« Home « Kết quả tìm kiếm

VÀI NÉT VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ CỦA THĂNG LONG – HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM


Tóm tắt Xem thử

- Sau một quá trình phát triển, đến thế kỷ thứ XVII nền kinh tế hàng hoá Thăng Long – Hà Nội đã đạt được sự phát triển khá mạnh mẽ: từ một nền sản xuất hàng hoá nhỏ đã bước vào thời kỳ thịnh đạt, năng động nhất..
- Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, đến thế kỷ XIX, kinh tế hàng hoá Thăng Long – Hà Nội vẫn không vượt được ngưỡng của một nền sản xuất buôn bán nhỏ mà chủ yếu là nền tiểu thủ công nghiệp và mạng lưới chợ – phố..
- Trong những năm Đổi mới (1986 trở đi) dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền thành phố đã rất quan tâm đến quản lý và phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long – Hà Nội và đưa nó đạt được sự khởi sắc: tốc độ tăng trưởng khá nhanh, khá toàn diện và tương đối ổn định..
- Sau khi phân tích thực trạng, bài viết này đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý và phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội..
- Bài viết dưới đây sẽ trình bày mấy nét về trạng thực và kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế hàng hoá của Thăng Long – Hà Nội trong thời gian qua..
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân..
- Thực trạng quản lý và phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử.
- Chính sách kinh tế của các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
- Thêm vào đó, các triều đại Lý – Trần chưa có những chính sách “ức thương”, “bế quan toả cảng” ngặt nghèo, thái độ khá thoáng mở đối với nền kinh tế hàng hoá.
- Đến thời Lê sơ - triều đại có tư tưởng “trọng nông ức thương” đầu tiên trong lịch sử kinh tế Việt Nam.
- Thực trạng kinh tế hàng hoá Thăng Long - Đông Đô từ đầu thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XVI.
- Chính sách kinh tế của các nhà nước Mạc và Lê – Trịnh.
- Do vậy một số nghề thủ công dân gian ở Thăng Long và vùng tứ trấn xung quanh đã khá phát triển như gốm, dệt, tạc chạm đá… Nhà Mạc cũng thi hành một số chính sách thoáng mở đối với thương nghiệp vượt biên giới góp phần vào sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hoá thời kỳ này..
- Chính sách nước đôi của chính quyền Lê - Trịnh về kinh tế “khi thắt chặt, lúc nới lỏng”, “chỗ này ức chế, chỗ kia dung dưỡng” cũng đã được thể hiện khá rõ nét đối với thương nghiệp ở Thăng Long – Kẻ Chợ.
- Thêm vào đó với chính sách ưu tiên giảm thuế, khuyến khích các thôn làng ven đô trồng chuyên canh (hoa quả, dâu tằm…) nên kinh tế hàng hoá càng có điều kiện phát triển hơn..
- Thực trạng kinh tế hàng hoá ở Thăng Long – Kẻ Chợ đầu thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XVIII.
- Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII mà đỉnh cao là thế kỷ XVII, là thời kỳ phát triển thịnh đạt, năng động nhất của nền kinh tế hàng hoá Thăng Long – Kẻ Chợ..
- Những chuyển biến kinh tế xã hội trong nước (sự phát triển của ruộng đất tư hữu, của các làng nghề cũng như mạng lưới chợ) và ngoài nước (sự tiếp xúc, giao lưu với các tuyến buôn bán quốc tế ở Biển Đông và hệ thống mậu dịch châu Á) đã thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ thị trường..
- Ở Thăng Long – Kẻ Chợ lúc này, nền kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Tuy nhiên, một nền kinh tế nông nghiệp vẫn tồn tại.
- Các chính sách kinh tế của triều Nguyễn.
- trói chặt người nông dân với ruộng đất nơi mình cư trú, hạn chế nền kinh tế hàng hoá đô thị phát triển..
- Thực trạng kinh tế hàng hoá Hà Nội thời kỳ này.
- Tuy nhiên, nó vẫn là một trung tâm kinh tế và văn hoá lớn nhất nước, xứng đáng là “trái tim của vương quốc”..
- Kinh tế hàng hoá dịch vụ vẫn duy trì nhịp điệu phát triển vốn có của nó và ở một mức độ có khi còn cao hơn.
- Như vậy, mặc dù đã có sự phát triển lên từ 2, 3 thế kỷ trước, kinh tế hàng hoá Hà Nội thế kỷ XIX vẫn không vượt được ngưỡng cửa một nền sản xuất nhỏ – buôn bán nhỏ mà chủ yếu ở đây là nền tiểu thủ công nghiệp gia đình và mạng lưới chợ phố.
- Toàn quyền Đông Dương De Lanessan cho rằng nền kinh tế thuộc địa phải phụ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc..
- Nền kinh tế Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng bị cột chặt vào nền kinh tế của Pháp..
- Từ đó vận mệnh đồng Đông Dương đã gắn liền với vận mệnh đồng Frăng, lên xuống bấp bênh cùng với đồng Frăng và nền kinh tế Pháp..
- Thực trạng kinh tế hàng hoá Hà Nội thời Pháp đô hộ.
- Kinh tế Hà Nội giai đoạn Pháp tạm chiếm .
- Chính sách kinh tế của Pháp ở vùng tạm chiếm.
- Thực trạng kinh tế hàng hoá Hà Nội trong giai đoạn này.
- Kinh tế hàng hoá Hà Nội nói riêng, vùng tạm chiếm nói chung trong giai đoạn này vẫn là nền kinh tế lạc hậu, mang nặng tính chất thuộc địa nửa phong kiến.
- Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung .
- Chính sách của Nhà nước Trung ương và Hà Nội tác động đến kinh tế hàng hoá ở Thủ đô Trong giai đoạn này, Nhà nước quản lý nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung.
- Các thành phần kinh tế khác bị hạn chế tới mức tối đa và thậm chí bị triệt tiêu.
- Đây là một yếu tố làm kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hoá Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước trong thời kỳ này..
- Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết với chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu.
- Các đơn vị kinh tế hoạt động theo lệnh của cấp trên, vừa không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, vừa không bị ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với kết quả kinh doanh..
- Quan hệ hàng hoá - tiền tệ không được thừa nhận đầy đủ, các đòn bẩy kinh tế như lãi suất, giá cả, thuế, tiền công.
- Trong những năm chiến tranh, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã góp phần huy động nguồn nhân lực, vật lực cho kháng chiến chống Mỹ và giải quyết tốt chính sách hậu phương trong chiến tranh.
- Tuy nhiên sau năm 1975, việc kéo dài và mở rộng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung ra phạm vi cả nước đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô, bởi vì động lực của người lao động và cán bộ quản lý bị triệt tiêu..
- Đặc biệt, sai lầm trong tổng điều chỉnh giá - lương – tiền năm 1985 khiến lạm phát gia tăng và khủng hoảng kinh tế – xã hội đã trở thành khó khăn bức xúc đối với phát triển kinh tế hàng hoá của Thủ đô..
- Thực trạng phát triển kinh tế hàng hoá ở Thủ đô thời kỳ .
- Trong thời kỳ mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Hà Nội thời kỳ này vẫn có sự gia tăng..
- Sản xuất công nghiệp (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp) có vai trò quan trọng trong kinh tế hàng hoá Hà Nội.
- việc chuyển sản phẩm từ sản xuất sang hệ thống tiêu thụ trong khu vực kinh tế quốc doanh không phản ánh quan hệ mua bán thông thường trên thị trường.
- Nền kinh tế hàng hoá bị khủng hoảng thiếu nghiêm trọng..
- Chủ trương chính sách đổi mới kinh tế ở Hà Nội.
- Sau đó, các đại hội VII, VIII, IX và X của Đảng đã bổ sung và hoàn thiện các chủ trương chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và Chính quyền thành phố đã đổi mới tư duy, quan điểm lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá của Thủ đô Hà Nội..
- Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nhà nước chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp, thông qua luật pháp, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác).
- Từ một nền kinh tế hiện vật chuyển sang một nền kinh tế lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu phát triển.
- Từ nền kinh tế đóng chuyển sang nền kinh tế mở với việc thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đó cũng là quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra những chuyển biến về chất trong sự phát triển kinh tế hàng hoá của Thủ đô..
- Thực trạng phát triển kinh tế hàng hoá Hà Nội thời kỳ Đổi mới 1.4.2.1.
- Những thành tựu kinh tế cơ bản đã đạt được.
- Tăng trưởng kinh tế:.
- Trước thời kỳ Đổi mới, kinh tế Hà Nội cũng như cả nước đã bị lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, nhưng trải qua hơn 20 năm Đổi mới, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Hà Nội đã sớm ra khỏi khủng hoảng và phát triển liên tục, với tốc độ nhanh, khá toàn diện và tương đối ổn định..
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội trong hơn 20 năm Đổi mới.
- Nhờ nhịp độ tăng trưởng cao, nền kinh tế Hà Nội ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế đất nước.
- Trong tốc độ tăng trưởng chung của thành phố trong thời kỳ này, cả ba ngành và lĩnh vực của nền kinh tế đều có những đóng góp đáng kể: công nghiệp đóng góp 42,05%;.
- Trong hơn 20 năm Đổi mới ở Hà Nội, tăng trưởng kinh tế cao đã kết hợp giải quyết tốt các vấn đề văn hoá xã hội, xây dựng con người Thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại..
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:.
- Trong hơn 20 năm Đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế Hà Nội đã chuyển dịch theo xu hướng tỷ trọng công nghiệp ngày một tăng, tỷ trọng nông nghiệp và dịch vụ giảm: Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng lên từ 27,9% (năm 1985) lên 33,01% (năm 1995) và lên tới 40,8% (năm 2005).
- Phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế:.
- Sản xuất công nghiệp được tăng mạnh ở hầu hết các khu vực, các ngành công nghiệp trên địa bàn và các thành phần kinh tế: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng.
- Tốc độ phát triển của nông thôn ngoại thành Hà Nội thời kỳ này đã được tăng lên khá nhanh: tốc độ tăng trưởng bình quân chung của tất cả các ngành kinh tế ngoại thành trong 10 năm đạt 10,65%.
- Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, kinh tế thị trường của Hà Nội cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế cần tiếp tục tập trung giải quyết:.
- Chất lượng phát triển, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung và của nhiều doanh nghiệp nói riêng còn hạn chế (chi phí trung gian trong sản xuất còn cao).
- hội nhập kinh tế quốc tế chưa mạnh.
- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch còn chậm, nhất là các ngành dịch vụ.
- Bài học kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế hàng hoá ở Thủ đô trong thời gian qua, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:.
- Kết hợp hài hoà yếu tố truyền thống và hiện đại trong phát triển kinh tế hàng hoá Thủ đô Hà Nội trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển nhanh sang kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế hàng hoá Thủ đô cần đảm bảo sự gắn kết cả yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, kết hợp phát triển tuần tự với phát triển rút ngắn nhảy vọt và sự kết hợp các loại trình độ công nghệ khác nhau trong quá trình sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá.
- Bằng chính sách đó, sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa văn hoá, tạo nên sự phát triển đa dạng của kinh tế hàng hoá Thủ đô..
- Cần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển mang tính đột phá với kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường của Thủ đô.
- Để phát triển kinh tế hàng hoá, song song với việc cải cách hệ thống doanh nghiệp, Nhà nước cần nhận thức và đánh giá đúng vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và khuyến khích nó phát triển.
- Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế tư nhân luôn luôn là một động lực quan trọng thời kỳ đổi mới, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần tạo môi trường.
- thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân.
- Từ 1986 đến nay, kinh tế tư nhân ở Hà Nội thuộc mọi loại hình có sự phát triển nhanh chóng với sự gia tăng về quy mô và số lượng..
- Khuyến khích cạnh tranh, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế hàng hoá.
- Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh doanh.
- Vì thế, cạnh tranh trở thành quy luật kinh tế phổ biến.
- Nó đem lại diện mạo và sắc thái riêng cho nền kinh tế thị trường..
- Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ nền kinh tế nào, doanh nghiệp cũng giữ vai trò quyết định trong việc sáng tạo ra sản phẩm cho xã hội.
- Chú trọng tăng cường tính hiệu lực của pháp luật về kinh tế.
- Điều đó gây tác động tiêu cực đến cả người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời còn gây nhiều khó khăn về phương diện quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn Thủ đô.
- Tính hiệu lực của nó đòi hỏi mọi chủ thể của pháp luật về kinh tế đều phải triệt để tuân theo.
- Đây là một mục tiêu và là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở Thủ đô..
- Tạo lập đồng bộ các loại thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh hàng hoá và giao lưu kinh tế.
- Trong nền kinh tế hàng hoá, cần phải chú trọng gắn sản xuất với nhu cầu thị trường, sản xuất kinh doanh cần theo tín hiệu của thị trường.
- Để kinh tế hàng hoá được phát triển mạnh mẽ, người sản xuất và kinh doanh cần phải luôn luôn có tư duy “bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mình có”..
- Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội..
- Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của Hà Nội phải gắn liền với các vùng, tỉnh, thành phố của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
- Vì vậy, phải tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để tận dụng tốt hơn cơ hội và phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của mình cho phát triển..
- UBND thành phố Hà Nội: Bách khoa thư Hà Nội – phần kinh tế (TS Đinh Hạnh và GS.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Những luận cứ khoa học thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học (TS Nghiêm Xuân Đạt chủ nhiệm), Hà Nội, 2005..
- Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội: Bàn về vị thế Thủ đô và các định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội đến năm 2010..
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Tạp chí Kinh tế và phát triển (số đặc biệt gồm những bài viết của nhiều tác giả nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Thủ đô), Hà Nội, 11/1994.