« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phổ cập giáo dục


Tóm tắt Xem thử

- Vai trò của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phổ cập giáo dục Vai trò của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phổ cập giáo dục Trịnh Thị Anh Hoa,.
- Viện Khoa học Giỏo dục Việt Nam Đặng Bá Lãm, Viện KH Giỏo dục V N, GV kiờm nhiệm Trường Đại học GD,ĐH QG HN Tóm tắt Mục tiêu chiến lược của GD nước ta đến năm 2010 là đạt chuẩn quốc gia về phổ cấp GD THCS trong cả nước.
- Nhiều quyết định của Đảng và Nhà nước đã khẳng định mục tiêu đó, nhiieuf chương trình của Bộ GD và ĐT trong những năm qua liên quan đến việc thực hiện mục tiêu đó.
- huyện đạt chuẩn PCGDTH- CMC, đến 4/2008, Ban chỉ đạo quốc gia đã kiểm tra và công nhận 41/64 tỉnh, thành phố, đạt chuẩn PCGDTHCS.
- đơn vị cấp huyện đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTHCS..
- Để đạt được các thành tựu đó công tác quản lý có vai trò quan trọng trong các hoạt động xây dựng mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục, đảm bảo về số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên PCGD, quản lý tài chính, cơ sở vật chất phục vụ phổ cập giáo dục, huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác phổ cập giáo dục.
- Vì vậy cần làm tốt hơn nữa vai trò của quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác PCGD.
- Bài chính Thực hiện phổ cập trung học cở sở vào năm 2010, tiếp tục củng cố và phát huy kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học là một trong những định hướng chính về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước hiện nay.
- Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng lien quan đến phổ cập giáo dục: Luật Phổ cập Giáo dục tiểu học(PCGD TH), Nghị quyết Hội nghị trung ương khóa VII, VIII, Nghị quyết 41/2000/QH10, chỉ thị số 61/CT-TƯ ngày của Bộ Chính trị và Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày của Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục Luật Giáo dục (1998), sửa đổi (2005)… Các Nghị quyết và chỉ thị này đều đề ra mục tiêu đến năm 2010 tòan quốc đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS.
- Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các chương trình trọng điểm như: chương trình chống mù chữ (CMC), PCGDTH.
- chương trình xây dựng cơ sở vật chất, Chương trình giáo viên.
- Chương trình giáo dục các vùng dân tộc thiểu số.
- Chương trình kiên cố hóa trường lớp....Các chương trình này đã tạo điều kiện mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ PCGD.
- Cụng tỏc quản lý giỏo dục cũng phải hướng đến thực hiện mục tiờu quan trọng đú.
- Một số thành tựu của PCGD Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, công tác PCGD đã đạt được những thành tựu: a/ Phổ cập giáo dục tiểu học Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu quốc gia về CMC-PCGDTH vào năm 2000 và từ thời gian đú đó khụng ngừng củng cố và nõng cao thành quả đú.
- huyện đạt chuẩn PCGDTH- CMC..
- Về Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH ĐĐT), ngay sau khi ban hành Quyết định 28, có 3 đơn vị đạt chuẩn PCGDTHĐĐT vào năm 1999 là Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình.
- Đến 12/2002 có 14 đơn vị đạt chuẩn.
- 12/2003 có 19 đơn vị.
- 12/2004 có 24 đơn vị.
- 12/2005 có 36 đơn vị.
- 12/2006 có 39 đơn vị đạt chuẩn.
- 12/2007 có 42 tỉnh, thành phố đạt chuẩn PCGDTHĐĐT, trong đó có xã huyện đạt PCGDTHĐĐT.
- Như vậy vẫn còn 10 xã (thuộc Tỉnh Cao Bằng, ĐakNông, Gia Lai) chưa đạt chuẩn PCGDTH-CMC trong đó có 5 xã mất chuẩn.
- Những xã/ phường chưa đạt chuẩn PCGDTH- CMC là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa do đồng bào dân tộc du cư, di cư, do đời sống cực kì khó khăn không thể huy động được trẻ ra lớp.
- 1135 xã và 150 huyện chưa đạt chuẩn PCGDTHĐĐT.
- b/ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Ngay sau khi hoàn thành công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, một số địa phương đã tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Cho đến nay, các địa phương trong cả nước đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS các cấp.
- Đến 4/2008, Ban chỉ đạo quốc gia đã kiểm tra và công nhận 41/64 tỉnh, thành phố, đạt chuẩn PCGDTHCS.
- Trong 64 tỉnh, thành phố, tổng cộng đã có đơn vị cấp huyện đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTHCS.
- Trên cơ sở kết quả đạt được các địa phương đều có kế hoạch duy trì, củng cố và phấn đấu nâng cao chất lượng đạt chuẩn, đồng thời tích cực đầu tư giúp cho các xã, phường khó khăn chưa đạt chuẩn.
- Một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Nguyên, Bắc Giang.
- đã thành lập Ban chỉ đạo phổ cập bậc trung học nhằm củng cố vững chắc kết quả phổ cập THCS và thực hiện kết luận Nghị quyết Trung ương VI khóa IX về tiếp tục nõng cao trỡnh độ phổ cập.
- Công tác phổ cập giáo dục có được những thành tựu đáng kể núi trên, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự ủng hộ của nhân dân còn phải kể đến sự quan tõm của quản lý đối với việc nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục..
- Vai trò của quản lý trong công tác phổ cập giáo dục a) Vai trò của quản lý trong việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Theo Luật Giáo dục, 2005: “Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập.
- Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
- Để triển khai công tác phổ cập giáo dục có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện công tác PCGD đã được ban hành đầy đủ và kịp thời.
- Ban chỉ đạo quốc gia về PCGD đã hướng dẫn các địa phương xây dựng mục tiêu, kế hoạch hàng năm, đồng thời hướng dẫn công tác kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện, sử dụng kinh phí, định hướng cho các địa phương tiến hành triển khai công tác PCGD đảm bảo tiến độ và chất lượng.
- Trên cơ sở các văn bản huớng dẫn chỉ đạo quốc gia trong phạm vi cả nước, các địa phương đã xây dựng kế hoạch thực hiện của địa phương mỡnh.
- Kế họach phấn đấu đạt chuẩn của các đơn vị đã cụ thể hoỏ mục tiờu quốc gia và có giải pháp tích cực, khả thi đối với từng địa phương..
- Bên cạnh việc ban hành các văn bản chỉ đạo, công tác tuyên truyền đã được Ban chỉ đạo quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền sâu, rộng chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác phổ cập giáo dục.
- Các cấp ủy Đảng và chính quyền đã đưa nhiệm vụ PCGD vào nội dung của Nghị quyết, chương trình, kế họach hành động của địa phương.
- Các đòan thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc đã đưa việc tham gia thực hiện phổ cập GD vào nội dung hoạt động của mỡnh.
- Các địa phương cũng đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền về công tác PCGD..
- Nhằm tổ chức thực hiện chương trình giáo dục cho đối tượng phổ cập, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học,THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả và xét công nhận tốt nghiệp đảm bảo chất lượng.
- Các địa phương xây dựng kế họach triển khai, đề ra các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện từng mục tiêu phổ cập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
- b) Vai trò của quản lý trong việc đảm bảo về số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục Một trong những chỉ tiêu quan trọng của PCGD đó là tỉ lệ huy động học sinh đến lớp phổ cập giáo dục và duy trì tỉ lệ học sinh học phổ cập giáo dục.
- Theo Luật Giáo dục, 2005: ‘Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập”..
- Để làm tốt công tác huy động các đối tượng phổ cập, các địa phương đều thực hiện quy trình chặt chẽ trong việc điều tra chính xác đối tượng phổ cập, xây dựng và quản lý hồ sơ phổ cập đồng thời tạo điều kiện để tăng tỉ lệ huy động học sinh đi học, giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học và tăng hiệu quả đào tạo để đảm bảo kết quả vững chắc..
- Trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục cho các đối tượng phổ cập các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học, THCS thực hiện nghiêm túc kế họach giáo dục, tổ chức kiểm tra đánh giá và xét hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và THCS đảm bảo chất lượng..
- Công tác quy hoạch mạng luới trường lớp cũng được các cấp chú trọng, các trường tiểu học đã có ở tất cả các xã, trường trung học cơ sở có ở xã hoặc cụm liên xã, các tỉnh và nhiều huyện miền núi đã có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc thiểu số do đó đã tạo điều kiện cho trẻ đến trường.
- Công tác kiếm tra, đánh giá và công nhận phổ cập được chú trọng để đảm bảo tính khách quan, chính xác, kịp thời.
- c) Vai trò của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên PCGD.
- Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục.
- Hàng năm trên cơ sở kế hoạch của Phòng giáo dục, Sở GD & ĐT xây dựng kế hoạch biên chế cho từng loại giáo viên và cùng với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND Tỉnh/thành phố phê duyệt..
- Nhờ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cho đến nay đội ngũ giáo viên tiểu học và THCS được đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, có năng lực phục vụ nhiệm vụ phổ cập giáo dục..
- d) Vai trò của công tác quản lý đối với tài chính, cơ sở vật chất phục vụ phổ cập giáo dục.
- Tài chính, cơ sở vật chất là điều kiện đảm bảo để thực hiện các hoạt động giáo dục nói chung và cho công tác phổ cập giáo dục nói riêng..
- Công tác quản lý tài chính, cơ sở vật chất bao gồm: Huy động mọi nguồn lực cùng với ngân sách nhà nước để thực hiện PCGD.
- Quản lý việc thực hiện các quy định về việc mua sắm, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy….
- Quản lý việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật dạy học cho các trường học, từng bước tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa các phương tiện dạy học..
- e) Vai trò của công tác quản lý trong việc huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác phổ cập giáo dục.
- Sự tham gia của các lực lượng xã hội đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển giáo dục nói chung và thực hiện phổ cập giáo dục nói riêng.
- Quản lý sự tham gia PCGD chính là tổ chức, phân công, phân trách nhiệm rõ ràng và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các lực lượng tham gia PCGD.
- Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng xã hội trong việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch, thực hiện kế hoạch, giám sát, kiểm tra đánh giá, công tác PCGD được thực hiện có chất lượng và hiệu quả.
- Công tác quản lý PCGD đóng vai trò quan trọng trong việc hòan thành mục tiêu PCGD.
- Vì vậy các địa phương cần làm tốt hơn nữa vai trò của quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác PCGD..
- Đặng Bá Lãm (chủ biên) Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, 2005