đơn vị đất đai Kiểu sử dụng thích nghi Diện tích vùng (ha) Tự nhiên Lợi nhuận HQSDĐV.
- Qua bảng tổng hợp phân vùng thích nghi tự nhiên cho huyện ở Bảng 1 kết nối với phần mềm IDRISI cho ra được bản đồ thích nghi đất đai về mặt tự nhiên, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cho tất cả các LUT (Hình 6)..
- Hình 6: Bản đồ phân vùng thích nghi kết hợp giữa tự nhiên – kinh tế của các kiểu sử dụng huyện Mỹ Tú.
- Thích nghi về tự nhiên và kinh tế cho LUT 1, LUT 2, LUT 3, LUT 5, LUT 6.
- Không thích nghi về tự nhiên và kinh tế cho LUT 4..
- Vùng IIA: Thích nghi về tự nhiên và kinh tế cho LUT 1, LUT 2.
- Kém thích nghi về tự nhiên nhưng thích nghi về kinh tế cho LUT 6.
- Từ thích nghi kém đến không thích nghi tự nhiên và kinh tế cho LUT 3, LUT 4, LUT 5..
- Vùng IIB: Thích nghi tự nhiên và kinh tế cho LUT 1, LUT 2, LUT 4.
- Kém thích nghi về tự nhiên nhưng thích nghi về mặt kinh tế cho LUT 5, LUT 6.
- Không thích nghi về tự nhiên và kinh tế cho LUT 3..
- Thích nghi tự nhiên và kinh tế cho LUT 1, LUT 2.
- Kém thích nghi về tự nhiên nhưng thích nghi về kinh tế cho LUT 5, LUT 6.
- Từ thích nghi kém đến không thích nghi về tự nhiên và kinh tế cho LUT 3, LUT 4..
- Thích nghi tự nhiên và kinh tế cho LUT 4.
- Kém thích nghi về mặt tự nhiên nhưng thích nghi về mặt kinh tế cho LUT 5, LUT 6.
- Kém thích nghi về mặt tự nhiên và lợi nhuận nhưng thích nghi về hiệu quả đồng vốn cho LUT 2.
- Từ thích nghi kém đến không thích nghi tự nhiên và kinh tế cho LUT 1, LUT 3..
- Kém thích nghi tự nhiên nhưng thích nghi kinh tế cho LUT 5, LUT 6.
- Kém thích nghi tự nhiên và lợi nhuận nhưng.
- thích nghi hiệu quả đồng vốn cho LUT 2.
- Từ thích nghi kém đến không thích nghi tự nhiên và kinh tế cho LUT 1, LUT 3, LUT 4..
- Vùng VIA: Kém thích nghi tự nhiên và lợi nhuận nhưng thích nghi hiệu quả đồng vốn cho LUT 2.
- Từ thích nghi kém đến không thích nghi tự nhiên và kinh tế cho LUT 1, LUT 3, LUT 4, LUT 5, LUT 6..
- Vùng VIB: Không thích nghi tự nhiên và kinh tế cho tất cả các LUT.
- Đánh giá chung.
- Kết quả nghiên cứu xây dựng được quy trình ứng dụng các phần mềm trong đánh giá đất đai tự nhiên và kinh tế (Hình 7)..
- Thông qua kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên và kinh tế với sự áp dụng của công cụ ALES, kết quả phân vùng thích nghi tự nhiên, kinh tế, kết hợp tự nhiên kinh tế của phần mềm PRIMER và kết quả đánh giá số liệu điều tra nông hộ ở huyện Mỹ Tú cho thấy:.
- Phần mềm ALES giúp cho kết quả đánh giá đất đai nhanh chóng hơn.
- Kết hợp giữa đánh giá thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế cho thấy được các kiểu sử dụng có triển vọng góp phần phục vụ cho công tác quy hoạch nhanh chóng tiện lợi hơn..
- PRIMER có thể phân nhóm các đơn vị đất đai và cho ra các kết quả phân vùng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất đai một cánh nhanh chóng, chính xác cho từng đơn vị đất đai và có thể sắp xếp theo thứ tự khả năng thích nghi của các nhóm vùng từ thích nghi cao nhất đến không thích nghi.
- So với chồng lắp bản đồ thích nghi từ kết quả đánh giá thích nghi ALES thì phân vùng PRIMER từ bảng kết quả đánh giá ALES sẽ cho ra kết quả phân vùng tổng quát hơn..
- Đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức về đánh giá đất đai và GIS - Cả ALES và PRIMER không truy xuất được bản đồ.
- Vì vậy cần phải có phần mềm IDRISI để kết nối ALES và PRIMER để tạo ra được các bản đồ phân cấp thích nghi cho từng kiểu sử dụng và bản đồ phân vùng phân vùng thích nghi..
- Hình 7: Quy trình kết nối ALES, PRIMER và IDRISI cho đánh giá đất đai cấp huyện.
- Phần mềm ALES phù hợp cho đánh giá đất đai, đồng thời thông qua modul ALIDRIS kết nối với GIS bằng phần mềm IDRIS truy xuất bản đồ phân hạng thích nghi đất đai một cách nhanh chóng..
- Kiểu sử dụng đất đai.
- Kết quả đánh giá.
- Thích nghi tự nhiên - Thích nghi kinh tế.
- Bản đồ thích nghi cho các kiểu sử dụng đất.
- Bản đồ thích nghi đất đai tự nhiên và kinh tế Đặc tính đất đai.
- Thông số kinh tế.
- Kiểu sử dụng đất đai Yêu cầu sử dụng đất đai.
- Bản đồ phân vùng thích nghi.
- Đánh giá thích nghi tự nhiên là cơ sở cho đánh giá thích nghi kinh tế.
- Kết hợp giữa đánh giá thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế giúp cho nhà lãnh đạo dễ dàng chọn lựa các kiểu sử dụng đất đai thích hợp cả về tự nhiên và kinh tế trong điều kiện thực tế luôn biến động một cách nhanh chóng và chính xác..
- Qua kết quả phân vùng thích nghi các đơn vị đất đai thích nghi cho nhiều kiểu sử dụng về mặt tự nhiên, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn trên cơ sở của sự đồng dạng về khả năng thích nghi cho thấy chức năng phân nhóm tổng hợp có thứ bậc (CLUSTER) của phần mềm PRIMER đã đáp ứng rất hiệu quả..
- Roãn Ngọc Chiến (2001), Đánh giá đất đai cho việc sử dụng đất đai đa mục tiêu trong phát triển kinh tế xã hội ở xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Luận án Thạc sĩ khoa học ngành Nông học, Khoa Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ.