« Home « Kết quả tìm kiếm

Ước lượng mức sẵn lòng chi trả đối với phân sinh khối lỏng của nông hộ trồng cây ăn trái tỉnh Bến Tre


Tóm tắt Xem thử

- ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI PHÂN SINH KHỐI LỎNG CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI TỈNH BẾN TRE.
- Mức sẵn lòng chi trả (WTP), Phân sinh khối, Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).
- Với mục tiêu hướng tới nông nghiệp bền vững bằng việc giảm liều lượng sử dụng phân bón hóa học, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá nhu cầu của người dân trồng cây ăn trái thông qua ước lượng mức sẵn lòng chi trả của họ đối với việc sử dụng phân sinh khối lỏng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 60% đáp viên ủng hộ và đồng ý mua phân sinh khối lỏng được đề xuất với mức sẵn lòng chi trả hay mức giá khoảng 172.000 đồng/tấn.
- Những nông dân lớn tuổi, trình độ học vấn cao, và đã từng sử dụng phân hữu cơ sinh học trong quá khứ có xu hướng thích và sẵn sàng chi trả cao hơn cho phân sinh khối lỏng..
- Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc nông dược hóa học đã góp phần đáng kể cho năng suất cây trồng tăng lên.
- trường sống bị giảm sút, nguyên nhân có thể là do sử dụng quá mức phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật..
- Do việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật kéo dài với lượng lớn, chất lượng đất bị suy thoái làm cho năng suất thấp và giảm chất lượng sản phẩm.
- Việc sử dụng phân và nước tiểu của con người đã trở nên phổ biến như một loại phân bón ở một số quốc gia..
- Theo báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre, có khoảng 1.763 tấn phân hóa học và 4,6 tấn thuốc trừ sâu mỗi năm được sử dụng cho nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre (Ủy ban nhân nhân tỉnh Bến Tre, 2017).
- Trong tương lai, giả định sẽ có một nhà máy được đặt tại tỉnh Bến Tre để giúp các hộ nông dân có thể tiếp cận và sử dụng phân bón lỏng cho cây trồng của mình để giảm chi phí sản xuất và đặc biệt là giảm ô nhiễm môi trường.
- Mục đích của việc xây dựng nhà máy này là thúc đẩy việc sử dụng phân bón lỏng hữu cơ trong nông nghiệp và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường thông qua hỗ trợ nông dân biến rác thải của con người thành phân bón hữu cơ để làm nông nghiệp với giá thấp.
- Sự bền vững của một sản phẩm kinh doanh nông nghiệp đòi hỏi phải đảm bảo sự sẵn lòng chi trả của khách hàng mục tiêu..
- Xuất phát từ những vấn đề cấp bách đó mà nghiên cứu này với mục tiêu chung là tìm hiểu nhận thức, thái độ cũng như sự sẵn lòng chi trả của nông hộ đối với phân sinh khối lỏng.
- Từ đó, một số kiến nghị để khuyến khích các nông hộ trồng cây ăn trái mua phân sinh khối lỏng để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông hộ, góp phần bảo vệ môi trường, và bảo vệ hệ sinh thái..
- Giả sử rằng đáp viên được yêu cầu xem xét sự thay đổi từ Q 0 sang Q 1 (Q 1 đề cập đến giá trị của hàng hóa không tồn tại như phân sinh khối lỏng, và sự lựa chọn sau được ưa thích hơn sự lựa chọn trước).
- Sau đó, nếu đáp viên được hỏi có sẵn lòng chi trả một lượng tiền t để được giá trị Q 1 hay không thì câu trả lời của họ sẽ là “có” với điều kiện sau:.
- F γ (ΔV) (2) Với F γ (ΔV) là hàm mật độ xác suất tích lũy (cdf) của mức sẵn lòng chi trả lớn nhất của đáp viên..
- Phương pháp định giá ngẫu nhiên ước tính giá trị trung bình và trung vị của mức sẵn lòng chi trả dựa vào hệ số tự do của mô hình hồi quy và hệ số của biến Bid.
- Mô hình.
- Probit và Logit là hai mô hình thường được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả trong phương pháp định giá ngẫu nhiên..
- Mô hình Logit được sử dụng trong nghiên cứu này với công thức ước lượng hệ số được trình bày như sau:.
- 1+𝑒𝑥𝑝⁡ −(𝛼+⁡𝛽 1 1 𝐵𝐼𝐷+⁡𝛽 2 𝑋) (3) Với α và β là các hệ số được ước lượng và BID là mức giá chi trả cho phân sinh khối lỏng được đề xuất trong bản câu hỏi..
- Với R k biểu thị câu trả lời của đáp viên thứ k, ta có công thức sau:.
- Yabe, 2014), giá trị trung bình và trung vị của mức sẵn lòng chi trả trong trường hợp này là như nhau và được tính theo công thức:.
- Kịch bản bắt đầu với sự mô tả về thực trạng sử dụng phân bón hóa học hiện nay và mô tả về phân sinh khối lỏng làm từ phân và nước tiểu người.
- Giới thiệu sự tiện lợi của phân sinh khối lỏng và đề xuất sản phẩm phân sinh khối lỏng mới được làm từ phân và nước tiểu người ở tỉnh Bến Tre..
- Về công nghệ sản xuất thì quy trình sản xuất phân sinh khối lỏng như sau: Sau khi phân và nước tiểu người được lấy từ các khu dân cư, văn phòng và các công trình công cộng (trường học, các siêu thị…) được đưa đến nhà máy xử lý và sản xuất tại tỉnh Bến Tre.
- Phân và nước tiểu người được tái sản xuất thành phân sinh khối lỏng, để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Sau đó, câu hỏi về mức sẵn lòng chi trả được đưa ra cho đáp viên trả lời: “Ông/Bà có sẵn lòng trả khoản tiền là … đồng/tấn cho phân sinh khối lỏng ở tỉnh Bến Tre hay không?”..
- (2017) tại Đà Nẵng, năm mức giá được đưa ra khảo sát là: 100.000 đồng, 120.000 đồng, 140.000 đồng, 160.000 đồng, và 180.000 đồng cho một tấn phân sinh khối lỏng.
- Các mức giá được lựa chọn dựa trên việc thiết lập đường cầu theo giá, mức giá được đưa ra tăng dần dọc theo đường cầu để xem xét sự biến động về số lượng đáp viên chấp nhận chi trả và mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng phân sinh khối lỏng khi giá tăng lên.
- Sau khi phỏng vấn thử, các mức giá được cho là khá phù hợp với khả năng chi trả của các hộ nông dân nên năm mức giá này được sử dụng để thực hiện nghiên cứu..
- Mỗi nông dân sẽ được hỏi họ có sẵn lòng chi trả một mức giá đã được xác định trong 5 mức giá trên hay không? Nếu nông dân đồng ý, sẽ tiếp tục hỏi mức độ chắc chắn chi trả này.
- Hàm Logit với các biến được mô tả ở Bảng 1 được sử dụng để ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho phân sinh khối lỏng có dạng:.
- Các biến được sử dụng trong mô hình Logit.
- P Xác suất chấp nhận chi trả cho phân sinh khối.
- lỏng của đáp viên Biến phụ thuộc nhận giá trị 0 nếu không.
- Bid Mức giá Bid cho 1 tấn phân sinh khối lỏng Nhận các giá trị và 180 nghìn đồng/tấn.
- Tuoi Tuổi của đáp viên tính tới thời điểm nghiên cứu Số năm.
- Trinhdo Số năm đi học của đáp viên Số năm.
- Nhankhau Số lượng thành viên trong gia đình của đáp viên Số người.
- Gioitinh Giới tính của đáp viên Nhận giá trị 1 nếu là nam.
- 0 nếu là nữ Huuco Sử dụng phân hữu cơ Nhận giá trị 1 nếu là có.
- Bảng 2 trình bày đặc điểm kinh tế xã hội của đáp viên.
- Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình của đáp viên là 51 tuổi, phần lớn đáp viên là người có kinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt cũng như có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn lựa phân bón cho cây.
- Theo kết quả khảo sát, các đáp viên có số năm kinh nghiệm trung bình khoảng hơn 15 năm, đáp viên giàu kinh nghiệm nhất là khoảng 40 năm còn đáp viên có ít kinh nghiệm trồng cây ăn trái nhất là 1 năm.
- Với số năm kinh nghiệm như trên, phần lớn các đáp viên đều có những kiến thức, hiểu biết về phân bón nhất định..
- Sử dụng phân hữu cơ .
- Tỷ lệ đáp viên nam chiếm 77,3% do đa phần ở nông thôn nam giới thường là chủ hộ.
- Vì nam giới là người trực tiếp làm nông nghiệp, trồng cây, bón phân và thường cũng là người đưa ra quyết định sử dụng loại phân nào nên họ hiểu biết rõ về phân đang bón cho cây trồng của mình.
- Do vậy, tỷ lệ đáp viên là nam giới trả lời phỏng vấn chiếm số lượng nhiều hơn tỷ lệ đáp viên là nữ giới sẽ giúp cho số liệu điều tra chính xác và phù hợp với việc sẵn lòng chi trả cho sản phẩm phân sinh khối lỏng hơn.
- Trình độ học vấn của đáp viên trung bình khoảng 8 năm đi học và số lượng thành viên trong một hộ bình quân khoảng 4 người, trong đó số thành viên trong gia đình tham gia vào sản xuất nông nghiệp khoảng 2 người với thu nhập thuần bình quân từ cây ăn trái hàng năm của hộ khoảng 22,4 triệu đồng/1.000m2..
- Đáp viên có diện tích trồng cây ăn trái trung bình gần 5,5 công (5.500 m 2.
- Hầu hết các đáp viên đều.
- Nhìn chung, diện tích đất canh tác trồng cây ăn trái của các đáp viên đều ở quy mô nhỏ và sản xuất riêng lẻ.
- Tất cả các đáp viên được phỏng vấn đều có sử dụng phân hóa học và xem đây là loại phân bón chính.
- Tuy nhiên, có khoảng 44,55% đáp viên có sử dụng thêm phân hữu cơ bón cho cây ăn trái của mình..
- Trong quá trình phỏng vấn nông dân, trước tiên người phỏng vấn thu thập các thông tin liên quan đến sử dụng phân bón hóa học của đáp viên và đồng thời trình bày các vấn đề về an toàn của người tiêu dùng và môi trường hiện nay, đặc biệt là vấn đề suy thoái, bạc màu đất, ô nhiễm môi trường do sử dụng quá mức phân hóa học.
- Sau đó, phân sinh khối lỏng được giới thiệu, đáp viên được hỏi có đồng ý chi trả cho loại phân này với các mức giá đưa ra hay không và kết quả được thể hiện ở Bảng 3..
- Số đáp viên sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả cho sản phẩm phân sinh khối lỏng Mức giá.
- (đồng) Số quan sát Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ trọng.
- Bảng 3 cho thấy đa số đáp viên đồng ý chi trả cho sản phẩm phân sinh khối lỏng và mức giá càng cao thì đáp viên đồng ý sẵn lòng chi trả càng giảm..
- đáp viên sẵn lòng chi trả cho phân sinh khối lỏng..
- Trong khi đó, với mức giá cao nhất là 180.000 đồng, chỉ khoảng 41% đáp viên đồng ý chi trả.
- Các đáp viên không đồng ý chi trả cho phân sinh khối lỏng với các lý do được trình bày ở Bảng 4..
- Lý do đáp viên không đồng ý chi trả.
- Tôi lo lắng phân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng 1 2,3.
- Tôi không có nhu cầu sử dụng 23 53,5.
- Tôi không biết cách sử dụng phân này cho cây trồng của mình 12 27,9.
- Bảng 4 cho thấy đa số các đáp viên không đồng ý chi trả cho phân sinh khối lỏng với lý do rằng họ không có nhiều thông tin về sản phẩm phân sinh khối lỏng (chiếm khoảng 56.
- Tiếp đó là lý do đáp viên không có nhu cầu sử dụng phân sinh khối lỏng với tỷ trọng khoảng 54%, cảm thấy loại phân này không đạt hiệu quả chiếm khoảng 51%, và không biết cách sử dụng loại phân này cho cây trồng của mình chiếm khoảng 28%.
- Do vậy, khi phân sinh khối lỏng xuất hiện trên thị trường đòi hỏi các thông tin về loại phân này phải được giới thiệu rõ ràng, đầy đủ, và rộng rãi cho tất cả mọi người đều biết và kịp thời nắm bắt, đặc biệt là phải được giải thích và nêu rõ những lợi ích và thuận tiện mà phân sinh khối lỏng này mang lại cho các nông hộ trồng cây ăn trái..
- Mô hình 1 được ước tính chỉ với biến độc lập là mức giá lựa chọn (Bid), trong khi mô hình 2 được phân tích bao gồm cả các đặc điểm kinh tế xã hội của chủ hộ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho sản phẩm phân sinh khối lỏng như độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, tham gia tập huấn, số thành viên trong gia đình, tổng thu nhập thuần từ cây ăn trái, việc sử dụng phân hữu cơ trong quá khứ, chi.
- phí sử dụng phân hóa học.
- Hệ số Pseudo R 2 ở mô hình 1 và mô hình 2 lần lượt là 0,0381 và 0,2158 cho thấy các biến độc lập trong mô hình 1 và 2 giải thích tương ứng 3,81% và 21,58% cho quyết định sẵn lòng chi trả cho phân sinh khối lỏng.
- Do vậy, mô hình 2 tốt hơn mô hình 1 cho các ước lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho phân sinh khối lỏng do cả Pseudo R 2 và phần trăm dự báo đúng của mô hình 2 cao hơn mô hình 1..
- Kết quả mô hình hồi quy Logit về mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm phân sinh khối lỏng.
- Hệ số của các biến trong mô hình 2 có ý nghĩa thống kê bao gồm mức chi trả (Bid), tuổi (Tuoi), trình độ (Trinhdo), và sử dụng hữu cơ trong quá khứ (Huuco).
- Hệ số của biến Bid mang dấu âm với mức thống kê 5% cho thấy nếu giá của phân sinh khối lỏng được đề xuất càng cao thì tỷ lệ đáp viên trả lời đồng ý càng giảm nên phù hợp với lý thuyết của đường cầu.
- Hệ số của biến Tuoi mang dấu dương với mức ý nghĩa thống kê 10%, nghĩa là nếu nông dân có tuổi càng cao thì khả năng đồng ý chi trả cho phân sinh khối lỏng càng tăng.
- Điều này có thể được giải thích là do nông dân lớn tuổi hiểu biết nhiều trong việc sử dụng phân bón và tác động xấu của phân hóa học gây ra cho đất, cho môi trường, và cho người tiêu dùng nên khả năng chấp nhận của họ đối với các dạng phân sinh học như phân sinh khối lỏng được dự án đề xuất cũng cao hơn..
- Biến Trinhdo tương quan cùng chiều với khả năng chi trả cho phân sinh khối lỏng với mức ý nghĩa 5% cho thấy nếu nông dân có trình độ học vấn càng cao thì khả năng chi trả của họ cho phân sinh khối lỏng cũng tăng.
- Điều này có thể giải thích là do họ có kiến thức và thấy được tầm quan trọng của phân sinh khối lỏng, và nhận thức nhiều hơn về việc bảo vệ môi trường.
- Tương tự, hệ số của biến Huuco cũng mang dấu dương với mức ý nghĩa 1% cho thấy những nông dân đã từng sử dụng phân hữu cơ trước đó thì có khuynh hướng ủng hộ và sẵn sàng mua phân sinh khối lỏng nếu có mặt trên thị trường.
- nông dân đã từng sử dụng phân hữu cơ nên họ sẽ hiểu rõ hơn những ưu điểm và hiệu quả về lâu dài mà phân sinh khối lỏng mang lại cho cây ăn trái, cho đất trồng và cho môi trường.
- Đồng thời, các hộ nông dân này sẽ không quá bỡ ngỡ và nhanh chóng quen với việc bón phân sinh khối lỏng như các loại phân hữu cơ khác mà họ đã từng bón..
- Công thức (6) được sử dụng để ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của nông hộ cho phân sinh khối lỏng và kết quả ước lượng cũng được trình bày ở Bảng 5.
- Mô hình 1 cho thấy mức sẵn lòng chi trả trung bình cho phân sinh khối lỏng khoảng 168.000 đồng/tấn với khoảng tin cậy 95% từ 142.000 đồng đến 273.000 đồng/tấn.
- Nếu bao gồm sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội của nông hộ thì mức sẵn lòng chi trả cho phân sinh khối lỏng khoảng 172.000 đồng/tấn và dao động từ 146.000 đồng/tấn đến 295.000 đồng/tấn với độ tin cậy 95%..
- Bài viết sử dụng phương pháp CVM để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của nông dân trồng cây ăn trái cho việc sử dụng phân sinh khối lỏng được giả định sản xuất tại tỉnh Bến Tre.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 60% nông dân ủng hộ và đồng ý mua phân sinh khối lỏng này.
- Nghiên cứu đã phát họa bức tranh về đường cầu của thị trường phân sinh khối lỏng thông qua ước lượng mức chi trả cho loại phân này khoảng 172.000 đồng/tấn, chứng tỏ có tồn.
- tại nhu cầu sử dụng phân sinh khối lỏng của nông dân tại thị trường Bến Tre.
- Ngoài ra, kết quả phân tích hàm Logit cho thấy tuổi, trình độ học vấn, và việc sử dụng hữu cơ trong quá khứ của nông dân ảnh hưởng dương đến khả năng chi trả cho loại phân này..
- Việc thiếu vắng thông tin cơ bản về phân sinh khối lỏng và các lợi ích của việc sử dụng phân sinh khối lỏng về môi trường, xã hội, và sức khỏe của người nông dân là trở ngại lớn trong việc quyết định của họ sử dụng loại phân này.
- Vì vậy, vai trò của các kênh thông tin truyền thông là hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền và phổ biến các lợi ích về bảo vệ môi trường và sức khỏe của việc sử dụng phân sinh khối lỏng.
- Khi người nông dân đã có niềm tin lớn vào phân sinh khối lỏng thì nhu cầu và thị trường của phân sinh khối lỏng trong tương lai ngày càng khả quan hơn..
- Tuy nhiên, vì kết quả nghiên cứu này chỉ dừng lại những thông tin về đánh giá nhu cầu của nông dân trồng cây ăn trái ở tỉnh Bến Tre nên cần có một nghiên cứu sâu và chi tiết với việc phỏng vấn nhiều hơn các đối tượng nông dân khác nhau để thể hiện rõ nét đường cầu của phân sinh khối lỏng này.
- Bên cạnh đó, các nghiên cứu sâu liên quan đến hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất phân sinh khối lỏng và các giải pháp đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho các hộ nông dân sử dụng phân sinh khối lỏng trong canh tác là cần thiết.