« Home « Kết quả tìm kiếm

VÀI SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Vài suy nghĩ về công tác đào tạo và quản lý đào tạo Sau đại học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Vài suy nghĩ vỀ công tác đào tẠo và quẢn lý.
- đào tẠo Sau đẠi hỌc tẠi TrưỜng ĐẠi hỌc.
- Khoa hỌc TỰ nhiên, ĐẠi hỌc QuỐc gia Hà NỘi PGS.
- Lại một lần nữa tôi được mời viết bài về những điều mà mình thường trăn trở bấy lâu nay: Vấn đề đào tạo Sau đại học, bao gồm cả đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ.
- Đó là 1) Bộ phận quản lý đại diện cho cơ sở đào tạo, mà trong trường hợp này là Phòng Sau đại học và các khoa, trung tâm.
- và 3) Học viên, bao gồm cả học viên cao học và NCS.
- Đối với học viên: Đây là đối tượng được đào tạo.
- Về nguyên tắc, họ được quyền đòi hỏi về kiến thức và chất lượng đào tạo từ phía nhà trường.
- song họ cũng phải có nghĩa vụ thực hiện mọi nội qui, qui chế đào tạo của nhà trường.
- Trên thực tế, (tất nhiên tôi không có số liệu để chứng minh một cách đầy đủ, rõ ràng, nhưng qua những cuộc tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiều học viên đã tốt nghiệp hoặc đang theo học), số học viên yêu cầu được nhận kiến thức và chất lượng đào tạo chiếm một tỷ lệ khá nhỏ.
- Đa số học viên chỉ mong nhanh chóng tốt nghiệp, nhận được tấm bằng để về cơ quan có cơ hội thăng tiến hoặc tăng lương.
- Và vì vậy việc đến lớp để học hoặc việc thực hiện luận văn, luận án dường như là việc làm mang tính đối phó.
- Có lẽ vì vậy đã không ít người phàn nàn về chất lượng đào tạo SĐH trong nước nói chung, nhất là đào tạo Thạc sỹ, trong đó có trường ta.
- Một vấn đề khác, từ trước đến nay trong cách nhìn của nhiều người bậc đào tạo Thạc sỹ được coi là sự nâng cao hay kéo dài của bậc đại học, và do đó cách quản lý học viên, chương trình đào tạo cũng hao hao giống bậc đại học, mặc dù “thông thoáng” hơn.
- Nghĩa là bất luận năng lực học viên đến đâu, cứ nhập trường rồi là bắt đầu “đi học” các môn học theo chương trình qui định.
- Mãi cho đến khi nhận được quyết định của nhà trường về đề tài luận văn (mà thường là giữa năm thứ hai) thì học viên mới gặp thầy, cô, rồi cuống lên để hoàn thành luận văn cho kịp thời hạn.
- Một năm rưỡi đầu, ngoài giờ lên lớp, mà có khi học vào buổi tối, hầu như học viên không biết mình học xong chương trình sẽ biết thêm được cái gì đáng giá để trở thành “Master”..
- Đối với giáo viên: Công bằng mà nói thầy nào cũng muốn có những học trò giỏi, học tập và làm việc nghiêm túc.
- Tất cả các thầy cô khi được giao nhiệm vụ giảng dạy hoặc hướng dẫn luận văn, luận án đều dốc hết tâm trí, khả năng và lòng nhiệt tình của mình cho công việc, tận tình với học trò với hy vọng sản phẩm đào tạo của mình phải mỹ mãn.
- Tuy nhiên điều đó là chưa đủ, vì nó còn phụ thuộc vào chính đối tượng được đào tạo.
- Sự thỏa hiệp đó dần dần lan tỏa, và bây giờ dường như nó đã trở thành thông lệ: Tất cả học viên khi đã thi đỗ vào trường thì hầu như chắc chắn có được tấm bằng tốt nghiệp nếu không bỏ cuộc giữa chừng.
- Tuy nhiên, có một chi tiết liên quan đến các thầy cô mà tôi cứ băn khoăn mãi là có nên nói ra không, nhưng cuối cùng tôi quyết định chia sẻ cùng các thầy cô, vì tôi cũng là người trong cuộc.
- Có gì không phải mong các thầy cô lượng thứ.
- Thỉnh thoảng tôi được một số học viên “ưu ái” dốc bầu tâm sự về tình hình học tập, giảng dạy, trong đó có những ý khen chê.
- Một số học viên đã đưa ra sự so sánh chất lượng của các luận văn, luận án và phán quyết một câu “xanh rờn”: “Nếu thầy ấy đã ở trong Hội đồng thì học trò của thầy khi nào cũng nhất, còn các học trò khác luôn bị đánh giá thấp hơn mấy bậc, mặc dù luận văn/luận án mà thầy hướng dẫn không hơn một khóa luận tốt nghiệp Đại học”.
- Đối với cơ quan quản lý: Rõ ràng trong điều kiện hiện nay “cái khó bó cái khôn”.
- Trước hết về công tác quản lý học viên.
- Chúng ta đều biết rằng đội ngũ học viên cao học và NCS là lực lượng lao động chất xám mà chỉ có các cơ sở đào tạo mới được quyền sở hữu.
- Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là, trừ những lúc cần thiết, như phải lên lớp học hoặc phải hỏi thầy hướng dẫn cái gì đó thì học viên/NCS mới đến trường, thời gian còn lại họ làm ở Cơ quan của họ, hoặc thậm chí đi đâu không ai biết.
- Theo con số thống kê công bố trên trang web của trường, tính đến năm 2007 Trường có khoảng 1000 học viên cao học và gần 200 NCS.
- Đúng là một con số ấn tượng nếu họ đều được tham gia công tác giảng dạy, thực hiện các đề tài, dự án do trường quản lý.
- Một vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý, đó là việc qui định không được thay đổi tên đề tài dự kiến của tài luận văn, luận án.
- Có lẽ điều đó chỉ tạo thuận lợi cho bộ phận quản lý, song không phù hợp đối với học viên và cán bộ hướng dẫn, nhất là luận án Tiến sỹ.
- Chúng ta đều biết rằng làm luận án khác với làm dự án.
- Cùng một hướng nghiên cứu nhưng sẽ có rất nhiều vấn đề mới có thể nảy sinh trong quá trình nghiên cứu.
- Do vậy tên luận án cần phải phù hợp với những kết quả mà NCS nhận được.
- tên đó có thể khác với tên dự kiến ban đầu.
- Tuy nhiên, nếu buộc phải sửa đổi tên luận án thì thủ tục lại quá rườm rà, phức tạp..
- Trên đây mới chỉ là một vài khía cạnh mà theo tôi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo ở qui mô của một trường như trường ta.
- Tôi không muốn đề cập đến những vấn đề mang tầm chiến lược vượt ngoài tầm kiểm soát mà chúng ta có thể giải quyết.
- Do đó tôi xin được đề xuất một số điểm cần giải quyết trong thời gian tới mà nhà trường nói chung, các khoa, trung tâm và các thầy cô nói riêng có thể thực hiện được..
- Cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, học tập: Có thể nói đây là bài toán khó giải nhất.
- Dẫu sao vậy tôi vẫn muốn có những cải thiện nhất định, cho dù điều đó thuộc về trách nhiệm của trường hay của các khoa, trung tâm mà tôi tạm gọi là các cơ sở đào tạo..
- Phòng làm việc cho học viên cao học và NCS: Trong hoàn cảnh hiện nay, nếu đòi hỏi phải có đầy đủ chỗ làm việc cho tất cả học viên sẽ không thực tế.
- Song tùy từng cơ sở, chúng ta có thể tạo ra một không gian nhất định, có đầy đủ những tiện nghi tối thiểu như máy tính, mạng máy tính, “kho sách” hoặc thư viện điện tử, v.v., tại đó các học viên có thể luân phiên nhau đến làm việc..
- Phòng học: Theo tôi, phòng học nên có hệ thống máy chiếu và máy tính cố định được kết nối Internet, ít nhất cũng kết nối được hệ thống mạng nội bộ trong trường, sao cho khi đến lớp giáo viên có thể chủ động khai thác được các nguồn thông tin lưu trữ tại cơ sở mình nhưng không thể chứa đựng trong nội dung một giáo án (Điểm này có thể thực hiện được ngay trong vòng 1-2 tháng).
- Do có thể cần phải sử dụng các loại bảng khác nhau, như bảng viết phấn, bảng viết bằng bút dạ,… việc bố trí màn chiếu phải được thiết kế sao cho hợp lý.
- Có lẽ trước khi quyết định thiết kế những phòng học này nhà trường nên tham khảo ý kiến của các thầy cô trực tiếp giảng dạy..
- Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập: Nói chung bậc đào tạo SĐH đòi hỏi phải tham khảo nhiều tạp chí, nhất là các bài báo khoa học mới, do đó nhà trường nên kết hợp với ĐHQG mua một số tạp chí điện tử, qua đó cả thầy và trò đều có thể đọc và download.
- Quản lý học viên: Đây là vấn đề khó vì nó liên quan đến nhiều yếu tố.
- Đối với học viên cao học: Ngay sau khi nhập học, học viên cần được biết ngay giáo viên hướng dẫn luận văn và chủ đề (chứ không phải tên) luận văn mà mình sẽ thực hiện.
- Điều này có thể được thực hiện theo nguyên tắc “trò chọn thầy và thầy chọn trò” kết hợp với sự điều phối (nhưng không can thiệp sâu) của Bộ môn, Khoa, Trung tâm nơi học viên được đào tạo.
- Có như vậy, ngoài giờ lên lớp, học viên có thể tận dụng thời gian để tìm đọc tài liệu, lên đề cương nghiên cứu, thực hiện lịch trình luận văn.
- Việc quản lý học viên được thực thi thông qua các seminar định kỳ.
- Lấy ví dụ, trong phạm vi hai năm đào tạo học viên cần thực hiện các seminar sau: Seminar-1: 6 tháng đầu (tổng quan về hướng nghiên cứu, dự kiến nội dung nghiên cứu).
- Seminar-4,5: 6 tháng cuối cùng và trước khi hoàn tất luận văn.
- Hiệu quả của các seminar này vừa giúp nhà trường quản lý quá trình học tập của học viên vừa giúp cho học viên “học thực sự” để có được kiến thức..
- Đối với NCS: Trừ những NCS chuyển tiếp và ở lại làm việc tại trường hoặc cán bộ cơ hữu của trường, có lẽ đây là đối tượng ít có mặt tại trường nhất vì họ không phải lên lớp như học viên cao học.
- Và vì vậy họ hầu như không chịu sự quản lý về thời gian của cơ sở đào tạo.
- Ngay cả các thầy hướng dẫn cũng bất lực vì không có cơ chế nào qui định.
- Đó cũng là một trong những lý do mà một số thầy hết “quota” hướng dẫn NCS nhiều năm mà chẳng đạt chuẩn “có ít nhất một NCS đã bảo vệ thành công luận án TS”.
- Vậy tôi đề nghị nên có qui định rõ ràng từ phía cơ sở đào tạo về lịch trình thực hiện luận án, tương tự như học viên cao học.
- Ngoài ra, ở trình độ NCS, họ có thể được huy động tham gia công tác giảng dạy cùng với các thầy cô trong trường, góp phần giải quyết khó khăn về sự hụt hẫng cán bộ giảng dạy, đồng thời giúp họ củng cố kiến thức.
- NCS cũng còn có thể là thành viên tham gia chính các đề tài, dự án do các thầy làm chủ nhiệm..
- Giảng dạy, luận văn, luận án: Ở đây tôi chỉ xin nêu vài ý tưởng dưới góc độ quản lý..
- Đối với bậc Thạc sỹ: Việc lên lớp học các môn chuyên đề, theo tôi, trừ những môn học chung bắt buộc cho tất cả các ngành, như môn Triết học hoặc Ngoại ngữ, nhà trường nên dành thế chủ động cho các khoa, trung tâm thay vì kiểm soát quá mức cần thiết lịch giảng dạy, thời khóa biểu, v.v.
- Trong trường hợp này nhà trường chỉ cần đưa ra qui chế, qui định, thời hạn có tính pháp lý, và kiểm tra kết quả đầu cuối, như tên môn học, điểm thi, kiểm tra, ngày hết hạn giao nộp các thủ tục, giấy tờ, văn bản cần thiết.
- Nếu cần thiết phải có quyết định của nhà trường về tên cán bộ hướng dẫn và tên đề tài luận văn của học viên thì nên thực hiện ngay sau 6 tháng đầu của năm học đầu tiên..
- Về nội dung của luận văn, đúng là khó có thể đưa ra một chuẩn mực áp dụng cho mọi ngành, song cũng có thể có những qui định mang tính nguyên tắc.
- Ví dụ, phần tổng quan tài liệu không nên lạm dụng đưa vào những kiến thức mang tính giáo khoa đã có sẵn trong các giáo trình hoặc sao chép từ những luận văn trước đó, v.v.
- Có lẽ điều đó phụ thuộc chủ yếu vào sự dễ dãi hay nghiêm khắc của các thầy hướng dẫn.
- Nếu làm được như vậy thì chắc chắn không cần phải khống chế số trang tối đa của một luận văn..
- Đối với bậc Tiến sỹ: Qui trình đào tạo Tiến sỹ nhìn chung đã đi vào qui củ.
- Khác với học viên cao học, các NCS sau khi nhập học đã có đề cương nghiên cứu của luận án.
- Tuy nhiên, hiện nay việc qui định phải có tên đề tài luận án chính xác ngay từ đầu là quá cứng nhắc.
- Mặc dù tên đó có thể được điều chỉnh, sửa đổi, nhưng thủ tục khá rườm rà.
- Do đó tôi cho rằng, hướng nghiên cứu của luận án cần được giữ nguyên như đề cương được duyệt ban đầu, nhưng tên đề tài luận án thì không nên bắt buộc phải cố định, mà có thể được điều chỉnh sao cho sát thực với nội dung thông qua các lần seminar.
- Thay cho lời kết Vài điều nông nổi, bộc bạch từ đáy lòng với mong muốn sản phẩm đào tạo SĐH của trường, các Thạc sỹ, Tiến sỹ, khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay sẽ lấy làm hãnh diện khi nói rằng mình được đào tạo ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQGHN