« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
- ỨNG PHÓ CỦA NÔNG DÂN VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ LAM HẠ, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ,.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học Mã số .
- Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả làm việc nghiêm túc của tôi trong khuôn khổ chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin hoặc nguồn thông tin được sử dụng trong luận văn..
- Sau một thời gian dài nỗ lực cố gắng, vừa thu thập tài liệu vừa tổng hợp viết bài dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp: “Ứng phó của người nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”.
- Để có được thành quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy, PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, cảm ơn Thầy đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn..
- Tôi cũng muốn bảy tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy tôi những tri thức khoa học quý báu, làm tiền đề cho tôi thực hiện luận văn này..
- Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, đặc biệt là cơ quan nơi tôi đang công tác đã động viên, cổ vũ tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất..
- Đặc biệt, Luận văn của tôi không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ quý báu của chính quyền và nhân dân xã Lam Hạ, nơi tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu và cũng chính là mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chú, các bác làm việc tại Ủy ban nhân dân xã Lam Hạ và những người dân đã giúp tôi thu thập tài liệu điền dã dân tộc học để thực hiện luận văn..
- Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn này khó tránh khỏi sai sót, mong được các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè góp ý.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Câu hỏi nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Cấu trúc của Luận văn.
- Chƣơng 2: XÃ LAM HẠ TRƢỚC QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓAError! Bookmark not defined..
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội truyền thốngError! Bookmark not defined..
- Hoạt động kinh tế.
- Dân cư và sinh hoạt văn hóa - xã hội.
- Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ LAM HẠError!.
- Chính sách quy hoạch và phát triển đô thị.
- Tác động đến đất nông nghiệp.
- Tác động đến việc làm của người nông dân.
- Tác động đến cộng đồng xã hội nông thôn.
- Chƣơng 4: CÁC HÀNH VI ỨNG PHÓ VÀ THÍCH NGHI CỦA NÔNG DÂN XÃ LAM HẠ.
- Tận dụng không gian đô thị mới.
- Bảng 3.3: Thống kê một số dự án thu hồi trên địa bàn xã Lam HạError! Bookmark not defined..
- Bảng 3.4: Cơ cấu, diện tích một số loại đất chính quy hoạch đến năm 2020 xã Lam Hạ thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam ...Error! Bookmark not defined..
- Biểu đồ 2.1: Biều đồ cơ cấu đất trồng lúa của xã Lam Hạ so với các xã khác của thành phố Phủ Lý.
- Biểu đồ 3.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất quy hoạch xã Lam Hạ đến năm 2020Error!.
- Đô thị hóa đã và đang là một xu hướng tất yếu của sự phát triển của toàn cầu và khu vực.
- Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, nhưng được thúc đẩy mạnh mẽ kể từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế trong khi tiếp tục xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 1.
- Đô thị hóa diễn ra tất yếu sẽ dẫn đến một diện tích lớn đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ việc xây dựng các khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, v.v.
- Việc thu hồi đất nông nghiệp khiến người nông dân bị mất đi đất sản xuất, nhất là ở Việt Nam, một đất nước có xuất phát điểm từ nông nghiệp, thì đất đai có vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng không chỉ ở góc độ một tư liệu sản xuất then chốt mà nó còn là một loại tài sản, một loại hàng hóa, một thành tố tạo nên địa vị kinh tế và xã hội của người nông dân ở khu vực nông thôn..
- Trong khi thừa nhận đô thị hóa là một tiến trình phát triển cần thiết, thậm chí là tất yếu, không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, mà còn đem đến cho người nông dân nhiều cơ hội sinh kế phi nông nghiệp, chúng ta cũng không thể không biết đến một thực tế rằng, đô thị hóa đi lên từ nền tảng của một nền sản xuất tiểu nông, được thúc đẩy bởi các chính sách phát triển của chính phủ, rõ ràng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức đối với người nông dân, nhất là những người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún..
- Những thách thức này không chỉ hiện hữu rõ nhất ở khía cạnh sinh kế, mà còn thấy ở các khía cạnh văn hóa, xã hội, môi trường…Trong tiến trình đô thị hóa như vậy, người nông dân bắt buộc phải tìm cách ứng phó để thích ứng với những biến đổi, cả tích cự lẫn tiêu cực, để có thể tồn tại và phát triển..
- Khu vực đồng bằng sông Hồng từ lâu đã được coi là nơi đất chật, người đông, và từ những năm 1990, khu vực này trở thành một trong những địa bàn có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở Việt Nam.
- 1 Theo báo cáo “Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam” năm 2012 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á, với 3,4%..
- của những hộ gia đình nông dân ở một khu vực đông dân lại ít đất như vậy tất yếu đặt ra một vấn đề quan trọng là làm thế nào để đảm bảo điều kiện sống và sinh kế cho nông dân sau khi không còn hay còn rất ít đất nông nghiệp..
- Xã Lam Hạ là một địa phương có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, đã và đang đứng trước quá trình đô thị hóa.
- Trong bối cảnh đó, người nông dân ở đây phải đối mặt với một vấn đề quan trọng nhất là đất nông nghiệp của các hộ gia đình đang ngày càng bị thu hẹp, thậm chí là không còn đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp.
- Thực tế này đặt những người nông dân ở một trạng thái vừa phấn khởi, hy vọng với những vận hội mới, song cũng vừa hoang mang, dò tìm cách tạo ra một cách mưu sinh mới có thể thay thế cho cách mưu sinh cũ, đồng thời thích ứng được với không gian sống mới.
- Xuất phát từ lý do đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” làm luận văn tốt nghiệp..
- Luận văn: “Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” tìm hiểu, phân tích và lý giải việc người dân ở đây tiếp cận, sử dụng sử dụng các loại vốn trong Khung sinh kế bền vững (nhất là vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người) để ứng phó với các thách thức và tận dụng các cơ hội do đô thị hóa mang lại để giảm nghèo và đảm bảo an ninh sinh kế..
- Những nhóm câu hỏi quan trọng đặt ra trong Luận văn là:.
- Người nông dân xã Lam Hạ vốn có cuộc sống và hoạt động sinh kế truyền thống như thế nào trước khi quá trình đô thị hóa diễn ra?..
- Quá trình đô thị hóa ở Lam Hạ đã và đang diễn ra ra sao? Những khó khăn, thách thức gì đã và đang đặt ra cho người nông dân?..
- Khi các biểu hiện cụ thể của đô thị hóa diễn ra, xâm nhập vào cộng đồng của họ, thì họ ứng phó như thế nào? Hành vi ứng phó cụ thể với các biểu hiện cụ thể của đô thị hóa là gì? Người nông dân đã ứng phó với các biểu hiện cụ thể ấy như thế nào, họ đã vận dụng những gì họ có (nội lực) để ứng phó và cậy nhờ vào các nguồn lực khác (ngoại.
- lực) như thế nào? Họ ứng phó một cách chủ động hay bị động, hoặc cả hai ? Sự ứng phó này mang tính thích nghi hay phản kháng, hoặc vừa phản kháng vừa thích nghi.
- Các hành vi, suy nghĩ và ứng xử của người nông dân trong quá trình ứng phó với các biểu hiện cụ thể của đô thị hóa cho chúng ta thấy gì về những tác động và ảnh hưởng của đô thị hóa đến cuộc sống và sinh kế của họ?.
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng phó của nông dân quá trình đô thị hóa..
- Phạm vi không gian: Luận văn lựa chọn xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam làm địa bàn nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số thôn, làng có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất và có hoạt động chuyển đổi sinh kế diễn ra mạnh mẽ nhất..
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Sưu tầm các nguồn tài liệu thành văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông tin và thư viện của Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Dân tộc học, Viện Xã hội học, Viện tâm lý…Ngoài ra, tôi còn khai thác nguồn tài liệu là các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành, các dự án phát triển, đầu tư, quy hoạch khu đô thị, các tài liệu lịch sử địa phương….
- Phương pháp diền dã dân tộc học là phương pháp quan trọng bậc nhất mà tôi đã thực hiện tại các thôn, làng trên địa bàn nghiên cứu để tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến luận văn.
- Những thông tin định tính, những câu chuyện có thật mà tôi thu thập được qua các cuộc phỏng vấn sâu là nguồn tư liệu quan trọng đóng góp vào luận văn của tôi..
- Phương pháp xã hội học: Tôi sử dụng bảng hỏi các câu hỏi đóng/mở, phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu về các cách thức ứng phó của người nông dân đối với quá trình đô thị hóa..
- Bảo tàng tỉnh Hà Nam (2007), Hồ sơ di tích đình chùa và phủ thôn Lương Cổ - xã Lam Hạ - thị xã Phủ Lý..
- Bảo tàng tỉnh Hà Nam (2007), Hồ sơ di tích đình, chùa, đền, phủ thôn Hòa Lạc - xã Lam Hạ - thị xã Phủ Lý..
- Bảo tàng tỉnh Hà Nam (2007), Hồ sơ di tích đình chùa và đền thôn Quang Ấm – xã Lam Hạ - thị xã Phủ Lý..
- Bảo tàng tỉnh Hà Nam (2007), Hồ sơ di tích đình, chùa và phủ thôn Đường Ấm – xã Lam Hạ - thị xã Phủ Lý..
- Đảng bộ xã Lam Hạ (2015), Lịch sử Đảng bộ xã Lam Hạ (giai đoạn .
- Trần Văn Bính (cb) (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, H.: Chính trị quốc gia..
- Nguyễn Văn Chính (1997), Biến đổi kinh tế - xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn – đô thị ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Tp.
- Trương Văn Cường (2011), Các dự án phát triển và đô thị hóa ở một xã miền núi phía bắc Việt Nam, H.: ĐHKHXH&NV..
- Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội, Nxb Chính trị quốc gia..
- Phan Đại Doãn (2008), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội, Nxb.
- Chính trị quốc gia..
- Bùi Quang Dũng (2007), Xã hội học nông thôn, Nxb.
- Khoa học xã hội..
- Mạc Đường (2002), Dân tộc học – Đô thị và vấn đề đô thị hóa, Nxb Trẻ..
- Đỗ Thị Lệ Hằng (2008), Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân cùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, H..
- Nguyễn Vũ Hoàng (2008), Vốn xã hội trong đô thị: Một nghiên cứu nhân học về hành động tập thể ở một dự án phát triển đô thị”, Tạp chí Dân tộc học, (số 5), tr.
- lý thuyết xã hội học, Nxb Khoa học xã hội..
- Phan Thị Mai Hương (chủ nhiệm) (2007), Những biến đổi cơ bản về mặt tâm lý của cư dân vùng ven đô đã được đô thị hoá, Viện tâm lý học..
- Phan Thị Mai Hương (ch.b) (2010), Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, H.: Từ điển bách khoa..
- Chu Thị Hường (2010), Đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự biến đổi không gian:.
- Jean – Michel Cusset, Franck Castiglioni, Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thị Hường (9/2006), Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ, Nxb.
- Jennifer Sowerwine (2008), Nhà nước biến đổi và các quy luật thị trường: Biến đổi ruộng đất và nền kinh tế thị trường duy tình ở vùng núi Ba Vì, Việt Nam, Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật quân sự, tr..
- Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ, Nxb Khoa học xã hội..
- Lê Văn Năm (2007), Nông dân ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hóa, Nxb.
- Nxb Đại học quốc gia Hà Nội..
- Trịnh Duy Luân (2009), Giáo trình Xã hội học đô thị, H.
- Nguyễn Hữu Minh (2005), Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Tạp chí Xã hội học, (số 1.
- Lê Du Phong (cb) (2002), Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, H.: Chính trị quốc gia..
- Bùi Thị Kim Phương (2010), Từ làng đến phố: Đô thị hóa và quá trình chuyển đổi lối sống ở một làng ven đô Hà Nội, H.: ĐHKHXH &.
- Pierre Gourou (2008), Người nông dân Châu thổ Bắc kỳ, Nxb.
- Nguyễn Quân (2006), Vốn xã hội – nguồn lực hay cản trở.
- Nguyễn Văn Sửu (2014), Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội, H.
- Lê Văn Thành, Đào Hoàng Tuấn, Phạm Sỹ Liêm (2008), Đô thị hóa ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lịch sử văn hóa, Nxb.
- Bùi Văn Tuân (2011), Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Mễ Trì huyện Từ Liêm Hà Nội, H.: Viện Việt Nam học và Viện Khoa học phát triển..
- Tôn Nữ Quỳnh Trân (cb) (1999), Văn hóa làng xã trước thách thức của đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.
- Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Tác động của đô thị hóa đối với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội, H..
- Nguyễn Tiến Vững (2005), Gia đình trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, H..
- Lê Hữu Xanh (1999), Tâm lý nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, Nxb.
- UBND xã Lam Hạ (2010), Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..
- UBND thành phố Phủ Lý (2010), Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.