« Home « Kết quả tìm kiếm

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CANH TÁC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ĐA MỤC TIÊU 02 CẤP XÃ VÀ HUYỆN LÀM CƠ SỞ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CANH TÁC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI.
- ĐA MỤC TIÊU 02 CẤP XÃ VÀ HUYỆN LÀM CƠ SỞ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG.
- Ứng dụng công nghệ thông tin cũng như khả năng nối kết các công cụ này lại với nhau thành một qui trình chung cho 02 cấp Huyện và cấp Xã để hỗ trợ toàn diện cho công tác qui hoạch sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai và xây dựng thành một qui trình mang tính tổng hợp.
- Qua kết quả nghiên cứu đã xây dựng một quy trình tổng hợp xác định được các yếu tố về thích nghi tự nhiên trên nền tảng các đặc tính đất đai kết hợp với việc phân tích tiềm năng về kinh tế xã hội của các kiểu sử dụng đất đai, phân tích hệ thông canh tác từ đó đưa ra được các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng đáp ứng được các mục tiêu và được phân tích các yếu tố giới hạn cũng như mục tiêu phát triển theo các ràng buộc để thấy được khả năng của các kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
- Có 8 đơn vị đất đai ở xã Phong Phú và 94 đơn vị đất đai ở huyện Tam Bình được xác định cho đánh giá đất đai tự nhiên.
- Đề tài ứng dụng có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có thể đưa ra những đính hướng sử dụng đất đai dài hạn, phù hợp với đặc thù của từng vùng.
- Giúp cho các nhà quy hoạch sử dụng đất đai đưa ra các phương án và giải pháp đáp ứng với mục tiêu đề ra trong tương lai một cách phù hợp..
- Từ khóa: quy hoạch sử dụng đất đai, hệ thống sử dụng đất đai, đánh giá đất đai, bền vững.
- Để phục vụ cho việc sản xuất người dân nhằm tận dụng một cách tốt nhất, khai thác mọi tiềm năng của đất để sản xuất, phục vụ nhu cầu của con người về sử dụng đất đai.
- Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao có thể chọn lựa sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hiệu quả và hợp lý nhất bên cạnh việc bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
- Hiện nay, có nhiều phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai khác nhau đã được sử dụng nhằm hỗ trợ cho những quyết định quy hoạch.
- Nhưng trong thời gian gần đây việc thay đổi sử dụng đất diễn biến phức tạp nên người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất với mục tiêu đem lại thu nhập trước mặt nhưng chưa nghĩ đến những tác động về sau.
- Do đó, đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng quy trình phân tích hệ thống canh tác và đánh giá đất đai đa mục tiêu ở cấp Xã và Huyện làm cơ sở cho qui hoạch sử dụng đất đai bền vững” được thực hiện..
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và các bản đồ đơn tính: đất (độ sâu phèn tiềm tàng, phèn hoạt động, độ dày tầng mặt), nước (khả năng tưới), hiện trạng sử dụng đất đai..
- Tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây và các phương pháp hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng trong đề tài.
- tài liệu về quy trình đánh giá đất đai, phương pháp đánh giá đa mục tiêu, phân vùng sử dụng đất đai..
- 2.2 Đánh giá tiềm năng đất đai 2.2.1 Đánh giá về mặt tự nhiên.
- Xác định các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng, các yêu cầu sử dụng đất đai cùng với các yếu tố giới hạn có ảnh hưởng, thành lập bản phân cấp các yếu tố của từng kiểu sử dụng đất đai, đối chiếu và phân vùng thích nghi đất đai..
- 2.2.2 Đánh giá về mặt kinh tế-xã hội.
- Xác định các yếu tố nào quyết định đối với sự thay đổi kiểu sử dụng đất đai..
- Phỏng vấn nông hộ: Điều tra phỏng vấn nông dân, thu thập các số liệu về kinh tế-xã hội của các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc như: lịch thời vụ, chi phí đầu tư (phân bón, giống, thuốc trừ sâu, khác), năng suất, kỹ thuật áp dụng, phong tục tập quán, tín dụng, giá cả thị trường và các thông tin về môi trường: mức độ giảm nguồn tôm cá, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước..
- Ngoài ra, các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng lên từng hệ thống sử dụng đất đai khác nhau..
- 2.2.3 Đánh giá đất đai theo các mục tiêu kinh tế-xã hội và môi trường bền vững Các chỉ tiêu của mục tiêu xã hội và môi trường được đánh giá bằng phương pháp định tính (xác định điểm bằng thang đánh giá 5 cấp) và được chuyển đổi từ định tính sang định lượng..
- Phương pháp tính tổng trọng điểm của từng kiểu sử dụng đất đai 2.2.4 Phân tích hệ thống canh tác và đánh giá đất đai tổng hợp.
- Sử dụng các phần mềm RESTORE và ECOPATH đánh giá cấp nông hộ như sau:.
- Phương pháp sử dụng phần mềm ECOPATH.
- Số liệu thu thập hàng tuần gồm diện tích nông hộ với các đơn vị sử dụng đất như:.
- Tái sử dụng tài nguyên nông hộ là số dòng chảy tài nguyên sinh học từ thành phần sản xuất này đến thành phần sản xuất khác trong nông hộ;.
- Đa dạng loài: số loài cây con được nông hộ quản lý và sử dụng..
- Sử dụng phương pháp liên kết tổng hợp với sự hổ trợ của các phần mềm (GIS) để xây dựng quy trình kết nối giữa phân tích hệ thống canh tác và phân vùng thích nghi đa mục tiêu cho từng cấp khác nhau..
- Hiện trạng sử dụng đất Hệ thống canh tác.
- Đặc điểm nông hộ - Sử dụng PRIMER phân nhóm nông dân - Mô hình canh tác - RESTORE đánh giá bền vững.
- ECOPATH đánh giá sinh thái.
- Bản đồ đơn vị đất đai.
- Chất lượng đất đai.
- Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai.
- Mô tả kiểu sử dụng đất đai.
- Yêu cầu sử dụng đất đai.
- Phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên Phân vùng thích nghi đất đai tự nhiên Chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích nghi cho từng.
- vùng Đặc tính đất đai.
- ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI.
- ĐẤT ĐAI - Sử dụng MAPINFO và IDRISI để xây dựng các bản đồ đơn tính - Bản đồ đơn vị đất đai.
- Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai - Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai.
- Sử dụng DEFINIT lượng hóa các chỉ tiêu: định lượng và định tính - Xác định thứ tự trọng điểm cho từng mục tiêu.
- PHÂN VÙNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI THEO MỤC TIÊU.
- QUY HỌACH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO MỤC TIÊU Đối chiếu.
- Trong nghiên cứu này, thì phần đánh giá khả năng thích nghi đất đai tự nhiên theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO, (1976) bao gồm các bước như sau: (1) Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai từ khảo sát điều kiện tự nhiên với các đặc trưng của đất đai.
- (2) Chọn lọc và mô tả các kiểu sử dụng đất đai.
- (3) Xác định các chất lượng đất đai có ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng.
- (4) Xác định các yêu cầu sinh thái cho các kiểu sử dụng đất đai.
- (5) Tiến trình đối chiếu để đánh giá tính thích nghi các đơn vị đất đai khác nhau của các kiểu sử dụng đã chọn lọc.
- Phân loại thích nghi đất đai trên cơ sở điều kiện tự nhiên..
- Trong phần đánh giá sự tác động của các yếu tố về kinh tế-xã hội, các tiêu chuẩn về kinh tế-xã hội đã được sử dụng để đánh giá.
- Sử dụng công cụ đánh giá đa mục tiêu MCE (Multi-Choice Evalúation) để giải quyết được các mâu thuẫn trong sử dụng đất đai, xác định mức độ hiệu quả và thích nghi về kinh tế-xã hội của các kiểu sử dụng đất đai..
- Trong phần đánh giá về môi trường, sự tác động về môi trường của các kiểu sử dụng đất đai dựa trên các tiêu chuẩn như: sự đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước từ các chất thải nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất.
- 3.1 Điều kiện tự nhiên và đơn vị bản đồ đất đai.
- Qua kết quả điều tra, khảo sát và kết quả tổng hợp các bản đồ đơn tính của các đặc tính đất đai thông qua việc xử lý, chồng lắp các bản đồ đơn tính bằng kỹ thuật GIS (cụ thể phần mềm MAPINFO và IDRISI) cho thấy xã Song Phú có 8 đơn vị đất đai và huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long gồm 94 đơn vị đất đai được phân lập được trình bày qua hình:.
- Hình 2: Bản đồ đơn vị đất đai xã Song Phú, huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
- Hình 3: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
- Kết quả sử dụng mô hình Ecopath tính toán ra được phần lớn chỉ số sinh thái nông nghiệp được trình bày trong Bảng 1..
- 3.3 Kết quả đánh giá thích nghi đất đai vùng nghiên cứu.
- Nhìn chung cho thấy với cấp xã việc đề xuất phân vùng thích nghi sản xuất tương đối đơn giản và phù hợp hơn với kết quả phân hạng thích nghi đất đai, đối với cấp Huyện do địa bàn rộng hơn và đa dạng hơn về mặt sử dụng đất đai và có tầm nhìn xa hơn nên chỉ dựa vào kết quả của phân vùng thích nghi hay phân vùng sản xuất chưa đủ thuyết phục và đủ cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai.
- Hình 7: Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai xã Song Phú huyện Tam Bình.
- Đặc tính đất đai.
- Đơn vị bản đồ đất đai 8 đơn vị 94 đơn vị.
- Kiểu sử dụng đất đai có triển vọng.
- LUT3: 2 lúa + màu LUT4 : Lúa + 2 màu LUT5 : Chuyên màu LUT6 : Cây ăn trái Phân vùng thích nghi đất đai - 3 vùng thích nghi - 6 vùng thích nghi Phân vùng sản xuất - Giống vùng thích nghi - 4 vùng sản xuất.
- 3.4 Đánh giá đa mục tiêu cho các kiểu sử dụng đất đai cấp Huyện và Xã.
- Bảng 4: Tổng hợp điểm đánh giá chung về kinh tế-xã hội-môi trường của các kiểu sử dụng đất đai tại xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long..
- Qua Bảng 4 cho thấy: Cơ cấu 02 lúa-cá là kiểu sử dụng ưu tiên hàng đầu với kết quả đánh giá là cao nhất: 27,70, kế đến là cơ cấu chuyên màu có giá trị tổng tương đối cao 26,23 và tiếp theo là 03 vụ lúa có giá trị thấp hơn 23,21.
- Hình 9: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất đai xã Song Phú, huyện Tam Bình-tỉnh Vĩnh Long.
- Kết quả tổng hợp điểm và chuẩn hóa điểm tất cả các mục tiêu của các kiểu sử dụng đất đai được trình bày trong Bảng 5..
- Bảng 5: Kết quả chuẩn hóa tổng hợp điểm tất cả các mục tiêu của các kiểu sử dụng đất đai ở huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
- Kết quả so sánh, đánh giá giữa các nhóm sử dụng đất.
- 3.5 Đề xuất mô hình trên cơ sở so sánh giữa kết quả đánh giá đất đai về mặt tự nhiên và đánh giá đa mục tiêu.
- Bằng phương pháp tổng trọng điểm, điểm số của các kiểu sử dụng đối với 4 mục tiêu được tổng hợp được như sau: Cơ cấu chuyên cây ăn trái đạt điểm số cao nhất.
- Hình 10: Bản đồ phân vùng đề xuất các kiểu sử dụng đất đai trên kết quả đánh giá đất đai tự nhiên và đa mục tiêu, Huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
- Bảng 6: Chú dẫn đề xuất kiểu sử dụng đất đai theo thứ tự ưu trên các vùng sản xuất cho huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ cấu đề xuất cho những kiểu sử dụng có mức độ đầu tư trung bình hằng năm thấp.
- Cơ cấu đề xuất cho những kiểu sử dụng có mức độ đầu tư trung bình cao hoặc mức độ đầu tư ban đầu cao..
- Việc đánh giá này được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm IDRISI (modul MCE) từ kết quả đánh giá tổng hợp này ta đề xuất những kiểu sử dụng phù hợp với điều kiện và mục tiêu của địa phương.
- Đây là một nền tảng hết sức quan trọng để tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai cho toàn huyện..
- Sự ứng dụng của kỹ thuật GIS đặc biệt là sự hổ trợ của phần mềm IDRISI đã góp phần hoàn thành việc đánh giá tổng hợp đất đai huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý, khoa học..
- Ứng dụng phương pháp đánh giá tổng hợp đất đai này để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cấp huyện trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết..
- Tuy nhiên cần nâng cao ứng dụng kỹ thuật GIS trong quá trình đánh giá, quy hoạch sử dụng đất đai.
- Cần nghiên cứu, thiết lập một phương pháp đánh giá tổng hợp đất đai hoàn chỉnh bằng kỹ thuật GIS trên các quy mô diện tích khác nhau và trên các vùng sinh thái khác nhau..
- Áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976) để đánh giá đất đai và phân vùng thích nghi đất đai theo tự nhiên ở xã Song Phú và huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cho thấy có sự khác biệt nhau về số lượng đơn vị bản đồ đất đai (xã Song Phú 8 và Tam Bình 94) và các đặc tính đất đai.
- Thực hiện đánh giá đất đai về mặt tự nhiên (theo quy trình của FAO, có sự hổ trợ của phần mềm IDRISI) huyện Tam Bình được chia ra thành 94 đơn vị đất đai và được sử dụng để đánh giá khả năng thích nghi cho 6 kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc: 3 lúa (LUT1), 2 lúa - cá (LUT2).
- Kết quả đánh giá thích nghi đã phân chia thành 4 vùng sản xuất mỗi vùng có một khả năng thích nghi khác nhau cho các kiểu sử dụng.
- Ứng dụng phương pháp đánh giá tổng hợp đất đai để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cấp huyện và xã.
- Nâng cao ứng dụng kỹ thuật GIS trong quá trình đánh giá, quy hoạch sử dụng đất đai.
- Cần nghiên cứu, thiết lập một phương pháp đánh giá tổng hợp đất đai hoàn chỉnh bằng kỹ thuật GIS trên các quy mô diện tích khác nhau và trên các vùng sinh thái khác nhau.
- Có thể sử dụng phần mềm MAPINFO và IDRISI để việc đánh giá đất đai có hiệu quả hơn, do đó cần mức độ chính xác của số liệu là rất quan trọng trong quá trình điều tra, thu thập số liệu cần lựa chọn những đối tượng phỏng vấn đại diện chung cho toàn vùng, phỏng vấn trên phạm vi rộng..
- Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai đa mục tiêu cho việc quy hoạch sử dụng đất đai bền vững vùng phèn mặn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Giáo trình Quy hoạch sử du dựng đất đai.
- Tổng hợp phương pháp đánh giá đất đai và phương pháp phân tích hệ thống canh tác với các kỹ thuật đánh giá đa mục tiêu làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai ở xã Song phú, Tam Bình, Vĩnh Long..
- Phương pháp đánh giá phân bổ sử dụng đất đai đa mục tiêubằng kỹ thuật GIS tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Đánh giá thích nghi đất đai kết hợp với đánh giá đa mục tiêu để đề xuất mô hình sử dụng đất đai có hiệu quả và bền vững tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
- Xây dựng quy trình xác địinh các yếu tố đầu vào/đầu ra của hệ thống sử dụng đất đai trong quy hoạch sử dụng đất đai bền vững cấp xã trên địa bàn xã Song Phú – huyện Tam Bình - Vĩnh Long.
- Ứng dụng một số phương pháp đánh giá đất đai đa mục tiêu trong phát triển kinh tế xã hội ở xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long