« Home « Kết quả tìm kiếm

ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 LẬP DÀN Ý CÁC BÀI VĂN THUỘC THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ


Tóm tắt Xem thử

- ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 LẬP DÀN Ý CÁC BÀI VĂN THUỘC THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ.
- Sơ đồ tư duy trong dạy học ở tiểu học, thể loại văn miêu tả, lập dàn ý cho bài văn miêu tả, thu thập và triển khai ý trong viết văn miêu tả.
- Để viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh, học sinh (HS) cần có rất nhiều kĩ năng cần thiết: xác định các yêu cầu của tiêu đề, quan sát để tìm ý tưởng, phác thảo, viết đoạn văn, liên kết đoạn với nhau… Thu thập và sắp xếp ý tưởng là những kỹ năng quan trọng và không dễ dàng đối với hầu hết HS.
- Nếu không biết cách lập dàn ý, bài văn của các em sẽ trở nên lộn xộn, thiếu ý, lặp ý… Hiện nay, ở trường tiểu học, sơ đồ tư duy (SĐTD) được sử dụng như một công cụ dùng để tập hợp và triển khai ý một cách hiệu quả..
- Bài nghiên cứu này mô tả lại quá trình thực nghiệm sư phạm với mục tiêu rèn luyện cho HS lớp 5 – trường Phổ thông Việt Mỹ - Cần Thơ kĩ năng sử dụng SĐTD trong lập dàn ý cho bài văn thuộc thể loại miêu tả.
- Thực nghiệm bước đầu đã chứng minh: HS sử dụng SĐTD trong tìm ý và lập dàn ý khi làm văn miêu tả không chỉ tạo tiền đề tốt cho khâu viết bài mà khả năng liên tưởng, tưởng tượng của các em cũng được rèn luyện và phát triển..
- Khâu xây dựng dàn ý trước khi tạo lập một bài văn thuộc thể loại miêu tả là một yêu cầu tiên quyết, song không dễ thực hiện đối với đa số học sinh.
- Thông thường các em chỉ tiến hành lập dàn ý khi giáo viên yêu cầu và làm chiếu lệ nên khi viết bài văn miêu tả hoàn chỉnh, các em gặp khó khăn trong tìm ý, sắp xếp ý và diễn đạt thành lời văn.
- SĐTD là một công cụ có ưu thế trong tập hợp, tổ chức và triển khai ý tưởng nên trong bài báo bày, SĐTD được giới thiệu như một phương tiện để hướng dẫn HS lập dàn ý cho một bài văn miêu tả.
- Quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm rèn luyện cho HS lớp 5 kĩ năng lập dàn ý một bài văn miêu tả thông qua công cụ là SĐTD..
- 2.1 Cơ sở lí thuyết về vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học.
- Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho các em hưng phấn hơn..
- 2.2 Cơ sở lí thuyết của việc vận dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý trong dạy học Văn miêu tả lớp 5.
- 2.2.1 Căn cứ của việc vận dụng SĐTD trong dạy học Văn miêu tả.
- Căn cứ trước tiên là mục tiêu của Chương trình Tiểu học sau năm 2000 đối với việc dạy học thể loại Văn miêu tả: Không dạy riêng từng đối tượng miêu tả mà chủ yếu dạy HS biết cách tả thông qua hình thành các kĩ năng bộ phận.
- Vì thế, việc cung cấp cho HS một công cụ để giúp các em hệ thống và rèn luyện các kĩ năng bộ phận này là vô cùng cần thiết..
- Tiếp đến, việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào khâu lập dàn ý cho bài văn miêu tả có căn cứ từ lý thuyết về các bước hình thành hành động trí tuệ của P.IA.
- Theo đó, hành động tạo lập văn bản miêu tả của HS được triển khai theo sơ đồ sau:.
- Căn cứ tiếp theo là sự phù hợp giữa SĐTD và yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học Văn miêu tả.
- tâm, tạo cho HS sự hứng thú nên sẽ là điều kiện mở ra những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo về đối tượng miêu tả..
- 2.2.2 Đôi nét về thể loại Văn miêu tả trong Chương trình Tiếng Việt lớp 5.
- Thể loại Văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 bao gồm 26 tiết dành cho việc rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả ở hai thể loại tả cảnh và tả người.
- Trong hai thể loại này, đối tượng miêu tả phong phú, sinh động nhưng rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các em, chẳng hạn tả một buổi trong ngày, tả một hiện tượng tự nhiên, tả trường học, tả cảnh địa phương em.
- hay tả thầy cô giáo, người thân trong gia đình, người bạn thân… Thông qua các Hình 3: Minh họa “hành động tạo lập văn bản miêu tả” của HS.
- Lập sơ đồ.
- bài học, HS được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để viết được một bài văn tả cảnh, bao gồm: cấu trúc của bài văn tả cảnh.
- kĩ năng quan sát, lập dàn ý.
- viết đoạn văn trong bài văn miêu tả, liên kết đoạn văn và hoàn chỉnh bài văn.
- Ngoài ra, môn Tập làm văn lớp 5 cũng gợi ra cho HS các kĩ năng thay đổi góc quan sát theo không gian và thời điểm quan sát theo thời gian để tạo ra những phát hiện mới mẻ hay thay đổi vai người miêu tả để có những cảm nhận sáng tạo..
- Quan điểm của dạy học Tập làm văn lớp 5 trong chương trình tiểu học áp dụng từ năm 2000 là không dạy riêng từng đối tượng miêu tả như trong chương trình Cải cách Giáo dục mà chủ yếu là rèn luyện cho HS nhận biết cách tả thông qua dạy các kĩ năng quan sát, tìm và sắp xếp ý trong quan sát, biết triển khai mỗi ý để nói và viết thành đoạn, biết cách sắp xếp ý để viết thành bài.
- Trên cơ sở này, bài viết đưa ra gợi ý về quy trình hướng dẫn HS khai thác các chức năng của SĐTD để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả cụ thể trong chương trình Tập làm văn lớp 5..
- 3 THỰC NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG DÙNG SĐTD ĐỂ LẬP DÀN Ý TRONG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ CHO HS LỚP 5 3.1 Mục tiêu thực nghiệm.
- Mục tiêu chính của quá trình thực nghiệm là rèn luyện kĩ năng ứng dụng SĐTD trong khâu lập dàn ý thể loại Văn miêu tả cho HS lớp 5..
- Song song đó, thực nghiệm cũng nhằm phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của các em..
- Dạy thử nghiệm hai tiết Tập làm văn trên đối tượng HS lớp 5 nhằm rèn cho các em kĩ năng sử dụng SĐTD để lập dàn ý của bài văn miêu tả;.
- Ghi nhật kí về kết quả mà HS đạt được qua từng giai đoạn thể hiện qua sản phẩm học tập của các em..
- Nhìn chung, các em tham gia tích cực vào bài học và có kĩ năng làm việc nhóm tốt..
- Quá trình dạy thử nghiệm tiến hành trên ba bài (3 tiết) “Cấu tạo bài văn tả cảnh” (TV5 tập 1, trang 12), “Luyện tập tả cảnh” (TV 5, tập 2, trang 14), “Luyện tập tả cảnh (tiếp theo) (TV5, tập 1, trang 21)..
- Tiết 1: Học sinh nhận biết cấu tạo của bài văn miêu tả và bước đầu làm quen với SĐTD.
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 12).
- Mục tiêu: HS hiểu được dàn ý của bài văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài (Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
- Cách tiến hành: Dùng SĐTD khái quát kiến thức về cấu tạo bài văn tả cảnh..
- Hoạt động nhóm đôi: Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường) để rút ra được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh, chức năng của từng phần và trình tự miêu tả cảnh theo thời gian;.
- “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Theo Tô Hoài) củng cố cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh, chức năng của từng phần và trình tự miêu tả theo không gian..
- Bước 2: GV hướng dẫn HS rút ra được cấu trúc của bài văn tả cảnh và thể hiện kiến thức bằng SĐTD.
- Phương hướng: Xác định chủ đề chính của sơ đồ là “Cấu tạo bài văn tả cảnh”..
- Bài văn tả cảnh được cấu tạo bởi những phần nào? (Bậc 1).
- Trong từng phần, các em nên trình bày những nội dung gì? (Bậc 2).
- Trong từng nội dung, các em có thể triển khai ý chi tiết nào? (HS căn cứ vào hai ngữ liệu.
- GV lưu ý các em về màu sắc, tính phân bậc của sơ đồ, dùng mũi tên chỉ sự gắn kết ý này với ý kia, hoặc đánh số thứ tự, vẽ các đường bao quát gom ý..
- HS nhận xét, thảo luận, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Mời HS lên trình bày một lần nữa về cấu tạo của bài văn tả cảnh..
- Hình 4: Ứng dụng SĐTD để tóm tắt nội dung bài học “Cấu tạo bài văn tả cảnh”.
- Tiết 2: Ứng dụng SĐTD để phân tích cấu tạo của một bài văn miêu tả cụ thể.
- Luyện tập tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 14).
- Mục tiêu: HS biết vận dụng SĐTD để phân tích cấu tạo một bài văn tả cảnh cụ thể..
- Bước 1: Củng cố lại cấu tạo bài văn tả cảnh (hoạt động cá nhân).
- Dựa vào SĐTD đã thành lập, GV mời HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh;.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS minh họa cấu tạo bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
- Tác giả miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa theo trình tự nào? (Định hướng HS phân bố các nhánh chính)..
- Tác giả chọn miêu tả những phần nào của cảnh? (Bậc 1)..
- Tác giả miêu tả những cảnh, những vật thông qua các từ ngữ nào? (Bậc 3)..
- Các em dùng những hình ảnh nào để minh họa cho các từ ngữ miêu tả đó?.
- GV tổng kết ý của các nhóm, gợi ý mở rộng thêm và hoàn thiện SĐTD (GV đã chuẩn bị cơ bản trên màn hình trình chiếu) (Hình 5), mời HS lên trình bày một lần nữa về cấu tạo của bài văn tả cảnh..
- Hình 5: Ứng dụng SĐTD để phân tích cấu tạo bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tô Hoài) Tiết 3: Ứng dụng SĐTD để lập dàn ý cho.
- bài văn miêu tả cụ thể.
- Luyện tập tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 21)..
- Mục tiêu: HS thành thạo kĩ năng dùng SĐTD để lập dàn ý cho đề bài: “Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)”..
- Bước 1: Củng cố lại cấu tạo bài văn tả cảnh (hoạt động cá nhân)..
- Lập dàn ý bài văn thuộc thể loại nào? Đối tượng miêu tả là gì?.
- Các em định miêu tả cảnh gì và trong thời điểm nào? (Xác lập từ, ngữ khoá).
- Các em chọn cách miêu tả theo trình tự thời gian hay tả từng phần của cảnh? (Bậc 1 - Bố trí ý chính).
- Mỗi hình ảnh, chi tiết các em quan sát có thể được miêu tả bằng những từ ngữ nào?.
- Các em có thể dùng những tranh ảnh nào để minh họa cho các từ ngữ miêu tả đó?.
- Hoàn thiện SĐTD mà GV đã chuẩn bị cơ bản, bổ sung ý kiến của HS vào sơ đồ trình chiếu (Hình 6), mời HS lên trình bày một lần nữa về cấu tạo của bài văn tả cảnh..
- Hình 6: Ứng dụng SĐTD để lập dàn ý cho bài văn miêu tả cánh đồng vào buổi sáng sớm.
- Về kĩ năng dùng SĐTD trong lập dàn ý cho đề văn miêu tả.
- Khả năng phân tích đề, hiểu đề bài: Thông qua câu hỏi gợi ý của GV, có 9/15 HS (60%) biết gạch chân đúng từ khoá, nêu đúng yêu cầu, thể loại văn miêu tả cũng như gợi ý từ đề..
- Mức độ thành thạo kĩ năng lập SĐTD của HS: Qua 16 SĐTD mà HS thực hiện, số lượng HS có thể độc lập xây dựng dàn ý cho bài văn miêu tả chiếm 47% (7/15 học sinh), trong đó, có 71% (5/7 HS) biết cách trình bày SĐTD hợp lí, đẹp mắt và bước đầu có sự liên tưởng, tưởng tượng trong các ý miêu tả.
- các em cần làm việc nhóm để hỗ trợ lẫn nhau mới hoàn thành..
- Ngược lại, các em được hướng dẫn một cách trình tự (qua hai bước Chuẩn bị và Tiến hành) để bản thân mình tìm ra kiến thức và diễn đạt lại kiến thức đó trên “giao diện mở” của SĐTD.
- SĐTD tích cực hoá hoạt động của HS: Qua quan sát sự tham gia của HS trong giờ học với SĐTD, người viết nhận thấy rằng, tất cả các em đều tham gia tích cực vào xây dựng sơ đồ..
- Trong nhóm, các em biết phân công nhau tóm tắt ý, viết thành từ khoá, vẽ, trang trí… Những HS yếu hằng ngày ít phát biểu xây dựng bài (như các bạn Anh Trung, Trung Kì, Phước Hậu, Thiên Phúc) có cơ hội thể hiện mình qua việc góp phần vào công việc chung của nhóm (Trung có thể vẽ tranh minh họa.
- lôi cuốn hết các em tham gia vào hoạt động, nhất là ở các bài học lí thuyết..
- GV hướng dẫn các em bằng hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị, HS suy nghĩ trả lời và định hướng cho mình những nội dung trên sơ đồ..
- Câu hỏi thường gặp nhất là về tầng bậc của các ý trong bài, các em phân vân không biết nên xếp ý này vào bậc 2 hay bậc 3 (cả 4 nhóm hỏi nội dung này).
- Vấn đề kế tiếp của các em là về từ ngữ diễn đạt, các em có ý nhưng không biết diễn đạt như thế nào, dùng từ ngữ ra sao cho phù hợp (cả 4 nhóm đều yêu cầu giáo viên gợi ý các chi tiết của cảnh “khi quan sát gần” vì các em là HS thành thị)..
- Chẳng hạn, các em biết dùng những từ ngữ như “Tả bao quát từ xa, Tả chi tiết khi lại gần” để xác định vị trí của cảnh.
- Hay các từ ngữ “Kỉ niệm với cánh đồng, Lợi ích của cánh đồng” để nói về tình cảm của các em với cánh đồng..
- Khả năng sáng tạo của HS chủ yếu thể hiện qua cách tập hợp từ miêu tả cho một đối tượng nào đó.
- SĐTD giúp các em liên tưởng tốt đến vốn từ, vốn sống mà từng em có, điều này giúp HS có thể bổ trợ cho nhau đạt khi làm việc nhóm.
- Vì thế, khi thành lập nhóm để xây dựng SĐTD, GV cần linh hoạt thay đổi thành viên và đảm bảo trong nhóm HS có học lực khác nhau để các em hỗ trợ nhau.
- Đa phần các em ghi lại khá dài dòng các ý của ngữ liệu ban đầu làm cho SĐTD rườm rà..
- Việc hướng dẫn HS xây dựng SĐTD để lập dàn ý trong bài văn miêu tả chỉ dừng lại thao tác thủ công, trên giấy với bút màu và màu nước, người viết chưa có điều kiện thử nghiệm trên phần mềm Mind mapping.
- Tuy nhiên, HS đã làm quen với vi tính từ năm lớp 3 và đã có các phần mềm dành cho các em ở lứa tuổi tiểu học nên việc hướng dẫn các em thao tác trên máy là hoàn toàn có thể..
- Việc HS lập được dàn ý với SĐTD chỉ đảm bảo bài văn mình sắp viết, có đầy đủ các phần và các ý miêu tả.
- Để viết bài văn hoàn chỉnh, HS cần rèn luyện kĩ năng diễn đạt ý thành lời và liên kết các ý với nhau.
- Trong dạy học Tập làm văn, hướng dẫn HS lập dàn ý là khâu quan trọng, tạo tiền đề cho một bài văn hoàn chỉnh.
- Ứng dụng SĐTD vào lập dàn ý của bài văn miêu tả có thể được thực hiện thường xuyên trong các tiết tập làm văn giúp học sinh thành thạo với kĩ năng này.
- Bên cạnh đó, để quy trình sử dụng SĐTD có tính khả thi và hiệu quả, GV cần chỉ dẫn cho HS theo đúng trình tự, đúng yêu cầu để không chỉ phát triển khả năng tìm ý, triển khai ý trong môn học mà còn phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo cho các em.