« Home « Kết quả tìm kiếm

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC-THỰC HIỆN-KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG (STRUCTURE-CONDUCT-PERFORMANCE - SCP) TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC-THỰC HIỆN-KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG (STRUCTURE-CONDUCT-PERFORMANCE - SCP) TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Văn Thuận 1 và Võ Thành Danh 2.
- Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng mô hình nghiên cứu phân tích cấu trúc thị trường cá Tra ở khu vực đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL)..
- Qua việc lược khảo các lý thuyết về cấu trúc – thực hiện – kết quả thị trường (SCP), các tài liệu liên quan đến phát triển thị trường thủy sản.
- tác giả đề xuất mô hình ứng dụng SCP cho nghiên cứu cấu trúc thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên việc phân tích – tổng hợp nhằm kế thừa những phát hiện có giá trị từ các nghiên cứu trước của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước.
- Kết quả đã xác định mô hình được xây dựng gồm có 4 yếu tố cấu trúc ngành, 3 yếu tố thực hiện thị trường và 2 yếu tố kết quả thị trường.
- Mô hình nghiên cứu này có giá trị áp dụng đối với việc nghiên cứu cấu trúc thị trường cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long..
- Cá tra Việt Nam đã xuất khẩu trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với các sản phẩm fillet và sản phẩm giá trị gia tăng (VASEP, 2012).
- vụ kiện của Bộ thương mại Mỹ (DOC) về việc cá da trơn Việt Nam bán phá giá trên thị trường Mỹ.
- cá da trơn Việt Nam bị nhiễm kháng sinh Malachite Green khi xuất khẩu sang các thị trường EU, Canada, Anh.
- nhu cầu về chất lượng của người tiêu dùng càng cao đối với các sản phẩm cá da trơn khiến cho doanh nghiệp phải điều chỉnh hành vi thu mua cá nguyên liệu, cung ứng và khiến cho người nuôi cá da trơn lao đao cân chỉnh việc sản xuất.
- phong trào đào ao nuôi cá, hình thành thị trường thuê mướn đất nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường nước.
- Khi đề cập đến thị trường, chúng ta thường đề cập đến sự tương tác của hai lực lượng trên thị trường là người mua và người bán.
- Những quyết định của họ là cơ sở cho sự hình thành giá cả trên thị trường.
- Tuy nhiên, đối với một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể như thị trường cá tra thì vai trò của những người mua và những người bán trên thị trường lại có nhiều khác biệt.
- Sự khác biệt về vai trò của người mua và người bán xuất phát từ những yếu tố như: (1) số lượng người mua và người bán có trên thị trường.
- (2) đặc điểm của sản phẩm được mua bán trên thị trường.
- (3) sức mạnh thị trường của người mua và người bán.
- (4) thông tin về sản phẩm và giá cả trên thị trường.
- (5) các trở ngại trong việc gia nhập vào thị trường.
- Sự khác biệt của những yếu tố này cũng tạo nên sự khác biệt của thị trường các loại hàng hóa hay dịch vụ, và người ta thường căn cứ vào những yếu tố này để phân loại thị trường hàng hóa và dịch vụ.
- Các loại thị trường bao gồm: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền hoàn toàn, thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm.
- Bài nghiên cứu sẽ đưa ra mô hình lý thuyết SCP để có thể ứng dụng trong phân tích cấu trúc thị trường cá tra ở ĐBSCL..
- 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung.
- Nghiên cứu các mô hình lý thuyết về cấu trúc – thực hiện – kết quả thị trường (SCP), các tài liệu liên quan đến phát triển thị trường thủy sản.
- đề xuất mô hình ứng dụng SCP cho nghiên cứu cấu trúc thị trường cá tra ở ĐBSCL..
- Lược khảo phương pháp, mô hình về cấu trúc - thực hiện – kết quả thị trường.
- Đề xuất mô hình ứng dụng SCP cho nghiên cứu cấu trúc thị trường cá tra ở ĐBSCL.
- 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu này lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước Việt Nam liên quan cấu trúc – thực hiện – kết quả thị trường của các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản..
- 4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
- Để đáp ứng mục tiêu cụ thể thứ nhất, tác giả tìm kiếm và tổng hợp lại các lý thuyết liên quan đến cấu trúc – thực hiện – kết quả thị trường, tiến hành lược khảo các tài liệu liên quan đến phát triển thị trường thủy sản trong và ngoài nước từ đó đưa ra ý kiến thảo luận cá nhân dựa trên các tài liệu đã tham khảo..
- Để đáp ứng mục tiêu cụ thể thứ hai, tác giả dựa vào kết quả lược khảo ở trên, cộng với việc khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra, cũng như phỏng vấn một số chuyên gia trong ngành, mô hình ứng dụng được đề xuất (xem Hình 1)..
- 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.
- Mô hình SCP (cấu trúc-thực hiện-kết quả thị trường) đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thủy sản khi nghiên cứu về cách thức hoạt động của các Doanh nghiệp thủy sản.
- Trong một nghiên cứu của Kaimakoudi và đồng nghiệp năm 2009 [1], tác giả đã chỉ ra rằng trong hoạt động của các Công ty thủy sản ở Hy Lạp có mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc ngành công nghiệp và đạo đức ứng xử của công ty, cũng như mối quan hệ nhân quả giữa đạo đức ứng xử của công ty và cách thức hoạt động thị trường.
- Đồng thời, kết quả của Nghiên cứu này cũng cho thấy đạo đức ứng xử của công ty bị ảnh hưởng bởi cấu trúc ngành công nghiệp và cả 2 lại chịu sự ảnh hưởng bởi cách thức hoạt động thị trường.
- Thêm vào đó, nghiên cứu cũng nhận ra được tầm quan trọng của chiến lược khác biệt sản phẩm trong việc xác định cách thức hoạt động thị trường của các công ty thủy sản ở Hy Lạp.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho biết yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến đạo đức ứng xử của công ty là cạnh tranh quốc tế trong khi các yếu tố quan trọng.
- nhất ảnh hưởng đến cách thức hoạt động thị trường là những gì liên quan đến cấu trúc ngành công nghiệp - cụ thể là lợi thế cạnh tranh.
- Hiệu ứng tích cực và quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh được phản ánh bởi nhu cầu khách hàng, các rào cản thương mại và sự cạnh tranh, chứng tỏ rằng đó là những điều kiện tiên quyết để cải thiện mức độ của cách thức hoạt động thị trường.
- Những phát hiện này có thể hỗ trợ tất cả các bên có liên quan trong việc đối đầu với trở ngại và phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả để cạnh tranh thành công hơn trong thị trường toàn cầu..
- Ngoài ra, cũng trong nghiên cứu của Bukenya đã chỉ ra rằng các thương nhân đầu tư trong việc tiếp thị trong mua bán sẽ đạt hiệu quả lợi nhuận cao hơn so với các thương nhân không hoặc đầu tư thấp cho các hoạt động tiếp thị.
- Sau vụ kiện “bán phá giá” năm 2003, sản phẩm cá tra của Việt Nam vô tình được quảng bá rộng rãi hơn trên thương trường quốc tế..
- Kết quả là sản lượng tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu gia tăng đáng kể, cũng như số lượng khách hàng của cá tra Việt Nam cũng đã gia tăng rất nhanh (Bình, 2009) [4].
- Cũng sau vụ kiện này, trong một nghiên cứu của Son đã tiên đoán rằng: sẽ có một sự gia tăng diện tích nuôi, Người nuôi và các doanh nghiệp chế biến quan tâm nhiều hơn chất lượng sản phẩm, Nhu cầu liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến gia tăng..
- Do vậy, Son đã đề xuất những giải pháp để phát triển thị trường cá tra bao gồm: 1) tăng cường hệ thống thông tin thị trường, 2) qui hoạch lại vùng nuôi, 3) nhà nước giúp người nuôi nối kết với doanh nghiệp.
- Trong một nghiên cứu khác của Khiêm cho rằng sản xuất cá tra theo các tiêu chuẩn sạch như ASC hay GlobalGap sẽ được áp dụng trong những năm sắp tới do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng nước ngoài,.
- Một mặt do sự không sẵn lòng của một số Công ty chế biến nhỏ trong việc mua nguyên liệu cá tra không theo những tiêu chuẩn quốc tế, do vậy trong tương lai sẽ không còn thuận lợi về mặt thị trường cho những hộ nuôi có qui mô nhỏ, cũng như đối với những Công ty có hành vi sản xuất chỉ muốn đạt lợi nhuận trong ngắn hạn, thiếu tầm nhìn đạt lợi nhuận trong dài hạn..
- Trong ngành hàng này, khó khăn cho những người cung cấp giống và người nuôi là thị trường đầu ra không ổn định.
- Ngoài ra, người nuôi còn gặp phải nhiều rủi ro do bệnh trên cá và giá cả sản phẩm đầu vào luôn biến động.
- Tuy nhiên, Việc thực hiện những cam kết về chất lượng sản phẩm giữa người nuôi và các doanh nghiệp chưa cao.
- Phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra chưa hợp lý, phần lớn tập trung cho tác nhân là các Nhà chế biến..
- Có sự thay đổi trong hoạt động thị trường cá tra theo hướng liên kết dọc giữa người nuôi và Nhà chế biến xuất khẩu ngày càng mạnh mẽ hơn.
- Theo nghiên cứu của Lộc &.
- Son năm 2008 [11] lượng sản phẩm cá tra nguyên liệu từ người nuôi bán cho Doanh nghiệp là 91%, đến năm 2011 con số này lên đến 97% (Son.
- 2011) [8] và 99% theo nghiên cứu của Sinh năm 2011.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại những vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL hiện nay cũng là một trong những quan tâm lớn của chính quyền địa phương.
- Bởi vì việc nuôi cá tra trên ao thiếu diện tích xây dựng ao lắng đã làm tổn.
- Để phát triển bền vững cần phải có chính sách và nghiên cứu đánh giá tác động của việc mở rộng diện tích nuôi đến môi trường và xã hội (Simon .
- Theo đánh giá chung của các chuyên gia thì ngành này trong thời gia qua chưa thật sự bền vững do: 1) Qui hoạch vùng nuôi chưa hợp lý, 2) hệ thống hỗ trợ chuỗi chưa tốt, 3) cung cấp giống tốt không đủ và 4) khâu tiếp cận thị trường của người nuôi còn hạn chế và để tạo tính bền vững cần: 1) có chính sách hỗ trợ tín dụng cho các tác nhân tham gia chuỗi, 2) cải thiện chất lượng con giống và cá tra nguyên liệu theo nhu cầu của thị trường và 3) tăng cường mối liên két dọc giữa các tác nhân tham gia chuỗi (Sinh .
- Đến năm 2009, trong một nghiên cứu của Lộc đã chỉ ra những trục trặc thị trường trong ngành hàng này bao gồm:.
- Chất lượng sản phẩm cá nuôi còn thấp, sản phẩm không đồng nhất về chất lượng.
- Cộng thêm đầu ra của thị trường rất không ổn định;.
- Để phát triển ngành hàng cá tra ở ĐBSCL, theo Lộc cần thực hiện các giải pháp sau: 1) qui hoạch lại vùng nuôi, 2) qui hoạch vùng sản xuất giống sạch, 3) thực hiện liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi giá trị cá tra.
- (ii) Phát triển mô hình liên kết.
- (vi) Tiếp tục thực hiện những chính sách dành cho công ty chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra..
- Mô hình SCP là một trong những khung tiếp cận chuẩn mực được áp dụng trong một phân tích thị trường (Egdell, 2000).
- Mô hình này có 3 cấu tố chính: cấu trúc ngành, thực hiện thị trường và kết quả thị trường.
- Cấu tố này được xác định bởi những đặc tính tổ chức của thị trường..
- Những đặc tính này tác động đến bản chất cạnh tranh và hành vi giá cả trong thị trường.
- Cấu tố thứ hai liên quan đến cơ chế phối hợp của thị trường và chính sách giá cả được áp dụng bởi các tác nhân trong chuỗi cung ứng.
- Cả hai cấu tố này có thể tác động đến kết quả thị trường, cái đo lường mối quan hệ giữa giá cả và sản lượng, cũng như đo lường hiệu quả của việc cải tiến và đầu tư, đặc biệt trong nghiên cứu và phát triển (Craene, 1995)..
- Một cách cụ thể hơn, cấu trúc ngành đề cập đến những vấn đề bán hàng, việc làm, kỹ thuật, tình trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp và đứng ở tầm vĩ mô nó đề cập đến vấn đề phân phối nguồn lực, vị trí địa lý và mô tả ngành (Gronhaug, 1984)..
- Mô hình Nicôxia là một trong những mô hình đã được sử dụng bởi các nhà khoa học để phân tích thị trường, nội dung của mô hình này được thể hiện qua Hình 1 dưới đây..
- Hình 1: Mô hình Nicoxia.
- Mô hình Nicôxia được đưa ra trong tập sách.
- Mô hình gồm 4 lĩnh vực lớn: (i) Từ nguồn thông tin đến thái độ người tiêu dùng.
- nhiên, mô hình hạn chế do không tính đến tác động của môi trường bên ngoài..
- Trong phân tích thị trường, một mô hình khác cũng được áp dụng rộng rãi, đó là mô hình hành vi mua hàng của Philip Kotler, nội dung của mô hình này được trình bày trong Hình 2 dưới đây..
- Hình 2: Mô hình mẫu hành vi mua hàng của Philip Kotler Nguồn: Philip Kotler, 1994, “Những nguyên lý tiếp thị”, NXB TPHCM, Vol 1, trang 226.[17].
- Mô hình này cũng diễn giải theo định hướng của Herwater – Seatser nhưng triển khai chi tiết.
- Có 2 vấn đề cần nghiên cứu là: (i) xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của người mua bao gồm: văn hoá, xã hội, cá nhân và tâm lý, trong đó, yếu tố văn hoá là tác động sâu xa và bao trùm đến hành vi người mua.
- Nói chung, mô hình SCP cố gắng giải thích và dự đoán kết quả thực hiện thị trường của một ngành như là kết quả của cấu trúc thị trường và thực hiện thị trường.
- Thêm vào đó, cũng giả thuyết rằng không chỉ cấu trúc ngành có thể ảnh hưởng đến thực hiện và kết quả thị trường, mà ngược lại thực hiện và kết quả thị trường cũng có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc ngành (Cabral, 2003 và Vlachvei, 1998)..
- Từ cơ sở lý thuyết về cấu trúc thị trường thủy sản, khung nghiên cứu được trình bày ở dưới đây:.
- Hình 3: Khung nghiên cứu cấu trúc thị trường cá tra Về phương pháp phân tích sẽ sử dụng mô hình.
- hồi qui bội để hồi qui tất cả các biến cấu trúc thị trường (S1 đến S4) có tác động gián tiếp lên biến kết quả thị trường (P1 và P2) và tất cả các biến thực hiện thị trường (C5 đến C7) có tác động trực tiếp đến biến P1 và P2.
- P là các chỉ tiêu hiệu quả thực hiện thị trường Si là biến số cấu trúc thị trường thứ i.
- Cj: biến số thực hiện thị trường thứ j.
- h = 1,2 (1: hiệu quả đa dạng sản phẩm.
- Cấu trúc ngành (S) Thực hiện thị trường (C) Kết quả thị trường.
- Phát triển sản phẩm tích cực(PE1).
- Kết quả giá cả thị trường(PE2) Cạnh tranh.
- Những nhân tố cơ bản bao gồm: đa dạng sản phẩm (P1).
- Trong đó, hai nhân tố đầu (P1 và P2) phản ảnh những cấu tố kết quả thực hiện thị trường.
- Trong khi đó, bốn nhân tố (S1-S4) và ba nhân tố sau cùng (C5-S7) phản ảnh cấu trúc ngành và thực hiện thị trường tương ứng..
- Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL như thế nào…T_p chí Qu_n lý Kinh tê, Vien Nghiên C_u Qu_n lý Kinh tê TW, Bo Kê H_ach và ðâu Tư, Sô 26, tháng trang 32-42..
- Chuỗi giá trị cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long